intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Lịch sử lớp 10 năm 2021-2022 - Trường THPT Bắc Thăng Long

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

4
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

"Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Lịch sử lớp 10 năm 2021-2022 - Trường THPT Bắc Thăng Long" hỗ trợ cho các bạn học sinh lớp 10 trong quá trình ôn luyện, củng cố kiến thức Lịch sử để chuẩn bị bước vào kì thi giữa học kì 2 sắp diễn ra. Mời các bạn cùng tham khảo đề cương.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Lịch sử lớp 10 năm 2021-2022 - Trường THPT Bắc Thăng Long

  1. THPT Bắc Thăng Long Đề cương lịch sử giữa kì 2 Năm học: 2021 - 2022 Gồm 3 bài : - Bài 17: QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA NHÀ NƯỚC PHONG KIẾN - Bài 19: NHỮNG CUỘC CHIẾN ĐẤU CHỐNG NGOẠI XÂM Ở CÁC THẾ KỈ X ĐẾN XV - Bài 20: XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN VĂN HOÁ TRONG CÁC THẾ KỶ X ĐẾN XV BÀI 17: QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA NHÀ NƯỚC PHONG KIẾN ( Từ thế kỉ X đến thế kỉ XV) Câu 1: Đứng đầu nhà nước là Vua, dưới vua có Tể tướng và đại thần, dưới là các Sảnh, Viện, Đài. Bộ máy nhà nước quân chủ chuyên chế được cải tiến hoàn chỉnh hơn. Đó là tổ chức bộ máy nhà nước thời: A. Đinh - Tiền Lê. B. Lý, Trần. C. Lý, Trần, Hồ. D. Lý, Trần, Hậu Lê. Câu 2: Sau khi đánh bại quân xâm lược Nam Hán, Ngô Quyền xưng vương vào năm nào? Đóng đô ở đâu? A. Năm 938. Đóng đô ở Hoa Lư. B. Năm 939. Đóng đô ở Thăng Long. C. Năm 939. Đóng đô ở Cổ Loa. D. Năm 938. Đóng đô ở Cổ Loa. Câu 3: Năm 944, Ngô Quyền mất, đất nước rơi vào tình trạng A. bị ngoại xâm xâm lược. B. “loạn 12 sứ quân”. C. chia cắt thành cát cứ. D. nội bộ mâu thuẫn. Câu 4: Bộ luật thành văn đầu tiên của nước ta có tên gọi là gì? Do ai ban hành? A. Quốc triều hình luật do Lê Thánh Tông ban hành B. Hình luật do Lý Thánh Tông ban hành C. Hoàng triều luật lệ do Lý Thánh Tông ban hành. D. Luật Hồng Đức do Lê Thánh Tông ban hành. Câu 5: Quân đội dưới thời Lý, Trần được tuyển chọn theo chế độ nào? A. Theo chế độ “Ngụ binh ư nông”. B. Theo chế độ “Ngụ nông ư binh”. C. Theo chế độ tuyển chọn từ con em quan lại D. Theo chế độ tuyển mộ binh sĩ. Câu 6: Tổ chức quân đội theo chế độ “Ngụ binh ư nông” bắt đầu từ thời kì nào? A. Thời nhà Đinh - Tiên Lê. B. Thời nhà Lý.
  2. C. Thời nhà Trần. D. Thời hậu Lê. Câu 7: Triều đại nhà Đinh trong lịch sử nước ta được thành lập và tồn tại trong khoảng thời gian nào? A. Trong khoảng thời gian từ năm 939 - 944. B. Trong khoảng thời gian từ năm 968 - 979. C. Trong khoảng thời gian từ năm 967 - 979. D. Trong khoảng thời gian từ năm 968 - 1001. Câu 8: Bảy triều đại phong kiến tồn tại trên đất nước ta từ thế kỉ X đến thê kỉ XV. Hãy nêu triều đại mở đầu và kết thúc: A. mở đâu nhà Đinh, kết thúc nhà Lê Sơ. B. mở đầu nhà Ngô, kết thúc nhà Hồ. C. mở đầu nhà Ngô, kết thúc nhà Lê Sơ D. mở đầu nhà Đinh, kết thúc nhà Trần. Câu 9: Quốc hiệu nước ta thời nhà Định là: A. Đại Việt. B. Đại Ngu. C. Đại Cồ Việt. D. Đại Nam. Câu 10: Nhà Lý được thành lập và tôn tại trong khoảng thời gian nào? A. Trong khoảng thời gian từ năm 1010 - 1209. B. Trong khoảng thời gian từ năm 1010 - 1210. C. Trong khoảng thời gian từ năm 1010 - 1138. D. Trong khoảng thời gian từ năm 1009 - 1225. Câu 11: Một trong những yếu tố của tổ chức bộ máy nhà nước dưới thời nhà Lê là A. Vua không trực tiếp quyết định mọi việc. B. Chính quyền Trung ương có 3 ban: Văn ban, Võ ban và Tăng ban. C. Ở địa phương có lộ, phủ, huyện, hương, Xã. D. Chia đất nước thành 10 đạo. Câu 12: Dưới thời nhà Lê, việc ban hành Bộ luật Hồng Đức nhằm: A. bảo vệ quyền thống trị của nhà nước phong kiến phân quyền. B. bảo vệ tôn ty trật tự phong kiến theo tinh thần Nho giáo. C. quản lí xã hội theo pháp luật. D. điều chỉnh các quan hệ xã hội. Câu 13: Cho các sự kiện: 1. Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi Hoàng đế, lập ra triều Đinh, đặt tên nước là Đại Cồ Việt, đóng đô ở Hoa Lư. 2. Ngô Quyền mắt, Dương Tam Kha chiếm ngôi vương. 3. Vua Lý Thái Tô dời đô từ Hoa Lư về Thăng Long. 4. Ngô Quyền xưng vương, đóng đô ở Cổ Loa. Hãy sắp xếp các sự kiện trên theo trình tự thời gian: A. 3,1,2, 4.
  3. B. 2, 3,4, 1. C. 4, 1, 2, 3. D. 4, 2, 1, 3 Câu 14: Trong các thế kỉ XI – XV, quân đội được tổ chức gồm A. Hai bộ phận: quân bảo vệ vua và quân bảo vệ đất nước B. Ba bộ phận: quân bảo vệ vua, quân bảo vệ cung thành và quân bảo vệ đất nước C. Hai bộ phận: quân bảo vệ nhà vua, kinh thành(cấm quân) và quân chính quy bảo vệ đất nước (ngoại binh) D. Một bộ phận: quân chính quy đảm nhiệm hai nhiệm vụ là bảo vệ kinh thành và bảo vệ đất nước Câu 15: Ý không phản ánh chính xác hoạt động đối ngoại của nhà nước phong kiến Việt Nam trong các thế kỉ X – XV là A. Thực hiện cống nạp với các triều đại phương Bắc, nhưng vẫn giữ vững tư thế của một quốc gia độc lập, tự chủ B. Thần phục các triều đại phương Bắc và các nước láng giềng C. Giữ mối quan hệ hòa hiếu, thân thiện với các nước láng giềng D. Khi bị xâm lược hoặc bị xâm phạm biên giới thì sẵn sàng chiến đấu bảo vệ Tổ quốc Câu 16: Nội dung cơ bản của các bộ luật thời Lý, Trần, Lê là gì? A. Bảo vệ lợi ích của mọi tầng lớp trong xã hội, đặc biệt là dân nghèo B. Bảo vệ đặc quyền, đặc lợi của giai cấp thống trị C. Bảo vệ đất đai, lãnh thổ của Tổ quốc D. Bảo vệ tài sản và tính mạng của nông dân làng xã Câu 17: Trong các thế kỉ X – XV, quân đội được tuyển theo A. Chế độ “ngụ binh ư nông” B. Chế độ nghĩa vụ quân sự C. Chế độ lao dịch D. Chế độ trưng binh Câu 18: Mô hình tổ chức hành chính nào sau đây thuộc thời Lê sơ sau cải cách? A. Lộ, phủ, huyện, châu, xã B. Lộ, trấn, phủ, châu, xã C. Đạo thừa tuyên, phủ, huyện, châu, xã D. Đạo, phủ, châu, hương, giáp Câu 19: Sử dụng các cụm từ cho sẵn dưới đây để hoàn chỉnh những thông tin nói về bộ máy nhà nước thời Lý – Trần “Từ thời Lý, chín quyền trung ương từng bước được tổ chức hoàn chỉnh. Đứng đầu đất nước ta là …….(1)…..nắm mọi quyền hành về chính trị, luật pháp và quân sự. Giúp việc cho vua là
  4. …….(2)…….. và …….(3)……Bên dưới là các cơ quan trung ương như sành, viện, đại. Ngoài ra, còn có các chức quan chuyên trông nom sản xuất nông nghiệp và hệ thống đê điều. Đất nước được chia thành các…..(4)….., do các hoàng tử (thời Lý) hay An phủ sứ (thời Trần – Hồ) cai quản. Dưới lộ, trấn là các ……(5)……. Và đều có quan lại triều đình trông coi. Đơn vị hành chính cấp cơ sở gọi là xã, do các ……(6)….. đứng đầu”. A. 1) vua, 2) tể tướng, 3) các đại thần, 4) lộ, trấn, 5) phủ, huyện, châu, 6) xã quan B. 1) vua, 2) các đại thần, 3) tể tướng, 4) lộ, trấn, 5) phủ, huyện, châu, 6) xã quan C. 1) vua, 2) tể tướng, 3) các đại thần, 4) phủ, huyện, châu, 5) lộ, trấn, 6) xã quan D. 1) vua, 2) tể tướng, 3) xã quan, 4) lộ, trấn, 5) phủ, huyện, châu, 6) các đại thần Câu 21: Ý không phản ánh chính xác hoạt động đối nội của nhà nước phong kiến Việt Nam trong các thế kỉ X – XV là A. Coi trọng đến việc bảo vệ an ninh đất nước B. Thực hiện chính sách đoàn kết với các dân tộc C. Cho phép các tù trưởng miền núi lập thành vùng tự trị D. Chăm lo đến đời sống nhân dân BÀI 19: NHỮNG CUỘC CHIẾN ĐẤU CHỐNG NGOẠI XÂM Ở CÁC THẾ KỈ X ĐẾN XV Câu 1: Vị tướng nào đóng vai trò quyết định đến thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mông – Nguyên năm 1258 A. Trần Thủ Độ B. Trần Quang Khải C. Trần Quốc Tuấn D. Trần Nhật Duật Câu 2: Từ thế kỉ X đến thế kỉ XV, quân dân Đại Việt phải đụng đầu với các kẻ thù hung hãn nào? A. Nhà Tống, Mông – Nguyên B. Nhà Tống, Mông - Nguyên và nhà Minh C. Nhà Tống, Mông - Nguyên và nhà Thanh D. Nhà Minh và nhà Thanh Câu 3: Bài thơ thân của Lý Thường Kiệt ngân vang khi cuộc kháng chiến chống Tống lân thứ hai ở sông Như Nguyệt: A. kết thúc thắng lợi. B. đang diễn ra quyết liệt. C. chưa diễn ra D. quân nhà Tống chuẩn bị đánh Đại Việt Câu 4: Nước Đại Việt phải đương đầu với ba lần kháng chiến chống quân Mông - Nguyên diễn ra trong bao nhiêu năm? A. Diễn ra trong 15 năm. B. Diễn ra trong 20 năm. C. Diễn ra trong 25 năm. D. Diễn ra trong 30 năm. Câu 5: Trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên, chiếu thắng nào vang dội, mãi mãi đi vào lịch sử như một biểu tượng của truyền thống yêu nước, bất khuất, quật cường của dân tộc ta? A. Chiến thắng Vân Đồn B. Chiến thắng Vạn Kiếp C. Chiến thắng Bạch Đằng D. Cả ba chiến thắng trên
  5. Câu 6: Lê Hoàn được suy tôn lên làm vua trong hoàn cảnh: A. nhà Đinh bị sụp đề. B. triêu đình nhà Đinh gặp khó khăn, vua Tống cử quân sang xâm lược nước ta. C. triều đình nhà Đinh không đủ sức chống giặc ngoại xâm. D. Tất cả đều đúng. Câu 7: Đến đầu thế kỉ XV, nước Đại Việt rơi vào ách đô hộ, tàn bạo của quân xâm lược nào? A. Quân xâm lược nhà Thanh B. Quân xâm lược nhà Minh C. Quân xâm lược nhà Xiêm D. Quân xâm lược nhà Tống Câu 8: Ai là người đề ra chủ trương “Ngồi yên đợi giặc không bằng đem quân đánh trước để chặn mũi nhọn của giặc”? A. Lý Thường Kiệt B. Trần Thủ Độ C. Trần Hưng Đạo D. Trần Thánh Tông Câu 9: Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Minh của nhà Hồ năm 1407 mau chóng bị thất bại. Nguyên nhân chủ yếu là gì? A. Thế giặc quá mạnh. B. Nhà Hồ không có tướng tài. C. Nhà Hồ không đoàn kết được nhân dân D. Nhà Hồ có nội phản trong triều. Câu 10: Dòng sông đã đi vào lịch sử của cuộc kháng chiến chống Tống lần thứ hai thời nhà Lý là: A. sông Bạch Đằng. B. sông Như Nguyệt. C. sông Tô Lịch. D. sông Hồng. Câu 11: Trận quyết chiến chiến lược của quân dân ta trong cuộc kháng chiến chống Tống lần thứ nhất diễn ra ở: A. sông Như Nguyệt. B. Bạch Đằng và ải Chi Lăng. C. Đông Bộ Đầu và Hàm Tử. D. Vạn Kiếp. Câu 12: Ba lần kháng chiến chống quân Mông - Nguyên, quân dân Đại Việt đã lập nên những chiến công ở đâu? A. Đông Bộ Đầu, Hàm Tử, Chương Dương, Vạn Kiếp, Bạch Đằng. B. Bạch Đằng và ải Chỉ Lăng. C. Tốt Động, Chúc Động, Chỉ Lăng, Xương Giang. D. Bạch Đằng và ải Chỉ Lăng. Câu 13: Ngay sau chiến thắng Bạch Đằng năm 938, nhân dân ta phải tiến hành kháng chiến chống giặc ngoại xâm nào? A. Chống quân Tống lần thứ nhất B. Chống quân Tống lần thứ hai C. Ba lần chống quân Mông – Nguyên D. Chống quân Minh Câu 14: Từ sau chiến thắng Bạch Đằng (938) đến thế kỉ XV, nhân dân ta còn phải tiến hành nhiều cuộc kháng chiến chống quân xâm lược đó là A. Hai lần chống Tống, ba lần chống Mông - Nguyên và chống Minh
  6. B. Chống Tống, ba lần chống Mông - Nguyên, chống Minh và chống Xiêm C. Hai lần chống Tống, hai lần chống Mông - Nguyên và chống Minh D. Hai lần chống Tống, ba lần chống Mông - Nguyên, chống Minh và chống Thanh Câu 15: Trong cuộc kháng chiến chống Tống, Lý Thường Kiệt sử dụng nghệ thuật : A. Phòng thủ chặt, phản công nhanh. B. đánh nhanh, thắng nhanh. C. “Tiên phát chế nhân” D. kết hợp giữa đánh và đàm. Câu 16: Nước Đại Việt dưới thời nào đã phải đương đầu với cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên? A. Thời Đinh - Tiền Lê. B. Thời nhà Lý, nhà Trần. C. Thời nhà Trần. D. Thời nhà Hồ. Câu 17: Trong cuộc kháng chiến nào của quân dân ta sử dụng cách đánh cả về tinh thân làm cho địch hoang mang rồi đánh phủ đầu đề giành thắng lợi quyết định? A. Kháng chiến chống Tống lần thứ nhất. B. Kháng chiến chống Tống lần thứ hai. C. Kháng chiến chống Mông - Nguyên. D. Kháng chiến chống quân Minh. Câu 18: Liên hệ kiến thức đã học, hãy cho biết ý nghĩa quan trọng nhất của chiến thắng Bạch Đằng năm 938 A. Đánh tan quân Nam Hán, làm nên chiến thắng thủy chiến lẫy lừng B. Đập tan mọi ý đồ xâm lược của các tập đoàn phong kiến phương Bắc C. Mở ra một thời đại mới - thời đại độc lập, tự chủ lâu dài của dân tộc ta D. Nhân dân ta giành lại quyền tự chủ Câu 19: Trong cuộc kháng chiến nào của quân dân ta sử dụng cách đánh lâu dài làm cho địch ngày càng suy yếu, sau đó đánh đòn quyêt định giành thăng lợi cuối cùng? A. Kháng chiến chống Tống lần thứ nhất. B. Kháng chiến chống Tống lần thứ hai. C. Kháng chiến chống Mông - Nguyên. D. Kháng chiến chống quân Minh. Câu 20: Tinh thần chủ động đối phó với quân Tống của nhà Lý thể hiện rõ trong chủ trương A. Vườn không nhà trống B. Ngồi yên đợi giặc không bằng đem quân đánh trước để chặn mũi nhọn của giặc C. Lập phòng tuyến chắc chắn để chặn giặc D. Tích cực chuẩn bị lương thảo, vũ khí, luyện quân để chống lại thế mạnh của giặc Câu 21: Nước ta củng cố vững chắc nền độc lập từ thời: A. nhà Đinh. B. nhà Lý. C. nhà Trần. D. nhà Tiền Lê.
  7. Câu 22: Chiến thắng nào của nhà Trần đã đánh bại hoàn toàn ý chí xâm lược nước ta của quân Mông – Nguyên? A. Đông Bộ Đầu B. Chương Dương C. Hàm Tử D. Bạch Đằng Câu 23: Vị vua nào của nhà trần đã hai lần lãnh đạo nhân dân ta kháng chiến chống Mông – Nguyên vào các năm 1285, 1287 – 1288 A. Trần Thái Tông B. Trần Thánh Tông C. Trần Nhân Tông D. Trần Anh Tông ------ BÀI 20: XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN VĂN HOÁ TRONG CÁC THẾ KỶ X ĐẾN XV Câu 1. Tôn giáo nào không được du nhập vào nước ta từ thời Bắc thuộc A. Phật giáo B. Nho giáo C. Đạo giáo D. Hồi giáo Câu 2. Hệ tư tưởng chính thống của các triều đại phong kiến Việt Nam từ thế kỉ X đến thế kỉ XV là A. Phật giáo B. Nho giáo C. Đạo giáo D. Hồi giáo Câu 3. Luận điểm nào của Nho giáo quy định tôn ti trật tự xã hội phong kiến? A. Tam cương B. Ngũ thường C. Tam tòng, tứ đức D. Quân, sư, phụ Câu 4. Năm 1070, vua Lý Thánh Tông đã cho xây dựng A. Chùa Quỳnh Lâm B. Văn miếu C. Chùa Một Cột D. Quốc tử giám Câu 5. Nho giáo trở thành hệ tư tưởng chiếm vị trí độc tôn ở nước ta từ thế kỉ nào? A. Thế kỉ XII B. Thế kỉ XIII C. Thế kỉ XIV D. Thế kỉ XV Câu 6. Dưới thời Lý – Trần, tôn giáo có vị trí đặc biệt quan trọng và rất phổ biến trong nhân dân là A. Phật giáo B. Nho giáo C. Đạo giáo D. Kitô giáo Câu 7. Người đã xuất gia đầu Phật và lập ra Thiền phái Trúc Lâm Đại Việt là A. Lý Công Uẩn B. Trần Thái Tông C. Trần Nhân Tông D. Trần Thánh Tông Câu 8. Ý nào không chính xác về biểu hiện đạo Phật luôn luôn giữ một vị trí đặc biệt quan trọng dưới thời Lý – Trần? A. Nhà sư được triều đình tôn trọng, có lúc cùng tham gia bàn việc nước B. Khắp nơi trong cả nước, đâu đâu cũng có chùa chiền được xây dựng C. Nhà nước cấm các tôn giáo khác hoạt động, trừ đạo Phật D. Vua quan nhiều người cũng theo đạo Phật, đã góp tiền để xây dựng chùa đúc chuông, tô tượng Câu 9. Quốc gia Đại Việt tổ chức khoa thi đầu tiên tại kinh thành Thăng Long vào năm nào? A. Năm 1070 B. Năm 1071 C. Năm 1073 D. Năm 1075 Câu 10. Việc thi cử để tuyển chọn người tài cho đất nước đã hoàn thiện và đi vào nếp dưới triều vua?
  8. A. Lý Nhân Tông B. Trần Thái Tông C. Lê Thái Tổ D. Lê Thánh Tông Câu 11. Nhà nước phong kiến Việt Nam cho dựng bia đá khắc tên tiến sĩ ở Văn miếu (Hà Nội) từ bao giờ? A. Thế kỉ XI – triều Lý B. Thế kỉ X – triều Tiền Lê C. Thế kỉ XV – triều Lê sơ D. Thế kỉ XIV – triều Trần Câu 12. Giáo dục nho giáo có hạn chế gì? A. Không khuyến khích việc học hành thi cử B. Không tạo điều kiện cho sự phát triển kinh tế C. Nội dung chủ yếu là kinh sử D. Chỉ con em quan lại, địa chủ mới được đi học Câu 13. Thành tựu tiêu biểu của văn học dân tộc, ra đời từ thế kỉ XI, đến thế kỉ XV gắn liền với các tác giả như Nguyễn Trãi, Lê Thánh Tông, Lý Tử Tấn là A. Văn học mang tư tưởng Phật giáo B. Văn học chữ Hán C. Văn học chữ Nôm D. Văn học dân gian Câu 14. Tìm hiểu và cho biết tác giả của “Bạch Đằng giang phú” là ai A. Trần Hưng Đạo B. Nguyễn Hiền C. Trương Hán Siêu D. Phạm Sư Mạnh Câu 15. Trong các thế kỉ X – XIV, xuất hiện hàng loạt những công trình nghệ thuật kiến trúc liên quan đến Phật giáo là A. Chùa, tháp B. Đền C. Đạo, quán D. Văn miếu Câu 16. Công trình được xây dựng từ cuối thế kỉ XIV, là điển hình của nghệ thuật xây thành ở nước ta và ngày nay đã được công nhận là Di sản văn hóa thế giới A. Kinh thành Thăng Long B. Hoàng thành Thăng Long C. Thành nhà Hồ (Thanh Hóa) D. Kinh thành Huế Câu 17. Nghệ thuật chèo, tuồng, múa rối nước ở nước ta phát triển từ thời A. Đinh – Tiền Lê B. Lý C. Trần D. Lê sơ Câu 18. Bộ sử chính thống đầu tiên của nước ta là A. Đại Việt sử kí B. Lam Sơn thực lục C. Đại Việt sử kí toàn thư D. Đại Việt sử lược Câu 19. Người đã chỉ đạo các thợ quan xưởng chế tạo thành công súng thần cơ và đóng được thuyền chiến có lầu là A. Hồ Nguyên Trừng B. Trần Hưng Đạo C. Hồ Quý Ly D. Hồ Hán Thương Câu 20: Thế kỉ X - XVI, ở Việt Nam Nho giáo dần dần trở thành hệ tư tưởng chính thống của: A. nhân dân lao động B. những người theo Nho giáo. C. tầng lớp trí thức D. giai cấp thống trị
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2