
A. 2AlF3 2Al + 3F2B. 2NaF Na + F2.
C. 2H2O 2H2 + O2D. 2Al2O3 4Al + 3O2.
Câu 13. Ion kim loại nào sau đây bị điện phân trong dung dịch (với điện cực graphite)?
A. Na+.B. Cu2+.C. Ca2+.D. K+.
Câu 14. Khi điện phân dung dịch nào sau đây, tại anode xảy ra quá trình oxi hoá nước?
A. Dung dịch ZnCl2.B. Dung dịch CuCl2.C. Dung dịch AgNO3.D. Dung dịch MgCl2.
Câu 15. Điện phân dung dịch CuCl2 với điện cực trơ. Nồng độ của CuCl2 trong dung dịch
A. giảm dần. B. tăng dần.
C. không thay đổi. D. tăng dần rồi giảm dần.
Câu 16. Khi điện phân dung địch NaCl có màng ngăn, các chất được tạo ra ở anode (cực dương) và
cathode (cực âm) lần lượt là
A. Cl2 và NaOH, H2.B. Na và Cl2.C. Cl2 và Na. D. NaOH và H2.
Câu 17. Trong công nghiệp, việc tinh chế đồng từ đồng thô được thực hiện bằng phương pháp điện phân
dung dịch với anode làm bằng
A. graphite. B. platinum. C. thép. D. đồng thô.
Câu 18. Trong quá trình mạ bạc cho một chiếc vòng bằng thép thì ở anode xảy ra quá trình
A. Ag Ag+ + le. B. Fe Fe2+ + 2e.
C. 2H2O 4H+ + O2 + 4e. D. C C4+ + 4e.
Câu 19 Điện phân dung dịch hỗn hợp gồm HCl và CuSO4 có cùng nồng độ. Các chất được tạo ra đầu
tiên ở anode (cực dương) và ở cathode (cực âm) lần lượt là
A. Cl2 và H2.B. Cl2 và Cu. C. O2 và Cu. D. O2 và H2.
Câu 20. Khi điện phân dung dịch (có màng ngăn) gồm NaCl, HCl, CuCl2 và phenolphthalein. Màu của
dung dịch biến đổi như thế nào khi điện phân đến hết NaCl?
A. Đỏ - không màu xanh. B. Xanh - không màu đỏ.
C. Xanh - không màu hồng. D. Hồng - không màu xanh.
Nội dung 3: Cấu tạo, liên kết trong tinh thể kim loại, tính chất vật lý, hợp kim
Câu 21. Ở trạng thái cơ bản, cấu hình electron của nguyên tử Mg (Z = 12) là
A. 1s22s22p63s1.B. 1s22s22p63s2.C. 1s22s22p53s2.D. 1s22s22p73s1.
Câu 22. Trong định nghĩa về liên kết kim loại: “Liên kết kim loại là liên kết hình thành do lực hút tĩnh
điện giữa các electron...(1)... với các ion...(2)... kim loại ở các nút mạng. Các từ cần điền vào vị trí (1),
(2) lần lượt là
A. ngoài cùng, dương. B. tự do, dương. C. hoá trị, lưỡng cực. D. hoá trị, âm.
Câu 23. Cho các phát biểu sau đây về vị trí và cấu tạo của kim loại:
(1) Hầu hết các kim loại chỉ có từ 1 electron đến 3 electron lớp ngoài cùng.
(2) Tất các các nguyên tố phân nhóm B (phân nhóm phụ) đều là kim loại.
(3) Ở trạng thái rắn, đơn chất kim loại có cấu tạo tinh thể.
(4) Các kim loại đều có bán kính nhỏ hơn các phi kim thuộc cùng một chu kì.
(5) Liên kết kim loại là liên kết được hình thành giữa các nguyên tử và ion dương kim loại trong mạng
tinh thể do sự tham gia của các electron tự do.
Những phát biểu đúng là
A. (1), (2), (3), (5). B. (1), (2), (3), (4), (5).
C. (1), (2), (3). D. (1), (3), (5).
Câu 24. Các tính chất vật lí chung của kim loại gây nên chủ yếu bởi
A. các electron tự do trong mạng tinh thể. B. các ion kim loại.
C. các electron hoá trị. D. các kim loại đều là chất rắn.
Câu 25. Kim loại X được sử dụng trong nhiệt kế, áp kế và một số thiết bị khác. Ở điều kiện thường, X
là chất lỏng. Kim loại X là
A. W. B. Cr. C. Hg. D. Pb.
Câu 26. Nhóm những kim loại có độ dẫn điện tốt nhất là
A. Ag, Cu, Au. B. Cu, Al, Hg. C. Li, Na, K. D. Fe, Cu, Zn.
Câu 27. Chọn phát biểu đúng nhất trong số các phát biểu sau.
A. Hợp kim là hỗn hợp các kim loại.
B. Hợp kim là hỗn hợp các phi kim.