intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Địa lí 10 năm 2022-2023 - Trường THPT Đức Trọng

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

14
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

"Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Địa lí 10 năm 2022-2023 - Trường THPT Đức Trọng" dành cho các em học sinh lớp 10 tham khảo, để hệ thống kiến thức học tập cũng như trau dồi kinh nghiệm làm bài thi. Hi vọng sẽ giúp các bạn đạt kết quả tốt trong kì thi.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Địa lí 10 năm 2022-2023 - Trường THPT Đức Trọng

  1. ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP GIỮA KÌ II MÔN: ĐỊA LÍ 10 Phần I: Trắc nghiệm BÀI 20. VAI TRÒ, ĐẶC ĐIỂM, CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ NÔNG NGHIỆP, LÂM NGHIỆP, THỦY SẢN Câu 1. Vai trò của sản xuất nông nghiệp không phải là A. cung cấp lương thực, thực phẩm cho con người. B. bảo đảm nguyên liệu cho công nghiệp thực phẩm. C. sản xuất ra những mặt hàng có giá trị xuất khẩu. D. cung cấp hầu hết tư liệu sản xuất cho các ngành. Câu 2. Tư liệu sản xuất chủ yếu và không thể thay thế của ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản là A. nguồn nước, khí hậu B. đất đai, mặt nước C. địa hình, cây trồng. D. sinh vật, địa hình. Câu 3. Nhân tố ảnh hưởng sâu sắc nhất đến tính mùa vụ trong sản xuất nông nghiệp là A. đất đai. B. khí hậu. C. địa hình. D. sinh vật. Câu 4. Nhân tố kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản là A. đất đai, địa hình. B. vốn đầu tư, thị trường. C. khí hậu, sinh vật. D. sinh vật, nguồn nước. Câu 5. Quy mô sản xuất nông nghiệp phụ thuộc chủ yếu vào A. chất lượng đất. B. diện tích đất. C. nguồn nước tưới. C. độ nhiệt ẩm. Câu 6. Nhân tố tạo ra nhiều giống mới, tăng năng suất, chất lượng nông nghiệp là A. dân cư – lao động. B. khoa học – công nghệ. C. địa hình, đất trồng. D. cơ sở hạ tầng, vật chất kĩ thuật. Câu 7. Đối tượng của sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản là A. máy móc và cây trồng . B. hàng tiêu dùng và vật nuôi C. cây trồng và vật nuôi. D. cây trồng và hàng tiêu dùng Câu 8. Ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản có vai trò A. khai thác tốt hơn các tài nguyên thiên nhiên đất nước. B. quan trọng giữ cân bằng sinh thái, bảo vệ môi trường. C. sản xuất khối lượng của cải vật chất rất lớn cho xã hội, D. thúc đẩy sự phát triển nhiều ngành kinh tế, tạo việc làm. Câu 9. Ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản có đặc điểm A. có tính chất tập trung cao độ. B. là ngành sản xuất phi vật chất. C. phụ thuộc vào các điều kiện tự nhiên. D. cung cấp tư liệu sản xuất cho nền kinh tế. Câu 10. Đặc điểm nào sâu đây không đúng với ngành nông nghiệp? A. Sản xuất có tính thời vụ, phân bố rộng. B. Cây trồng, vật nuôi là đối tượng lao động. C. Đất trồng là tư liệu sản xuất chủ yếu. D. Sản xuất không phụ thuộc vào tự nhiên. Câu 11. Lí do nào sau đây là quan trọng nhất làm cho các nước đang phát triển, đông dân coi đẩy mạnh nông nghiệp là nhiệm vụ chiến lược hàng đầu? A. đảm bảo lương thực, thực phẩm cho con người. B. cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp thực phẩm. C. sản xuất ra những mặt hàng có giá trị xuất khẩu. D. cung cấp hầu hết tư liệu sản xuất cho các ngành. Câu 12. Nhân tố nào làm giảm tính phụ thuộc vào tự nhiên của nông nghiệp? A. Quan hệ sở hữu ruộng đất B. Dân cư lao động C. Tiến bộ khoa học kỹ thuật D. Thị trường. BÀI 21. ĐỊA LÍ CÁC NGÀNH NÔNG NGHIỆP, LÂM NGHIỆP, THỦY SẢN Câu 1. Vai trò nào sau đây không đúng hoàn toàn với ngành trồng trọt? A. Cung cấp lương thực, thực phẩm cho con người. B. Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến. C. Cơ sở để phát triển chăn nuôi và nguồn xuất khẩu.
  2. D. Cơ sở để công nghiệp hoá và hiện đại hoá kinh tế. Câu 2. Cây lương thực bao gồm A. lúa gạo, lúa mì, ngô, kê. B. lúa gạo, lúa mì, ngô, lạc. C. lúa gạo, lúa mì, ngô, đậu. D. lúa gạo, lúa mì, ngô, mía. Câu 3. Đặc điểm sinh thái của cây lúa gạo là ưa khí hậu A. nóng, đất ẩm, nhiều mùn, dễ thoát nước. B. ấm, khô, đất đai màu mỡ, nhiều phân bón. C. nóng, ẩm, chân ruộng ngập nước, phù sa. D. nóng, thích nghi với sự dao động khí hậu. Câu 4. Cây nào sau đây được trồng nhiều ở vùng nhiệt đới gió mùa, cận nhiệt gió mùa? A. Ngô. B. Kê. C. Lúa mì. D. Lúa gạo. Câu 5. Phát biểu nào sau đây không đúng với đặc điểm của cây công nghiệp? A. Chủ yếu là nguyên liệu cho công nghiệp chế biến. B. Chỉ trồng ở những nơi có điều kiện thuận lợi nhất. C. Có những đòi hỏi đặc biệt về đặc điểm sinh thái. D. Trồng bất cứ đâu có dân cư và có đất trồng. Câu 6. Vai trò của cây công nghiệp đối với đời sống nhân dân là A. khai thác hiệu quả các tài nguyên. B. làm thay đổi phân công lao động. C. tạo ra nhiều việc làm mới, tăng thu nhập. D. thúc đẩy sự phát triển của nhiều ngành kinh tế. Câu 7. Nguồn thức ăn đối với chăn nuôi đóng vai trò A. cơ sở. B. quyết định. C. tiền đề. D. quan trọng. Câu 8. Loại vật nuôi nào sau đây thuộc gia súc lớn? A. Trâu. B. Lợn. C. Cừu. D. Dê. Câu 9. Loại vật nuôi phổ biến khắp nơi trên thế giới là A. Gà. B. Lợn. C. Cừu. D. Bò. Câu 10. Loại thực phẩm cung cấp nhiều chất đạm mà không gây béo phì cho con người là A. trứng, sữa. B. thịt trâu. C. thuỷ sản. D. lúa gạo. Câu 11. Vai trò quan trọng của rừng đối với môi trường là A. điều hòa lượng nước trên mặt đất. B. cung cấp lâm sản phục vụ sản xuất. C. cung cấp các dược liệu chữa bệnh. D. nguồn gen rất quý giá của tự nhiện. Câu 12. Vai trò quan trọng của rừng đối với sản xuất và đời sống là A. điều hòa lượng nước trên mặt đất. B. lá phổi xanh cân bằng sinh thái. C. cung cấp lâm, đặc sản, dược liệu. D. bảo vệ đất đai, chống xói mòn. Biểu hiện nào sau đây không đúng với vai trò của rừng đối với sản xuất? A. Cung cấp gỗ cho công nghiệp. B. Cung cấp nguyên liệu làm giấy. C. Cung cấp thực phẩm đặc sản. D. Cung cấp lâm sản cho xây dựng. Câu 13. Phát biểu nào sau đây không đúng với tình hình trồng rừng trên thế giới? A. Trồng rừng để tái tạo tài nguyên rừng. B. Trồng rừng góp phần bảo vệ môi trường. C. Diện tích trồng rừng ngày càng mở rộng. D. Chất lượng rừng trồng cao hơn tự nhiện. Câu 14. Những quốc gia nào sau đây có diện tích rừng trồng vào loại lớn nhất trên thế giới? A. Trung Quốc, Ấn Độ, LB Nga, Nhật Bản. B. Trung Quốc, Ấn Độ, LB Nga, Đan Mạch. C. Trung Quốc, Ấn Độ, LB Nga, Hoa Kì D. Trung Quốc, Ấn Độ, LB Nga, Bra-xin. Câu 15. Vai trò của ngành nuôi trồng thuỷ sản không phải là A. cung cấp nguồn đạm động vật bổ dưỡng cho con người. B. nguồn cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp thực phẩm. C. tạo ra các mặt hàng xuất khẩu có giá trị như tôm, cua, cá. D. cơ sở đảm bảo an ninh lương thực bền vững của quốc gia. Câu 16. Phát biểu nào sau đây không đúng với sự phát triển của ngành thuỷ sản hiện nay? A. Sản lượng thuỷ sản nuôi trồng thế giới tăng chậm. B. Ngày càng phổ biến nuôi thuỷ sản nước lợ, nước mặn. C. Nuôi nhiều loài có giá trị kinh tế, thực phẩm cao cấp.
  3. D. Áp dụng khoa học công nghệ trong sản xuất mang lại hiệu quả cao. Câu 17. Những nước nào sau đây có ngành nuôi trồng thuỷ sản phát triển? A. Trung Quốc, Ấn Độ, In – đô – nê – xi – a, Việt Nam. B. Trung Quốc, các nước Đông Nam Á, Đức. C. Hoa Kì, Ca-na- đa, Hàn Quốc, Cam-pu-chia. D. Hoa Kì, Ca-na-đa, Nhật Bản, Ô-xtrây-li-a. BÀI 22. TỔ CHỨC LÃNH THỔ NÔNG NGHIỆP Câu 1. Vai trò của tổ chức lãnh thổ nông nghiệp là A. gắn với thị trường các địa phương và các vùng. B. thúc đẩy chuyên môn hóa trong nông nghiệp. C. tạo việc làm, tăng thêm thu nhập cho lao động. D. đẩy mạnh công nghiệp chế biến, tăng xuất khẩu. Câu 2. Hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp không phải là A. vùng nông nghiệp. B. thể tổng hợp nông nghiệp. C. trung tâm nông nghiệp. D. hợp tác xã nông nghiệp. Câu 3. Định hướng phát triển nông nghiệp trong tương lai là A. thích ứng biến đổi khí hậu và phát triển bền vững. B. gắn với thị trường giữa các địa phương và các vùng. C. tạo việc làm, tăng thêm thu nhập cho người lao động. D. đẩy mạnh công nghiệp chế biến, đẩy mạnh xuất khẩu. Câu 4. Nền nông nghiệp hiện đại ra đời không thể hiện ở lĩnh vực nào sau đây? A. Cơ giới hóa và tự động hóa trong sản xuất, chế biến. B. Ứng dụng công nghệ số để quản lí dữ liệu, điều hành. C. Phương thức canh tác nông nghiệp không cần đất đai. D. Ứng dụng công nghệ năng lượng trong sản xuất, bảo quản. Câu 5. Nền nông nghiệp hiện đại ra đời nhằm mục đích nào sau đây? A. Khắc phục những khó khăn trong sản xuất. B. Tạo ra số lượng nông sản ngày càng lớn hơn. C. Loại bỏ ảnh hưởng của tự nhiên với sản xuất. D. Hình thành các vùng quảng canh rộng lớn. Câu 6. Mục đích chủ yếu của trang trại là A. sản xuất nông phẩm hàng hoá theo nhu cầu của thị trường. B. phát triển sản xuất nông nghiệp ở quy mô diện tích rộng. C. đẩy mạnh cách thức tổ chức và quản lí sản xuất tiến bộ. D. sản xuất theo hướng chuyên môn hoá và thâm canh sâu. Câu 7. Hình thức tố chức lãnh thô nông nghiệp nào sau đây gắn liền với quá trình công nghiệp hoá? A. Hộ gia đình. B. Hợp tác xã. C. Trang trại. D. Vùng nông nghiệp. Phần II: Kĩ năng làm việc với bảng số liệu và biểu đồ Câu 1. Cho bảng số liệu: SẢN LƯỢNG LƯƠNG THỰC CỦA THẾ GIỚI, THỜI KÌ 1950 - 2019 Năm 1950 1970 1980 1990 2000 2010 2019 Sản lượng (triệu tấn) 676,0 1213,0 1561,0 1950,0 2060,0 2476,4 2964,4 Theo bảng số liệu, nhận xét nào sau đây đúng nhất về sản lượng lương thực của thế giới thời kì 1950 - 2019? A. Sản lượng lương thực tăng không ổn định B. Sản lượng lương thực giảm dần. C. Sản lượng lương thực tăng liên tục. D. Sản lượng lương thực luôn biến động. Câu 2. Cho bảng số liệu: Sản lượng nuôi trồng thuỷ sản trên thế giới năm 2019. Đơn vị: Nghìn tấn. Theo khu Theo đối tượng nuôi Tổng vực nuôi Nước lợ, Tôm, Loài Nước ngọt Cá Nhuyễn thể mặn cua khác 82 095 51 339 30 756 54 279 9 387 17 511 918
  4. Theo bảng số liệu, nhận xét nào sau đây không đúng về nuôi trồng thuỷ sản trên thê giới năm 2019? A. Thuỷ sản nước ngọt lớn hơn nước lợ, mặn B. Sản lượng cá nuôi lớn hơn nuôi tôm và cua. C. Sản lượng nuôi các loại nhuyễn thể lớn nhất D. Sản lượng tôm, cua nuôi nhỏ hơn nhuyễn thể. Câu 3. Cho bảng số liệu: Dân số và sản lượng lương thực thế giới giai đoạn 2000 – 2019. Năm 2000 2005 2010 2015 2019 Dân số thế giới (Triệu người) 6049,2 6541,9 6960,4 7340,5 7627,0 Sản lượng lương thực (Triệu tấn) 2060,0 2114,0 2476,4 2550,9 2964,4 Theo bảng số liệu, để thể hiện qui mô dân số và sản lượng lương thực thế giới giai đoạn 2000 – 2019, biểu đồ nào sau đây thích hợp nhất? A. Miền. B. Kết hợp. C. Đường. D. Tròn. Câu 86. Cho bảng số liệu: Dân số và sản lượng lương thực thế giới giai đoạn 2000 – 2019. Năm 2000 2005 2010 2015 2019 Dân số thế giới (Triệu người) 6049,2 6541,9 6960,4 7340,5 7627,0 Sản lượng lương thực (Triệu tấn) 2060,0 2114,0 2476,4 2550,9 2964,4 Theo bảng số liệu, để thể hiện bình quân sản lượng lương thực theo đầu người trên thế giới giai đoạn 2000 – 2019, biểu đồ nào sau đây thích hợp nhất? A. Miền. B. Cột. C. Đường. D. Tròn. Câu 4. Cho bảng số liệu: Sản lượng gỗ tròn của thế giới, giai đoạn 1980 – 2019. (Đơn vị: triệu m3) Năm 1980 1990 2000 2010 2019 Sản lượng lương thực 3129 3542 3484 3587 3964 Theo bảng số liệu, để thể hiện sản lượng gỗ tròn trên thế giới giai đoạn 1980 – 2019, biểu đồ nào sau đây thích hợp nhất? A. Miền. B. Cột. C. Đường. D. Tròn. Câu 5. Cho bảng số liệu: Sản lượng lương thực của thế giới, năm 2000 và 2019. (Đơn vị: triệu tấn) Loại cây 2000 2019 Lúa gạo 598,7 755,5 Lúa mì 585,0 765,8 Ngô 592,0 1148,5 Cây lương thực khác 283,0 406,1 Theo bảng số liệu, để thể hiện qui mô và cơ cấu sản lượng lương thực trên thế giới năm 2000 và 2019, biểu đồ nào sau đây thích hợp nhất? A. Miền. B. Cột. C. Đường. D. Tròn. Câu 6. Cho bảng số liệu: TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN NUÔI TRỒNG THỦY SẢN NƯỚC TA GIAI ĐOẠN 2010 – 2018 Năm 2010 2014 2015 2018 Diện tích nuôi trồng (nghìn ha) 1053 1056 1057 1127 Sản lượng nuôi trồng (nghìn tấn) 2728 3413 3532 4163 (Nguồn: Niên giàm thống kê Việt Nam 2018, NXB Thống kê, 2019) a. Vẽ biểu đồ kết hợp cột đường để thể hiện tình hình nuôi trồng thủy sản của nước ta giai đoạn 2010 - 2018. b. Nhận xét tình hình nuôi trồng thủy sản của nước ta giai đoạn 2010 -2018. Câu 7. Cho bảng số liệu: SẢN LƯỢNG THỦY SẢN KHAI THÁC VÀ NUÔI TRỒNG CỦA NƯỚC TA GIAI ĐOẠN 2000 – 2018 (Đơn vị: nghìn tấn) Năm Tổng cộng Khai thác Nuôi trồng 2000 2250,5 1660,9 589,6 2009 4870,3 2280,5 2589,8 2015 6582,1 3049,9 3532,2 2017 7313,4 3420,5 3892,9 2018 7769,1 3606,3 4162,8 (Nguồn: Niên giàm thống kê Việt Nam 2018, NXB Thống kê, 2019)
  5. a. Vẽ biểu đồ miền thể hiện sự thay đổi cơ cấu sản lượng thủy sản của nước ta giai đoạn 2000 – 2018. b. Nhận xét sự thay đổi cơ cấu sản lượng thủy sản của nước ta giai đoạn 2000 – 2018. Phần III: Câu hỏi tự luận Câu 1: Tây Nguyên là vùng có diện tích và sản lượng cà phê lớn nhất nước ta. Tại sao Tây Nguyên trồng được loại cây này? Câu 2: Việt Nam là một trong những quốc gia có sản lượng gạo xuất khẩu lớn trên thế giới. Giải thích. Câu 3: Việt Nam là một trong những quốc gia nuôi trồng nhiều thủy sản trên thế giới. Giải thích. Câu 4: Bác Hồ đã từng nói “nước ta có rừng vàng, biển bạc”. Nhận định này còn đúng với rừng của nước ta hiện nay không? Giải thích.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2