intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Dấu Hiệu Thần Kinh Khu Trú

Chia sẻ: Nguyen UYEN | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

865
lượt xem
51
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Các dấu hiệu thần kinh khu trú Là các dấu hiệu về nhận thức và hành vi gây ra bởi những tổn thương khu trú tại một vùng của hệ thần kinh trung ương. Những dấu hiệu này được các nhà thần kinh học diễn giải về mặt cơ chế bệnh lý như là một vấn đề khu trú hơn là lan toả. (Bệnh lý khu trú như u bướu hoặc nhồi máu não; bệnh lý lan toả như viêm não hoặc viêm màng não.)

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Dấu Hiệu Thần Kinh Khu Trú

  1. Dấu Hiệu Thần Kinh Khu Trú I- Các dấu hiệu thần kinh khu trú Là các dấu hiệu về nhận thức và hành vi gây ra bởi những tổn thương khu trú tại một vùng của hệ thần kinh trung ương. Những dấu hiệu này được các nhà thần kinh học diễn giải về mặt cơ chế bệnh lý như là một vấn đề khu trú hơn là lan toả. (Bệnh lý khu trú như u bướu hoặc nhồi máu não; bệnh lý lan toả như viêm não hoặc viêm màng não.) Các dấu hiệu thần kinh khu trú được phân nhóm như sau: 1. Dấu hiệu thuỳ trán (frontal lobe) 2. Dấu hiệu thuỳ đính (pariretal lobe) 3. Dấu hiệu thuỳ thái dương (temporal lobe) 4. Dấu hiệu thuỳ chẩm (occipital lobe)
  2. 5. Dấu hiệu tiểu não (cerebellum) 6. Dấu hiệu thân (cuống) não (brainstem) 7. Dấu hiệu tủy sống (spinal cord) II- Các Dấu Hiệu Thuỳ Trán Dấu hiệu thuỳ trán thường liên quan đến hệ vận động, bao gồm nhiều thể khiếm khuyết đặc trưng, tuỳ thuộc vào vị trí của thuỳ trán bị tổn thương: • Đi không vững • Cứng cơ, đề kháng với động tác thụ động ở các chi (tăng tr ương lực cơ =hypertonia) • Liệt một chi (monoparesis) hoặc liệt nửa người (hemiparesis) • Liệt đầu và liệt vận động mắt • Không thể diễn tả bằng ngôn ngữ, mất ngôn ngữ (Broca's aphasia) • Động kinh cục bộ có thể lan đến những vùng kế cận (Jacksonian seizure) • Động kinh cơn lớn
  3. • Các thay đổi về nhân cách như trạng thái giải ức chế (disinhibition), cười đùa không đúng lúc, thịnh nộ không lý do; mất sáng kiến và quan tâm, vô cảm, không nói và bất động, trì trệ. • Dấu hiệu "thoát ly thuỳ trán", ví dụ xuất hiện lại các phản xạ nguy ên thuỷ như phản xạ mũi, phản xạ nắm, và phản xạ bàn tay-cằm (palmar-mental reflex) • Mất khứu giác một bên (anosmia) III- Các Dấu Hiệu Thuỳ Đính Các dấu hiệu của thuỳ đính thường liên quan đến các cảm giác cơ thể, bao gồm: • Rối loạn cảm giác xúc giác • Rối loạn sự cảm nhận của cơ thể (proprioceptive), cảm giác về t ư thế (postural sensation) và cảm giác vận động thụ động • Các hội chứng xao lãng về giác quan và thị giác, mất khả năng chú ý về giác quan và không gian. Người bệnh có thể đi đến tình trạng chối bỏ sự tồn tại một chi của mình. • Mất khả năng đọc, viết và tính toán (dyslexia, dysgraphia, dyscalculia) • Mất khả năng tìm ra một vị trí địa lý xác định (geographical agnosia) • Mất khả năng xác định đồ vật dựa trên xúc giác (astereognosia)
  4. III Các Dấu Hiệu Thuỳ Thái Dương Các dấu hiệu thuỳ thái dương thường liên quan đến thính giác và trí nhớ, bao gồm: • Điếc không do tổn thương các cấu trúc ở tai, còn gọi là điếc vỏ não • Ù tai, ảo thính • Mất khả năng hiểu được âm nhạc và ngôn ngữ, được gọi là chứng mất ngôn ngữ giác quan (sensory aphasia=Wernicke's aphasia) • Mất trí nhớ (ảnh hưởng đến trí nhớ gần, trí nhớ xa hoặc cả hai) • Các rối loạn trí nhớ khác như hiện tượng déjà vu (đã thấy rồi) • Các ảo giác phức tạp và đa dạng • Các cơn động kinh cục bộ và phức tạp (động kinh thuỳ thái dương=temporal lobe epilepsy) IV- Các Dấu Hiệu Thuỳ Chẩm Các dấu hiệu của thuỳ chẩm thường liên quan đến thị giác và có thể bao gồm: • Mất thị giác hoàn toàn (mù do vỏ não) • Mất thị giác nhưng bệnh nhân lại phủ nhận là mình bị mất (hội chứng Anton)
  5. • Mất thị lực một bên thị trường ở cả hai mắt (bán manh cùng bên=homonymous hemianopsia) • Không nhận biết được bằng thị giác (visual agnosias), ví dụ, mất khả năng nhận biết các đồ vật quen thuộc, màu sắc hoặc khuôn mặt • Ảo thị (visual illusions) nh ư nhìn thấy mọi vật nhỏ hơn (micropsia) hoặc lớn hơn (macropsia) • Các ảo giác thị giác , biểu hiện bằng những h ình dạng cơ bản, như các hình dzích dzắc hoặc chớp sáng, ở một nửa của thị trường mỗi bên mắt. Ngược lại, các ảo giác thị giác của thuỳ thái dương có những dạng phức tạp, và chiếm toàn bộ thị trường. V- Các Dấu Hiệu của Tiểu Não Các dấu hiệu của tiểu não thường liên quan đến sự cân bằng và phối hợp động tác, có thể bao gồm: • Vận động vụng về và không chắc chắn ở thân mình và các chi (thất điều=ataxia) • Mất khả năng phối hợp các động tác tế nhị (run chủ ý=intention tremor), ví dụ động tác chỉ chệch ngón tay trong thử nghiệm chỉ mũi-ngón tay • Không thể thực hiện các động tác thay đổi nhanh (dysdiadochokinesis), ví dụ không thể úp và lật ngửa bàn tay thật nhanh
  6. • Xuất hiện dấu hiệu giật nhãn cầu không chủ động (nystagmus) VI- Các Dấu Hiệu của Thân Não (Cuống Não) Dấu hiệu của thân não có thể do các rối loạn đặc thù về giác quan và vận động, tuỳ theo dây thần kinh và các nhân thần kinh sọ não bị thương tổn. VII- Các Dấu Hiệu của Tuỷ Sống Các dấu hiệu của tuỷ sống thường biểu hiện bởi liệt cùng bên và mất cảm giác đau ở bên đối diện.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2