Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Hóa học lớp 8 năm 2022-2023 - Trường THCS Phước Hưng
lượt xem 2
download
Để hệ thống lại kiến thức cũ, trang bị thêm kiến thức mới, rèn luyện kỹ năng giải đề nhanh và chính xác cũng như thêm tự tin hơn khi bước vào kì kiểm tra sắp đến, mời các bạn học sinh cùng tham khảo "Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Hóa học lớp 8 năm 2022-2023 - Trường THCS Phước Hưng" làm tài liệu để ôn tập. Chúc các bạn làm bài kiểm tra tốt!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Hóa học lớp 8 năm 2022-2023 - Trường THCS Phước Hưng
- TRƯỜNG THCS PHƯỚC HƯNG ÔN TẬP KIỂM TRA HÓA 8 GIỮA HKII - NH 2022-2023 HỆ THỐNG KIẾN THỨC TRỌNG TÂM GIỮA HỌC KỲ 2 - HÓA HỌC 8 CHƯƠNG IV: OXI – KHÔNG KHÍ I.TÍNH CHẤT CỦA OXI: 1. Tính chất vật lý:Oxi là chất khí, không màu, không mùi, ít tan trong nước, nặng hơn không khí. Oxi hóa lỏng ở -183 0C . Oxi lỏng có màu xanh nhạt. 2. Tính chất hóa học: Khí oxi là 1 đơn chất phi kim rất hoạt động, đặc biệt ở nhiệt độ cao, dễ dàng tham gia phản ứng hóa học với nhiều phi kim, nhiều kim loại và hợp chất. Trong các hợp chất hóa học, nguyên tố oxi có hóa trị II. Tác dụng với phi kim: S + O2 → SO2 ; Tác dụng với kim loại:. 3Fe + 2O2 → Fe3O4 ; Tác dụng với hợp chất: CH4 + 2O2 CO2 + 2H2O. II. SỰ OXI HÓA – PHẢN ỨNG HOÁ HỢP - ỨNG DỤNG CỦA OXI: 1. Sự tác dụng của oxi với 1 chất là sự oxi hóa 2. Phản ứng hoá hợp là phản ứng hóa học trong đó chỉ có 1 chất mới (sản phẩm) được tạo thành từ hai hay nhiều chất ban đầu. 0 Ví dụ: CaO+H 2 O Ca(OH) 2 t Mg+S MgS 3.Ứng dụng của oxi: Khí oxi cần cho sự hô hấp của người và động vật, cần để đốt nhiên liệu trong đời sống và sản xuất. III.OXIT: 1.Định nghĩa oxit:Oxit là hợp chất của 2 nguyên tố, trong đó có 1 nguyên tố là oxi Vd: K2O, Fe2O3, SO3, CO2…. 2.Công thức dạng chung của oxit MxOy - M: kí hiệu một nguyên tố khác (có hóa trị n) - Công thức MxOy theo đúng quy tắc về hóa trị. n.x = II.y 3.Phân loại:Gồm 2 loại chính: oxit axit và oxit bazơ Vd: Oxit axit: CO2, SO3, P2O5…. Oxit bazơ: K2O,CaO, ZnO… 4. Cách gọi tên oxit : a.Oxit bazơ: Tên oxit = tên kim loại(kèm theo hóa trị nếu kim loại có nhiều hóa trị) + oxit. VD: K2O: kali oxit CuO: đồng (II) oxit b. Oxit axit: Tên oxit = tên phi kim (kèm tiền tố chỉ số nguyên tử phi kim) + oxit (kèm tiền tố chỉ số nguyên tử oxi) VD: N2O5: đinitơ pentaoxit SiO2: silic đioxit
- IV. ĐIỀU CHẾ OXI – PHẢN ỨNG PHÂN HỦY: 1/Điều chế khí oxi trong phòng thí nghiệm: - Nhiệt phân những chất giàu oxi và dễ bị phân hủy ra oxi (KMnO4, KClO3 …) - Cách thu khí oxi: + Đẩy không khí + Đẩy nước. 0 0 PTPƯ: 2KClO3 t 2KCl+3O 2 ; t 2KMnO 4 K 2 MnO 4 +MnO 2 +O 2 2. Phản ứng phân hủy: là phản ứng hoá học trong đó 1 chất sinh ra hai hay nhiều chất mới. 0 Vd: 2Fe(OH)3 t Fe 2 O3 +3H 2 O - Nhận ra khí O2 bằng tàn đóm đỏ, O2 làm tàn đóm đỏ bùng cháy. V. KHÔNG KHÍ – SỰ CHÁY: 1.Thành phần của không khí: không khí là hỗn hợp nhiều chất khí. Thành phần theo thể tích của không khí là: 78 % khí nitơ, 21% khí oxi, 1% các chất khí khác ( khí cacbonic, hơi nước, khí hiếm…). 2.Sự cháy: là sự oxi hóa có tỏa nhiệt và phát sáng 3. Sự oxi hoá chậm: là sự oxi hóa có tỏa nhiệt nhưng không phát sáng. 4. Điều kiện phát sinh và biện pháp để dập tắt sự cháy. CHƯƠNG V: HIĐRO – NƯỚC I. TÍNH CHẤT CỦA HIĐRO : 1.Tính chất vật lý: Hiđro là chất khí, không màu, không mùi, tan rất ít trong nước, nhẹ nhất trong các khí. 2.Tính chất hóa học: Khí hiđro có tính khử, ở nhiệt độ thích hợp, hiđro không những kết hợp được với đơn chất oxi, mà nó còn có thể kết hợp với nguyên tố oxi trong 1 số oxit kim loại. Các phản ứng này đều tỏa nhiều nhiệt. 0 0 VD: a/ 2H 2 +O2 t 2H 2 O b/ H2(k) +CuO(r) t Cu (r) +H 2O(h) II. ĐIỀU CHẾ KHÍ HIĐRO – PHẢN ỨNG THẾ: 1. Trong phòng thí nghiệm:Khí H2 được điều chế bằng cách cho axit ( HCl hoặc H2SO4 loãng) tác dụng với kim loại kẽm (hoặc sắt, nhôm) PTHH: Zn+2HCl H 2 +ZnCl2 - Thu khí H2 bằng cách đẩy nước hay đầy không khí. - Nhận ra khí H2 bằng que đóm đang cháy, H2 cháy với ngọn lửa màu xanh 2. Phản ứng thế: Là phản ứng hóa học giữa đơn chất và hợp chất, trong đó nguyên tử của đơn chất thay thế nguyên tử của 1 nguyên tố khác trong hợp chất VD: Fe +H2SO4 → FeSO4+H2 3. Ứng dụng: làm nhiên liệu, bơm khí cầu, làm nguyên liệu sản xuất amoniac, axit clohiđric...
- ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP A.TRẮC NGHIỆM: 1. Khí nào sau đây làm cho than hồng cháy sáng: A. N2 B. CO2 C. H2 D. O2 2. Khí oxi tác dụng với đơn chất sắt ở nhiệt độ cao tạo ra: A. Fe2O3 B. Fe3O4 ; C. Fe2O5 ; D. FeO 3. Cho các chất sau, các chất nào được dùng để điều chế khí oxi trong phòng thí nghiệm: A. ZnO, Fe2O3 B. CaCO3, H2O C. KMnO4 , KClO3 D. Không khí , H2O. 4. Oxit là hợp chất của oxi với A. một kim loại. B. một phi kim. C. một nguyên tố khác. D. nhiều nguyên tố khác 5. Chất được gọi tên đúng trong các chất sau là: A. FeO: sắt oxit; B. CO: khí cacbonic; C. SO2: lưu huỳnh trioxit; D. P2O5: Đi photpho pentaoxit. 6. Để dập tắt ngọn lửa do xăng dầu cháy, người ta không dùng cách nào sau đây: A. Trùm vải dày B. Phủ cát lên ngọn lửa C. Dùng nước D. dùng bình chữa cháy. 7. Dãy oxit nào sau đây hoàn toàn là oxit bazơ: A. K2O, SO2, FeO, MgO ; B. SO2, CO2, P2O5, SO3; C. CaO, CuO, Fe2O3, MgO ; D. MnO2, SO2, CaO, N2O5. 8. Dãy oxit nào sau đây hoàn toàn là oxit axit: A. K2O, SO2, FeO , ZnO C. CaO, CuO, Fe2O3, MgO B. MnO2, SO3, ZnO, N2O5 D. SO3, CO2, P2O5, N2O5 9. Trong những phản ứng sau, phản ứng nào là phản ứng hóa hợp? A. SO3 + H2O H2SO4 ; B. H2 + CuO Cu + H2O; C. Cu + 2HCl CuCl2 + H2 ; D. 2KClO3 2KCl + 3O2 . 10. Trong những phản ứng sau, phản ứng nào là phản ứng phân huỷ?
- A. H2 + FeO Fe + H2O B. 2H2 + O2 2H2O C. CaCO3 CaO + CO2 C. Fe + 2HCl FeCl2 + H2 11. Hãy cho biết trong những phản ứng sau đây phản ứng nào thuộc loại phản ứng thế? A. 3Fe + 2O2 Fe3O4; B. Fe + H2SO4 Fe SO4 + H2 C. 2KClO3 2KCl + 3O2 D. P2O5 + 3 H2O 2 H3PO4 12. Ở nhiệt độ thích hợp, khí Hiđro tác dụng được với những chất nào sau đây: A. O2 , HCl; B. Zn , HCl; C. Zn , CuO; D. O2 , CuO . 13. Cặp chất nào sau đây có thể dùng để điều chế khí Hiđro trong phòng thí nghiệm: A. Zn và Fe ; B. HCl và H2SO4 ; C. HCl và Cu ; D. Zn và H2SO4 14. Khi thu khí Hiđro vào ống nghiệm bằng cách đẩy không khí người ta để ống nghiệm: A . để ngửa; B. để úp; C. để nằm ngang ; D. để nghiêng. 15. Hoà tan hết 5,6 gam kim loại sắt trong dd H2SO4 . Khi phản ứng kết thúc sẽ thu được bao nhiêu lít khí H2 (đktc) : A. 2,24 lít B. 5,6 lít C. 22,4 lít D. 11,2 lít 16. Người ta điều chế được 24g đồng bằng cách dùng hidro khử đồng (II) oxit a) Khối lượng đồng(II) oxit bị khử là A. 15 g B. 45 g C. 60 g D. 30 g b) Thể tích khí hidro (đktc) đã dùng là: A. 8.4 lit B. 12.6 lit C. 4.2 lít D. 16.8 lít B. TỰ LUẬN: Câu 1: Hãy nêu tính chất hóa học của khí oxi và của khí hiđro. Viết phương trình phản ứng minh họa cho mỗi tính chất. Câu 2: Em hãy cho biết những biện pháp để bảo vệ không khí trong lành, tránh ô nhiễm. Câu 3: Cho các sơ đồ phản ứng sau: a) Al + HCl AlCl3 + H2 b) P2O5 + H2O H3PO4 c) K2O + H2O KOH d) Cu(OH)2 CuO + H2O Lập phương trình hóa học của các phản ứng và gọi tên các phản ứng. Câu 4. a) Oxit là gì? Oxit axit là gì, oxit bazơ là gì? Nêu cách gọi tên mỗi loại oxit? b) Hãy phân loại và gọi tên các oxit sau: FeO, SO3,CO2, CaO, CuO, Fe2O3, MgO, P2O5 Câu 5: Em hãy hoàn thành sơ đồ dãy chuyển hóa sau (kèm theo điều kiện của phản ứng nếu có): a. Cu → CuO → H2O. b. FeO → Fe → Fe3O4 → Fe → FeCl2.
- Câu 6: Để điều chế khí hiđro người ta cho 97,5 g kim loại kẽm phản ứng hoàn toàn với dung dịch axit clohiđric(HCl) a. Viết phương trình phản ứng xảy ra. b. Tính thể tích khí hiđro tạo thành (ở đktc). c. Nếu dùng lượng khí hiđro trên để khử 120g Fe2O3. Sau phản ứng chất nào còn dư? Dư bao nhiêu gam hay lít? Câu 7. Đốt cháy hoàn toàn một miếng Fe, sản phẩm là 2,32g oxit sắt từ. a. Viết PTHH xảy ra? b. Tính khối lượng miếng Fe tham gia phản ứng? c. Tính thể tích khí oxi (đktc) cần dùng. d. Tính số gam kali pemanganat KMnO4 cần dùng để có được lượng oxi dùng cho phản ứng trên? Câu 8: Cho 26 gam kẽm tác dụng với dung dịch loãng có chứa 49 g axit sunfuric H2SO4 . a) Viết PTHH xảy ra? b) Cho biết chất nào còn dư sau phản ứng và dư bao nhiêu gam? c) Tính thể tích khí H2 sinh ra ở đktc? -Hết-
- ĐỀ THAM KHẢO I. TRẮC NGHIỆM (3,0đ) Khoanh tròn câu trả lời đúng Câu 1. Khí nào sau đây làm cho than hồng cháy sáng: A. N2 B. CO2 C. H2 D. O2 Câu 2. Cho các chất sau, các chất nào được dùng để điều chế khí oxi trong phòng thí nghiệm: A. ZnO, Fe2O3 B. CaCO3, H2O C. KMnO4 , KClO3 D. Không khí , H2O. Câu 3. Trong những phản ứng sau, phản ứng nào là phản ứng hóa hợp? A. SO3 + H2O H2SO4 ; B. H2 + CuO Cu + H2O; C. Cu + 2HCl CuCl2 + H2 ; D. 2KClO3 2KCl + 3O2 . Câu 4. Dãy oxit nào sau đây hoàn toàn là oxit axit: A. K2O, SO2, FeO , ZnO C. CaO, CuO, Fe2O3, MgO B. MnO2, SO3, ZnO, N2O5 D. SO3, CO2, P2O5, N2O5 Câu 5. Ở nhiệt độ thích hợp, khí Hiđro tác dụng được với những chất nào sau đây: A. O2, HCl; B. Zn, HCl; C. Zn, CuO; D. O2, CuO . Câu 6. Khi thu khí Hiđro vào ống nghiệm bằng cách đẩy không khí người ta để ống nghiệm: A. để ngửa; B. để úp; C. để nằm ngang ; D. để nghiêng. II. TỰ LUẬN (6đ) Câu 1 (2,0 đ): Hãy phân loại và viết tên các oxit sau: CuO, Na2O, N2O5, SO3. Câu 2 (2,0 đ): Cho các sơ đồ phản ứng sau: a) Al + HCl AlCl3 + H2 b) P2O5 + H2O H3PO4 c) K2O + H2O KOH d) Cu(OH)2 CuO + H2O Lập phương trình hóa học của các phản ứng và gọi tên các phản ứng. Câu 3 (3,0đ): Để điều chế khí hiđro người ta cho 97,5 g kim loại kẽm phản ứng hoàn toàn với dung dịch axit clohiđric. a. Viết phương trình phản ứng xảy ra. b. Tính thể tích khí hiđro tạo thành (ở đktc). c. Nếu dùng lượng khí hiđro trên để khử 120g Fe2O3. Sau phản ứng chất nào còn dư? Dư bao nhiêu gam hay lít? (Biết Zn = 65; Fe = 56; H=1; Cl= 35,5;O = 16)
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Ngữ văn 6 năm 2018-2019 - Trường THCS Long Toàn
2 p | 258 | 21
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Ngữ văn 7 năm 2018-2019 - Trường THCS Long Toàn
3 p | 175 | 12
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Địa lí 9 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
1 p | 362 | 8
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Tiếng Anh 7 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
5 p | 86 | 7
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Ngữ văn 7 năm 2018-2019 - Trường THCS Long Toàn
4 p | 183 | 5
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Ngữ văn 9 năm 2018-2019 - Trường THCS Long Toàn
4 p | 125 | 4
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Ngữ văn 8 năm 2018-2019 - Trường THCS Long Toàn
3 p | 106 | 4
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Địa lí 8 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
1 p | 136 | 4
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Ngữ văn 6 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
2 p | 94 | 4
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Lịch sử 9 năm 2018-2019 - Trường THCS Long Toàn
1 p | 133 | 4
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Toán 8 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
3 p | 131 | 4
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Vật lí 8 năm 2018-2019 - Trường THCS Long Toàn
1 p | 89 | 3
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Vật lí 6 năm 2018-2019 - Trường THCS Long Toàn
2 p | 117 | 3
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Tiếng Anh 8 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
3 p | 108 | 3
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Ngữ văn 9 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
2 p | 96 | 3
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn GDCD 9 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
1 p | 127 | 3
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn GDCD 8 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
1 p | 106 | 3
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Ngữ văn 8 năm 2018-2019 - Trường THCS Long Toàn
2 p | 54 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn