TRƯỜNG THCS TRẦN NGUYÊN HÃN
TỔ SỬ - ĐỊA - GDCD
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN GDCD 7 GIỮA HK2 NH 2024-2025.
A. LÝ THUYẾT;
Bài 7: Ứng phó với tâm lí căng thẳng
1. Tình huống gây căng thẳng là những tình huống tác động và gây ra những ảnh hưởng tiêu cực về
thể chất và tinh thần của con người.
2. Một số tình huống gây căng thẳng: kết quả học tập, thi cử không như mong muốn; bị bạn bè xa
lánh, bố mẹ áp đặt; bị ốm đau, bệnh tật…
3. Biểu hiện: mệt mỏi, chán nản, thiếu tập trung; hay lo lắng, buồn bực; dễ cáu gắt, tức giận; không
muốn tiếp xúc với mọi người, thích ở một mình …
4. Theo em, để ứng phó với căng thẳng, có thể áp dụng những cách nào? - Thư giãn và giải trí:
luyện tập thể thao, làm những việc yêu thích, hít thở sâu, nghe nhạc...
- Chia sẻ, tâm sự và tìm kiếm sự hỗ trợ giúp từ người thân, người xung quanh.
- Suy nghĩ tích cực. - Viết nhật kí.
- Lập kế hoạch một cách khoa học và vừa sức. - Ăn uống, nghỉ ngơi, học tập điều độ, hợp lí.
- Tìm sự trợ giúp của chuyên gia tư vấn tâm lí, bác sĩ tâm lí.
Bài 8: Bạo lực học đường
5. Em hãy nêu các biểu hiện của bạo lực học đường?
- Các hành vi bạo lực thể chất: hành hạ, ngược đãi, đánh đập; xâm hại thân thể, sức khỏe và các hành vi
khác cố ý gây tổn thất về thể chất của người khác.
-c hành vi bạo lực tinh thần: lăng mạ, c phạm danh dự, nhân phẩm, lập, xua đuổi các hanh
vi cố ý khác gây tổn thất về tinh thần người khác.
- Hành vi chiếm đoạt, hủy hoại gây tổn thất tài sản của người khác.
- Các hành vi bạo lực trực tuyến: nhắn tin, gọi điện, sử dụng hình ảnh cá nhân để uy hiếp, đe dọa, ép
buộc người khác làm theo ý mình hoặc lăng mạ, bôi nhọ nhân phẩm người khác; lập hoặc tham gia các
hội nhóm trên mạng để cô lập, tẩy chay một cá nhân hoặc nhóm khác.
6. Nguyên nhân của bạo lực học đường
* Nguyên nhân chủ quan: sự thiếu hụt kĩ năng sống, thiếu sự trải nghiệm, thích thể hiện bản thân, tính
cách nông nổi, bồng bột.
* Nguyên nhân khách quan: thiếu sự quan tâm, giáo dục của gia đình; những tác động tiêu cực từ môi
trường xã hội.
7. Hậu quả của bạo lực học đường:
* Người gây ra bạo lực học đường cũng thể b tổn thương về thể chất, tinh thần; bị lệch lạc nhân
cách; phải chịu các hình thức kỉ luật, thậm chí bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu gây hậu quả nghiêm
trọng.
* Người bị bạo lực học đường thể bị tổn thương thể chất, tinh thần, giảm sút kết quả học tập rèn
luyện.
* Đối với gia đình, bạo lực học đường thể gây ra không khí căng thẳng, bất an, tổn hại về vật chất;
xã hội thiếu an toàn và lành mạnh.
Bài 9: ng phó với bạo lực học đường.
8. Quy định cơ bản của pháp luật liên quan đến phòng chống bạo lực học đường.
- Không được xúc phạm nhân phẩm, danh dự, xâm phạm thân thể giáo viên, cán bộ, nhân viên của nhà
trường và người khác.
- Không được đánh nhau, gây rối trật tự, an ninh trong nhà trường và nơi công cộng.
- Nhà trường, cha mẹ học sinh có trách nhiệm giáo dục học sinh về phòng, chống bạo lực học đường;
phát hiện, thông báo, tố giác hành vi bạo lực học đường; ngăn ngừa, can thiệp kịp thời và bảo vệ quyền
lợi chính đáng của học sinh trước các hành vi bạo lực học đường.
9. Để phòng ngừa bạo lực học đường, mỗi học sinh cần:
- Có lối sống lành mạnh tránh xa phim ảnh, trò chơi bạo lực và các tệ nạn xã hội.
- Tn thiện, hoà đồng và xây dựng tình bạn lành mạnh.
- Kiềm chế cảm xúc, đặc biệt là các cảm xúc tiên cực.
- Khéo léo và kịp thời trong giải quyết các hiểu nhầm, xích mích nhỏ.
- Nhận biết nguy cơ bị bạo lực học đường, tự chủ, không để bị lôi kéo, tham gia vào các vụ việc bạo
lực học đương.
- Tìm hiểu các thông tin pháp luật liên quan đến phòng, chống bạo lực học đường
10. Để ứng phó với bạo lực học đường, mỗi học sinh cần:
- Nhanh chóng nhận diện được dấu hiệu của bạo lực học đường.
- Bình tĩnh, tìm cơ hội thoát ra hoặc kêu gọi sự giúp đỡ.
- Thông báo sự việc cho gia đình, thầy cô hoặc trình báo cơ quan chức năng.
- Gọi số điện thoại đường dây nóng bảo vệ trẻ em 111.
- Đổi mật khâu để bảo vệ tài khoản mạng xã hội của cá nhân.
- Khi chừng kiến bạo lực học đương, không thờ ơ vô cảm, lôi kéo tham gia, cổ vũ hành vi bạo lực học
đường.
- Không tìm cách trả thù, đánh lại, tỏ thái độ thách thức
B. BÀI TẬP:
PHẦN 1. Trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Mỗi câu hỏi học sinh chỉ chọn một phương án
đúng.
Câu 1: Khi rơi vào trạng thái căng thẳng, chúng ta thường có biểu hiện nào sau đây?
A. Cơ thể tràn đầy năng lượng.
B. Mệt mỏi, dễ cáu gắt, tức giận.
C. Luôn cảm thấy vui vẻ, lạc quan.
D. Thích trò chuyện cùng mọi người.
Câu 2: Tình huống nào dưới đây có thể gây căng thẳng cho con người?
A. Kết quả học tập thi cử không như mong muốn.
B. Được nhận thưởng cuối năm vì thành tích cao.
C. Đi tham quan, du lịch cùng gia đình.
D. Được cô giáo tuyên dương trước lớp.
Câu 3: Hành vi nào dưới đây không phải là biểu hiện của bạo lực học đường?
A. Quan tâm, động viên, chia sẻ.
B. Lăng mạ, xúc phạm danh dự.
C. Chiếm đoạt, hủy hoại tài sản.
D. Đánh đập, xâm hại thân thể.
Câu 4: Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng về tác hại của bạo lực học đường?
A. Gây ra những tổn thương về thân thể và tâm lý cho nạn nhân
B. Người bị bạo lực học đường có thể bị giảm sút kết quả học tập.
C. Gây không khí căng thẳng trong gia đình và xã hội thiếu an toàn.
D. Người gây bạo lực học đường không phải chịu các hình thức kỉ luật.
Câu 5: Để phòng ngừa bạo lực học đường, mỗi học sinh cần
A. đua đòi tham gia vào các trò chơi mang tính bạo lực và các tệ nạn xã hội.
B. sử dụng bạo lực để giải quyết những khúc mắc, xích mích trong nhà trường.
C. có lối sống lành mạnh tránh xa phim ảnh, trò chơi bạo lực và các tệ nạn xã hội.
D. sử dụng hình thức răn đe, bạo lực đối với những hành vi sai trái trên ghế nhà trường.
Câu 6: Nhân vật nào dưới đây đã vi phạm quy định của pháp luật về phòng, chống bạo lực học đường?
A. Bạn V báo cho cô chủ nhiệm biết việc bạn K đe doạn chặn đánh Q.
B. Bạn T rủ L cùng chặn đánh S vì S không cho T chép bài kiểm tra.
C. Cô giáo K tổ chức buổi tọa đàm về phòng, tránh bạo lực học đường.
D. Hai bạn H và M đã bình tĩnh, tâm sự với nhau để giải quyết hiểu lầm.
Câu 7: Trong giờ học em vô tình nghe thấy bạn T và bạn M bàn nhau sau giờ học sẽ đón đầu đánh P
khi đi học về. Trong trường hợp này em sẽ lựa chọn cách ứng xử nào sau đây?
A. Làm ngơ vì không liên quan đến bản thân.
B. Báo với cô giáo chủ nhiệm để có biện pháp kịp thời.
C. Rủ các bạn khác trong lớp cùng đi xem đánh nhau.
D. Gặp P để báo cho bạn thông tin mà mình nghe được.
Câu 8: Phương án nào sau đây thuộc nội dung phòng, chống bạo lực học đường mà pháp luật nước ta
quy định?
A. Không đánh nhau, gây rối trật tự, an ninh trong nhà trường và nơi công cộng.
B. Không tụ tập đông người làm việc riêng tại trường, lớp.
C. Không gây rối trật tự, an ninh trong nhà trường và nơi công cộng quá mức.
D. Khi gặp bạo lực học đường cần liên hệ ngay đến đầu số 112.
Câu 9: Chủ thể nào sau đây có thể can thiệp ngăn chặn bạo lực học đường?
A. Tt cả mọi người.
B. Công an.
C. Bố mẹ người gây ra bạo lực.
D. Bạn bè.
Câu 10: Hành vi nào dưới đây không là biểu hiện của bạo lực học đường?
A. Bạn K đăng lên mạng xã hội những lời lẽ đe dọa một bạn cùng lớp.
B. Bạn Q hẹn gặp và đánh bạn V khi cả hai có mâu thuẫn trên lớp.
C. Bạn P tát bạn M vì hành vi nói xấu mình với các bạn trong lớp.
D. Bạn S nhắc nhở bạn V vì thường xuyên nói chuyện trong giờ học.
Câu 11: Nhân vật nào dưới đây đã vi phạm quy định của pháp luật về phòng, chống bạo lực học
đường?
A. Bạn V báo cho cô chủ nhiệm biết việc bạn K đe doạn chặn đánh Q.
B. Bạn T rủ L cùng chặn đánh S vì S không cho T chép bài kiểm tra.
C. Cô giáo K tổ chức buổi tọa đàm về phòng, tránh bạo lực học đường.
D. Hai bạn H và M đã bình tĩnh, tâm sự với nhau để giải quyết hiểu lầm.
Câu 12: Khi xảy ra bạo lực học đường, chúng ta nên
A. nhanh chóng rời khỏi vị trí, tình huống nguy hiểm.
B. đánh lại các bạn để giải quyết dứt điểm mâu thuẫn.
C. âm thầm chịu đựng, không chia sẻ với người khác.
D. tỏ thái độ thách thức với đối tượng gây bạo lực.
PHẦN II. Trắc nghiệm đúng – sai. Trong mỗi ý A,B,C,D ở mỗi câu, học sinh chọn đúng hoặc sai.
Câu 13: Đọc tình huống sau:
Bố mẹ của Hùng luôn kỳ vọng Hùng phải đạt thành tích cao trong học tập. Mỗi khi Hùng không đạt
được kết quả như mong đợi, bố mẹ thường trách mắng, so sánh Hùng với "con nhà người ta". Hùng
cảm thấy rất áp lực và căng thẳng. Hùng thường xuyên bị mệt mỏi, chán ăn, khó ngủ, đau đầu, tim đập
nhanh, hoa mắt, chóng mặt, đổ mồ hôi, đau bụng,... và dễ cáu gắt với mọi người xung quanh.
Theo em, đâu là đáp án đúng, đâu là đáp án sai về tình huống trên:
A. Áp lực từ gia đình là một trong những nguyên nhân gây ra căng thẳng tâm lý.
B. Hùng nên cố gắng chịu đựng áp lực một mình.
C. Mệt mỏi, chán ăn, khó ngủ, đau đầu, tim đập nhanh, hoa mắt, chóng mặt, đổ mồ hôi, đau bụng, cáu
gắt là những biểu hiện của căng thẳng mà Hùng đang gặp phải.
D. Hùng nên chia sẻ những khó khăn của mình với bố mẹ một cách chân thành.
Câu 14: Đọc tình huống sau:
Mai và Lan là đôi bạn thân thiết. Gần đây, giữa hai người xảy ra hiểu lầm do một tin đồn thất thiệt. Mai
cảm thấy rất buồn bã, căng thẳng và thất vọng. Mai thường xuyên mất ngủ, ăn không ngon miệng và
cảm thấy mệt mỏi, chán nản. Mai thu mình lại, không muốn nói chuyện với ai, kể cả Lan.
Theo em, đâu là đáp án đúng, đâu là đáp án sai về tình huống trên:
A. Việc Mai thu mình lại là cách ứng phó tốt với tình huống rạn nứt tình bạn và giúp Mai hết căng
thẳng.
B. Mai nên tìm hiểu rõ nguyên nhân của hiểu lầm và nói chuyện thẳng thắn với Lan.
C. Mất ngủ, chán ăn, mệt mỏi là những biểu hiện của căng thẳng mà Mai đang trải qua.
D. Mai nên tiếp tục giữ im lặng để tránh làm tình hình thêm phức tạp.
Câu 15: Đọc tình huống sau:
Khánh bị một nhóm học sinh lớn hơn đe dọa và tống tiền. Họ yêu cầu Khánh phải đưa tiền cho họ mỗi
ngày, nếu không sẽ bị đánh. Vì vậy, Khánh rất sợ hãi, luôn sống trong lo lắng, căng thẳng và không
dám đến trường một mình.
Theo em, đâu là đáp án đúng, đâu là đáp án sai về cách ứng phó với tình huống trên:
A. Khánh nên im lặng chịu đựng vì sợ bị nhóm học sinh đó trả thù.
B. Khánh cần báo cáo ngay sự việc với gia đình, nhà trường hoặc cơ quan công an để được bảo vệ.
C. Khánh nên tự giải quyết vấn đề bằng cách đưa tiền cho nhóm học sinh đó.
D. Khánh nên rủ thêm một vài người để đánh lại nhóm học sinh bắt nạt mình.