intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Để bé an tâm ngủ riêng

Chia sẻ: Be Bebu | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

77
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Lo lắng, bất an, mất tập trung là tâm lý của bé khi mới ngủ một mình. Dưới đây là vài gợi ý khuyến khích bé ngủ độc lập: 1. Loại bỏ mất tập trung Trong phòng của bé, tuyệt đối không đặt tivi, máy vi tính hay những thiết bị điện tử khác để tạo môi trường thuận lợi cho giấc ngủ của bé. “Xem tivi hoặc chơi video game hay ánh sáng hắt ra tù màn hình máy tính và truyền hình đều gây khó ngủ” - Judith Owens (tác giả cuốn sách Giấc ngủ trẻ em) cho biết. Phòng bé nên...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Để bé an tâm ngủ riêng

  1. Để bé an tâm ngủ riêng
  2. Lo lắng, bất an, mất tập trung là tâm lý của bé khi mới ngủ một mình. Dưới đây là vài gợi ý khuyến khích bé ngủ độc lập: 1. Loại bỏ mất tập trung Trong phòng của bé, tuyệt đối không đặt tivi, máy vi tính hay những thiết bị điện tử khác để tạo môi trường thuận lợi cho giấc ngủ của bé. “Xem tivi hoặc chơi video game hay ánh sáng hắt ra tù màn hình máy tính và truyền hình đều gây khó ngủ” - Judith Owens (tác giả cuốn sách Giấc ngủ trẻ em) cho biết. Phòng bé nên thắp đèn mờ, chẳng hạn đèn ngủ là thích hợp nhất.
  3. Trong phòng của bé, tuyệt đối không đặt tivi, máy vi tính 2. Thiết lập những thói quen hàng ngày Đánh răng, thay đồ ngủ, đi tè hoặc đọc một cuốn sách trước giờ đi ngủ mỗi ngày sẽ tạo thói quen tốt, khiến bé có cảm giác an toàn khi đi ngủ. “Những thói quen này giúp chuẩn bị tâm lý cho bé và giảm sự lo lắng khi đi ngủ ban đêm” – chuyên gia Judith nói. Nó còn giúp giảm căng thẳng và tạo ra một loạt các bước để bé dự đoán và luôn sẵn sàng tâm lý chào đón giờ ngủ. 3. Giảm thiểu sự có mặt của mẹ Bạn nên rời khỏi phòng trước khi bé ngủ thiếp đi vì như vậy bé sẽ không bị phụ thuộc vào sự hiện diện của cha mẹ. Khi bạn ở trong phòng của bé thì
  4. tránh nằm chung giường với con (nên ngồi đọc truyện) rồi sau đó, hôn tạm biệt chúc bé ngủ ngon. 4. Trấn an tâm lý bé Ngủ một mình luôn khiến bé bị ám ảnh bởi con quái vật dưới gầm giường, có thể khiến bé trằn trọc không thể ngủ nổi. Có thể làm dịu nỗi sợ hãi cho bé bằng các đồ vật an ủi như gấu bông, chăn hoặc thậm chí là một bể cá nhựa đồ chơi gần đó. “Hãy chỉ cho bé thấy một đồ vật hiện diện trong phòng làm bé yên tâm” – chuyên gia chia sẻ. Ngủ một mình luôn khiến bé bị ám ảnh bởi con quái vật dưới gầm giường 5. Kiểm tra giấc ngủ cho bé
  5. Nhiều bậc cha mẹ vì muốn tạo tâm lý an tâm cho bé nên hứa với bé là sẽ quay lại kiểm tra mọi thứ. Nếu bạn nói vậy thì nên giữ lời nhưng tránh vội vã quay lại ngay khi bạn vừa rời khỏi phòng của bé. Chuyên gia Judith gợi ý, cha mẹ nên bắt đầu kiểm tra sau khoảng 5-10 phút chờ đợi. Nếu bạn quay lại trước 5 phút, bé sẽ bị tỉnh táo. Nhưng nếu bạn chờ quá lâu, bé có thể trở nên lo lắng và bối rối, khiến tình hình càng tồi tệ thêm. 6. Hãy nhất quán Nếu bé bật khỏi giường và chạy lại chỗ bố mẹ vào ban đêm, nên cùng bé quay lại phòng riêng mà không tương tác gì nhiều. Đơn giản chỉ cần nói: “Bố mẹ ở đây thôi, con cứ yên tâm về phòng ngủ”. Điều quan trọng là nên nhất quát và cứng rắn mỗi khi bé choàng tỉnh và tìm mẹ. Nếu bạn không kiên định thì việc ngủ riêng của bé càng khó khăn và kéo dài hơn. 7. Khen thưởng hành vi tốt Và bỏ qua hành vi không mong muốn như bé khóc đòi ngủ chung. Sau một đêm bé ngủ riêng ngoan, bạn có thể để bé được tự chọn bữa sáng hay trang phục vào ngày hôm sau. “Điều này giúp bé hiểu ngủ ngoan sẽ được phần thưởng” – chuyên gia Judith nói.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2