GIỚI TRONG TIẾNG VIỆT
lượt xem 9
download
Ngôn ngữ không chỉ là phương tiện giao tiếp, công cụ tư duy mà còn có chức năng củng cố và duy trì sự tồn tại xã hội. Ngôn ngữ đã được sử dụng để tác động, góp phần vào thay đổi nhận thức của con người về giới. Bên cạnh nhân tố tuổi tác và nghề nghiệp, giới tính cũng được coi là một nhân tố không thể thiếu trong việc hình thành cách sử dụng ngôn ngữ mang phong cách giới tính – một biểu hiện của sự phân chia hai nửa nam giới và nữ giới trong xã...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: GIỚI TRONG TIẾNG VIỆT
- NHÂN HỌC NGÔN NGỮ ĐỀ TÀI: GIỚI TRONG TIẾNG VIỆT
- I. VẤN ĐỀ GIỚI TRONG NGÔN NGỮ THEO PHƯƠNG TIỆN TỰ NHIÊN Ngôn ngữ không chỉ là phương tiện giao tiếp, công cụ tư duy mà còn có chức năng củng cố và duy trì sự tồn tại xã hội. Ngôn ngữ đã được sử dụng để tác động, góp phần vào thay đổi nhận thức của con người về giới. Bên cạnh nhân tố tuổi tác và nghề nghiệp, giới tính cũng được coi là một nhân tố không thể thiếu trong việc hình thành cách sử dụng ngôn ngữ mang phong cách giới tính – một biểu hiện của sự phân chia hai nửa nam giới và nữ giới trong xã hội. “Âm thanh tiếng nói con người, về bản chất là vô tận bởi tuỳ theo các đặc điểm cá nhân khác nhau, các đặc điểm về hoàn cảnh phát âm khác nhau, mục đích phát âm khác nhau mà tiếng nói phát ra có những phần khác nhau. Ngữ âm học là ngành nghiên cứu về cơ chế tạo sản các âm thanh của tiếng nói con người, cho nên, ngoài việc mô tả một cách chính xác cơ chế đó hoạt động như thế nào thì cần phải đặc tả một cách chính xác các sự biểu hiện khác nhau của tiếng nói ấy, tức là các kết quả của cơ chế tạo sản âm thanh tiếng nói con người. Chính vì thế, các dạng thể âm thanh là vô hạn. Và đơn vị của ngữ âm học là các âm tố, tức là các âm thanh tự nhiên của tiếng nói con người. Ngược lại, bởi vì con người sống theo xã hội, theo cộng đòng nên muốn giao tiếp được với nhau thì người ta phải có mã do cộng đồng quy định sử dụng. Dẫu người ta có thể khác nhau về các đặc điểm tâm lí, sinh lí, trình độ học vấn, địa phương cư trú nhưng muốn để giao tiếp được, truyền được thông điệp, yêu cầu của mình tới người khác thì mã âm thanh sử dụng phải có tính xã hội hoá. Chính vì vậy, sự khác nhau về dạng thể giữa các âm thanh của có những hình thức, những biến thể của những đơn vị âm thanh mang chức năng trong xã hội loài người. Những đơn vị âm thanh mang chức năng đó được ngôn ngữ học là các âm vị”. Về mặt tự nhiên, sự khác nhau giữa hai giới do ngôn ngữ tạo nên cũng rất đặc sắc và phong phú. Sự khác nhau về sinh lý, tâm lí đã tạo ra sự khác nhau trong ngôn ngữ giới.
- 1. Trong cấu tạo âm thanh (cơ sở sinh lý học của ngữ âm): Âm thanh của ngôn ngữ là kết quả một hoạt động nhất định của bộ máy phát âm của con người. Bộ máy phát âm là những bộ phận của cơ thể con người được dùng với chức năng thứ hai là tạo ra các âm của ngôn ngữ. Bộ máy phát âm gồm ba phần: cái khởi phát luồng hơi, cái tạo ra âm thanh và khoang cộng hưởng. Mặt khác, chúng ta thường tự hỏi tại sao có sự khác nhau về âm sắc giữa nam và nữ. Âm sắc là sắc thái của âm thanh được tạo nên bởi mối tương quan giữa âm cơ bản và các họa âm về cao độ và cường độ. Âm thanh của lời nói cũng như âm thanh của tự nhiên đều là sự phức hợp của một âm cơ bản (là âm trầm nhất, có tần số thấp nhất) và một số các họa âm (là những âm cao hơn). Do vậy mà âm thanh là sự tạo nên của dây thanh rung động. Nguồn gốc sự khác nhau về âm sắc là sự khác nhau của các hộp cộng hưởng. Trong khi đó, các thanh đới của con người có khả năng sản sinh ra những âm có chất lượng khác nhau. Khi đặt trong sự khác nhau về mặt sinh học của con người, chúng ta nhận thấy ở nam giới còn có thanh hầu- được tạo nên bởi một sụn hình giáp, phía trước nhô ra mà người phương Tây quen gọi là quả táo của ông Adam. Sự khác nhau cơ bản về mặt tự nhiên trên cũng là một trong những nguyên nhân tạo nên sự khác biệt về ngôn ngữ giới. Hoặc chúng ta cũng có thể giả định rằng vì đặc điểm sinh lí của nam cứng rắn hơn phụ nữ nên bộ máy phát âm hay giọng nói của nam lớn hơn của nữ. Ví dụ: chúng ta thường thấy trong số các ca sĩ tham gia biểu diễn, nam ca sĩ có giọng hát tốt hơn nên thường chọn những bài hát có âm vực cao để phô giọng hát của mình, trong khi đó nữ chủ yếu chọn những bản tình ca, nhạc nhẹ mang âm hưởng trữ tình và sâu lắng. 2. Về mặt sinh lí: Các nghiên cứu cũng chứng minh đã có sự khác biệt rõ ràng giữa nam và nữ. Những sự khác biệt này cũng tạo nên sự không giống nhau trong ngôn ngữ giữa hai giới.
- Thứ nhất về cấu tạo của não: Ở nữ giới, não trái phát triển hơn ở nam giới. Và não phải ở nam giới hoạt động phải chịu ảnh hưởng của các hooc môn giới tính (ví dụ như testosteron). Như vậy, phụ nữ thiên về trao đổi ngôn ngữ và giao tiếp, trong khi đàn ông tập trung vào hành động và cạnh tranh. Ví dụ: Ngay từ ở trường mẫu giáo, trong vòng 50 phút, các bé gái nói 14 phút trong khi đó các bé trai chỉ nói bốn phút. Tuy nhiên, các bé trai lai hiếu động gấp 10 lần so với các bé gái (5 phút so với 30 giây). Năm 9 tuổi, các em gái trung bình phát triển ngôn ngữ trước 18 tháng. Ở tuổi trưởng thành, một cú điện thoại của phái nữ trung bình dài 20 phút, còn nam nhân chỉ khoảng 6 phút. Phụ nữ có nhu cầu chia sẻ suy nghĩ, tình cảm, cảm xúc của mình. Trong khi đó, các đấng mày râu lại kiểm soát và giữ chúng lại. Họ trao đổi thông tin chỉ để tìm ra cách giải quyết vấn. Có lẽ vì vậy, đôi khi, phụ nữ thường cảm thấy mình không được lắng nghe. Thứ hai về các giác quan: phụ nữ thường nhạy cảm hơn phái nam rất nhiều. Thính giác nữ giới phát triển hơn. Xúc giác phụ nữ sở hữu số lượng cơ quan thụ cảm nhiều gấp 10 lần so với nam giới. Khứu giác của phụ nữ tinh tế hơn: gấp 100 lần, trong một số thời điểm của chu kỳ kinh nguyệt. Giác quan thứ 6 có thể nới là tồn tại ở phái nữ: có khả năng tri giác các chất sinh học tiết ra từ phái nam. Các chất sinh học này biểu đạt các dạng cảm xúc khác nhau như: ham muốn tình dục, giận dữ, lo sợ, buồn bã...Người ta còn gọi khả năng này là linh cảm. Thị giác nữ giới phát triển hơn và mang tính chất khiêu gợi hơn ở phái nam. Đồng thời, phái nữ còn sở hữu một bộ nhớ thị giác tốt hơn (nhận biết các khuôn mặt khác nhau, hay cách sắp xếp đồ vật). 3. Về tâm sinh lí “Nhà tâm thần học Alain Braconier đã nhận xét rằng: “Các bé gái có sự phát triển tốt hơn về ngôn ngữ và cách diễn tả những cảm xúc của mình”. Đến tuổi trưởng
- thành, những nghiên cứu cũng cho thấy kết quả tương tự: phụ nữ vừa bộc lộ dễ dàng hơn những cảm xúc của họ vừa có sự thông cảm hơn với người khác. Phụ nữ không phải yếu đuối hơn nhưng nói lên những xúc cảm của họ rõ ràng hơn nam giới”. Mặt khác, sự khác nhau còn biểu hiện ở cách ứng xử, giao tiếp của nam giới và nữ giới. Nữ giới thường cư xư một cách mềm dẻo và chiến lược linh hoạt trong khi đó nam giới có phần cứng rắn, thẳng thắn và ngắn gọn. Bên cạnh đó, một nghiên cứu về sự cạnh tranh hay hợp tác của nữ giới của trường đại học Emory cho thấy rằng hầu hết phụ nữ thực hiện chiến lược hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau để đạt được mục đích. Còn nam giới lại thích hoạt động độc lập, chứng tỏ cái tôi của bản thân càng nhiều càng lấy đó làm niểm tự hào. Giữa nam giới luôn tồn tại sự cạnh tranh ngầm trong ý thức. Họ luôn muốn đạt được mọi điều mong muốn và những mục tiêu đề ra. II. VẤN ĐỀ GIỚI TRONG PHƯƠNG DIỆN XÃ HỘI 1. Vấn đề giới của ngôn ngữ trong các từ chỉ nghề nghiệp Trong ngôn ngữ tiếng việt có sự phân biệt giới tính rất sâu sắc ,điển hình trong nghề nghiệp .Đa số mọi người có thiên kiến cho rằng các nghề nghiệp chủ yếu là công việc chỉ có đàn ông làm được, phụ nữ ít có tham gia vào các cong việc, nghề nghiệp đó ,tuy nhiên phụ nữ vẫn làm được . Chính vì moi ngượi có thiên hướng nghiêng về nam giới trong xã hội về nghề nghiệp nên có nhiều trường hợp bị nhằm lẫn. Nó được phản ánh qua các nghề nghiệp và cách dịch từ tiếng Anh qua tiếng Việt mọi ngưới có thiên hướng nghiêng về nam giới. Ví dụ :khi làm bài tiểu luận khi các sinh viên tham khảo một tác giả hay một nhà khoa học nào đó khi chưa biết rõ về người đó ,tất cả mọi người cho rằng người đó là nam và sự thật trái ngược lại người đó lại là nữ. Trong tiếng Việt,ta thấy các hiện tượng như : khi dùng các từ như “Bác sỹ”, “Kỹ sư”, “Công an” phần lớn người việt đều có cảm giác tức khắc trong đầu họ là : đó là nam hơn là nữ .Tuy các nghề nghiệp đó vẫn có rất nhiều phụ nữ tham gia. Trong thực tế ngôn ngữ để khái niệm về một nghề nghiệp của người phụ nữ thì phải thêm vào một từ chỉ phụ nữ. Vd: Trong tiếng Anh, muốn chỉ một người phụ nừ làm nghề bác sĩ.
- Doctor (bác sỹ) và một nữ bác sĩ cần thêm vào woman (nữ), từ đầy đủ chỉ một nữ bác sĩ : woman doctor Trong tiếng Việt cũng vậy ,ta cũng thấy có tình hình tương tự : “nữ bác sĩ”, “chị bác sĩ”, “bà bác sĩ”. Khi nhắc đến một chức danh nào đó người ta mặc nhiên hiểu đó là nam giới, còn nếu dùng cho nữ giới thì phải thêm yếu tố nữ ở trước. So sánh: bác sĩ doctor / nữ bác sĩ women/lady/female doctor; luật sư lawyer / nữ luật sư women/female lawyer; thẩm phán judge / nữ thẩm phán women judge; diễn viên actor / nữ diễn viên actress; đại sứ ambasador / nữ đại sứ ambasadress; anh hùng hero / nữ anh hùng heroin; Rõ ràng, điều này phản ánh những nghề này "đương nhiên là của nam", nếu có nữ tham gia là cá biệt. Trong khi đó, một số “nghề” nội trợ lại “đương nhiên là của nữ”, nếu nam tham gia thì cũng là cá biệt. So sánh: nurse hộ lí / male nurse "nam hộ lí” . housewife [gia đình chủ phụ], bà nội trợ / male house wife [gia đình chủ nam], “ông nội trợ Trong tiếng việt một số nghề nghiệp như :famers (nông dân) .Thông thường ta chỉ nghe anh nông dân ,bác nông dân, ông bác dân và rất ít nghe chị nông dân ,cô nông dân ,bà nông dân. Famers sẽ cho người ta cảm giác là đàn ông (men) và cũng có một số nghề nghiệp áp đặt cho người phụ nữ và chỉ có những người phụ nữ làm công việc đó. Ví dụ: công việc nội trợ (housewife) người phụ nữ phải làm công việc nhà, giặt giũ và chăm sóc gia đình. Tuy nhiên đàn ông vẫn có thể làm được công việc đó điều này rơi vào quan niệm của người phương Đông. Bên cạnh đó quan niệm của người Việt cho rằng các công việc đó là công việc của phụ nữ, nam giới phải làm các công việc thể hiện sự mạnh mẽ, việc lớn lao của một người đàn ông.
- Một ví dụ để minh chứng rõ hơn về quan niệm trên: Một số nhà tuyển dụng công việc: như thư ký, tiếp viên đối với phụ nữ .Và các công việc đó nam giới vẫn có thể làm đươc. Nhưng đa số công việc đó do phụ nữ đảm nhiệm vì quan niệm của họ đã cho các nghề nghiệp trên phải gắn chặt với người phụ nữ . Ta mặc nhiên và rơi vào trường hơp phải công nhận sự biểu hiện của việc xem đàn ông là quan trọng cao hơn đàn bà trong xã hội. Nó bao gồm tất cả các lĩnh vực về kinh tế, văn hóa, xã hội.. Ví dụ: Trong tiếng Anh, từ “man” hầu như bao trùm cả con người.. Khái niệm từ “woman” phải chỉ một giới riêng biệt tồn tại song song với “man” chứ không phài là một nhánh có ý nghĩa phát sinh từ “man” như được thể hiện trong hầu hết các tài liệu kinh điển .Nói cách khác “woman” đã bị bao trùm bởi “man” ẩn ý là một cái gì đó phụ thuộc hoặc phát sinh từ “man” (cuốn Britarnics junior Encyclopedia 1971) Trong tiếng Việt được thể hiện khi ta dùng để gọi tên một người nào đó thì tên của người đàn ông được nhắc đến trước tên người đàn bà. Vd: Ông bà , Cha mẹ ,Anh chị Khi gọi một người phụ nữ thì người ta thường gọi tên chính thức của chị và lồng them tên của chồng chị ở phía sau. Ví dụ: người chồng chị tên Dũng thì mọi người sẽ gọi là chị Dũng. Việt Nam đa số theo chế độ phụ hệ nên con cái sinh ra lấy họ cha, người phụ nự lấy chồng phải thờ bên chồng. Quan điểm của người phương Đông nói chung và người Việt Nam nói riêng xem người đàn ông là trụ cột của gia đình và đống vai trò quan trọng trong gia đình .Thông qua đó, nó cho ta thấy sự phản ánh đối với truyền thống trong nam khinh nữ vẫn còn tồn tại trong xã hội hiện đại ngày nay. 2. Sự khác biệt về cách dùng ngôn ngữ của mỗi giới trong tiếng Việt. Định nghĩa Ngôn ngữ được mỗi giới sử dụng là để chỉ sự diễn đạt, cách sử dụng ngôn ngữ khác nhau của hai giới để biểu thị cùng một vấn đề, cùng một nội dung giao tiếp. Nguyên nhân chính Có nhiều nguyên nhân của sự khác nhau này. Theo Nguyễn Văn Khang, có 2 nguyên nhân thường gặp:
- Do tâm lý xã hội khác nhau ở từng giới tính, sự tự giác trong ý thức đến mức trở thành thói quen. Do tâm lý chung của xã hội và tiêu chuẩn chung với việc sử dụng ngôn ngữ của nam và việc sử dụng ngôn ngữ của nữ. Quan sát và lí giải Điều đáng chú ý là sự khác biệt về cách dùng ngôn ngữ ở 2 giới chỉ xuất hiện sau 5,6 tuổi, là độ tuổi các bé trai và các bé gái bắt đầu vào học đường. Dưới tuổi này, hầu hết ngôn ngữ của các bé trai hơi thiên về nữ tính: nhỏ nhẹ, nhẹ nhàng, hay thêm vào từ đệm ạ, với, ơ, ứ,.. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do tác động của môi trường giao tiếp cũng như sự chỉ đạo ngôn ngữ ban đầu là do các bé được chăm sóc bởi mẹ và cô giáo nhà trẻ, nên ngôn ngữ “tiền học đường” ở cả hai giới đều mang phong cách nữ tính. Khi ngoài 5,6 tuổi, môi trường tiếp xúc ngày càng rộng, các cá tính nam/nữ dần được hình thành và định hình thì yếu tố giới tính bắt đầu được thể hiện trong ngôn ngữ của nữ giới, quan sát ngôn ngữ ở các nước, các nhà ngôn ngữ học rút ra kết luận: Nữ giới thích sử dụng các câu có thêm thành phần phụ là câu hỏi. Nữ giới thích dùng ngữ điệu để nói các câu trần thuật. Nữ giới thường dùng các từ do dự như có lẽ, có thể, không biết là.. Nữ giới thường dùng các từ tăng cường để nhất mạnh: rất, cực kì.. Nữ giới dùng nhiều cách nói mang tính lịch sự.. Khảo sát sự khác biệt về giới tính không thể tách rời ngữ cảnh giao tiếp, quan hệ giao tiếp và ngôn ngữ dùng để giao tiếp. Quan hệ giao tiếp trong nghĩa rộng là hoàn cảnh xã hội, trong nghĩa hẹp là văn cảnh cụ thể, các nhân tố như nghề nghiệp, trình độ văn hóa, tuổi tác, tính cách, mục đích của người sử dụng ngôn ngữ.. đều có ảnh hưởng đến văn phong của lời nói. So với giao tiếp ngôn ngữ ngoài xã hội thì vấn đề giới tính bộc lộ trong giao tiếp gia đình khá rõ, bởi lẽ trong gia đình, từng cá nhân bộc lộ mình nhiều hơn là khi đóng các vai (trò) ngoài xã hội. Đối với người Việt, gia đình cũng là môi trường giáo dục đầu tiên của mỗi cá nhân, trong đó trẻ em được “học ăn học nói học gói học mở” như một bài học vỡ lòng. Từ gia đình, các em được dạy con trai phải ăn nói thế này,
- con gái phải ăn nói thế kia. Những câu như “con gái con đứa mà nói năng thế hả”, hay “con trai gì mà ăn nói lí nhí như con gái” là những câu giao tiếp quen thuộc trong gia đình người Việt. Như vậy chuẩn mực xã hội đã quy định con gái/nữ giới phải chú ý lời ăn tiếng nói hơn giới kia. Chẳng phải ngẫu nhiên mà trong “tứ đức” của một người phụ nữ Á Đông lại có yếu tố ngôn: công dung ngôn hạnh. Nhiều truyền thống văn hóa khác, đặc biệt là chế độ phụ hệ, đã làm nên yếu tố thứ 2 trong phần nguyên nhân đã đề cập: tiêu chuẩn chung của xã hội đối với việc sử dụng ngôn ngữ giữa nam và nữ. Đến lượt cá nhân sử dụng ngôn ngữ, sau khi bị ảnh hưởng, quy định bởi tiêu chuẩn chung đó thì bản thân họ cũng tự đặt ra cho mình những tiêu chuẩn giao tiếp cá nhân phù hợp với giới tính của bản thân. Sự tự giác ý thức này về lâu về dài đã thành thói quen, nhiều cá nhân có thói quen như vậy sẽ dẫn đến hình thành những phong cách ngôn ngữ riêng cho mỗi giới mà ta thấy trong tiếng Việt như sau: Tính chất ngắn dài : nam giới thường dùng câu ngắn gọn, dứt khoát, tập trung vào vấn đề cần nói. Tỉnh lược các yếu tố (chủ ngữ …). Trong hội thoại: chiến lược hội thoại (giảm tính chất tuyệt đối, tránh đối đầu nhưng dai dẳng), lập luận (nữ giới đơn giản hơn), khẳng định (nữ giới hay nói giảm). … Xu thế hiện nay Ngôn ngữ của phụ nữ dần chuyển sang màu sắc trung tính, họ không còn giữ riêng một phong cách giao tiếp mà tùy vào trường hợp và chiến lược giao tiếp cụ thể. Ngày càng có nhiều phụ nữ sử dụng cách nói của nam giới, nhưng ngược lại nam giới cũng bắt đầu sử dụng phong cách giao tiếp thiên về nữ tính: nhã nhặn, lịch sự. Điều này được lý giải là do sự vận động của xã hội: vai trò phụ thuộc của người phụ nữ ngày càng ít đi, họ bắt đầu đảm nhận các vai trò như nam giới do đó khác biệt về vai trò xã hội giảm dẫn đến khác biệt về phong cách ngôn ngữ giữa hai giới giảm. Hơn nữa, người đàn ông ngày nau với yêu cầu truyền thống về sức
- mạnh thể lực thì trí tuệ, trí lực ngày càng được đề cao. Chính vì thế bên cạnh cái mạnh mẽ quả quyết, trong sử dụng ngôn ngữ người đàn ông phải được mềm hóa để thể hiện sự tinh tế, khôn ngoan hơn trong giao tiếp. 3. Tiểu kết Như vậy, yếu tố giới tính là sự tồn tại có thực trong giao tiếp ngôn ngữ. Nó tồn tại hai chiều: chiều tác động của xã hội đến phong cách ngôn ngữ của mỗi giới thông qua truyền thống và những quy tắc về chuẩn mực giao tiếp và chiều tác động của giới tính với việc lựa chọn các phương tiện ngôn ngữ để giao tiếp. TÀI LIỆU THAM KHẢO: 1. Nguyễn Thiện Giáp, Giáo trình ngôn ngữ học, NXB ĐHQG HN, 2008 2. http://ngonngu.net 4. http://vietbao.vn 5. http://www.tin247.com
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giáo trình Bồi dưỡng học sinh giỏi môn Tiếng Việt: Bậc tiểu học - Lê Quốc Kịch
35 p | 263 | 37
-
Mối liên hệ giữa ngôn ngữ và giới tính trong tiếng Việt và tiếng Anh - ThS. Lê Hồng Linh
7 p | 356 | 26
-
Chức năng của giới từ tiếng Việt (xét trên bình diện ngữ pháp và ngữ nghĩa)
11 p | 333 | 25
-
Sự phát triển nghĩa và tính đa nghĩa của từ công cụ trong tiếng Việt hiện đại - Bùi Khánh Thế
8 p | 215 | 14
-
Tính đa dạng văn hóa của ẩn dụ ý niệm về phụ nữ trong Tiếng Việt
9 p | 117 | 11
-
Các yếu tố chêm xen và hiện tượng "iếc" hóa trong tiếng Việt
6 p | 382 | 9
-
Vài nét về kết cấu gây khiến trong tiếng Việt
12 p | 77 | 7
-
Cách thể hiện ý nghĩa mức độ trong tiếng Việt và tiếng Anh
18 p | 86 | 6
-
Từ Hán Việt trong tiếng Việt và văn hóa Hán Nôm
7 p | 51 | 5
-
Tiếp cận giới từ tiếng Anh và các đơn vị tương đương trong tiếng Việt
9 p | 37 | 5
-
Giới từ “à” trong tiếng Pháp và các biểu đạt tương đương trong tiếng Việt
8 p | 53 | 4
-
Đối chiếu sự phân bố vị trí của giới từ tiếng Hán và giới từ tiếng Việt
6 p | 78 | 4
-
Đối chiếu sự hiện diện và không hiện diện của giới từ Tiến Hán với giới từ Tiếng Việt
3 p | 74 | 4
-
Hiểu thêm về nhóm từ chỉ đơn vị tính toán, đo lường không chính xác (được ước lượng bằng tay) trong Tiếng Việt
6 p | 53 | 3
-
Khả năng tổ hợp cơ cấu nghĩa của từ “bụng, dạ” trong tiếng Việt
8 p | 79 | 3
-
Kiểu hình của động từ chuyển động trong tiếng Việt có sự liên hệ với tiếng Anh
6 p | 36 | 3
-
Ranh giới giữa lịch sự và bất lịch sự qua hành vi rào đón trong tiếng Việt
6 p | 68 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn