intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Địa lí lớp 9 năm 2022-2023 - Trường THCS Phước Hưng

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

4
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhằm giúp các bạn làm tốt các bài tập, đồng thời các bạn sẽ không bị bỡ ngỡ với các dạng bài tập chưa từng gặp, hãy tham khảo “Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Địa lí lớp 9 năm 2022-2023 - Trường THCS Phước Hưng” dưới đây để tích lũy kinh nghiệm giải bài tập trước kì thi nhé!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Địa lí lớp 9 năm 2022-2023 - Trường THCS Phước Hưng

  1. TRƯỜNG THCS PHƯỚC HƯNG ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II (NH 2022-2023) MÔN : ĐỊA LÍ LỚP 9 I.Trắc nghiệm: Hãy chọn đáp án đúng nhất cho các câu đưới đây: Câu 1. Đặc điểm dân cư - xã hội nào không đúng với Đông Nam Bộ ? a. Là vùng có số đông dân. b. Người dân năng động, sáng tạo. c. Có nhiều di tích lịch sử, văn hóa. d. Mật độ dân số cao nhất cả nước. Câu 2. Vị trí địa lí vùng Đông Nam Bộ không giáp với vùng: a. Tây Nguyên. b. Duyên hải Nam Trung Bộ. c. Đồng bằng sông Cửu Long. d. Đồng bằng sông Hồng. Câu 3. Vai trò chủ yếu của hồ Dầu Tiếng, hồ Trị An đối với của vùng Đông Nam Bộ là a. du lịch sinh thái. b. phát triển giao thông. c. nuôi trồng thủy sản nước mặn. d. cung cấp nước tưới, thủy điện. Câu 4. Loại khoáng sản chủ yếu ở Đông Nam Bộ là: a. dầu khí. b. cao lanh. c. bô xít. d. than. Câu 5. Vấn đề cần được quan tâm nhất hiện nay ở Đông Nam Bộ là a. thu nhập thấp. b. cơ sở hạ tầng. c. ô nhiễm môi trường. d. đất nhiễm mặn, phèn. Câu 6. Trong cơ cấu GDP của Đông Nam Bộ khu vực kinh tế nào chiếm tỉ trọng lớn nhất ? a. Nông, lâm, ngư nghiệp. b. Dịch vụ. c. Công nghiệp xây dựng. d. Khai thác dầu khí. Câu 7. Tỉnh nào dưới đây thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long? a. Bình Dương. b. Long An. c. Bình Thuận. d. Tây Ninh. Câu 8. Ngành công nghiệp chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp của vùng Đồng bằng sông Cửu Long là a. chế biến lương thực thực phẩm. b. sản xuất hàng tiêu dùng. c. sản xuất vật liệu xây dựng. d. cơ khí nông nghiệp. Câu 9. Huyện đảo nào sau đây thuộc tỉnh Kiên Giang? a. Phú Quốc. b. Cát Hải. c. Phú Quý. d. Lí Sơn. Câu 10. Nhận định nào sau đây không đúng với sản xuất lúa ở đồng bằng sông Cửu Long? a. Chiếm hơn 50% diện tích, sản lượng lúa cả nước. b. Có năng suất và sản lượng lúa cao nhất cả nước. c. Có nhiều tỉnh đạt sản lượng trên 1,0 triệu tấn/năm. d. Cung cấp phần lớn sản lượng gạo xuất khẩu nước ta. Câu 11. Khó khăn lớn nhất về tự nhiên ở Đồng bằng sông Cửu Long là a. mùa khô thường xảy ra cháy rừng. b. tài nguyên khoáng sản hạn chế. c. ngập lụt trên diện rộng vào mùa mưa. d. diện tích đất nhiễm phèn, mặn lớn. Câu 12. Khí hậu của vùng Đồng bằng sông Cửu Long thể hiện rõ tính chất nào sau đây? a. Xích đạo. b. Ôn đới. c. Cận nhiệt đới. d. Cận xích đạo. II. TỰ LUẬN Câu 1 a.Nêu đặc điểm, thuận lợi, khó khăn của điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên vùng Đông Nam Bộ. - Đặc điểm: độ cao địa hình giảm dần từ tây bắc xuống đông nam, giàu tài nguyên -Thuận lợi: Nhiều tài nguyên để phát triển kinh tế : đất badan, khí hậu cận xích đạo, biển nhiều hải sản, nhiều dầu khí ở thềm lục địa… - Khó khăn: Đất liền ít khoáng sản. Nguy cơ ô nhiễm môi trường
  2. b. Vì sao cây cao su lại được trồng chủ yếu ở Đông Nam Bộ? Cây cao su được trồng chủ yếu ở Đông Nam Bộ, vì Đông Nam Bộ có 1 số lợi thế đặc biệt cho trồng cây cao su: - Đất đai: (đất xám, đất đỏ badan) có diện tích rộng. - Khí hậu cận xích đạo nóng quanh năm. Ít bão và gió mạnh là thuận lợi cho cây cao su ( cây không ưa gió mạnh). - Cây cao su được trồng ở Đông Nam Bộ từ đầu thế kỉ trước; người dân có kinh nghiệm trồng và lấy mủ cao su đúng kĩ thuật. - Có nhiều cơ sở chế biến mủ cao su - Thị trường tiêu thụ cao su rộng lớn và ổn định, đặc biệt thị trường Trung Quốc, Bắc Mĩ, EU. Câu 2: a.Nêu đặc điểm tự nhiên và tiềm năng kinh tế trên đất liền của vùng Đông Nam Bộ. - Đặc điểm tự nhiên: địa hình thoải, có độ cao trung bình, đất badan, đất xám; khí hậu cận xích đạo nóng ẩm, nguồn sinh thủy tốt. - Tiềm năng kinh tế: mặt bằng xây dựng tốt; các cây trồng thích hợp: cao su, cà phê, hồ tiêu, điều, đậu tương, lạc, mía đường, thuốc lá, hoa quả. b.Vì sao Đông Nam Bộ có sức hút mạnh nguồn đầu tư nước ngoài? Đông Nam Bộ có sức hút mạnh nguồn đầu tư nước ngoài, vì: -Vị trí địa lý thuận lợi để giao lưu - Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên trên đất liền, trên biển: Địa hình, đất, nước, khí hậu → phát triển cây công nghiệp; Mặt bằng xây dựng tốt; vùng biển nhiều tiềm năng → phát triển tổng hợp kinh tế biển. - Điều kiện kinh tế- xã hội: + Dân số đông, lao động đồi dào, tay nghề khá. + Cơ sở vật chất kĩ thuật – cơ sở hạ tầng tốt. + Thị trường tiêu thụ lớn. + Chính sách thu hút vốn đầu tư. - Cơ cấu kinh tế tiến bộ nhất so với các vùng khác. Câu 3: Trình bày đặc điểm phát triển và phân bố ngành nông nghiệp vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Tại sao Đồng bằng sông Cửu Long có thế mạnh phát triển nghề nuôi trồng và đánh bắt thủy sản ? * Đặc điểm phát triển ngành nông nghiệp vùng Đồng bằng sông Cửu Long. - Là vùng trọng điểm lương thực thực phẩm lớn nhất cả nước - Diện tích và sản lượng lúa chiếm hơn 50% của cả nước. Bình quân lương thực theo đầu người là 1066,3 kg gấp 2,3 lần trung bình cả nước (năm 2002). Lúa trồng chủ yếu ở Kiên Giang ,An Giang, Long An, Đồng Tháp, Sóc Trăng, Tiền Giang - Đồng bằng sông Cửu Long còn là vùng trồng cây ăn quả lớn nhất cả nước với nhiều loại hoa quả nhiệt đới: xoài, dừa, cam, bưởi... - Nghề rừng giữ vai trò rất quan trọng . Đặc biệt là rừng ngập mặn. - Nghề chăn nuôi vịt cũng được phát triển mạnh. Vịt được nuôi nhiều nhất ở các tỉnh Bạc Liêu, Cà Mau, Sóc Trăng, Vĩnh Long, Trà Vinh. - Khai thác và nuôi trồng thuỷ sản chiếm hơn 50% cả nước nhiều nhất các tỉnh Kiên Giang, Cà Mau, An Giang. * Đồng bằng sông Cửu Long có thế mạnh phát triển nghề nuôi trồng và đánh bắt thủy sản, vì - Do có vùng biển rộng, ấm quanh năm - Hàng năm cửa sông Mê – Công cung cấp nguồn thủy sản lớn
  3. - Sản phẩm trồng trọt, chủ yếu là trồng lúa và nguồn cá tôm cũng là nguồn thức ăn phong phú để nuôi trồng thủy sản. - Vùng rừng ven biển cung cấp nguồn tôm giống tự nhiên, thức ăn cho các vùng nuôi tôm Câu 4: Trình bày tình hình phát triển và phân bố ngành công nghiệp của vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Phát triển mạnh công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm có ý nghĩa như thế nào đối với sản xuất nông nghiệp ở Đồng bằng sông Cửu Long? *Tình hình phát triển và phân bố ngành công nghiệp của vùng Đồng bằng sông Cửu Long - Bắt đầu phát triển -Tỉ trọng công nghiệp còn thấp, khoảng 20% GDP toàn vùng năm 2002 -Các ngành công nghiệp: chế biến lương thực thực phẩm, vật liệu xây dựng, cơ khí nông nghiệp, và 1 số ngành công nghiệp khác - Hầu hết các cơ sở sản xuất công nghiệp tập trung tại cácThành phố và thị xã * Phát triển mạnh công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm có ý nghĩa đối với sản xuất nông nghiệp ở Đồng bằng sông Cửu Long: - Tiêu thụ nguyên liệu phong phú của nông nghiệp, kích thích nông nghiệp phát triển. - Hỗ trợ về nguồn thức ăn cho chăn nuôi, tạo điều kiện để chăn nuôi phát triển. - Gia tăng giá trị hàng hóa của sản phẩm nông nghiệp trên thị trường, đặc biệt thị trường thế giới. Câu 5: Vì sao sản xuất công nghiệp lại chủ yếu tập trung ở TP Hồ Chí Minh? Vì TP HCM có: - Vị trí địa lí thuận lợi - Nguồn lao động dồi dào, tay nghề cao. - Có cơ sở hạ tầng phát triển - Đi đầu về chính sách phát triển Chúc các em ôn tập và làm bài tốt!
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
5=>2