intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Vật lý lớp 11 năm 2021-2022 - Trường THPT Sơn Động số 3

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:6

9
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

"Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Vật lý lớp 11 năm 2021-2022 - Trường THPT Sơn Động số 3" là tài liệu dành cho các bạn học sinh đang chuẩn bị thi giữa học kì 2. Ôn tập với đề cương giúp các em phát triển tư duy, năng khiếu môn học. Chúc các em đạt được điểm cao trong kì thi này nhé.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Vật lý lớp 11 năm 2021-2022 - Trường THPT Sơn Động số 3

  1. TRƯỜNG THPT SƠN ĐỘNG SỐ 3         ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA NHÓM VẬT LÝ Môn: Vật lý Năm học 2021 – 2022 I. HÌNH THỨC KIỂM TRA:  Trắc nghiệm khách quan 50% + Tự luận  50% (20 câu trắc nghiệm + Tự luận). II. THỜI GIAN LÀM BÀI : 45 phút. III. NỘI DUNG 1.Lý thuyết: Chương IV, chương V. 1.1. Từ trường: khái niệm; xác định chiều của từ trường; tính chất của đường sức từ 1.2. Lực từ ­ Cảm ứng từ: Khái niệm; xác định phương, chiều, độ lớn của lực từ; công  thức xác định độ lớn cảm ứng từ; chiều của cảm ứng từ 1.4. Từ trường của dòng điện chạy trong các dây dẫn có hình dạng đặc biệt : Từ trường  của dây dẫn thẳng dài ;dây dẫn uốn tròn ; ống dây. 1.5. Lực Lo­ren­xơ : định nghĩa ; biểu thức 1.6. Từ thông : định nghĩa ; đơn vị ; biểu thức tính từ thông  1.7. Cảm ứng điện từ. Suất điện động cảm ứng: hiện tượng cảm ứng điện từ; chiều  dòng điện cảm ứng; biến thiên từ thông; suất điện động cảm ứng. 1.2. Tự cảm: hiện tượng tự cảm; công thức tính suất điện động tự cảm 2. Một số dạng bài tập lí thuyết và toán cần lưu ý ­ Bài toán liên quan đến từ trường và dòng điện thẳng dài. ­ Bài toán liên quan đến dòng điện tròn, ống dây và các bài toán biến tướng ­ Lực từ tác dụng lên đoạn dây dẫn, khung dây dẫn, tương tác hai dòng điện song song. ­ Tính từ thông gửi qua một mạch điện ­  Tính độ lớn suất điện động, cường độ dòng điện cảm ứng DẠNG 3: TÍNH HỆ SỐ TỰ CẢM, SUẤT ĐIỆN ĐỘNG TỰ CẢM 3. Một số bài tập minh họa hoặc đề minh họa: (nếu thầy cần thiết) Câu 1: Đáp án nào sau đây đúng khi nói về tương tác giữa hai dòng điện thẳng song song: A. cùng chiều thì đẩy nhau B. cùng chiều thì hút nhau C. ngược chiều thì hút nhau D. cùng chiều thì đẩy, ngược chiều thì hút 1
  2. Câu 2: Một đoạn dây có dòng điện được đặt trong một từ trường đều. Để độ lớn lực từ tác dụng lên  dây đạt cực tiểu thì độ lớn góc   giữa véctơ phần tử dòng điện và véctơ cảm ứng từ phải bằng A.  = 00. B.  =300 C.  = 600 D.  = 900  Câu 3: Phần tử dòng điện  I l nằm trong từ trường đều có các đường sức từ hướng thẳng đứng từ   dưới lên. Gọi α là góc hợp bởi  I l và đường sức từ. Để cho lực từ có phương nằm ngang thì góc α  không thể bằng A. π/2 hoặc –π/2. B. π/3 hoặc π/2. C. 0 hoặc π. D. π/4 hoặc π/2. Câu 4: Khi độ lớn cảm ứng từ và cường độ dòng điện qua dây dẫn tăng 2 lần thì độ lớn lực từ tác  dụng lên dây dẫn A. tăng 2 lần. B. tăng 4 lần. C. không đổi. D. giảm 2 lần. Câu 5: Một đoạn dây dẫn dài 1,5 m mang dòng điện 10 A, đặt vuông góc trong một từ trường đều có  độ lớn cảm ứng từ 1,2 T. Nó chịu một lực từ tác dụng là A. 18 N. B. 1,8 N. C. 1800 N. D. 0 N. Câu 6: Cảm ứng từ tại một điểm trong từ trường A. vuông góc với đường sức từ. B. nằm theo hướng của đường sức từ. C. nằm theo hướng của lực từ. D. không có hướng xác định. Câu 7: Công thức nào sau đây tính cảm ứng từ tại tâm của vòng dây tròn có bán kính R mang dòng  điện I? I I I A. B = 2.10–7 . B. B = 2π.10–7 . C. B = 2π.10–7I.R. D. B = 4π.10–7 . R R R Câu 8: Một đoạn dây dẫn dài 0,80 m đặt nghiêng một góc 60° so với hướng của các đường sức từ  trong một từ trường đều có cảm ứng từ 0,50 T. Khi dòng điện chạy qua đoạn dây dẫn này có cường  độ 7,5 A, thì đoạn dây dẫn bị tác dụng một lực từ bằng bao nhiêu? A. 4,2 N. B. 2,6 N. C. 3,6 N. D. 1,5 N. Câu 9: Độ lớn cảm ứng từ tại một điểm bên trong lòng ống dây có dòng điện đi qua sẽ tăng hay giảm  bao nhiêu lần nếu số vòng dây, chiều dài ống dây đều tăng lên hai lần và cường độ dòng điện qua ống  dây giảm bốn lần: A. không đổi B. giảm 2 lần C. giảm 4 lần D. tăng 2 lần Câu 10: Hai điểm M và N gần dòng điện thẳng dài, cảm ứng từ tại M lớn hơn cảm ứng từ tại N 4  lần. Kết luận nào sau đây đúng: 2
  3. rN rN A.  rM = 4rN . B.  rM = . C.  rM = 2rN . D.  rM = . 4 2 Câu 11: Một dòng điện có cường độ I = 5 (A) chạy trong một dây dẫn thẳng, dài. Cảm ứng từ do  dòng điện này gây ra tại điểm M có độ lớn B = 4.10­5 (T). Điểm M cách dây một khoảng A. 25 (cm). B. 10 (cm). C. 5 (cm). D. 2,5 (cm). Câu 12: Một dòng điện thẳng, dài có cường độ 20 (A), cảm ứng từ tại điểm M cách dòng điện 5 (cm)  có độ lớn là A. 8.10­5 (T). B. 8π.10­5 (T). C. 4.10­6 (T). D. 4π.10­6 (T). Câu 13: Tại tâm của một dòng điện tròn cường độ 5 (A) cảm ứng từ đo được là 31,4.10­6(T). Đường  kính của dòng điện đó là A. 10 (cm). B. 20 (cm). C. 22 (cm). D. 26(cm). Câu 14: Một sợi dây đồng có đường kính 0,8 (mm), lớp sơn cách điện bên ngoài rất mỏng. Dùng sợi  dây này để quấn một ống dây có dài l = 40 (cm). Số vòng dây trên mỗi mét chiều dài của ống dây là A. 936. B. 1125. C. 1250. D. 1379. Câu 15: Khi tăng đồng thời cường độ dòng điện trong cả hai dây dân, thẳng, dài, song song lên 3 lần  thì lực từ tác dụng lên một đơn vị dài của mỗi dây tăng lên A. 3 lần. B. 9 lần. C. 6 lần. D. 12 lần. Câu 16: Một dây dẫn rất dài căng thẳng, ở giữa dây được uốn thành vòng tròn bán kính R = 6 (cm), tại  chỗ chéo nhau dây dẫn được cách điện. Dòng điện chạy trên dây có cường độ 4 (A). Cảm ứng từ tại  tâm vòng tròn do dòng điện gây ra có độ lớn là A. 7,3.10­5 (T) B. 6,6.10­5 (T) C. 5,5.10­5 (T). D. 4,5.10­5 (T). Câu 17: Hai dây dẫn thẳng, dài song song cách nhau 32 (cm) trong không khí, dòng điện chạy trên dây  1 là I1 = 5 (A), dòng điện chạy trên dây 2 là I2 = 1 (A) ngược chiều với I1. Điểm M nằm trong mặt  phẳng của 2 dòng điện ngoài khoảng hai dòng điện và cách dòng điện I1 8 (cm). Cảm ứng từ tại M có  độ lớn là A. 1,0.10­5 (T). B. 1,1.10­5 (T). C. 1,2.10­5 (T). D. 1,3.10­5(T). Câu 18: Lực Lo­ren­xơ là A. lực từ tác dụng lên hạt mang điện chuyển động trong từ trường. B. lực từ tác dụng lên dòng điện. C. lực từ tác dụng lên hạt mang điện đặt đứng yên trong từ trường. D. lực từ do dòng điện này tác dụng lên dòng điện kia. 3
  4. Câu 19: Một điện tích có độ lớn 10 μC bay với vận tốc 105 m/s vuông góc với các đường sức vào một  từ trường đều có độ lớn cảm ứng từ bằng 1 T. Độ lớn lực Lo – ren – xơ tác dụng lên điện tích là A. 1 N. B. 104 N. C. 0,1 N. D. 0 N. Câu 20: Một electron bay vuông góc với các đường sức vào một từ trường đều độ lớn 100 mT thì chịu  một lực Lo – ren – xơ có độ lớn 1,6.10­12 N. Vận tốc của electron là A. 109 m/s. B. 106 m/s. C. 1,6.106 m/s. D. 1,6.109 m/s. Câu 21: Trong một mạch kín dòng điện cảm ứng xuất hiện khi A. trong mạch có một nguồn điện. B. mạch điện được đặt trong một từ trường đều. C. mạch điện được đặt trong một từ trường không đều. D. từ thông qua mạch điện biến thiên theo thời gian. Câu 22: Trong hệ SI đơn vị của hệ số tự cảm là A. Tesla (T). B. Henri (H). C. Vêbe (Wb). D. Fara (F). Câu 23: Cách làm nào dưới dây có thể tạo ra dòng điện cảm ứng? A. Nối hai cực của pin vào hai đầu cuộn dây dẫn. B. Nối hai cực của nam châm vào hai đầu cuộn dây dẫn. C. Đưa một cực của ắc qui từ ngoài vào trong cuộn dây dẫn kín. D. Đưa một nam châm từ ngoài vào trong một cuộn dây dẫn kín. Câu 24: Định luật Len­xơ là hệ quả của định luật bảo toàn A. điện tích. B. động năng. C. động lượng. D. năng lượng. Câu 25: Một vòng dây phẳng giới hạn diện tích S = 5 cm2 đặt trong từ trường đều cảm ứng từ B =  0,1T. Mặt phẳng vòng dây làm thành với từ trường một góc α = 30°. Tính từ thông qua S. A. 3.10­4Wb. B. 3.10­5 Wb. C. 4,5.10­5 Wb. D. 2,5.10­5 Wb. Câu 26: Một khung dây phẳng giới hạn diện tích S = 5 cm2 gồm 20 vòng dây đặt trong từ trường đều  có cảm ứng từ từ B = 0,1T sao cho mặt phẳng khung dây hợp với vectơ cảm ứng từ một góc 60°. Tính  từ thông qua diện tích giới hạn bởi khung dây. A. 8,66.10­4 Wb. B. 5.10­4 Wb. C. 4,5.10­5 Wb. D. 2,5.10­5 Wb. Câu 27: (Đề chính thức của BGD­ĐT ­ 2018) Một vòng dây dẫn kín, phẳng có diện tích 10 cm2. Vòng  dây được đặt trong từ trường đều có vectơ cảm ứng từ hợp với vectơ pháp tuyến của mặt phẳng  vòng dây một góc 60° và có độ lớn là 1,5.10­4 T. Từ thông qua vòng dây dẫn này có giá trị là A. 1,3.10­3 Wb. B. 1,3.l0­7 Wb. C. 7,5.10­8 Wb. D. 7,5.10­4 Wb. 4
  5. Câu 28: Một khung dây dẫn hỉnh chữ nhật có diện tích 200 cm2, ban đầu ở vị trí song song với các  đường sức từ của một từ trường đều có độ lớn B = 0,01 T. Khung quay đều trong thời gian Δt = 0,04 s  đến vị trí vuông góc với các đường sức từ. Độ lớn suất điện động cảm ứng xuất hiện trong khung là A. 5 mV. B. 12 mV. C. 3.6V. D. 4,8 V. Câu 29: Một khung dây phẳng diện tích 20 cm2, gồm 10 vòng được đặt trong từ trường đều. Vectơ  cảm ứng từ làm thành với mặt phẳng khung dây góc 30° và có độ lớn bằng 2.10­4 T. Người ta làm cho  từ trường giảm đều đến 0 trong thời gian 0,01 s thì độ lớn suất điện động cảm ứng xuất hiện trong  khung dây trong thời gian từ trường biến đổi. A. 200 (µV). B. 180 (µV). C. 160 (µV). D. 80(µV). Câu 30: Suất điện động cảm ứng là suất điện động A. sinh ra dòng điện cảm ứng trong mạch kín. B. sinh ra dòng điện trong mạch kín. C. được sinh bởi nguồn điện hóa học. D. được sinh bởi dòng điện cảm ứng. Câu 31: Một khung dây gồm 1000 vòng dây được đặt trong từ trường đều sao cho các đường sức từ  vuông góc với mặt phẳng của khung. Diện tích mặt phẳng giới hạn bởi mỗi vòng là 2 dm2. Cảm ứng  từ của từ trường giảm đều từ 0,5 T đến 0,2 T trong thời gian 0,1 s. Độ lớn suất điện động cảm ứng  xuất hiện trong khung dây là A. 40 V. B. 100 V. C. 140 V. D. 60 V. Câu 32: Một vòng dây dẫn có diện tích 200 cm2, ban đầu ở vị trí song song với các đường sức từ của  một từ trường đều, cảm ứng từ có độ lớn 0,01 T. Khung quay đều trong thời gian ∆t = 0,04 s đến vị trí  mặt phẳng khung vuông góc với các đường sức từ. Độ lớn trung bình của suất điện động cảm ứng  xuất hiện trong khung là A. 0,5 V. B. 5 mV. C. 0,25 V. D. 2,5 mV. Câu 33: Một khung dây kín hình vuông cạnh 10 cm, gồm 200 vòng dây, có điện trở 4 Ω. Khung dây  được đặt trong từ trường đều sao cho các đường sức từ vuông góc với mặt phẳng khung. Độ lớn cảm  ứng từ của từ trường tăng đều 3.10­2 T/s. Dòng điện cảm ứng xuất hiện trong khung dây có cường độ A. 0,6  A. B. 0,15  A. C. 60  mA. D. 15  mA. Câu 34: Một vòng dây diện tích 100 cm2, nối với tụ điện có điện dung 200 μF, được đặt trong từ  trường đều sao cho các đường sức từ vuông góc với mặt phẳng vòng dây. Độ lớn cảm ứng của từ  trường phụ thuộc vào thời gian theo quy luật  B = 0,1 + 0, 05t  (B tính bằng T, t tính bằng s). Điện tích  của tụ điện là A. 10­7  C. B. 10­9  C. C. 2.10­7  C. D. 2.10­9  C. 5
  6. Câu 35: Tính độ tự cảm của một ống dây hình trụ có chiều dài 0,5 m gồm 1000 vòng dây, mỗi vòng  dây có đường kính 20 cm. A. 0,088 H. B. 0,079 H. C. 0,125 H. D. 0,064 H. Câu 36: Một ống dây có hệ số tự cảm 2 mH. Cường độ dòng điện chạy qua ống dây giảm từ 20 A về  0 trong thời gian 0,01 s. Độ lớn suất điện động tự cảm xuất hiện trong ống dây là A. 4 V. B. 2 V. C. 8 V. D. 1 V. Câu 37: Một ống dây dài 40 cm, gồm 800 vòng, đường kính mỗi vòng là 10 cm. Lấy  π2 = 10  Hệ số tự  cảm của ống dây là A. 64 mH. B. 12 mH. C. 16 mH. D. 26 mH. 6
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2