
192 | KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA 2024
...................................................................................................................................................................................
DỊCH CHÍNH TẢ TƯƠNG TÁC:
TÍCH HỢP NHẬN DẠNG GIỌNG NÓI VÀO VIỆC GIẢNG DẠY
VÀ THỰC HÀNH DỊCH THUẬT CHUYÊN NGHIỆP
NGUYỄN VĂN ĐỒNG*
Tóm tắt: Thời đại toàn cầu hóa và công nghệ thông tin và truyền thông (ICT), với nhu
cầu dịch thuật ngày càng tăng, một số biên dịch viên và giảng viên đào tạo dịch thuật trên thế
giới đang xem xét việc tích hợp các ứng dụng công nghệ mới vào thực hành dịch thuật và đào
tạo dịch giả. Đặt vấn đề Dịch chính tả tương tc: tích hợp nhận dạng giọng nói vào việc giảng
dạy và thực hành dịch thuật chuyên nghiệp, bài viết làm rõ các vấn đề sau: 1/ Lịch sử công
nghệ nhận dạng giọng nói trong lĩnh vực dịch thuật; 2/ Giới thiệu một số phần mềm nhận dạng
giọng nói thông dụng là Dragon NataturalSpeaking và Microsoft; và 3/ Công nghệ VR trong
đào tạo biên dịch.
Từ khóa: Dịch chính tả; Nhận dạng giọng nói; Dịch thuật; Giáo dục; Dịch giả.
1. Đặt vấn đề
Hội nhập và phát triển, cùng với sự bùng nổ của công nghệ thông tin và truyền thông
(ICT) hiện nay, cũng như để đáp ứng nhu cầu dịch thuật ngày càng tăng, một số dịch giả và
giảng viên làm công tác đào tạo dịch thuật ở Việt Nam cũng như trên toàn thế giới đang tìm
cách tích hợp việc đọc chính tả vào công việc dịch thuật. Nếu như trong khoảng hai thập kỷ
trước, khi việc phiên âm các văn bản dịch thường được thực hiện bởi những người đánh máy
(kỹ thuật viên máy tính), ngành dịch thuật hiện đang chuyển sang công nghệ nhận dạng giọng
nói (VR) - tức là các công cụ máy tính dùng để chép lại chính tả một cách tự động. Mặc dù
các hệ thống VR có sẵn không được thiết kế đặc biệt cho mục đích dịch thuật chuyên nghiệp,
nhưng chúng dường như đã cung cấp một cách tiếp cận tiện dụng và hiệu quả hơn cho những
dịch giả đang sử dụng chúng so với phương pháp thông thường, tức là gõ trên máy tính.
Dịch chính tả tương tác (DTI) như một kỹ thuật dịch thuật trong tương tác với hệ thống
VR. Khi xem xét tài liệu liên quan, chúng tôi nhận thấy việc tích hợp VR vào dịch thuật chuyên
nghiệp không phải là mới, nhưng những nỗ lực trước đó vẫn chưa đạt được thành công rõ ràng.
Ngoài ra, phân tích về nhu cầu của một số dịch giả sử dụng hệ thống VR đã làm sáng tỏ bản
chất, động lực của những dịch giả khi sử dụng công cụ này, cũng như ý kiến của họ về tương
lại và những khó khăn mà hệ thống VR đặt ra cho nhiệm vụ dịch thuật.
Bài viết của chúng tôi nhằm mục đích là bước đầu tiên hướng tới việc ứng dụng các
công cụ hỗ trợ dịch thuật vừa tiện dụng, vừa hiệu quả, có thể đáp ứng nhu cầu hiện tại của thị
trường dịch thuật, đồng thời như một đề xuất đổi mới các chương trình đào tạo dịch thuật trong
giáo dục đại học hiện nay.
* TS, Trường Đại học Sài Gòn; Gmail: nvdong@sgu.edu.vn