intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Lịch sử lớp 11 năm 2022-2023 - Trường THPT Nguyễn Huệ, Quảng Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:10

7
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhằm phục vụ quá trình học tập cũng như chuẩn bị cho kì thi giữa học kì 2 sắp đến. TaiLieu.VN gửi đến các bạn tài liệu ‘Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Lịch sử lớp 11 năm 2022-2023 - Trường THPT Nguyễn Huệ, Quảng Nam’. Đây sẽ là tài liệu ôn tập hữu ích, giúp các bạn hệ thống lại kiến thức đã học đồng thời rèn luyện kỹ năng giải đề. Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Lịch sử lớp 11 năm 2022-2023 - Trường THPT Nguyễn Huệ, Quảng Nam

  1. TRƯỜNG THPT NGUYỄN HUỆ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TỔ SỬ - ĐỊA - GDCD Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Núi Thành, ngày 10 tháng 3 năm 2023 ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA GIỮA KÌ II MÔN LỊCH SỬ 11 NĂM HỌC 2022 – 2023 I.PHẦN CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM BÀI 16. CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á GIỮA HAI CUỘC CHIẾN TRANH THẾ GIỚI (1918 – 1939) NHẬN BIẾT Câu 1.Phong trào đấu tranh tiêu biểu ở Lào trong giai đoạn 1918-1922 là A.khởi nghĩa của Com-ma-đam. B.khởi nghĩa của Pha-ca-đuốc. C.khởi nghĩa của Ong-kẹo. D.khởi nghĩa của Chậu-pa-chay. Câu 2.Từ đấu tranh chống thuế, bắt phu, phong trào đấu tranh chống Pháp ở Campuchia chuyển sang A. đấu tranh chính trị B. tổ chức bạo động C. đấu tranh nghị trường D. đấu tranh vũ trang Câu 3. Mục tiêu đấu tranh của giai cấp tư sản dân tộc ở các nước Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ nhất là A. khai trí để chấn hưng quốc gia. B. giành độc lập dân tộc. C. đòi quyền tự do trong kinh doanh. D. đòi các quyền dân sinh dân chủ. Câu 4. Sau chiến tranh thế giới thứ nhất giai cấp, tầng lớp nào ở các nước Đông Nam Á đấu tranh đòi tự chủ chính trị, đòi sử dụng tiếng mẹ đẻ trong nhà trường? A. Giai cấp tư sản. B. Giai cấp công nhân. C. Học sinh, sinh viên. D. Giai cấp địa chủ. THÔNG HIỂU Câu 5. Ở Đông Nam Á, Đảng Cộng sản được thành lập sớm nhất ở A. Inđônêxia. B. Philippin. C. Xiêm. D. Việt Nam.
  2. Câu 6. Mục tiêu lớn nhất của cách mạng ở các nước Đông Nam Á sau chiến tranh thế giới thứ nhất là A. độc lập dân tộc. B. cải cách dân chủ. C. công nghiệp hóa, hiện đại hóa. D. bình quân địa quyền. Câu 7. Vì sao phong trào chống Pháp của nhân dân Lào và Cam-pu-chia (1918 – 1939) thất bại? A. Nội bộ những người lãnh đạo có sự chia rẽ, mất đoàn kết. B. Phong trào mang tính tự phát, phân tán. C. Không lôi kéo được đông đảo nhân dân lao động tham gia. D.Chưa có một tổ chức, lực lượng lãnh đạo chưa đủ khả năng để đưa phong trào đi lên. Câu 8. Trong năm 1930, Đảng cộng sản lần lượt ra đời ở các nước nào ở Đông Nam Á A. Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia, In-đô-nê-xi-a. B. Việt Nam, Xin-ga-po, Phi-lip-pin. C. Việt Nam, Xiêm, In-đô-nê-xi-a. D. Việt Nam, Mã Lai, Xiêm, Phi-líp-pin. Câu 9.Trongnửađầuthậpniên 30 thếkỉ XX, mộtsựkiệnđánhdấuphongtràocáchmạngLàovàCampuchiachuyển sang mộtthờikìmớilà A. ĐảngCộngsảnĐôngDươngrađời. B. ĐảngNhândânCáchmạngLàothànhlập. C. ĐảngNhândânCáchmạngCampuchiathànhlập. D. ChínhquyềnXô-viếtđượcthànhlập ở Nghệ - Tĩnh (Việt Nam). Câu 10.Sauchiếntranhthếgiớithứnhấtphongtràođộclậpdântộc ở Đông Nam Á pháttriểnvớiquymônhưthếnào A. chỉ ở ba nước trên bán đảo Đông Dương B. diễn ra chỉ ở Việt Nam C. diễn ra chỉ ở những nước có Đảng cộng sản lãnh đạo D. diễn ra ở hầu khắp các nước. Câu 11. Phong trào đấu tranh nào sau đây không nằm trong phong trào giải phóng dân tộc ở Lào và Campuchia trong những năm 1918- 1939? A. Khởi nghĩa Ong Kẹo và Comma đam B. Phong trào bất hợp tác, không đóng thuế và tẩy chay hàng hóa. C. Khởi nghĩa Chậu Pa- Chay D. Phong trào chống thuế, chống bắt phu ở Công-pông Chơ-năng. Câu 12. Giai cấp nào không giữ vai trò lãnh đạo trong phong trào độc lập dân tộc ở các nước Đông Nam Á giữa hai cuộc chiến tranh thế giới A. giai cấp tư sản B. giai cấp vô sản C. giai cấp tiểu tư sản D. giai cấp tư sản và vô sản
  3. VẬN DỤNG Câu 13. So với những năm đầu thế kỉ XX, một trong những nét mới của phong trào giải phóng dân tộc ở Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ nhất là A. có sự liên minh giữa giai cấp tư sản và vô sản. B. giai cấp tư sản liên minh với phong kiến. C. phong trào giải phóng dân tộc ở một số nước đã giành thắng lợi. D. phong trào dân tộc tư sản có những bước tiến rõ rệt. Câu 14. Nét mới trong phong trào độc lập dân tộc ở Đông Nam Á giữa hai cuộc Chiến tranh thế giới là gì? A. Xã hội phân hóa thành giai cấp tư sản và vô sản B. Sự ra đời của giai cấp tư sản C. Giai cấp vô sản ra đời, tham gia lãnh đạo cách mạng D. Đấu tranh đòi quyền lợi kinh tế Câu 15. Tác động của tình hình thế giới đến phong trào độc lập dân tộc ở Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ nhất A. quốc tế Cộng sản thành lập. B. các Đảng cộng sản được thành lập ở các nước. C. chủ nghĩa Mác- Lênin được truyền bá vào các nước Đông Nam Á. D. cách mạng tháng Mười Nga thành công và cao trào cách mạng thế giới lên cao. VẬN DỤNG CAO Câu 16. Đánh giá mối quan hệ giữa cách mạng ba nước Đông Dương giữa hai cuộc chiến tranh thế giới A. đoàn kết, gắn bó dưới sự lãnh đạo thống nhất của Đảng Cộng sản Đông Dương B. có sự liên kết chặt chẽ với nhau về lực lượng cách mạng C. riêng lẻ không có sự thống nhất D. có sự phối hợp ở một số phong trào đấu tranh BÀI 17: CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI Câu 17. Chủ mưu phát động chiến tranh thế giới thứ 2 là nước nào? A. Anh. B. Pháp. C. Đức. D. Italia. Câu 18. Sau khi xé bỏ hòa ước Véc-xai, nước Đức phát xít hướng tới mục tiêu gì? A. Chuẩn bị xâm lược các nước Tây Âu. B. Chuẩn bị đánh bại Liên Xô. C. Thành lập một nước Đại Đức bao gồm toàn bộ châu Âu. D. Chuẩn bị chiếm vùng Xuy-đét và Tiệp Khắc. Câu 19. Hành động của các nước phát xít ngay sau khi hình thành Liên minh là gì? A. Tăng cường các hoạt động quân sự ở nhiều nơi. B. Đầu tư vốn vào các nước thuộc địa để khai thác. C. Ra sức sản xuất vũ khí để chuẩn bị chiến tranh thế giới. D. Kí hiệp ước không xâm phạm với Liên Xô.
  4. Câu 20. Chiến tranh thế giới II bùng nổ vì lí do chủ yếu nào dưới đây? A. Do mâu thuẫn giữa các nước đế quốc về vấn đề thuộc địa. B. Thái độ thù ghét chủ nghĩa cộng sản của Đức, Anh, Pháp, Mĩ. C. Nước Đức muốn phục thù đối với hệ thống hòa ước Vecxai-Oasinhton. D. Chính sách trung lập của nước Mĩ để phát xít được tự do hành động. Câu 21. Chiến tranh thế giới thứ II bùng nổ từ lí do trực tiếp nào dưới đây? A. Đức thôn tính Tiệp Khắc khiến Anh, Pháp buộc phải tuyên chiến. B. Đức tấn công Balan buộc Anh, Pháp tuyên chiến với Đức. C. Thái tử Áo – Hung bị ám sát buộc Áo – Hung tuyên chiến với Xecbi. D. Nhật tấn công Trân Châu Cảng khiến Mĩ tuyên chiến với Liên minh phát xít. Câu 22. Sự kiện nào dưới đây tạo ra bước ngoặt của cuộc chiến tranh thế giới thứ II? A. Trận Matxcova (12/1941). B. Trận Xtalingrat (11/1942). C. Trận En Alamen (10/1942). D. Trận Cuocxco (8/1943). Câu 23. Sự kiện nào dưới đây đã chấm dứt chiến tranh thế giới thứ II ở châu Âu? A. Trận Matxcova (12/1941). B. Trận Xtalingrat (11/1942). C. Trận Beclin (4/1945). D. Trận Cuocxco (8/1943). Câu 24. Sự kiện nào dưới đây chấm dứt chiến tranh thế giới thứ II? A. Liên Xô đánh bại chủ lực của Nhật ở Đông Bắc Trung Quốc. B. Mĩ ném 2 quả bom nguyên tử xuống 2 thành phố của Nhật. C. Nhật hoàng tuyên bố đầu hàng Đồng minh không điều kiện. D. Đức kí văn kiện đầu hàng quân Đồng minh. Câu 25.Lực lượng trụ cột trong việc tiêu diệt chủ nghĩa phát xít trong chiến tranh thế giới thứ II? A. Liên xô. B. Anh, Mỹ. C. Anh, Mỹ, Liên xô. D. Anh, Pháp, Mỹ, Liên Xô. Câu 26. Từ tháng 3-5/1945, Liên quân nào đã quét sạch liên quân Đức –Italia ra khỏi lục địa châu Phi? A. Mỹ - Liên xô B. Anh - Mỹ . C. Anh - Liên xô. D. Liên Xô - Mỹ - Anh. Câu 27. Ý nghĩa chủ yếu của chiến thắng Xtalingrat của Liên Xô trong chiến tranh thế giới thứ II là gì? A. Đánh bại hoàn toàn quân Đức ở Liên Xô. B. Tạo ra bước ngoặt của chiến tranh. C. Buộc Đức phải đầu hàng quân Đồng Minh.
  5. D. Làm phá sản chiến tranh chớp nhoáng của Hitle. Câu 28. Ý nghĩa chủ yếu của chiến thắng Beclin của Liên Xô trong chiến tranh thế giới thứ II là gì? A. Đánh bại hoàn toàn quân Đức ở Liên Xô. B. Tạo ra bước ngoặt của chiến tranh. C. Buộc Đức phải đầu hàng quân Đồng Minh. D. Làm phá sản chiến tranh chớp nhoáng của Hitle. Câu 29. Trận Trân Châu Cảng (12/1941) gây ra hậu quả gì ? A. Chiến tranh Thái Bình Dương bùng nổ. B. Chiến tranh thế giới thứ II kết thúc. C. Liên quân Anh – Mĩ phản công Nhật ở Thái Bình Dương. D. Nhật đầu hàng quân Đồng minh. Câu 30. Vai trò của Liên Xô trong tiêu diệt chủ nghĩa Phát xít là gì? A. Là lực lượng trụ cột, giữ vai trò quyết định. B. Vai trò quan trọng tiêu diệt chủ nghĩa Phát xít. C. Góp phần lớn vào tiêu diệt chủ nghĩa Phát xít. D. Hỗ trợ liên quân Anh – Mĩ. Câu 31. Đức tấn công Ba Lan bằng chiến lược gì? A. Đánh chắc, tiến chắc. B. Đánh lâu dài. C. Đánh du kích. D. Chiến tranh chớp nhoáng. Câu 32. Tính chất của chiến tranh thế giới thứ II là gì? A. Chiến tranh phi nghĩa ở cả 2 bên tham chiến. B. Chiến tranh đế quốc phi nghĩa. C. Chiến tranh giải phóng dân tộc khỏi họa Phát xít. D. Phi nghĩa thuộc về phe phát xít, chính nghĩa thuộc về các nước bị phát xít chiếm đóng. Câu 33. Từ nguyên nhân trực tiếp nào dưới đây dẫn đến bùng nổ chiến tranh thế giới thứ II (1939 -1945)? A. Khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 – 1933. B. Trật tự Vecxai – Oasinhton không còn phù hợp. C. Sự phát triển không đều về kinh tế và chính trị giữa các nước tư bản. D. So sánh tương quan lực lượng trong thế giới tư bản thay đổi. Câu 34. Sắp xếp các sự kiện sau theo trình tự thời gian: 1. Phát xít Đức đầu hàng Đồng minh. 2. Nhật tấn công Trân Châu Cảng. 3. Đức tấn công Liên Xô. 4. Hội nghị Ianta. A. 1, 3, 4, 2. B. 3, 2, 4, 1. C. 3, 4, 2, 1. D. 2, 3, 1, 4.
  6. Câu 35. Tháng 12/1940 Hitle đã thông qua kế hoạch tấn công Liên Xô với chiến thuật A. “Chiến tranh tổng lực”. B. “Chinh phục từng gói nhỏ”. C. “Đánh lâu dài”. D. “Chiến tranh chớp nhoáng”. BÀI 19. NHÂN DÂN VIỆT NAM KHÁNG CHIẾN CHỐNG PHÁP XÂM LƯỢC (Từ năm 1858 đến trước năm 1873) I. NHẬN BIẾT Câu 36. Với hiệp ước Nhâm Tuất (5-6-1862), triều đình nhà Nguyễn đã nhượng cho Pháp những vùng đất nào? A. Ba tỉnh Biên Hòa, Gia Định, Định Tường và đảo Côn Lôn. B. Ba tỉnh An Giang, Gia Định, Định Tường và đảo Côn Lôn. C. Ba tỉnh Biên Hòa, Gia Định,Vĩnh Long và đảo Côn Lôn. D. Ba tỉnh Biên Hòa, Hà Tiên, Định Tường và đảo Côn Lôn. Câu 37. Ba tỉnh miền Tây Nam kỳ bị thực dân Pháp chiếm vào năm 1867 là A. Hà Tiên, Vĩnh Long, Kiên Giang. B. Vĩnh Long, ĐịnhTường, AnGiang. C. HàTiên, AnGiang, CầnThơ. D. Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên. Câu 38.Saukhibịthấtbạitrongkếhoạchđánhnhanhthắngnhanh ở GiaĐịnhnăm 1859, thựcdânPhápchuyển sang lốiđánhnào? A. “ Đánhchắc, tiếnchắc” B. “Chinhphụctừnggóinhỏ” C. “ Đánhlâudài” D. “ Chinhphụctừngđịaphương” Câu 39.SựkiệnnàođánhdấumốcquânPhápxâmlượcViệt Nam? A. Ngày 17-2-1859, PhápchiếmthànhGiaĐịnh. B. Hiệpước Nhâm Tuất (năm1862) được ký kết. C. Chiều 31-8-1858, liênquânPháp-Tây Ban Nhadàntrậntrước cửa biển Đà Nẵng. D. Sáng 1-9-1858 , liên quân Pháp –Tây Ban Nha nổ súng rồi đổ bộ lên bán đảo Sơn Trà. Câu 40. Nơi đầu tiên liên quân Pháp- Tây Ban Nha nổ súng xâm lược nước ta là A. Hà Nội B. Bán đảo Sơn Trà (Đà Nẵng). C. Gia Định. D. Huế. Câu 41. Lựa chọn đáp án đúng điền vào chố trống trong đoạn trích sau đây: “Vào giữa thế kỉ XIX trước khi bị (1) ..........xâm lược. Việt Nam là một (2)........có chủ quyền đạt được những tiến bộ nhất định về kinh tế, văn hóa. Tuy nhiên ở giai đoạn này chế độ phong kiến Việt Nam đang có những biểu hiện (3)............suy yếu nghiêm trọng” ( SGK Lịch sử 11 Ban cơ bản, tr 106, NXB Giáo dục, 2009) A. (1) thực dân Pháp, (2) bị đô hộ, (3) khủng hoảng. B. (1) thực dân Pháp, (2) quốc gia độc lập, (3) khủng hoảng. C. (1) thực dân Pháp, (2) quốc gia độc lập, (3) thịnh vượng. D. (1) thực dân Anh, (2) quốc gia độc lập, (3) khủng hoảng. II. THÔNG HIỂU Câu 42. Nội dung nào không nằm trong Hiệp ước Nhâm Tuất 1862? A. Pháp được nhà Nguyễn nhượng hẳn cho ba tỉnh miền Đông Nam Kì. B. Nhà Nguyễn chấp nhận bồi thường 20 vạn lạng bạc cho Pháp.
  7. C. Thành Vĩnh Long được chính thức trả lại cho triều đình Huế. D. Triều đình Huế đã cho các nước Anh – Pháp – Tây Ban Nha được tự do buôn bán ở nước ta. Câu 43. Sau thất bại ở Đà Nẵng, thực dân Pháp có âm mưu gì? A. Cố thủ chờ viện binh. B. Đánh thẳng kinh thành Huế. C. Nhờ Anh giúp đỡ đánh tiếp. D. Kéo quân vào đánh Gia Định. Câu 44. Cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất của nhân dân ba tỉnh miền Đông Nam kì sau Hiệp ước 1862 là A. khởi nghĩa Trương Định. B. khởi nghĩa Phan Tôn, Phan Liêm. C. khởi nghĩa Nguyễn Trung Trực. D. khởi nghĩa Trương Quyền. D. Thực dân Pháp đã xâm chiếm xong Lào và Căm-pu-chia nên có điều kiện tập trung lực lượng đàn áp cuộc kháng chiến. Câu 45. Mục đích thực dân Pháp tiến hành xâm lược Việt Nam là gì? A. Để truyền đạo. B. Khai hóa văn minh. C. Giúp Nguyễn Ánh đánh bại Tây Sơn. D. Tìm kiếm thuộc địa, mở rộng thị trường. Câu 46. Vì sao nhà Nguyễn không kiên quyết chống Pháp mà luôn thỏa hiệp bằng việc kí kết các điều ước? A. Lực lượng của Pháp quá mạnh. B. Sợ mất quyền lợi giai cấp. C. Hoang mang, dao động. D. Sợ mất quyền lợi dân tộc. Câu 47. Giữa thế kỉ XIX, tính chất xã hội Việt Nam là A. thuộc địa. B. quốc gia phong kiến độc lập. C. nửa thuộc địa. D. nửa thuộc địa, nửa phong kiến. III. VẬN DỤNG THẤP Câu 48. Đặc điểm nổi bật nhất trong phong trào kháng chiến của nhân dân ba tỉnh miền Tây Nam kì là gì? A. Phong trào do nông dân khởi xướng và lãnh đạo. B. Phong trào sử dụng hình thức đấu tranh phong phú. C. Phong trào đã lôi cuốn nhiều văn than, sĩ phu tham gia. D. Phong trào kết hợp giữa chống ngoại xâm với chống phong kiến tay sai. Câu 49. Khi Pháp đánh vào Đà Nẵng (1858) thái độ của triều đình nhà Nguyễn như thế nào? A. Tỏ ra run sợ, chấp nhận buông vũ khí. B. Tổ chức đánh Pháp nhưng thiếu kên quyết. C. Cùng với nhân dân đứng lên chống Pháp đến cùng D. Thỏa hiệp với Pháp để đàn áp phong trào đấu tranh của nhân dân ta. IV. VẬN DỤNG CAO Câu 50. Nhận xét nào là đúng về cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta vào năm 1858? A. Nhân dân ta đầu hàng Pháp. B. Nhân dân ta chần chừ, do dự. C. Nhân dân ta đánh Pháp nhưng thiếu kiên quyết. D. Nhân dân ta anh dũng chống trả quân xâm lược.
  8. Câu 51. Nhận xét nào là đúng về xã hội Việt Nam dưới triều Nguyễn? A. Xã hội đã phát triển. B. Xã hội tương đối ổn định. C. Xã hội đang trên đà phát triển. D. Là một xã hội đang lên cơn sốt trầm trọng. Câu 52. Nhận xét nào là đúng về tình hình quân đội Việt Nam dưới triều Nguyễn? A. yếu kém nhất khu vực Đông Nam Á. B. đã đóng những chiếc tàu lớn và Trang bị vũ khí hiện đại. C. trang bị, phương tiện kĩ thuật còn rất lạc hậu kiểu trung cổ. D. quân đội được tổ chức và huấn luyện theo kiểu phương Tây. II. CÂU HỎI TỰ LUẬN Câu 1. Những điều kiện lịch sử của phong trào độc lập dân tộc ở Đông Nam Á sau chiến tranh thế giới thứ nhất. Trình bày các phong trào theo xu hướng mới ở khu vực này trong thời gian giữa hai cuộc chiến tranh thế giới? 1.Những điều kiện -Thế giới : thắng lợi của CM tháng Mười Nga và cao trào CM thế giới sau chiến tranh đã tác động đến PT.. - Ở các nước ĐNA những chuyến biến quan trọng về kinh tế, xã hội, chính trị... dưới tác động của chính sách khai thác bóc lột của các nước đế quốc là những điều kiện thúc đẩy PT sau chiến tranh ... 2. Xu hướng mới xuất hiện trong PT : xu hướng cách mạng vô sản với các cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân và sự ra đời của các đảng cộng sản - Ở Inđônêxia sự phát triển của PT công nhân, Đảng cộng sản tháng 5-1920, cuộc khởi nghĩa vũ trang do đảng phát động... - Ở Đông Dương năm 1930 Đảng cộng sản Đông Dương thành lập mở ra thời kỳ CM mới. Đảng trực tiếp lãnh đạo PT cách mạng 1930-1931, thành lập Mặt trận dân chủ Đông Dương 1936-1939.. - Ở Mã lai sự phát triển của PT công nhân, năm 1930 Đảng cộng sản thành lập tham gia lãnh đạo PT đấu tranh những năm 1934-1936. Câu 2. Phân tích những điểm mới trong phong trào dân tộc ở Đông Nam Á giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918-1939). Với điều kiện lịch sử mới…phong trào dân tộc ở Đông Nam Á giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918-1939) có những điểm mới: Về mục tiêu - Cùng với sự lớn mạnh của giai cấp tư sản dân tộc, phong trào dân tộc tư sản có những bước tiến rõ rệt: + Nếu như trước đó, hoạt động chính trị của giai cấp tư sản dân tộc chỉ nhằm mục đích “khai trí để trấn hưng quốc gia”, thì đến nay mục tiêu giành độc lập dân tộc được đề rõ ràng: đòi quyền tự chủ về chính trị, quyền tự do trong kinh doanh, quyền được dùng tiếng mẹ đẻ trong giáo dục…
  9. - Giai cấp vô sản ngày càng trưởng thành trong quá trình đấu tranh. Từ thập niên 20 của thế kỷ XX, dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản phong trào đòi độc lập diễn ra sôi nổi, tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa vũ trang ở Inđônêxia (1926- 1927), ở Việt Nam (1930-1931)… Về lãnh đạo: + Một số chính đảng của giai cấp tư sản được thành lập và có ảnh hưởng xã hội rộng lớn như Đảng dân tộc ở Inđônêxia, tổ chức phong trào Thakin (phong trào của những người làm chủ đất nước) ở Miến Điện… + Từ thập niên 20, cùng với sự trưởng thành của giai cấp vô sản và việc truyền bá chủ nghĩa Mác- Lênin vào các nước Đông Nam á, một số đảng cộng sản được thành lập, đầu tiên là Đảng cộng sản Inđônêxia (5-1920), tiếp theo trong năm 1930 các đảng cộng sản lần lượt ra đời ở Việt Nam, Mã Lai… Quy mô đấu tranh, các phong trào diễn ra sôi nổi, rộng khắp, liên tục… Câu 3.Phân tích nguyên nhân dẫn tới cuộc chiến tranh thế giới thứ hai 1939-1945. Trả lời: - Quy luật phát triển không đều của chủ nghĩa đế quốc …nhất là về thị trường thuộc địa làm cho mâu thuẫn các nước đế quốc ngày càng tăng - Trật tự thế giới theo Vecxai- Oasinh tơn không giải quyết được mâu thuẫn giữa các nước đế quốc … - Hậu quả khủng hoảng kinh tế 1929-1933 ..chủ nghĩa phát xít ra đời Đức, Italia, NB, các nước này ráo riết chạy đua vũ trang chuẩn bị chiến tranh đòi chia lại thế giới. - Thái độ dung dưỡng của phe tư bản, Mỹ, Anh, Pháp …ngày 1/9/1939 chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ. Câu 4.NêukếtcụccủaChiếntranhthếgiớithứ II (1939-1945)? Hướng dẫn trả lời: - CTTG2 kết thúc với thất bại hoàn toàn của phe phátxít. - Đây là cuộc CTTG lớn nhất, khốc liệt nhất, tàn phá nặng nề nhất trong LS nhân loại. Những tổn thất do CT gây ra là vô cùng thảm khốc: hơn 70quốcgia bị cuốn vào cuộc chiến, 60 triệu ng chết , 90 triệu ng bị tàn phế. Nhiều tp, làng mạc và nhiều cơ sở kinh tế bị tàn phá. - Thắng lợi của cuộc war thuộc về các nc đồng minh và nhân dân yêu chuộng hòa bình trên TG đã kiên cường chiến đấu chống lại các thế lực PX. - Trong cuộc chiến này 3 cường quốc LX , M, A là lực lượng trụ cột , giữ vai trò quyết định trong việc tiêu diệt CNPX - Chiến thắng chủnghĩaphátxít tạo điềukiệnthuậnlợi cho phong trào giảiphóngdântộc bùng nổ và phát triển sau CTTG2, làm sụp đổ hoàn toàn hệ thống thuộc địa của CNĐQ, đưa hàng trăm nước thuộc địa và phụ thuộc từng bước trở thành quốc gia độc lập. Câu 5. Tình hình Việt Nam giữa thế kỉ XIX trước khi thực dân Pháp xâm lược có điểm gì nổi bật?Nếuđặt Việt Nam trong bối cảnh Châu Á và thế giới lúc đó em có suy nghĩ gì? *Chính trị: Trước khi bị thực dân Pháp xâm lược, Việt Nam là một quốc gia độc lập có chủ quyền song chế độ phong kiến đã lâm vào khủng hoảng, suy yếu trầm trọng.......
  10. * Đối ngoại : Nhà nước có những chính sách sai lầm nhất là "cấm đạo", đuổi giáo sĩ phương Tây. Làm rạn nức khối đại đoàn kết dân tộc. * Kinh tế: - Nông nghiệp: Sa sút bởi ruộng đất phần lớn rơi vào tay địa chủ, cường hào, hạn hán, mất mùa, đói kém xảy ra thường xuyên. - Công thương nghiệp : Bị đình đốn lạc hậu do chính sách độc quyền về công thương và "bế quan tỏa cảng " của nhà Nguyễn. *Quân sự: Lạc hậu…. *Xã hội: Nhiều cuộc khởi nghĩa chống triều đình đã nổ ra : Khởi nghĩa của Phan Bá Vành ở Nam Định,Thái Bình(1821), của Lê Duy Lương ở Ninh Bình ( 1833)… Trong   lóc   ViÖt   Nam   ®ang   suy   yÕu,   khñng   ho¶ng   th×   chñ   nghÜa   t.b¶n   ¢u  – MÜ®ang®Èy m¹nh x©m lîc thuéc ®Þa ë kh¾p n¬i trªn thÕ giíi. ViÖt Nam vµ §«ng Nam  ¸ lµ khu vùc quan träng, giµu tµi nguyªn. ChÕ ®é phong kiÕn ®ang khñng ho¶ng, v× vËy  tÊt yÕu ViÖt Nam trë thµnh ®èi tîng x©m lîc cña thùc d©n ph¬ng T©y (ViÖt Nam còng  nh c¸c níc ch©u ¸ kh¸c, ®øng tríc nguy c¬ bÞ x©m lîc Câu 6.Vì sao triều đình Huế kí Hiệp ước Nhâm Tuất (5-6-1862)? Nêu nội dung cơ bản và nhận xét về Hiệp ước này? * TriềuđìnhHuếkíhiệpướcNhâmTuấtvì: Để đối phó với sự xâm lược của Pháp ở phía Nam và phong trào khởi nghĩa nông dân ở phía Bắc. Triều Nguyễn đã có chủ trương nhân nhượng với Pháp để bảo vệ quyền lợi của giai cấp, của dòng họ, đồng thời có điều kiện rảnh tay để đối phó đàn áp phong trào khởi nghĩa của nông dân nên đã kí với Pháp Hiệp ước Nhâm Tuất 5-6-1862. * Nội dung: - Triều đình nhượng hẳn cho Pháp ba tỉnh miền Đông Nam Kì (Gia Định, Định Tường , Biên Hòa) và đảo Côn Lôn - Bồi thường 20 triệu quan ( ước tính bằng 280 vạn lạng bạc ) - Triều đình mở 3 cửa biển : Đà Nẵng, Ba Lạt, Quảng Yên cho cho thương nhân Pháp và Tây Ban Nha vào tự do buôn bán. - Thành Vĩnh Long sẽ được trả lại cho triều đình Huế khi nào triều đình chấm dứt được các hoạt động chống Pháp ở ba tỉnh miến Đông. * Nhận xét: Đây là Hiệp ước bán nước đầu tiên của triều đình Huế, thể hiện sự bạc nhược của triều Huế, làm mất đi một phần chủ quyền lãnh thổ đất nước, tạo cho Pháp có chỗ đứng chân lâu dài để mở rộng xâm lược nước ta… -------HẾT------
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2