intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đạo diễn truyền hình

Chia sẻ: Phạm Duy Tuấn | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:17

308
lượt xem
63
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tài liệu Đạo diễn truyền hình bao gồm những nội dung về đạo diễn và đạo diễn truyền hình; ngôn ngữ hình ảnh chủ lực trong tác phẩm truyền hình; công việc của một đạo diễn truyền hình; để có một bộ phim tài liệu hấp dẫn.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đạo diễn truyền hình

  1. ĐẠO DIỄN TRUYỀN HÌNH 1. A. MỞ ĐẦU Đạo diễn là một nghề hấp dẫn với những người yêu sáng tạo và thích thử thách, điều ấy ai cũng có thể nhận thấy. Trước hết, đây là một nghề hiện đang được công chúng rất quan tâm. Các đạo diễn thường là tâm điểm cho các tờ báo, tạp chí giải trí, đạo biệt là xung quanh thời điểm họ cho ra đời tác phẩm của họ. Điều này cũng dễ hiểu. Bởi lẽ, các sản phẩm mà họ làm ra được số lượng lớn công chúng tiếp nhận. Đó là những cản phẩm tinh thần có ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống, nhận thức và thẩm mĩ của mọi người, không chỉ dành cho một, mà nhiều nhóm đối tượng công chúng. Tuy nhiên, điều đó cũng đồng nghĩa với việc đạo diễn không phải là một nghề đơn giản và nhàn hạ, nó bao gồm một chuỗi những công việc tốn rất nhiều thời gian và công thức. Để trở thành đạo diễn, bạn phải hội tụ đầy đủ các tố chất và kĩ năng cần thiết, không những thế bạn phải là người có hành trang kiến thức sâu rộng và đầu óc nghệ thuật tinh tế. Song song với việc đề cập đến công việc của đạo diễn, tiểu luận này cũng đưa ra những giải pháp, yếu tố cần thiết để cho một bộ phim tài liệu thêm phần hấp dẫn. Bởi lẽ thực trạng hiện nay cho thấy, phim tài liệu tryền hình của Việt Nam sản xuất rất nhiều nhưng số tác phẩm để lại ấn tượng trong lòng công chúng lại rất ít. Nhắc đến đạo diễn, người ta thường nghĩ ngay đến các bộ phim điện ảnh, phim truyền hình. Nhưng trong phạm vi tiểu luận này, tôi chỉ bàn sâu hơn đến công việc của một đạo diễn phim tài liệu truyền hình và những vẫn đề xoay xung quanh nó. Việc móc nối hai vấn đề này hy vọng giúp mọi người hiểu rõ hơn về công việc của đạo diễn nói chung và đạo diễn truyền hình nói riêng. Và cũng với tác phẩm này, tôi mong rằng sẽ mang lại cho các bạn trẻ đang có ước mơ trở thành đạo diễn truyền hình có thêm được một gợi ý để họ có được sự quyết định đúng đắn. 1. B. NỘI DUNG 2. I. ĐẠO DIỄN VÀ ĐẠO DIỄN TRUYỀN HÌNH 3. 1. Đạo diễn. Trong tiếng Anh, thuật ngữ đạo diễn xuất hiện sớm để chỉ những người chỉ đạo diễn viên, lựa chọn bối cảnh và địa điểm đặt máy quay. Lúc đầu người đạo diễn phải kiêm rất nhiều việc, nhưng càng về sau, công việc của đạo diễn càng được phân hóa và chuyên biệt. Ban đầu, trong suốt thời kì điện ảnh cũ cho đến thập niên 50, người đạo diễn thường áp đặt quan điểm của mình cho khán giả. Nhưng nhiều năm trở lại đây, việc một tác phẩm điện ảnh hay truyền hình ra đời lại phụ thuộc nhiều yếu tố khác nữa. Có nhiều cách định nghĩa khác nhau về nghề đạo diễn, tùy theo góc độ nhìn nhận về nghề này: Theo quan điểm của người trong nghề, cái nhìn của các chuyên gia nghiên cứu hoặc khán giả…. Trong phạm vi rộng của từ này, có thể hiểu: Đạo diễn là chỉ đạo để làm ra một bộ phim, một vở kịch, một chương trình dựa trên những chất liệu có sẵn (kịch bản, diễn viên, bối cảnh, kĩ thuật…). Điều đó có nghĩa là, đạo diễn là người chỉ đạo diễn xuất, kiểm soát chung mọi việc, từ khâu đầu đến khâu cuối để mọi việc coa thể diễn ra một cách hài hòa, đồng điệu, nhịp nhàng, đúng với ý đồ ban đầu. Hiểu một cách đơn giản, Đạo diễn là người chịu trách nhiệm chỉ đạo quá trình thực hiện một tác phẩm nghe nhìn, thường là điện ảnh hoặc truyền hình. Đạo diễn là người gắn bó lâu dài, sâu sắc và toàn diện với tác phẩm từ khi mới chỉ là ý tưởng cho đến khi hoàn thành hơn bất cứ một nhân viên nào, dù đó là biên tập viên, diễn viên, quay phim hay kĩ thuật viên.
  2. Khi bắt đầu với một kịch bản, đạo diễn là người sẽ định hướng những hiệu quả hình ảnh và nghệ thuật cho bộ phim. Lúc khởi quay, đạo diễn sẽ dàn cảnh, chỉ đạo diễn xuất và các phương tiện kĩ thuật khác. Chính vì phải đạm nhiệm công việc như vậy mà người đạo diễn phải có thêm kĩ năng của quay phim, một chút biên tập, diễn xuất và đôi khi là của một chuyên gia tâm lý để nắm bắt được cả tâm trạng của không chỉ nhân vật mà của tất cả các thành viên trong ekip. 1. 2. Đạo diễn Truyền hình. Truyền hình là một loại hình báo chí tổng hợp, nó vừa là nghệ thuật, vừa là báo chí. Và công việc của một đạo diễn truyền hình cũng trở nên phong phú hơn, khó khăn hơn. Đạo diễn truyền hình chính là người trực tiếp sáng tạo, chỉ đạo, tổ chức, diễn tả một sự kiện, một vấn đề bằng hình ảnh. Là diễn tả chứ không phải là kể, bởi lẽ ngôn ngữ của truyền hình là hình ảnh, tầm quan trọng của nó như thế nào chúng ta sẽ bàn ở phần sau. Công việc của một đạo diễn truyền hình ở mỗi tác phẩm phụ thuộc vào tính chất thể loại của tác phẩm đó. Nhưng dù ở thể loại nào đi nữa thì đạo diễn truyền hình đều có trách nhiệm giám sát vị trí của máy quay, thiết bị chiếu sáng, âm thanh, đạo cụ. Đối với một tác phẩm truyền hình mang tính nghệ thuật cao như phim tài liệu thì vai trò của đạo diễn truyền hình gần giống như một đạo diễn điện ảnh. Trong quá trình ghi hình, đạo diễn cũng phải kết nối các bộ phận một cách khoa học và nhịp nhàng thì mới có thể tạo ra được sự thành công. Tuy nhiên, công việc của một đạo diễn truyền hình cũng phải chịu rất nhiều áp lực như kinh phí hạn hẹp, phụ thuộc vào cơ quan truyền thông và nhà tài trợ. Bên cạnh đó, dù đứng ở vị trí chỉ đạo nhưng đạo diễn cuãng chỉ là một bộ phận của ekip, vì vậy họ không được làm theo ý mình. Dù nói thế nào đi nữa thì truyền hình thực chất cũng là một loại hình báo chí, bởi vậy các tác hẩm luôn phải đi theo định hướng nhất định của cơ quan truyền thông, chất lượng tác phẩm luôn đứng sau định hướng đó, điều này cũng làm hạn chế đi sự sáng tạo của đạo diễn. Tiêu chí của mỗi thể loại chương trình truyền hình khác nhau, tiều thuộc nội dung, nhân vật, sự kiện…Điều đó bắt buộc đạo diễn phải có sự thay đổi trong cách tư duy, tránh gây nhàm chán cho khán giả. Mặt khác, đọa diễn Truyền hình phải luôn xác định rằng các tác phẩm của mình sẽ được phát sóng rộng khắp, phần lớn hướng tới phục vụ đông đảo quần chúng ở nhiều độ tuổi, ngành nghề và trình độ khác nhau nên phải có cách tiếp cận phù hợp nhất. Người đạo diễn phải cập nhật những cái mới, thay đổi tư duy sáng tạo và đưa chúng vào tác phẩm để tăng tính thời sự. Bên cạnh đó, nhiệm vụ đặt ra cho đạo diễn truyền hình là phải làm sao thể hiện nội dung một cách cô đọng, súc tích, không rườm rà, tốn thời gian bởi truyền hình đòi hỏi tính nhanh nhạy, chính xác. Đối với tác phẩm điện ảnh, có những người thưởng thức xong tác phẩm phải mất thời gian khá lâu mới hiểu được. Nhưng nếu điều đó xảy ra với tác phẩm truyền hình thì đó là một thất bại. Công việc của một đạo diễn truyền hình hiện nay đang dần trở thành một nghề nghiệp được công nhận và thậm chí còn phổ biến hơn đạo diễn điện ảnh. Bởi các chương trình truyền hình hiện nay rất đa dạng các thể loại, yêu cầu về trình độ tay nghề của đạo diễn thuộc nhiều mức độ khác nhau. Một đạo diễn truyền hình tài năng là người đem lại linh hồn cho chương trình, tác phẩm truyền hình. Đó là người nắm bắt rõ kiến thức, kĩ năng trong từng khâu, từng bộ phận sản xuất chương trình, có khả năng cùng một lúc thực hiện nhiều công việc thuộc nhiều chuyên môn khác nhau.
  3. 1. 3. Đạo diễn Phim tài liệu Truyền hình. Có thể đưa ra khái niệm về phim tài liệu truyền hình: phim tài liệu truyền hình là một thể loại báo chí truyền hình nằm trong nhóm thể loại chính luận nghệ thuật. Nó nói lên tư tưởng chủ đề, tức là tính chính luận của báo chí, thông qua việc xây dựng hình tượng từ những sự kiện, hiện tượng, con người cụ thể có thật trong đời sống xã hội. Nói cách khác, phim tài liệu truyền hình dùng sự thật để xây dựng hình tượng nghệ thuật, qua đó làm nhiệm vụ giáo dục thẩm mỹ và định hướng cách nhận thức sự thật đó cho công chúng. Đạo diễn phim tài liệu Truyền hình cần một tư duy khách quan và khoa học. Công việc của họ là ghi lại một cách trung thực nhất những mặt khác nhau của cuộc sống tự nhiên và xã hội. Như đạo diễn Roman Carmen- tác giả của những thước phim tài liệu quý báu về chiến tranh Điện Biên Phủ, Việt Nam đã từng nói: “Nguyên tắc cơ bản nhất của phim tài liệu là nhìn một cách sâu sắc vào cuộc sống xung quanh, tìm thấy ở hàng nghìn hiện tượng điều khẳng định, tôn nổi cho ý nghĩa nghệ thuật….Nếu như nhìn thấy cái gì đó thú vị trên đường, nhất định pahir quay, không bao giờ được nghĩ rằng còn được nhìn thấy như thế nhiều lần, còn kịp quay nó. Vì vậy nên sẵn sàng máy quay. Nó không thể ở trong hộp mà phải luôn ơ bên mình, trong tay” Nguyên liệu làm phim của đạo diễn là thực tế, hành trình của đạo diễn là hành trình khám phá, sản phẩm của họ là những góc nhìn sáng tạo và độc đáo về thực tế cuộc sống. Người đạo diễn phim tài liệu không chỉ là một đạo diễn làm phim đơn thuần mà còn mang phẩm chất của một nhà khoa học, một nhà báo với tư duy sắc bén, cách tổ chức vấn đề hợp lý, cách nhìn nhận vấn đề thấu suốt và khi đưa ra vấn đề cũng thật súc tích, nhanh nhạy. Nếu như trong mảng phim tài liệu chiến tranh, người đạo diễn thường sắm luôn cả vai quay phim. Vì trong điều kiện khắc nghiệt ấy, khó có thể có được một đoàn phim đầy đủ các bộ phận với máy móc cồng kềnh. Chấp nhận những tổn thương có thể gặp phải, thậm chí là hy sinh tính mạng để có được những thước phim quý báu, lúc này đạo diễn phim tài liệu truyền hình thực sự là một anh hùng. 1. II. NGÔN NGỮ HÌNH ẢNH- CHỦ LỰC TRONG TÁC PHẨM TRUYỀN HÌNH. 2. 1. Ngôn ngữ hình ảnh. Truyền hình không chỉ là phương tiên truyền thông đại chúng mà còn là một loại hình sáng tạo. Mỗi loại hình sáng tạo đều có ngôn ngữ nghệ thuật đặc thù của mình. Đó là tổng thể những thủ pháp kĩ thuật và phương tiện tạo hình mà người sáng tạo dung để thệ hiện ý đồ của mình. Hình ảnh trong truyền hình cũng như điện ảnh vừa là phương tiện vừa là nội dung thể hiện ý đồ tư tưởng của tác phẩm. Nó phản ánh không gian ba chiều lên mặt phảng hai chiều của truyền hình. Khác với hình ảnh tĩnh tại của các nghệ thuật tạo hình như hội họa, nhiếp ảnh. Hình ảnh trong truyền hình là hình ảnh động có thực đã qua xử lý kỹ thuật . Ở điện ảnh và truyền hình, hình ảnh được tái tạo sinh động, liên tục về quá trình phát triển của sự vật, hiện tượng, còn ở nhíêp ảnh, hình ảnh là sự tái hiện cuộc sống trong khoảng khắc. Trong tác phẩm truyền hình, hình ảnh không chỉ mô tả sự họat động của con người mà còn giúp khán giả “tham gia” sự kiện. Chỉ cần ngồi tại chỗ với chiếc máy thu hình, người xem có thể biết được sự việc xảy ra xung quanh mình hoặc cách xa mình hàng vạn cây số, hàng năm ánh sáng. Truyền hình đã kế thừa kinh nghiệm của điện ảnh về cỡ cảnh, góc độ máy, động tác máy và nghệ thuật Montage. Các cỡ cảnh chính trong truyền hình là: toàn cảnh, trung cảnh, cận cảnh, Với các cỡ cảnh này, truyền hình có thể thỏa mãn nhu cầu muốn biết cái gì đang xảy ra, nó xảy ra như thế nào của khán giả. Ví dụ như một góc toàn quay từ trên cầu xuống mặt sông rộng lớn, bao la sẽ cho ta cảm giác thư thái, tâm hồn bay bổng; hay cận cảnh khuôn mặt với đôi mắt đỏ heo rưng rưng ngấn lệ của một cô gái cho ta thấy được nỗi buồn và đau khổ của nhân vật đó…Mặt khác qua các cỡ cảnh tác giả có thể bộc lộ được thái độ tâm lý của con người trong sự kiện đó. Qua các góc quay cao thấp, chính diện, ¾ góc độ chủ quan và khách quan, các tác phẩm truyền hình có thể giúp cho người xem “tham gia” sự kiện hay “đứng trên” nhìn vào sự kiện.
  4. Tuy nhiên, hình ảnh trong truyền hình có nhiều điểm khác hình ảnh trong phim truyện. Mục đích của các cảnh trong các tác phẩm truyền hình là thông tin thời sự và xác thực. Tính thời sự, tính phổ biến không thể thiếu được trong các tác phẩm báo chí. Còn điện ảnh, với mục đích giải trí, với phương pháp tái tạo cuộc sống bằng hình tượng nghệ thuật, việc hư cấu là không thể xóa bỏ. Bởi vậy, khi làm phim truyện, người ta phải mất nhiều thời gian dàn cảnh, bố trí đạo cụ, phục trang, hóa trang…. Trong khi đó, người phóng viên khi quay phim phóng sự hay tin truyền hình, ít khi có điều kiện dàn dựng hiện trường, ít có góc độ thời gian để chọn góc độ, ánh sáng. Thậm chí khi công chúng phát hiện ra sự dàn dựng giả tạo, tính thuyết phục của tác phẩm truyền hình sẽ giảm sút. Cũng như các loại hình “nghệ thuật ống kính” khác (nhiếp ảnh, điện ảnh) truyền hình phải lựa chọn những hình ảnh truyền thông đắt nhất để phản ánh nét bản chất của vấn đề. Quá trình xử lý hình ảnh trong tác phẩm truyền hình phải phù hợp với điều kiện và môi trường giao tiếp thông tin (trong gia đình với khoảng cách gần và màn ảnh). Thông thường để hiểu được nội dung một cận cảnh, người ta cần từ 2-5 giây, để hiểu được nội dung trung cảnh, người ta cần 5-8 giây, còn toàn cảnh lượng thời gian còn nhiều hơn nữa. Hình ảnh trong các tác phẩm truyền hình phải tuân thủ theo nguyên tắc cảm nhận như thói quen quan sát khuôn hình từ trái sang phải, từ trên xuống dưới, quy luật hình khối, xa gần, cân đối đường nét, màu sắc, kích thước sự vật, đường vàng (đường chéo), đường mạch, điểm mạch, chiều vận động của đối tượng. 1. 2. Vai trò của ngôn ngữ hình ảnh đối với Truyền hình. Hình ảnh là yếu tố chủ lực đối với một tác phẩm truyền hình (điện ảnh). Khi tác giả theo dõi một tác phẩm điện ảnh hay truyền hình, hình ảnh là yếu tố đầu tiên tác động đến họ, sau đó mới đến âm thanh và người xem mới dần dần nắm bắt được nội dung của tác phẩm đó. Chính vì vậy hình ảnh là yếu tố đầu tiên quyết định thành bại của một tác phẩm truyền hình (điện ảnh). Sức mạnh của truyền hình là kết hợp hài hòa giữa yếu tố hình ảnh với âm thanh, trong đó hình ảnh được xem là chính ngôn. (Là ngôn ngữ Quốc tế, chỉ cần nhìn là đã hiểu phần nào nội dung). Lời bình, lời thoại chỉ nói được những phần mà hình ảnh chưa nói được. Ví dụ, Khi diễn tả lại cảnh một đôi trai gái yêu nhau được gặp lại nhau sau bao năm xa cách, chàng trai đi bộ đội trở về. Khung cảnh diễn ra bên bờ sông, dưới ánh trăng sáng vằng vặc. Cô gái đang múc nước, bỗng thấy chàng trai đeo ba lô đi từ xa đến, cô buông vội chiếc thùng và vội vàng chạy đến. Chàng trai cũng chạy xô đến phía cô gái. Tuy nhiên, hai người chỉ dừng lại khi gần đến và đứng nhìn nhau. Lúc này chúng ta sẽ thấy hình ảnh chiếc thùng nước bị quên lững lờ trên dòng nước. Tay chàng trai mân mê quai ba lô, còn chân cô gái di đi di lại trên nền cát. Trạng thái tâm lý lúc này của hai nhân vật chỉ hình ảnh mới có thể diễn tả được chứ lời bình không thể nào nói hết. Đó chính là sức mạnh của ngôn ngữ hình ảnh. Hay như trong bộ phim “Trở về Ngư Thủy” của đạo diễn Nguyễn Mạnh Thích, người xem có thể hình dung một cách sinh động nhất, chân thật nhất về chân dung cuộc sống thời bình của những người nữ Pháo binh xưa thông qua hình ảnh. Chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy những mái tóc xanh ngày xưa nay đã bạc, khuôn mặt đã có những nếp nhăn của thời gian, của nắng và gió. Lời bình nào có thể diễn tả đầy đủ điều này. Và cũng có nhiều hình ảnh mang tính nghệ thuật rất cao như hình ảnh cỏ long chông lăn trên bãi cát, đó là hình ảnh mang tính biểu tượng và gợi cho khán giả rất nhiều suy nghĩ về những kiếp người long đong, vất vả. Truyền hình là phương tiện quan sát trực tiếp cuộc sống của mỗi gia đình, khả năng trực quan có ảnh hưởng rất lớn tới quá trình nhận thức của con người. Chỉ riêng một khuôn hình thôi cũng có thể truyền đạt trực tiếp hình ảnh của sự vật cụ thể. Trong các tác phẩm truyền hình , mỗi hình ảnh đều phải bao hàm một ý nghĩa, một nội dung nào đó hoặc là nguyên nhân, diễn biến hoặc là kết quả của quá trình phát triển sự kiện trong cuộc sống. Các hình ảnh liên kết với nhau theo tuyến tính thời gian. Hình ảnh trong tác phẩm truyền hình là phương tiện để tác giả biểu thị ý đồ, tư
  5. tưởng: “ Bản thân sự thể hiện hình ảnh đã là nội dung, là hành động rồi và vì vậy, nó hàm chứa những nguyên nhân của chính cách xây dựng khuôn hình, hoặc thay thế khuôn hình này bằng một khuôn hình khác.” Ý nghĩa của hình ảnh trong tác phẩm truyền hình thể hiện ở chỗ cảnh quay cho xem cái gì, góc quay và động tác máy có ý nghĩa như thế nào, tác giả muốn biểu lộ ý đồ qua góc quay này. Khả năng biểu hiện của hình ảnh trong tác phẩm truyền hình còn thể hiện ở mối liên hệ trong các hình ảnh. Qua phương pháp Montage, nội dung tự thân của mỗi hình ảnh phối hớp với nhau, tạo ra nội dung thông tin mới mang tính tổng thể. Sự sắp xếp hình ảnh trong quá trình truyền đạt thông tin giúp con người cảm nhận được tính đa chiều, lập thể trong mỗi sự kiện, vấn đề, số phận con người. Tư duy làm khán giả phát hiện được tính ẩn dụ của hình ảnh, của các hiện tượng lắp ráp và qua đó biểu hiện được mối quan hệ của sự kiện, sự vật. Đôi khi, trong một số trường đọa của phim, chỉ cần hình ảnh mà không cân thêm yếu tố nào khác cũng đủ làm người xem nhận ra vấn đề. Ai đã từng xem bộ phim tài liệu “Linh hồn Việt cộng” của đạo diễn Minh Chuyên cũng sẽ không thể quên khoảnh khắc khi Homer đến nhà của gia đình liệt sĩ Hoàng Ngọc Đảm và hình ảnh người chị gái của liệt sĩ Đảm khóc lóc, trách móc Homer. Đan xen với thái độ phẫn nộ đó là gương mặt người cựu lính mỹ già với đôi mắt rưng rưng lệ, thoáng chút lo sợ và hối hận. Đoạn phim này hầu như không có lời bình. Thiết nghĩ, chỉ cần những hình ảnh như vậy thôi cũng đủ chuyển tải thông điệp đến khán giả rồi. Cũng giống như chữ viết đối với Báo in hay báo mạng; âm thanh đối với phát thanh, hình ảnh đối với truyền hình là yếu tố cần thiết, không thể thiếu. Nếu khuyết đi hình ảnh thì truyền hình không còn là truyền hình nữa. Trong quá trình sáng tạo tác phẩm điện ảnh hay truyền hình, cần đặc biệt chú ý đến việc điều tiết hình ảnh, đặt các góc máy, khuôn hình, động tác máy như thế nào cho phù hợp với việc chuyển tải nội dung đến khán giả. Hình ảnh cũng phải được triển khai thành từng “từ”, từng “câu”, “đoạn” hoàn chỉnh. Hình ảnh phải luôn luôn đặt giá trị chân thực lên hàng đầu, kĩ thuật chỉ làm tăng thêm tính nghệ thuật, thẩm mĩ và dễ hiểu cho những hình ảnh đó mà thôi. Và điều này phụ thuộc rất nhiều đến điểm nhìn của người đạo diễn. Đó phải là điểm nhìn khách quan. Đạo diễn cũng phải điều tiết làm sao để phù hợp với cách xem cũng như tâm lý tiếp nhận của khán giả, biết cách đồng cảm với số đông công chúng. Tất cả những phân tích trên đây đã cho thấy ngôn ngữ hình ảnh chính là củ lực của điện ảnh và truyền hình. Là yếu tố đầu tiên và quan trọng nhất chuyển tải nội dung, thông tin, tư tưởng chủ đề của tác phẩm đến công chúng. Thông qua hình ảnh mà sự tác động của nội dung, thông tin đó đến với khán giả một cách nhanh chóng và mạnh mẽ hơn, để lại ấn tượng sâu đậm hơn. Và đôi khi, chỉ cần hình ảnh mà không cần thêm yếu tố nào khác cũng đủ để nói lên tiếng nói, thông điệp mà tác giả muốn gửi tới công chúng. 1. III. ĐỀ TÀI, CHỦ ĐỀ VÀ CHỦ ĐỀ TƯ TƯỞNG CỦA PHIM TÀI LIỆU. 2. 1. Đề tài và ý tưởng văn học. - Đề tài: Trong quá trình sáng tạo các tác phẩm báo chí nói chung và truyền hình nói riêng, đề tài chính là đối tượng để nghiên cứu hoặc miêu tả thể hiện trong tác phẩm khoa học hoặc văn học nghệ thuật. Đề tài trong các tác phẩm truyền hình là lĩnh vực các sự kiện, hiện tượng, vấn đề trong đời sống xã hội được lựa chọn để phản ánh trong tác phẩm đó. Trong cuộc sống có muôn vàn sự kiện, hiện tượng, tất cả những điều đó có thể đều trở thành đề tài cho một bộ phim tài liệu. Có một chú dế mền cũng có thể trở thành đề tài cho Tô Hoài viết “Dế mèn phiêu lưu kí”. Những vấn đề to lớn cũng có thể trở thành tác phẩm “Chiến tranh và hòa bình”. Rồi thì tình yêu, cuộc sống và đa dạng những đề tài khác nữa cũng có thể trở thành đề tài cho một tác phẩm Truyền hình. Hiểu một cách nôm na, đề tài của phim tài liệu chính là việc khoanh vùng cuộc sống thành một mảng nào đó để thể hiện chúng. Cái quan trọng là cách phát hiện ra đề tài và cách khai thác đề tài đó. Cùng một đề tài những cuộc hội
  6. ngộ sau chiến tranh, nếu cố NSND – đạo diễn Lê Mạnh Thích Cuộc hội ngộ sau 30 năm về cuộc gặp cảm động giữa “o du kích nhỏ giương cao súng” Nguyễn Thị Kim Lai và người tù binh Mỹ “lênh khênh bước cúi đầu” Robinson thì bộ phim tài liệu “Linh hồn Việt Cộng” của đạo diễn Minh Chuyên lại kể lại sự gặp gỡ của cựu binh Mỹ Homer với thân nhân người chiến sĩ Việt Cộng mà ông đã từng bắn chết. Mỗi người có một cách khai thác riêng, một khía cạnh riêng những dù ở mặt nào đi nữa thì nó vẫn có những giá trị tư tưởng nhất định và hết sức sâu sắc. - Ý tưởng văn học: “Không có đề tài lớn hay đề tài nhỏ, chỉ có ý tưởng lớn và ý tưởng nhỏ mà thôi” Có nghĩa là ý tưởng vĩ đại hay tầm thường không phụ thuộc vào đề tà. Một đề tài nhỏ nhưng nếu biết cách phát hiện, có ý tưởng và biết khai thác những chi tiết đắt giá thì sẽ sản sinh ra một tác phẩm hay. Khi đã có đề tài rồi thì việc tiếp theo để có thể dần hình thành một bộ phim đó là phát triển thành ý tưởng. Ý tưởng là những hình dung khái quát nhất, đầy đủ nhất về bộ phim. Lúc này, đạo diễn đã phải suy nghĩ về những hình ảnh cần có, những nơi nào cần đến và cần gặp những con người như thế nào. Có thể nói, ý tưởng chính là yếu tố quan trọng hàng đầu, cần thiết để tạo dựng nền móng cho một tác phẩm truyền hình, mà ở đây là bộ phim tài liệu. Việc bấm máy và ghi lại những hình ảnh chỉ có thể diễn ra khi những ý tưởng này được hiện thực hóa bằng kịch bản phân cảnh. Nó giúp cả eekip hình dung một cách đầy đủ nhất về bộ phim, chuyển tải nội dung tư tưởng cho tác phẩm. Ý tưởng cũng cần có sự sáng tạo, mang dấu ấn cá nhân. Bởi có rất nhiều tác phẩm làm cùng một đề tài, thậm chí là cùng một vấn đề. Chính những ý tưởng đã tạo ra đặc trưng phong cách riêng cho mỗi bộ phim và tạo ra thành công cho vấn đề đó. 1. 2. Chủ đề và tư tưởng chủ đề. Chủ đề của một tác phẩm chính là đề tài cụ thể được xác định. Nói cách khác là vấn đề chính, vấn đề trọng tâm, là sợ chỉ đỏ, chiếc xương sườn xuyên suốt từ đầu đến cuối tác phẩm. Chủ đề của ột bộ phim sẽ thể hiện rõ tư tưởng của thời đại, của chế độ và cả tư tưởng thẩm mỹ của tác giả nữa. Chọn chủ đề phải phù hợp với đề tài, trong cùng một đề tài có nhiều góc độ tiếp khác nhau tìm chọn chủ đề là đi tìm phương pháp phản ánh, bố cục, cấu trúc văn phong, chi tiết, sự kiện, sắp xếp các chi tiết để làm nổi bật chủ đề. Chủ đề của phim tài liệu phải thiết lập cho rõ ràng lập trường, quan điểm, tư tưởng, thế giới quan với đề tài; xác định rõ nội dung chính. Chủ đề mang tư tưởng nhất định và đó chính là thái độ của tác giả về câu chuyện, vấn đề, sự kiện và con người được phản ánh trong đó. Tư tưởng chủ đề của một bộ phim tài liệu chính là giá trị của bộ phim đó. Bằng ngôn từ, bằng sự sắp xếp hình ảnh, bằng phân tích, triển khai, miêu tả, kể chuyện để tạo ra khuynh hướng của tác phẩm, đem đến cho công chúng một tầm suy nghĩ mới, nêu ra được vấn đề mới trong những vấn đề tưởng chừng như quen thuộc, chỉ ra chân lý trong vô vàn những hiện tượng, sự việc xảy ra hàng ngày. Tiếp cận với đề tài qua việc lựa chọn chủ đề, tư tưởng chủ đề bằng các luận điểm, các nhận định cũng thường được sử dụng. Tư tưởng chủ đề trong một bộ phim tài liệu truyền hình phải đúc rút từ các sự kiện, hiện tượng, vấn đề giúp công chúng nhìn nhận được vấn đề trong cái nhìn tổng quát, bao quát, thâu tóm được những điều cốt lõi mà tác phẩm muốn được đề cập tới. Rõ ràng tìm ra chủ đề, tư tưởng chủ đề chính là nền tảng để hình thành một bộ phim tài liệu. Chủ đề và tư tưởng chủ đề cũng là câu trả lời đúng nhất cho vấn đề công chúng quan tâm. Nhưng trước hết nó giúp tác giả định hướng được vấn đề, từ đó mà đưa ra cách triển khai, cách hình thành bộ phim một cách hay nhất. 1. 3. Phương pháp lập ý và cấu tứ.
  7. • Khi đã có ý tưởng và xác định được chủ đề, tư tưởng chủ đề của bộ phim thì đạo diễn phải lập đề cương cho tác phẩm đó. Đề cương phải tập trung vào chủ đề, làm rõ chủ đề, thể hiện mạch tư tưởng chính luận, tư tưởng nghệ thuật xuyên suốt và toát ra rõ nét trong từng phân đoạn của bộ phim. Trong đó có sự phản ánh hiện thực, có sự so sánh, chứng minh, phân tích, bình luận và có tính dự báo, tính định hướng cho công chúng. Đồng thời trong đó cũng phải đảm bảo đầy đủ các chức năng: chân, thiện, mỹ, từ đó đạo diễn có thể thể hiện quan điểm, lập trường, bản lĩnh, khả năng của mình bằng việc thổi vào đó một luồng hơi thở thẩm mỹ tươi mới. • Để thực hiện tốt việc ghi hình, rất cần thiết phải thành lập một “đường dây xuyên suốt” và “cấu tứ” cho bộ phim. Trong đó bao gồm đầy đủ các trường đoạn, các phần. Việc này nhằm mục đích làm rõ tư tưởng chủ đề tác phẩm, tạo nên tiết tấu và nhịp điệu của kịch bản và phim; phát huy tác dụng của việc lặp lại những chi tiết tương đồng hay đối lập, nêu bật ý nghĩa của vấn đề; cho thấy đặc điểm, tâm lý, tính cách của nhân vật, bản chất của sự việc, sự kiện hoặc vấn đề và tạo nên sự cân đối, hài hòa trong tác phẩm. Công việc này yêu cầu đạo diễn phải vận dụng, kết hợp các yếu tố kỹ năng nghề nghiệp để tạo nên tác phẩm hoàn chỉnh; sử dụng một cách hợp lý số lượng và quan hệ giữa các nhân vật và sự kiện; quan hệ giữa các chi tiết, sự kiện bên trong và bên ngoài phần nội dung được trình bày trong kịch bản và phim. Ngoài ra còn phải đảm bảo sự cân đối hợp lý giữa độ dài thời gian diễn biến câu chuyện, dung lượng và thời lượng của phim. Kết cấu của một bộ phim tài liệu bao gồm những phần sau: - Phần mở đầu: Còn gọi là phần giao đãi hay giới thiệu phải trả lời các câu hỏi: Ai? (nhân vật ấy là ai,lứa tuổi, giới tính, tiểu sử, nghề nghiệp..) Cái gì? (Sự kiện, sự việc chủ yếu trong kịch bản và phim) Ở đâu? (vị trí, địa điểm, vùng miền, quốc gia…) Bao giờ? (thời gian, thời điểm, thời kỳ lịch sử ..) Như thế nào? (nguyên nhân, diễn biến phát triển của câu chuyện, sự việc, sự kiện…). Phần này thường hết sức gắn gọn, tránh dài dòng, tai nạn, dẫn đến những việc khó thu hút sự chú ý của người xem. - Phần thắt nút: Đây là phần có nhiệm vụ rất quan trọng, tạo ra cái cớ, lý do cho hành động của các nhân vật. Ở phần này, trạng thái “tĩnh” giữa các nhân vật, sự kiện và sự việc bị phá vỡ; chuyển sang thế “động”. Nhân vật sẽ buộc phải hành động theo hướng mà cái thắt nút thắt lại, và nút thắt theo hướng nào, thì hành động của nhân vật đi theo hướng đấy. Phần thắt nút không nên ( và cũng không thể) kéo dài, vì nếu như vậy, nhân vật sẽ chưa thể hành động được ngày, gây cảm giác “giậm chân tại chỗ” khiến cho câu chuyện không thể phát triển được. Người ta gọi đó là “ngâm giấm tình huống”. - Phần phát triển và mở rộng: Mọi va chạm, mâu thuẫn xung đột… đều được lần lượt triển khai thông qua hành động và mối quan hệ giữa các nhân vật với các sự kiện, sự kiện và tình huống cụ thể, trong đó phương thức hành động đóng vai trò quyết định trong việc thể hiện tâm lý, tính cách, mục đích hành vi của nhân vật. Qua từng bước phát triển, sự va chạm, đụng độ giữa các nhân vật dẫn đến những quan hệ và xung đột mới, cốt chuyện nhờ vậy cũng được mở ra theo chiều rộng và bề sâu. Đối với một số thể phim tài liệu, không nhất thiết phải có xung đột mâu thuẫn cũng như cốt truyện, nhưng dù sao vấn đề này cũng rất quan trọng và qua đó, cho thấy tài năng sáng tạo của người nghệ sỹ, trình độ tay nghề và bản lĩnh của anh ta. Thông thường, đây là trường đoạn dài nhất và quan trọng nhất trong kịch bản nhiệm vụ và phim tài liệu. - Phần đỉnh điểm (cao trào): Ở phần này mọi mâu thuẫn và xung đột đều được đẩy lên mức độ rất cao, dẫn đến tình trạng “tức nước vỡ bờ”, đòi hỏi tác giả nhanh chóng tìm cách mở nút, kết thúc vấn đề. Lưu ý phân biệt phần đỉnh điểm này với những “cao trào” trong từng trường đoạn, sau đó được giải quyết ngay để lại bước sang một mâu thuẫn mới. Đây cũng là phần chứa đựng được mâu thuẫn chính, chiếm vị trí trung tâm trong tác phẩm. - Phần mở nút (kết thúc vấn đề): Là phần có ý nghĩa vô cùng quan trọng, tạo nên sự thành công của tác phẩm. Cho thấy một cách trọn vẹn tư tưởng chủ đề, những ý nghĩa, bài học rút ra từ tác phẩm,thái độ của tác giả. Có thể kết thúc một cách bất ngờ, trọn vẹn hay kết “lửng”; sử dụng lời bạt hay vĩ thanh… nhưng không được kéo dài, tránh gây sự nhàm chán hay cảm giác giáo huấn vụng về đối với người xem.
  8. • Về bố cục: - Cảnh quay (cadre): Đây là đơn vị cơ bản, quan trọng nhất trong kịch bản và phim, là một cú bấm máy liên tục tại một bối cảnh hay ngoại nhưng máy quay không thay đổi vị trí. Cảnh quay có thể bao hàm một nội dung trọn vẹn hoặc không, tạo nên đoạn và trường đoạn. - Đoạn (sèene): Gồm một hay nhiều cảnh quan hợp thành, chứa đựng một nội dung nhất định và bộ phận của câu chuyện, sự kiện hay vấn đề. Cảnh quay có thể diễn ra tại một bối cảnh nội hay ngoại, hoặc nội kết hợp ngoại, có sự chuyển dịch, thay đổi vị trí máy quay với những góc độ và động tác khác nhau, và tuân theo ý đồ sáng tạo nhất định. - Trường đoạn (épisode): Gồm một hay nhiều đoạn liên kết với nhau bởi đề tài, vấn đề và tư tưởng chủ đề chung của kịch bản và phim. Cảnh quay là một phần trọn vẹn, có ý nghĩa hoàn cảnh chỉnh và độc lập trong kịch bản và phim, có chức năng phát triển đề tài chung và tư tưởng chủ đạo, bao trùm của tác phẩm. • Các cách cấu tứ cho một bộ phim tài liệu truyền hình: - Kết cấu theo dòng chảy thời gian và sự kiện: Đây là hình thức phổ biến, quen thuộc nhất, hay được sử dụng nhất trong tất cả các loại phim tài liệu nói chung, vì dễ thực hiện và dễ đi sâu vào việc miêu tả, phân tích các sự việc, sự kiện và bản chất của vấn đề. Vai trò tác giả không lộ rõ trong cách cấu tứ này, nhờ vậy tính khách quan được đảm bảo cao hơn và người xem cũng dễ theo dõi tác phẩm hơn. - Câu chuyện được kể lại bằng hình ảnh (hồi tưởng): ( Cách kết cấu này thường được sử dụng trong các loại phim tài liệu chân dung,sự kiện hoặc vấn đề, trong đó nguyên cớ dẫn đến nội dung cần thể hiện đóng vai trò quan trọng. Với cách này, dòng chảy thời gian và sự kiện bị phá vỡ, nhờ vậy tính kịch được tăng thêm và ý nghĩa vấn đề có thể trở lên sâu sắc hơn,nhưng nếu không cẩn thận sẽ dễ làm cho câu chuyện bị rối, trở lên khó hiểu,nhất là trong những phim có nhiều nhân vật, với những hồi ức khác nhau. - Dùng người kể chuyện hoặc dẫn chuyện: Đây là cách kết cấu ít được sử dụng so với hai hình thức trên, nhưng nếu sử dụng tốt thì sẽ tạo nên được hiệu quả rất mạnh và sâu. Người dẫn chuyện có thể là nhân vật trong phim hoặc chính bản thân tác giả, đóng vai trò dẫn dắt, xuyên suốt toàn bộ nội dung tác phẩm, nhưng khác hẳn phim tài liệu chân dung, người dẫn chuyện không phải là nhân vật chính, với những nét độc đáo, tiêu biểu, điển hình mà chỉ tập hợp, tổ chức xâu chuỗi các sự kiện với nhau, theo quan điểm sáng tạo của tác giả. - Dựng lại tư liệu cũ theo luận đề mới.: Đây là hình thức ít được sử dụng hơn so với các hình thức kết cấu trên, bộc lộ rõ bản lĩnh, tư tưởng, lập trường tác gỉa, tài năng và tay nghề. Cách này đặc biệt thích hợp với các thể phim tài liệu chính luận (Chủ nghĩa phát xít thông thường, Phản bội, Cuộc chiến tranh Việt Nam – những hình ảnh chưa được công bố) Cũng giống như trong bất kỳ một tác phẩm văn chương hay phim truyện nào, kịch bản và phim tài liệu truyền hình cũng phải có đầy đủ yếu tố, gồm giới thiệu, thắt nút, phát triển, cao trào và mở nút. Nhưng việc sắp xếp, bố cục kịch bản và phim lại không nhất thiết phải tuân theo trình tự này mà phụ thuộc hoàn toàn vào ý đồ sáng tạo của tác giả. Việc cấu tứ cho một bộ phim phải được tiến hành ngay trong kịch bản cho đến từng góc quay, từng cảnh quay và cả bố cục ánh sáng. Tất cả đều phải có ý đồ của tác giả. Trong khi đó, đạo diễn phải chỉ đạo quay phim để tạo ra các điểm nhìn khác nhau. Với kĩ thuật hiện đai, những điểm nhìn này có thể được tạo ra một cách dinh động và đa dạng thông qua việc sử dụng ray, cẩu, trượt máy…. Do nhiệm vụ của từng trường đoạn khác nhau, nên độ dài ngắn cũng khác nhau. Và do đặc thù của phim tài liệu khác với phim truyện nên trên thực tế mỗi kịch bản hay bộ phim tài liệu không nhất thiết phải hộ đủ 5 trường đoạn mà vẫn có thể ít hơn hoặc nhiều hơn, nhưng trong phạm vi từng trường đoạn, lại hải có đủ 5 yếu tố trong kết cấu.
  9. Nhưng, một yếu tố nhất thiết luôn phải có đó là kịch tính, đó là việc tạo ra những mâu thuẫn, những yếu tố tương phản, đối lập nhau rồi từ từ giải quyết, như vậy mới thu hút khán giả. Bộ phim “Linh hồn Việt cộng” của Đạo diễn Minh Chuyên được cấu tứ theo kiểu kể chuyện lôi cuốn, đan xen những hình ảnh mới với tư liệu cũ thông qua các bức ảnh, thước phim tư liệu. 1. IV. CÔNG VIỆC CỦA MỘT ĐẠO DIỄN TRUYỀN HÌNH. 2. 1. Giai đoạn tiền kỳ. • Bước sáng tạo đầu tiên: Kịch bản. - Sau khi cầm trong tay ý tưởng, người đạo diễn sẽ cần có tư duy về hình ảnh để chuyển tải ý tưởng từ chữ sang hình, mà trước tiên là thông qua việc viết kịch bản hoặc đề cương kịch bản. - Theo cố Đạo diễn Lê Mạnh Thích: “Kịch bản phải rõ ràng về ý tưởng, câu chuyện dung dị, cách kể mạch lạc và làm người xem phải suy ngẫm. Bởi phim tài liệu chính là hiện thực cuộc sống, cho nên trong kịch bản phim tài liệu, hình tượng con người phải được đặt lên hàng đầu, các sự kiện trong kịch bản chỉ có một mục đích duy nhất là làm nổi bật hình tượng con người đó, để rồi cuối cùng, người xem thấy được vấn đề cuộc sống. Và, kịch bản tài liệu được viết ra không chỉ để đọc, mà còn là để làm được phim. Có nghĩa là, ta phải nhìn thấy hình ảnh trong đó”. - Đối với những người làm nghề về điện ảnh và truyền hình thì việc kể một câu chuyện bằng hình là vô cùng quan trọng. Không giống như văn học hay báo in là dùng chữ để truyền tải thông tin, với điện ảnh và truyền hình chúng ta cần thiết trước nhất là phải tập được lối tư duy kể chuyện bằng hình. - Bằng cử chỉ của nhân vật, bằng trạng thái tâm lý của nhân vật và bằng hành động của nhân vật, chúng ta cần thiết cho khán giả thấy được câu chuyện mà nhân vật đó đang trải qua để từ đó làm nổi bật lên ý đồ của đạo diễn. Và tất cả những điều đó phải được xây dựng ngay từ đầu thông qua kịch bản.
  10. - Đạo diễn cũng chính là người lập kế hoạch cho quá trình sản xuất tác phẩm, từ việc phân công công việc cho đến việc chọn bối cảnh, bố trí ánh sáng…. • Đạo diễn chỉ huy, chi phối các điểm nhìn. - Ngoài công việc cần chuyển ý tưởng từ chữ sang hình, người đạo diễn còn có một nhiệm vụ vô cùng quan trọng khác đó là dàn dựng trên hiện trường sao cho hình ảnh thu về được “sạch”, “rõ ràng” và đa dạng các điểm nhìn . - Thể hiện hình thức cho hình ảnh là người quay phim, còn thể hiện nội dung hình ảnh thì là người đạo diễn. Với mỗi một khuôn hình có được, người đạo diễn sẽ thể hiện thông điệp mình muốn truyền tải trong đó là gì. Chính vì vậy, trước khi thu hình người đạo diễn cần bàn bạc với quay phim sao cho khi ghi hình chúng ta sẽ có được những hình ảnh tốt nhất. - Trở lại công việc dàn dựng trên hiện trường của người đạo diễn, điều cần lưu ý là ở bất cứ thể loại nào cũng cần đến bàn tay dàn dựng của người đạo diễn. Từ dựng cảnh cho đến sắp xếp di chuyển của nhân vật, từ hành động cho đến diễn biến tâm lý của nhân vật … người đạo diễn luôn cần định hướng cho chính nhân vật trước khi được bấm máy. Sự hài hòa và ăn khớp giữa chuyển động của nhân vật với chuyển động của động tác máy sẽ tạo ra sự thống nhất trong khuôn hình. - Để có thể dàn dựng trên hiện trường, người đạo diễn cần nắm rõ được nội dung chủ đề mà mình đưa ra, cần hiểu được chính xác điều mình cần ở nhân vật là gì, cái gì phục vụ cho nhân vật của mình một cách tốt nhất… - Trong quá trình bấm máy, đạo diễn vẫn tiếp tục giữ vai trò như một nhạc trưởng của dàn nhạc, chỉ đạo quay phim có những cảnh quay, góc máy đẹp và đa dang để tạo ra nhiều điểm nhìn khác nhau. Điểm nhìn đó chính là điểm nhìn ngoài khách quan được tạo dựng thông qua các góc máy (thẳng, nghiêng, chếch, dưới lên, trên xuống); các cỡ cảnh (đặc tả, cận, trung, toàn)….Tất cả những điểm nhìn đó đều thể hiện ý đồ của tác giả. +, Góc máy là góc nhìn từ máy quay với chiều sâu, chiều dài, chiều rộng cân xứng với vật hay hành động được quay. Góc nhìn từ máy quay không chỉ quyết định cái gì sẽ xuất hiện trong cảnh đó mà nói chung còn là cách khán giả sẽ nhìn sự việc – gần hay xa, từ trên xuống hay từ dưới lên, chủ quan hay khách quan…Do đó sự chọn góc quay không chỉ ảnh hưởng đến tiến độ câu truyện mà còn thể hiện chất lượng thẩm mỹ của cảnh quay và quan điểm tâm lý của khán giả. × Góc ngang ( vừa tầm mắt ) để diễn tả cảnh giống như thật nhưng ít kịch tính. Vì hướng nhìn bình thường nên cảnh quay góc ngang thường được sử dụng để tạo nên tình huống và chuẩn bị cho khán giả một cảnh liên quan. × Góc máy từ trên cao xuống có thể cho phép đạo diễn có cái nhìn bao trùm hết mặt đất và hành động trong chiều sâu. Cảnh như vậy cũng sẽ có khuynh hướng làm chậm hành động lại và giảm bớt độ cao của sự vật hay nhân. Nét đặc trưng cuối cùng này có thể gây ra nhiều hiệu quả tâm lý phụ, ví dụ như cho khán giả cảm giác mạnh mẽ hơn nhân vật trên màn ảnh hay ngụ ý hạ thấp tầm quan trong của bất cứ nhân vật nào với những người hoặc khung cảnh xung quanh. × Góc chếch từ dưới lên làm cho đối tượng trở nên to lớn, vĩ đại. × Sự đa dạng trong các góc quay là vô tận. Không có luật lệ nào về chuyện phải sử dụng góc quay nhất định cho một cảnh nào đó. Góc ngang, góc cao và góc thấp chỉ là những nhóm chính, như là cách quay cạnh ( thêm một chiều nữa cho sự vật ), góc Hà Lan / khung nghiêng ( nhìn sự vật trong cái nhìn nghiêng hiệu quả cao ) và rất nhiều góc quay khác. +, Chuyển động máy quay là sự di chuyển ngang, dọc, theo đường ray ( sự chuyển động của máy quay trên một đường ray ngắn đặt sẵn quay theo vật thể di chuyển ) và phóng to thu nhỏ. Theo quy định, một nhà quay phim sẽ chạy máy quay ở vị trí nhất định trong một thời gian ngắn trước khi bắt đầu chuyển động, và đứng im một lần nữa
  11. sau khi hoàn tất chuyển động. Luật lệ này không chỉ giúp cho hình ảnh chuyển động uyển chuyển mà còn cho phép biên tập viên có sự lựa chọn giữa cảnh tĩnh và cảnh động khi đang chỉnh sửa phim. - Chính vì có vai trò quan trọng như vậy trong việc tạo ra và điểm phối điểm nhìn trong tác phẩm nên đạo diễn có quyền hướng người xem theo dõi tác phẩm của mình. Cái thành công của tác giả là tạo ra những hình ảnh độc đáo nhưng cũng thỏa loàng mong đợi của người xem. - Một đạo diễn tốt không chỉ giỏi trong chuyên môn mà phải giỏi cả trong công tác tổ chức sản xuất. Người đạo diễn cần nắm bắt được tổng thể công việc để có thể phân công công việc đúng người đúng lúc, cần hiểu rõ nhiệm vụ của từng khâu để từ đó có được những bộ phận làm việc hiệu quả nhất. Bởi lẽ khi ra đến hiện trường nếu các khâu làm việc không ăn khớp thì tiến độ công việc sẽ bị trì trệ và ảnh hưởng trực tiếp đến tác phẩm. Chính vì vậy mà không quá khi nói rằng đạo diễn chính là vị thuyền trưởng mẫu mực lèo lái con thuyền để đi đến thành công. 1. 2. Giai đoạn hậu kì. • Đạo diễn chỉ đạo kỹ thuật dựng hình. - Sau khi đã làm việc với toàn bộ đoàn làm phim ở trường quay, đạo diễn cùng với người kĩ thuật dựng phim và biên tập phim sẽ ngồi lại cùng nhau để hoàn thiện nốt những khâu cuối cùng: tráng phim, chỉnh sửa, sắp xếp lại các cảnh, điều chỉnh màu sắc hình nét, thực hiện các khâu hiệu ứng, kỹ xảo… - Đây là lúc đạo diễn sáng tạo lần thứ hai, thậm chí là lần thứ 3, thứ 4. Bởi lẽ, khi viết kịch bản để hiện thực hóa ý tưởng đã là một lần sáng tạo, đến khi bấm máy quay cũng là lúc đạo diễn không ngừng suy nghĩ để chỉ đạo quay phim có những cảnh quay đẹp, ý nghĩa mà đầy tính nghệ thuật. Và cho đến khi đóng máy, với những cảnh quay có được, đạo diễn chỉ đạo kĩ thuật dựng cách xử lý câu dựng, sử dụng kĩ xảo cho hợp lý. - Tùy từng tiết tấu, tình tiết câu chuyện, từng vấn đề mà có cách sắp xếp hình ảnh thành những câu dựng khác nhau. Thường là toàn cảnh, trung cảnh, cận cảnh rồi lại ra toàn cảnh. Nhưng trong rất nhiều trường hợp, rất cần sự đảo câu hình ảnh để tạo ra hiệu ứng cao. Cũng như 7 nốt nhạc, không phải bản nhạc nào cũng bắt đầu bằng nốt đô và kết thúc bằng nốt si, cách sắp xếp các nốt nhạc đó trong mỗi bản nhạc cũng không giống nhau. Chính vì vậy, việc sắp xếp cảnh này gần cảnh này, chỗ này dung hiệu ứng chồng mờ, chỗ kia dùng thủ pháp cắt tiếp là do sự chỉ đạo của đạo diễn và cũng mang ý đồ của người đạo diễn. - Đạo diễn cũng bằng sự sáng tạo của mình, dựa trên kịch bản và các cảnh quay đã có mà chỉ đạo việc sắp xếp các phân đoạn, trường đoạn phù hợp, nối tiếp nhau. Và để đỡ mất thời gian cho khâu hậu kì này, đạo diễn nên có ý thực dựng phim ngay trong lúc ghi hình. Nghĩa là lúc chỉ đạo quay phim tạo ra các điểm nhìn cũng là lúc hình dung trong đầu cách sắp xếp các hình ảnh đó. • Đạo diễn xử lý âm thanh, tiếng động, âm nhạc trong phim. - Bên cạnh việc chỉ đạo khâu dựng hình thì đạo diễn cũng chính là người trực tiếp chỉ đạo việc lựa chọn và biên tập, xử lý âm thanh trong phim. Tất cả các loại âm thanh đều phải được xây dựng soa cho hài hòa, đạt hiệu quả thông tin và biểu cảm cao nhất cho tác phẩm. Âm thanh chính là phương thức thứ hai sau hình ảnh thể hiện nội dung, tư tưởng chủ đề của tác phẩm cũng như tài năng của người đạo diễn. - Âm thanh trong một bộ phim bao gồm ba thành phần là: tiếng động, lời thoại và âm nhạc. Để làm được một bộ phim có âm thanh hay thì tiếng động phải sống động và chân thực, lời thoại phải có “duyên”, không thừa, không thiếu, phần âm nhạc phải rất tinh tế phù hợp với từng cảnh, từng đoạn phim, chất lượng thu âm phải tốt, sự hòa âm phải rất khéo. Để thực hiện được hết những cái “phải” như trên là điều không đơn giản. Nếu dễ dàng thì có lẽ đã có hàng lố các phim đã gặt hái được các giải thưởng điện ảnh cao quý như giải Oscar, giải Canner…
  12. +, Đầu tiên là yếu tố tiếng động. Tiếng động chia làm hai loại là tiếng động thật và tiếng động giả. Tiếng động thật là những âm thanh thu được trực tiếp tại hiện trường, được để thành một file tiếng riêng. File này rất quan trọng để làm hậu kỳ, nó giúp cho những đạo diễn âm thanh, kỹ thuật viên âm thanh, nhạc sĩ….. hình dung ra “môi trường” hay “không khí” trong cảnh phim đó để chỉnh sửa, làm tiếng động giả và sáng tác nhạc phim …Để có được những tiếng động chân thật và rõ ràng, ngay trong khi bấm máy, người đạo diễn phải hết sực tinh tế và sắc sảo trong việc thu lại những tiếng động thật. Tiếng động giả là những tiếng động nhân tạo được tạo ra trong quá trình xử lý hậu kì, nhưng thường thì ở phim tài liệu rất ít khi xuất hiện loại tiếng động này. +, Yếu tố thứ hai là lời thoại, trong đó bao gồm lời phỏng vấn và lời bình. Lời phỏng vấn là lời được thu ngay trong quá trình ghi hình, còn lời bình là lời được thu trong quá trình xử lý hậu kì. Lời phỏng vấn phải rõ ràng, dễ nghe và thể hiện được ý đồ tác giả. Lời bình cũng phải phù hợp về giọng văn, về người thể hiện và đặc biệt là không nhắc lại những gì lời phỏng vấn đã nói. +, Âm nhạc trong phim được sử dụng phải phù hợp với chủ đề của tác phẩm và ý đồ nghệ thuật của tác giả. Có thể dùng những thủ thuật trong cách xử lý âm nhạc như: Dùng âm nhạc ngược chiều; tạo ra những khoảng lặng…. Những bộ phim ăn khách từ Oan hồn (Ghost), Titanic, Notting Hill hay những bộ phim kinh điển như Giai điệu âm nhạc (The Sound of music) kéo theo sự lên ngôi của các ca khúc trong phim và album nhạc phim. Nhạc phim là con dao tác động kép vừa hỗ trợ vừa nâng cao tính trữ tình, cảm xúc của bộ phim, mà nhờ vào đó, sức mạnh lan tỏa của điện ảnh càng được hâm nóng, trẻ hóa, vươn xa hơn. Từ vai trò là yếu tố phụ trợ trong phim, âm nhạc dần được phát triển, nâng cao vị thế, gây ảnh hưởng lớn tới hiệu quả chung của bộ phim : yếu tố cơ bản của phim, hỗ trợ cảm xúc cho nhân vật/phim/khán giả, tạo dấu ấn không phai, đưa phim ảnh lại gần cuộc sống. Vai trò của âm nhạc trong trường hợp này là thu hẹp khoảng cách giữa khán giả và phim, hỗ trợ cảm xúc cho khán giả. Nhờ bổ sung thêm chất liệu âm nhạc, đời sống nhân vật nói chung và trạng thái cảm xúc nói riêng trở nên sống động hơn, sâu hơn, hiện thực hơn. - Đạo diễn Trần Chí Kông từng phát biểu: “Có một đồng nghiệp nhiều kinh nghiệm nói: làm hậu kỳ một phim thì phần khó nhất là âm thanh chớ không phải là hình ảnh. Hình ảnh ta thấy được, dễ trao đổi góp ý. Còn âm thanh là thứ như là trừu tượng. Tôi đồng ý với nhận định ấy. Xem một cảnh phim không có âm thanh như nhìn một người chưa đủ y phục, chướng mắt. Khi điện ảnh định hình là một bộ môn nghệ thuật thì người ta đã đánh gía âm thanh là một trong ba ngôn ngữ cấu thành. Với phim tài liệu, với chức năng phản ảnh hiện thực đời sống thì âm thanh nhiều lúc có vai trò quan trọng hơn hình ảnh. Âm thanh cho ta một bầu không gian chân thực. Âm thanh phá vỡ 4 cạnh khung hình, vỡ người xem một thế giới rộng hơn. Âm thanh tạo một sự liên tưởng ý nhị”. - NSƯT đạo diễn Dư Kim Hoàng: “Phim tài liệu rất cần có những đường dây, cốt truyện, nhân vật, cũng có kịch tính, nhất là ánh sáng, âm thanh, lời bình và không thể thiếu được ngôn ngữ hình ảnh. Ngoài những yếu tố trên tôi rất quan tâm đến phần âm thanh trong phim tài liệu. Tại sao chúng ta không nghĩ đến việc mời nhạc sĩ chuyên sáng tác ca khúc, nhạc nền mới (như phim truyện), theo từng chủ đề cho phim tài liệu nhiều tập? Còn trong khi thực hiện phim cần thu lại trung thực âm thanh, tiếng động ngay tại hiện trường để khi hậu kỳ, sẽ là chất liệu sống sinh động luôn tạo nguồn cảm xúc khi dàn dựng, chứ xưa nay chúng ta quen với kiểu ráp nối vụn vặt (âm thanh, hình ảnh tư liệu), nên xảy ra sự trùng lặp, không ý nghĩa trong rất nhiều bộ phim”. - Theo các nhà làm phim của Viện Hàn lâm điện ảnh Mỹ thì trong một bộ phim, hình ảnh chiếm 85% còn âm thanh là 15%. Điện ảnh, truyền hình là môn nghệ thuật của hình ảnh, tuy nhiên vai trò của âm thanh là rất lớn. Nếu một bộ phim chỉ có hình ảnh thôi, thì dù rất tốt nhưng sức biểu cảm và ý đồ muốn truyền tải của đạo diễn tới khán giả chỉ đạt 85% mà thôi. Nhưng đôi khi, chỉ với 15% âm thanh lại có thể đem đến hiệu quả là 100% sức biểu cảm tới khán giả. Tại sao vậy? Bởi vì đặc điểm nhận thức của con người là: hình ảnh chỉ tác động gián tiếp tới cảm giác, cảm xúc của con người, còn âm thanh thì tác động trực tiếp tới chúng. Và hiệu quả tác động của âm thanh như thế nào phụ thuộc rất nhiều vào tài nghệ của người đạo diễn. - Gỉa sử như chúng ta ngồi trước tivi và làm một phép thử như sau: chúng ta đang xem một bộ phim đến đoạn có một tên giết người hàng loạt đang rình bắt và định sát hại một cô gái, cô gái đang sợ hãi chạy trốn trong
  13. một khu xưởng bỏ hoang, rất cũ kỹ, mục nát, tối tăm. Bất ngờ, tên sát nhân xuất hiện sau bức tường cũ, tóm được tóc cô gái. Nếu chỉ xem hình ảnh, hẳn là các bạn chỉ cảm thấy hồi hộp một chút, chú ý hơn một chút tới diễn biến phim. Nhưng khi chúng ta nghe thấy tiếng thở gấp gáp, tiếng bước chân chạy trốn vang lên trong khu xưởng vắng của cô gái, tiếng sột soạt rất nhẹ từ quần áo của tên sát nhân đang dõi theo con mồi, và tiếng hét bất thình lình của cô gái khi bị tóm được. Tất cả các âm thanh đó hòa trộn với phần âm nhạc là bộ dây chơi ở âm khu trầm, cộng với tiếng trống định âm cùng nhịp với bước chân chạy trốn của cô gái, một nét nhạc rất ngắn le lói, báo hiệu tên sát nhân xuất hiện, rồi một hợp âm nghịch có cường độ lớn đi kèm với cảnh cô gái bất ngờ bị tóm tóc thì cảm giác sợ hãi của cô gái đã lan truyền mạnh mẽ đến chúng ta. Cảm giác của người xem đẩy dần lên từ chỗ hồi hộp đến thót tim, rợn tóc gáy, tim đập nhanh, căng thẳng khi cô gái bất ngờ bị bắt. ð Điều mà âm thanh trong phim làm được là đã đưa được khán giả vào bối cảnh phim, làm cho nỗi sợ hãi của nhân vật như là của chính khán giả đang ngồi xem. Như vậy, âm thanh cùng với hình ảnh đã tạo ra kịch tính, tình huống cho tác phẩm. - Ví dụ trong bộ phim tài liệu “Hồ Chí Minh- chân dung một con người” của đạo diễn Bùi Đình Hạc. Một bộ phim tài liệu nổi tiếng về tấm gương Chủ Tịch Hồ Chí Minh- một con người suốt đời phấn đấu hy sinh vì sự nghiệp giải phóng dân tộc. Về tiếng động, tác giả triệt để sử dụng những tiếng động hiện trường như tiếng ếch nhái kêu, tiếng cá đớp thức ăn trên mặt nước, tiếng bước chân trong vườn, tiếng súng đạn, tiếng vỗ tay, lời Bác đọc Tuyên Ngôn Độc lập, đọc Lời kêu gọi Toàn quốc kháng chiến….Tất cả những âm thanh đó tạo cảm giác chân thực và sinh động cho người xem. Về âm nhạc, tùy vào từng trường đoạn mà tác giả sử dụng nhạc nền khác nhau. Những lúc kể về người, tác giả sử dụng một điệu dân ca của miền Trung ngọt ngào, sâu lắng. Còn ở các trường đoạn hào hùng có hình ảnh những đoàn quân đi, tác giả sử dụng các hành khúc nhịp nhàng tạo không khí sôi động. Còn những đoạn bi thương, đau khổ của dân tộc, và đặc biệt là lúc Người mất, tác giả sử dụng tiếng đàn bầu nỉ non, điều này khiến người xem không thể không rơi lệ.
  14. 1. V. ĐỂ CÓ MỘT BỘ PHIM TÀI LIỆU HẤP DẪN. 2. 1. Lời bình. - Lời bình và vai trò của lời bình trong phim tài liệu. Có người cho rằng: Trong một tác phẩm báo chí truyền hình, hình ảnh luôn là yếu tố quyết định. Tuy nhiên lời bình cũng có giá trị rất quan trọng nhằm nâng cao tầm giá trị của hình ảnh. Có những hình ảnh tưởng chừng như vô nghĩa nhưng khi xếp cạnh nhau và được móc nối, dẫn giải bằng các lời bình thì đã trở nên sống động, có sức thuyết phục, gây được ấn tượng đối với quần chúng. Đối với phim tài liệu, lời bình có vị trí vô cùng quan trọng, chỉ đứng sau phần hình ảnh. Trong một số trường hợp cụ thể còn thay thế hoặc vượt lên trên hình ảnh, làm rõ tư tưởng chủ đề của bộ phim hoặc những ý mà hình ảnh không nêu được hết như các số liệu, dữ liêu, sự việc… Lời bình góp phần phát hiện bản chất có ý nghĩa triết học của hiện tượng và sự kiện; nhấn mạnh ý nghĩa xã hội của vấn đề… qua việc kết hợp với các thủ pháp văn học như điệp từ, so sánh, đối chiếu, hô ứng… làm bật ra những ý nghĩa cần nêu. Lời bình chính là sự kết hợp hài hoà giữa hình thức và nội dung, phong cách và thể loại ngôn ngữ văn chương và báo chí, tạo nên hiệu quả nghệ thuật cho phim, đồng thời khắc phục, sửa chữa những sai sót khiếm khuyết (nếu có) từ các khâu khác.Nó có giá trị tương đối độc lập so với kịch bản và phim. Dùng để chuyển cảnh xâu chuỗi, gắn kết các nhân vật, sự việc, sự kiện.. tạo ra mạch chuyện và câu chuyện; Thể hiện thái độ lập trường tác giả. Giữa lời bình với hình ảnh có một mối quan hệ rất chặt chẽ. Một yêu cầu trong khi viết lời bình là hình ảnh và lời bình phải luôn đi kèm nhau (nghĩa là lời phải đi đôi với hình), tránh tình trạng lời bình không phù hợp hoặc không ăn nhập với hình ảnh (lời một đằng, hình một nẻo). Tuy nhiên, lời bình không phải là sự nhắc lại một cách đơn điệu những gì bản thân hình ảnh đã nói rồi mà phải là sự tự khẳng định, nâng tầm giá trị hình ảnh. Để có lời bình hay, trước khi viết cần phải xem kỹ những hình ảnh đã được Montage. Sau đó viết lần lượt cho từng đoạn nhỏ gắn chặt với hình ảnh. Không nên viết lời bình cho những đoạn hình quá dài vì dễ dẫn đến việc lời bình xa rời hình ảnh. Để viết lời bình sâu sắc, người viết phải có quá trính tích lũy kiến thức toàn diện về nhiều mặt trong tự nhiên, chính trị xã hội. Đặc biệt đối với các vấn đề, sự kiện có liên quan tới những điều mà bộ phim. Trong tin thời sự, phóng sự ngắn, lời của biên tập hoặc của phát thanh viên đọc theo hình ảnh thì gọi đó là đọc bản thuyết minh tân văn. Nhưng đối với phim tài liệu thì gọi là lời bình, vì sao vậy? Để trả lời cho câu hỏi này, chúng ta hãy xét tới sự tham gia của người viết đối với quá trình hình thành tác phẩm. Với các thể loại thông tấn (tin tức, phóng sự) thì tính thời sự, có nghĩa là nhanh nhạy, chính xác là ưu tiên hàng đầu. Phần lời mà phát thanh viên hoặc người dẫn chương trình đọc là sự thông báo tin tức đến khán giả, trong đó thường không hoặc rất ít sự bộc lộ cảm xúc, thái độ của người đọc. Điều này lại rất khác đối với phim tài liệu. Lời bình là một trong hai yếu tố quan trọng nhất đối với thể loại này bên cạnh hình ảnh. Lời bình không được trùng ý hoặc nhắc lại những điều đã nói trong phỏng vấn hoặc các lời phát biểu, cũng không viết lại những điều mà hình ảnh đã nói. Lời bình trong phim tài liệu là những câu văn nằm ngoài hình ảnh đã có, trên cả hình ảnh và chấp cách cho hình ảnh bay lên. Lời bình chứa đựng cách viết, lối tư duy. Trong các dòng lời bình phải thể hiện được khả năng định hướng cho công chúng, thể hiện được thái độ, quan điểm của tác giả.
  15. Chọn người thể hiện lời bình cũng phải có chất giọng phù hợp, cách đọc phù hợp với nội dung và tiết tấu, nhịp điệu của bộ phim. Đạo diễn phải là người gợi cho người đọc lời bình cảm xúc, hướng dẫn về âm sắc, âm lượng, từ đó góp phần nâng cao hiệu quả và sự hấp dẫn cho lời bình. Lời bình trong phim tài liệu có vai trò chấp cánh cho hình ảnh bay lên trên bầu trời ý tưởng và thẩm mĩ. Ví dụ, trong bộ phim tài liệu “Hồ Chí Minh- chân dung một con người” của đạo diễn Bùi Đình Hạc và Lê Mạnh Thích. Thể hiện lời bình là một giọng nữ ẫm áp, nhẹ nhàng và sâu lắng. Ở những đoạn trích lời nói của Chủ tịch Hồ Chí Minh lại được thể hiện bởi giọng nam trầm bổng, cuốn hút, âm vang. Đặc biệt, có những trường đoạn, hình ảnh không thể nào nói hết trọn vẹn ý đồ của tác giả, vì vậy lời bình đã phát huy tác dụng của mình. Ví dụ như ở đoạn Bác đến thăm quan chiến trường cũ của chiến tranh Thế giới thứ nhất ở Pháp có hình ảnh Người lấy bàn tay nhỏ bé của mình che nòng pháo. Ở đoạn này, đạo diễn đã để dừng và zoom rõ hình ảnh, còn lời bình thì có nội dung như sau: “Bờ biển miền bắc nước Pháp, nơi chiến trường cũ ác liệt của chiến tranh thế giới thứ nhất. Bàn tay Bác ném đi những trái mìn và bịt lại mọi nòng súng. Nhân dân ta chỉ muốn hòa bình” Lúc này, lời bình tuy rất ngắn gọn nhưng lại thể hiện một cách sâu sắc ý nghĩa của hình ảnh, thể hiện rõ tư tưởng của tác giả. - Khuynh hướng sử dụng lời bình trong phim tài liệu: +, Sử dụng lời bình một cách hạn chế, có chừng mực nhờ việc khai thác tối đa hiệu quả của hình ảnh; nâng thêm một nấc mới. Thích hợp với những bộ phim giàu chất liệu tạo hình và tư liệu. +, Sử dụng lời bình như một phương tiện biểu hiện chủ yếu của phim, nhất là trong những trường hợp phim bị thiếu hụt hình ảnh hoặc tư liệu vì một lý do nào đó. +, Hoàn toàn không sử dụng lời bình hoặc chỉ dùng rất ít, kết hợp với đối thoại hoặc độc thoại của nhân vật: xu hướng làm phim hiện đại, đòi hỏi thiết bị đồng bộ; tuy nhiên, dễ gây ra sự mù mờ khó hiểu hay ngược lại nhàm chán cho khán giả. - Lời bình trong phim tài liệu mang tầm của một tác phẩm văn học hoàn chỉnh, chính vì vậy người ta chỉ gọi là những người “thể hiện” lời bình chứ không ai gọi là “đọc” lời bình. 1. 2. Các thủ pháp, biện pháp nghệ thuật. • Phát hiện những chi tiết có thật. - Phim tài liệu là thể loại tác phẩm khai thác những câu chuyện thật, sự việc có thật trong cuộc sống. Sự thật đó có thể tìm thấy ở mọi khía cạnh, mọi lĩnh vực trong cuộc sống. Cái tài của người đạo diễn là biết phát hiện ra những sự thật đó và đưa chúng vào tác phẩm của mình, chuyển tải đến khán giả cái nhìn mới mẻ nhưng đầy tính chân thực, sống động. - Trong cuốn sách nghiên cứu điện ảnh đại cương, Andrew Britton cho rằng: “Trước hết, một bộ phim tài liệu có giá trị phải phản ánh được những góc cạnh khác nhau của sự thực, một sự thực không đơn giản như chúng ta nhìn thấy mà là một sự thực được đặt trong bối cảnh lịch sử, xã hội đã tạo ra chúng”. Bản thân sự kiện chỉ là nguyên liệu cho một bộ phim tài liệu chứ sự kiện không bao hàm trong nó một phim tài liệu. Bằng những thủ pháp làm phim đạo diễn tìm kiếm, lựa chọn những chi tiết đắt giá nhất, phục vụ tốt nhất tư tưởng chủ đề của mình để xây dựng tác phẩm tài liệu. - Cách đầu tiên để thu hút và thuyết phục khán giả là phải phát hiện và chuyển tải những chi tiết có thật. Cái đó không chỉ tăng tính hấp dẫn mà còn nuôi sống lâu dài một bộ phim tài liệu. - Bên cạnh đó, phải biết cách xây dựng hình tượng. Việc xây dựng hình tượng là thao tác không thể thiếu của một tác phẩm nghệ thuật. Phim tài liệu truyền hình trước hết là một thể loại của nghệ thuật điện ảnh. Nó mang trong mình đầy đủ những đặc tính của nghệ thuật thứ bảy. Cả phim truyện và phim tài liệu đều phản ánh thế giới hiện thực thông qua việc xây dựng hình tượng nghệ thuật. Phim truyện dùng diễn xuất của diễn viên trong những
  16. bối cảnh được dàn dựng theo chủ quan của đạo diễn để nói lên tư tưởng của tác phẩm. Còn trong phim tài liệu không có diễn xuất của diễn viên mà nó nói lên chủ đề tư tưởng thông qua những sự kiện, hiện tượng, những quá trình, những con người có thật trong đời sống. Nói cách khác, phim truyện là nghệ thuật chủ quan còn phim tài liệu là nghệ thuật khách quan. • Tạo yếu tố kịch tính. - Kịch tính là tính chất không thể thiếu trong bất cứ tác phẩm điện ảnh và truyền hình nào, và nó cũng không phải là ngoại lệ đối với phim tài liệu truyền hình. Dù vấn đề có hay đến mấy, nóng hổi đến mấy nhưng người xem sẽ lập tức chuyển sang một kênh khác, một chương trình khác nếu như vấn đề đó cứ thể hiện một cách chậm rãi theo kiểu “ngâm giấm tình huống” mà không có kết cấu rõ ràng, không có tình huống tạo sự thu hut. - Kịch tính chính là phải có mở đầu, có tình huống, có cao trào, đỉnh điểm,( thắt nút) rồi sau đó là giải quyết vấn đề (mở nút), có vậy mới hấp dẫn người xem. - Kịch tính có thể được tạo ra chính bởi diễn biến câu chuyện. Nhưng nó cũng được tạo nên bằng cách sắp xếp hình ảnh, câu dựng, các điểm nhìn và cách sử dụng âm nhạc, tiếng động dưới sự chỉ đạo của đạo diễn. - Với tài năng và đầu óc sáng tạo logic của mình, đạo diễn phải tạo ra được một câu chuyện có vấn đề, có những đoạn, trường đoạn và những tình huống nhỏ để tạo thành câu chuyện lớn. - Có khi, kịch tính cũng được tạo ra bằng cách sắp xếp, dàn dựng. Nhưng cái dàn dựng đó phải dựa trên sự thật. Cái tà của đạo diễn là không để người xem nhìn thấy bàn tay với sự sắp đặt của mình. - Kết hợp được tất cả các yếu tố đó thì chắc chắn sẽ có một bộ phim tài liệu hấp dẫn và lôi cuốn người xem. • Sử dụng các phương pháp khai thác chất liệu. - Phương pháp trực tiếp: Đây là phương pháp ra đời sớm nhất, được sử dụng nhiều nhất trong tất cả các thể loại và các loại phim nói chung, kể cả phim tài liệu truyền hình, đảm bảo tính chân thực cao nhờ việc ghi lại những hình ảnh người thật, việc thật đang diễn ra trong cuộc sống. - Phương pháp gián tiếp: Thông qua tĩnh vật (thư từ, nhật ký, ảnh chụp, hiện vật…) thường hay được sử dụng kết hợp với phương pháp trực tiếp; đặc biệt khi cần thể hiện những sự kiện hoặc vấn đề đã qua; quá khứ của nhân vật hoặc những người đã quá cố. Các chi tiết, hiện vật, tĩnh vật… phải được cân nhắc, lựa chọn và sử dụng một cách hạn chế, tránh cảm giác thiếu chân thực hay lạm dụng, dẫn đến việc giảm bớt tính thuyết phục người xem. - Dựng các tư liệu cũ: Sử dụng tư liệu cũ từ nhiều nguồn khác nhau (gồm phim thời sự, tư liệu, ảnh chụp..) theo quan điểm riêng của tác giả, kết hợp với lời bình được viết lại, tạo nên một ý nghĩa hoàn toàn mới, ngược lại ý nghĩa ban đầu của tư liệu. 1. C. KẾT LUẬN.
  17. Nghề đạo diễn là một nghề mở. Ai cũng có thể trở thành đạo diễn, tuỳ theo mức độ và quy mô của bộ phim, chương trình mà người đó muốn thực hiện. Ít khi năng lực đạo diễn được đo qua bằng cấp. Bằng chứng duy nhất cho sự tài giỏi của một đạo diễn, không gì khác, chính là tác phẩm của anh ta. Đây là một nghề bị chi phối nhiều bởi yếu tố năng khiếu và tư chất, thông qua sự rèn luyện của cá nhân. Không phải lúc nào cũng có người phân công bạn làm đạo diễn một bộ phim nào đó mà chủ yếu là do chính bạn muốn được làm một bộ phim, chính bạn đưa ra (hoặc tìm kiếm) ý tưởng, chủ động (hoặc được trợ giúp) về nguồn tài chính. Phim tài liệu ra đời do nhu cầu ghi nhận hiện thực cuộc sống xung quanh mình bằng những hình ảnh về con người, sự việc, sự kiện có thực trong quá trình phát triển, phim tài liệu ngày càng chứng tỏ được sức mạnh của nó và trở thành một thể loại không thể thiếu trong đời sống điện ảnh và truyền hình hiện đại. Vì ra đời sau nên phim tài liệu truyền hình được thừa hưởng rất nhiều từ thể loại phim tài liệu của điện ảnh. Nó thừa hưởng gần như toàn bộ hệ thống ngôn ngữ hình ảnh và âm thanh cùng với thủ pháp Montage của điện ảnh. Tuy nhiên, do những đặc trưng loại hình khác nhau mà hệ thống ngôn ngữ đó ở phim tài liệu truyền hình có điểm khác so với phim tài liệu điện ảnh. Những điểm khác đó là cỡ cảnh thích hợp với từng loại hình, kết cấu, độ dư thông tin, tính thời sự của đề tài. Do vậy, những người làm phim khi xây dựng tác phẩm tài liệu truyền hình cần chú ý tới những điểm khác biệt này để có thể cho ra đời những bộ phim truyền hình có giá trị. Người đạo diễn phim tài liệu không chỉ là một đạo diễn làm phim đơn thuần, mà còn mang phẩm chất của một nhà khoa học với tư duy sắc bén, cách tổ chức hợp lý, nhìn nhận vấn đề thấu suốt. Nói tóm lại, đạo diễn nói chung và đạo diễn phim tài liệu truyền hình nói riêng phải làm tốt công việc của mình. Đó là đưa ra các hình ảnh, âm thanh, tiếng động…chân thực về cuộc sống, con người, sự kiện, vụ việc, câu chuyện nào đó lên phim một cách sinh động. Đồng thời, phải biết sử dụng các thủ pháp nghệ thuật để dựng các âm thanh, hình ảnh đó thành một mạch truyện tự nhiên, hợp lý cùng với việc cấu tứ các phân đoạn, các trường đoạn mạch lạc. Bên cạnh đó, ít nhiều phải tạo ra kịch tính trong cách dựng để hấp dẫn người xem. Phim tài liệu còn phải thể hiện chức năng phân tích, so sánh, chứng minh và đặc biệt là chức năng bình luận và định hướng dư luận, dự báo tình hình, đảm bảo cho việc nhận thức, giáo dục, thẩm mỹ ở trình độ cao. Đạo diễn phim tài liệu cần một tư duy khách quan và khoa học. Công việc của họ là ghi lại một cách trung thực nhất những mặt khác nhau của cuộc sống tự nhiên và xã hội…Nguyên liệu làm phim của đạo diễn phim tài liệu là thực tế, hành trình của họ là hành trình khám phá, sản phẩm của họ là những góc nhìn độc đáo và chân thực về cuộc sống.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2