Đề cương ôn tập HK1 môn Toán 8 năm 2020-2021 - Trường THCS Trần Đăng Khoa
lượt xem 0
download
Đề cương ôn tập HK1 môn Toán 8 năm 2020-2021 - Trường THCS Trần Đăng Khoa sau đây cung cấp các công thức cơ bản, các lý thuyết theo chương cần nhớ và các bài tập áp dụng theo chương. Mời các bạn cùng tham khảo và nắm nội dung kiến thức cần ôn tập trong đề cương này.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề cương ôn tập HK1 môn Toán 8 năm 2020-2021 - Trường THCS Trần Đăng Khoa
- PHÒNG GD&ĐT HƯƠNG TRÀ TỔ NGHIỆP VỤ TOÁN ĐÊ C ̀ ƯƠNG ÔN TÂP HOC KI I MÔN TOAN 8 ̣ ̣ ̀ ́ A. NỘI DUNG ÔN TẬP THEO CHỦ ĐỀ Chủ đề 1: NHÂN VÀ CHIA ĐA THỨC 1. Nhân đa thức Thực hiện được phép toán nhân đơn thức với đơn thức, nhân đơn thức với đa thức và nhân đa thức với đa thức. Nên làm các bài tập 1; 2; 3; 7; 8 SGK Toán 8, tập 1. 2. Những hằng đẳng thức đáng nhớ Nhớ và viết được các hằng đẳng thức 1. (A + B)2 = A2 + 2AB + B2 5. (A – B)3 = A3 – 3A2B + 3AB2 – B3 2. (A- B)2 = A2 – 2AB + B2 6. A3 + B3 = (A + B)( A2 – AB + B2) 3. A2 – B2 = (A+ B).(A – B) 7. A3 – B3 = (A – B)( A2 + AB + B2) 4. (A + B)3 = A3 +3A2B + 3AB2 + B3 Dùng các hằng đẳng thức khai triển hoặc rút gọn được các biểu thức dạng đơn giản. Nên làm các bài tập 16; 24; 26; 30; 32; 33; 37 SGK. 3. Phân tích đa thức thành nhân tử Biết thế nào là phân tích một đa thức thành nhân tử. Phân tích được đa thức thành nhân tử bằng các phương pháp cơ bản, trong trường hợp cụ thể, không quá phức tạp. Nên làm các bài tập 39; 41; 43; 45; 47; 50; 51; 55 SGK. 4. Chia đa thức Thực hiện được phép chia đơn thức cho đơn thức, chia đa thức cho đơn thức và chia đa thức cho đa thức. Thực hiện được phép chia đa thức một biến đã sắp xếp. Nên làm các bài tập 59; 60; 61a; 63; 64; 67; 68 SGK. Chủ đề 2: PHÂN THỨC ĐẠI SỐ 1. Định nghĩa, tính chất cơ bản, rút gọn, quy đồng Hiểu được định nghĩa phân thức đại số, phân thức bằng nhau; lấy được ví dụ về phân thức đại số, vận dụng được định nghĩa để kiểm tra hai phân thức bằng nhau trong trường hợp đơn giản. Rút gọn được phân thức mà tử và mẫu có dạng tích chứa nhân tử chung (nếu phải biến đổi thì việc biến đổi không mấy khó khăn). Vận dụng được quy tắc đổi dấu khi rút gọn phân thức và khi quy đồng mẫu các phân thức. Vận dụng được tính chất cơ bản của phân thức để quy đồng mẫu thức các phân thức. Nên làm các bài tập 1abce; 4; 5; 7abc; 11; 12; 13a; 14; 15; 16a; 18ab; 19ab SGK. Chủ đề 3: TỨ GIÁC
- 1. Tứ giác lồi Biết định nghĩa tứ giác, tứ giác lồi. Biết và vận dụng được định lí về tổng các góc của một tứ giác để tính số đo góc. Nên làm các bài tập 1 SGK. 2. Hình thang Biết định nghĩa hình thang, hình thang vuông, hình thang cân. Biết các tính chất, các dấu hiệu nhận biết hình thang cân. Biết cách vẽ hình thang, hình thang vuông, hình thang cân. Vận dụng được định nghĩa, tính chất, dấu hiệu nhận biết để giải các bài tập về tính toán và chứng minh đơn giản. Nên làm các bài tập 7; 8; 12; 15 SGK. 3. Đường trung bình của tam giác, của hình thang Biết định nghĩa đường trung bình của tam giác, của hình thang. Biết và vận dụng được các định lí về đường trung bình của tam giác, các định lí về đường trung bình của hình thang để tính độ dài, chứng minh hai đoạn thẳng bằng nhau, chứng minh hai đường thẳng song song. Nên làm các bài tập 21; 23 SGK. 4. Hình bình hành, hình chữ nhật, hình thoi, hình vuông Biết định nghĩa, các tính chất của hình bình hành, hình chữ nhật, hình thoi, hình vuông. Biết cách vẽ hình bình hành, hình chữ nhật, hình thoi, hình vuông. Biết chứng minh một tứ giác là hình bình hành, hình chữ nhật, hình thoi, hình vuông. Vận dụng được định nghĩa, các tính chất, dấu hiệu nhận biết hình bình hành, hình chữ nhật, hình thoi, hình vuông để giải các bài tập về tính toán, chứng minh đơn giản. Vận dụng được các kiến thức về hình chữ nhật vào tam giác (tính chất trung tuyến ứng với cạnh huyền của tam giác vuông, nhận biết tam giác vuông nhờ trung tuyến). Nên làm các bài tập 44; 45; 60; 61; 73; 75; 79; 81 SGK. 5. Đối xứng trục, đối xứng tâm. Trục đối xứng, tâm đối xứng của một hình Biết thế nào là hai điểm đối xứng nhau qua một trục, qua một tâm. Biết thế nào là trục (hoặc tâm) đối xứng của một hình, thế nào là hình có trục (hoặc) tâm đối xứng. Biết trục đối xứng của hình thang cân, tâm đối xứng của hình bình hành. Biết cách vẽ một điểm đối xứng với một điểm qua một trục, qua một tâm. Biết cách chứng minh hai điểm đối xứng với nhau qua trục, qua tâm trong những trường hợp đơn giản. Nên làm các bài tập 36; 53; 54 SGK. Chủ đề 4: ĐA GIÁCDIỆN TÍCH ĐA GIÁC 1. Đa giác. Đa giác đều. Biết các khái niệm đỉnh, đỉnh kề nhau, đường chéo, điểm nằm trong, điểm nằm ngoài đa giác; hiểu khái niệm đa giác, đa giác đều. Biết bốn loại đa giác đều quen thuộc. Biết cách tính tổng số đo các góc của một đa giác qua bài tập (không yêu cầu thuộc công thức tính tổng số đo các góc của một đa giác). Biết cách tính số đo mỗi góc của một đa giác đều qua bài tập (không yêu cầu thuộc công thức). Vẽ thành thạo tam giác đều, hình vuông, lục giác đều.
- Nên làm các bài tập 1; 2; 3; 4 SGK. 2. Công thức tính diện tích hình chữ nhật. Biết và vận dụng được công thức tính diện tích hình chữ nhật, hình vuông, tam giác vuông. Nên làm các bài tập 6; 8; 9; 14; 16; 18 SGK. B. MỘT SỐ BÀI TOÁN THAM KHẢO THÊM ĐẠI SỐ Bài 1. Tính nhân: a. x2(x – 2x3) b. (x2 + 1)(5 – x) c. (x – 2)(x2 + 3x – 4) d. (x – 2)(x – x2 + 4) Bài 2. Khai triển câu 2a ; 2b và 2d ; dùng hằng đẳng thức để viết gọn câu 2c : a. (x – 2y)2 b. (2x2 +3)2 c. (x – 2)(x2 + 2x + 4) d. (2x – 1)3 Bài 3. Tính nhanh: a. 1012 b. 97.103 c. 772 + 232 + 77.46 d. 1052 – 52 2 Bài 4. Rút gọn rồi tính giá trị của biểu thức: A = (x – y)(x2 + xy + y2) + 2y3 tại x = và y = 3 1 3 Bài 5. Phân tích các đa thức sau thành nhân tử a. 1 – 2y + y2 b. (x + 1)2 – 25 c. 1 – 4x2 d. 8 – 27x3 e. 27 + 27x + 9x2 + x3 f. 8x3 – 12x2y + 6xy2 – y3 g. x3 + 8y3 Bài 6. Phân tích các đa thức sau thành nhân tử: a. 3x2 – 6x + 9x2 b. 10x(x – y) – 6y(y – x) c. 3x2 + 5y – 3xy – 5x d. 3y2 – 3z2 + 3x2 + 6xy e. 16x3 + 54y3 f. x2 – 25 – 2xy + y2 g. x5 – 3x4 + 3x3 – x2. Bài 7. Làm phép chia: a. 3x3y2 : x2 b. (x5 + 4x3 – 6x2) : 4x2 c. (x3 – 8) : (x2 + 2x + 4) d. (3x2 – 6x) : (2 – x) e. (x3 + 2x2 – 2x – 1) : (x2 + 3x + 1) Bài 8. Rút gọn phân thức: 3x(1 − x) 6x 2 y 2 3(x − y)(x − z) 2 a. b. c. 2(x − 1) 8xy5 6(x − y)(x − z) Bài 9. Quy đồng mẫu: 4 11 5 3 2x x a. 3 5 và b. và 2 c. và 2 15x y 12x 4 y 2 2x + 6 x −9 x − 8x + 16 2 3x − 12x HÌNH HỌC Bài 1. Tứ giác ABCD có góc A = 120 , B = 100o, C – D = 20o. Tính số đo góc C và D? o Bài 2. Cho hình thang ABCD (AB // CD) có góc A = 2D. Tính số đo các góc A và D? Bài 3. Cho hình thang cân ABCD (AB // CD, AB
- Bài 4. Cho hình thang ABCD (AB // CD). Gọi E và F theo thứ tự là trung điểm của AD và BC. Gọi K là giao điểm của AC và EF. a. CM: AK = KC. b. Biết AB = 4cm, CD = 10cm. Tính các độ dài EK, KF. Bài 5. Cho tam giác ABC. Gọi D, M, E theo thứ tự là trung điểm của AB, BC, CA. a. CM: Tứ giác ADME là hình bình hành. b. Nếu tam giác ABC cân tại A thì tứ giác ADME là hình gì? Vì sao? c. Nếu tam giác ABC vuông tại A thì tứ giác ADME là hình gì? Vì sao? d. Trong trường hợp tam giác ABC vuông tại A, cho biết AB = 6cm, AC = 8cm, tính độ dài AM. Bài 6. Một hình vuông ABCD có cạnh bằng 1dm. Tính độ dài đường chéo AC, BD của hình vuông đó. Bài 7. Cho góc vuông xOy, điểm A nằm trong góc đó. Gọi B là điểm đối xứng với A qua Ox, gọi C là điểm đối xứng với A qua O. Chứng minh rằng điểm B đối xứng với điểm C qua điểm O. Bài 8. Một đa giác có tổng các góc trong bằng 180o. Hỏi đa giác này có mấy cạnh? Bài 11. Một hình chữ nhật có diện tích 15m2. Nếu tăng chiều dài 2 lần, tăng chiều rộng 3 lần thì diện tích sẽ thay đổi như thế nào? Bài 12: Cho tam giác AOB vuông tại O với đường cao OM (M thuộc AB). CM: AB.OM = OA.OB. Bài 13: Cho tam giác ABC cân tại A có BC = 6cm; đường cao AH = 4cm. a. Tính diện tích tam giác ABC. b. Tính đường cao ứng với cạnh bên. Bài 14: Tính diện tích hình thang vuông ABCD, biết góc A = D = 90o, AB = 3cm, AD = 4cm và góc ABC = 135o. Bài 15. Cho hình thoi ABCD, AC = 9, BD = 6. Gọi M, N, P, Q lần lượt là trung điểm của AB, BC, CD, DA. a. CM: MNPQ là hình chữ nhật. b. Tính tỉ số diện tích hình chữ nhậtt MNPQ với diện tích hình thoi ABCD. c. Tính diện tích tam giác BMN. Bài 16. Một hình vuông có đường chéo bằng 8cm. Tính độ dài cạnh của hình vuông đó? Bài 17. Hai đường chéo của một hình thoi bằng 6cm và 8cm. Tính độ dài cạnh hình thoi đó? Bài 18. Cho tam giác ABC vuông tại A, đường trung tuyến AM. Gọi D là trung điểm của AB, E là điểm đối xứng với M qua D. a. Chứng minh rằng điểm E đối xứng với điểm M qua AB. b. Các tứ giác AEMC, AEBM là hình gì? Vì sao? c. Cho BC = 4cm, tính chu vi tứ giác AEBM. d. Tam giác vuông ABC có điều kiện gì thì AEBM là hình vuông? Bài 19. Hình chữ nhật ABCD có đường chéo AC = 5cm và cạnh AD = 3cm. Tính diện tích hình chữ nhật ABCD. Bài 20. Hình thoi MNPQ có cạnh MN = 3cm và đường chéo MP = 10. Tính diện tích hình thoi MNPQ. Bài 21. Hình vuông ABCD có diện tích bằng 16cm2, tính độ dài đường chéo của hình vuông ABCD. Bài 22: Cho hình bình hành ABCD có AD = 2AB, A = 60o. Gọi E và F lần lượt là trung điểm của BC và AD.
- a. Chứng minh AE vuông góc BF. b. Chứng minh tứ giác BFDC là hình thang cân. c. Lấy điểm M đối xứng của A qua B. Chứng minh tứ giác BMCD là hình chữ nhật. d. Chứng minh M, E, D thẳng hàng. Bài 23: Cho tam giác ABC vuông tại A có góc BAC = 60o, kẻ tia Ax song song với BC. Trên Ax lấy điểm D sao cho AD = DC. a. Tính các góc BAD và DAC. b. Chứng minh tứ giác ABCD là hình thang cân. c. Gọi E là trung điểm của BC. Chứng minh tứ giác ADEB là hình thoi. d. Cho AC = 8cm, AB = 5cm. Tính diện tích hình thoi ABED Bài 24: Cho hình bình hành ABCD cú AB = 2AD. Gọi E, F thứ tự là trung điểm của AB và CD. a. Các tứ giác AEFD, AECF là hình gì? Vì sao? b. gọi M là giao điểm của AF và DE, gọi N là giao điểm của BF và CE. Chứng minh rằng tứ giác EMFN là hình chữ nhật. c. Hình bình hành ABCD co thêm đi ́ ều kiện gì thì EMFN là hình vuông? Bài 25: cho tam giác ABC vuông tại A, đường trung tuyến AM. Gọi H là điểm đối xứng với M qua AB, E là giao điểm của MH và AB. Gọi K là điểm đối xứng với M qua AC, F là giao điểm của MK và AC. a. Xác định dạng của tứ giác AEMF, AMBH, AMCK b. chứng minh rằng H đối xứng với K qua A. c. Tam giác vuông ABC có thêm điều kiện gì thì AEMF là hình vuông? Bài 26: Cho tam giác ABC vuông tại A. Có AB = 6cm, AC = 8cm. Gọi I, M, K lần lượt là trung điểm của AB, BC, AC. a. Chứng minh tứ giác AIMK là hình chữ nhật và tính diện tích của nó. b. Tính độ dài đoạn AM. c. Gọi P, J, H, S lần lượt là trung điểm của AI, IM, MK, AK. Chứng minh PH vuông góc với JS. Bài 27: Cho tam giác ABC vuông tại A, D là trung điểm của BC. Gọi M, N lần lượt là hình chiếu của điểm D trên cạnh AB, AC. a. Chứng minh tứ giác ANDM là hình chữ nhật. b. Gọi I, K lần lượt là điểm đối xứng của N, M qua D. Tứ giác MNKI là hình gì? Vì sao? c. Kẻ đường cao AH của tam giác ABC (H thuộc BC). Tính số đo góc MHN.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề cương ôn tập HK1 môn Công nghệ 6 năm 2020-2021 - Trường THCS Thanh Quan
2 p | 26 | 5
-
Đề cương ôn tập HK1 môn Công nghệ 6 năm 2020-2021 - Trường THCS Long Toàn
2 p | 31 | 4
-
Đề cương ôn tập HK1 môn Công nghệ 7 năm 2020-2021 - Trường THCS Thăng Long
1 p | 39 | 4
-
Đề cương ôn tập HK1 môn Công nghệ 8 năm 2020-2021 - Trường THCS Tân Hưng
6 p | 46 | 3
-
Đề cương ôn tập HK1 môn Công nghệ 7 năm 2020-2021 - Trường THCS Nguyễn Đức Cảnh
7 p | 40 | 3
-
Đề cương ôn tập HK1 môn Công nghệ 7 năm 2020-2021 - Trường THCS Ngọc Lâm
3 p | 43 | 3
-
Đề cương ôn tập HK1 môn Công nghệ 7 năm 2020-2021 - Trường THCS Giá Rai A
3 p | 41 | 3
-
Đề cương ôn tập HK1 môn Công nghệ 6 năm 2020-2021 - Trường THCS Trần Đăng Khoa
4 p | 47 | 3
-
Đề cương ôn tập HK1 môn Công nghệ 6 năm 2020-2021 - Trường THCS Phước Nguyên
3 p | 39 | 3
-
Đề cương ôn tập HK1 môn Công nghệ 8 năm 2020-2021 - Trường THCS Thăng Long
2 p | 26 | 3
-
Đề cương ôn tập HK1 môn Công nghệ 7 năm 2020-2021 - Trường THCS Tân Hưng
6 p | 41 | 2
-
Đề cương ôn tập HK1 môn Công nghệ 7 năm 2020-2021 - Trường THCS Long Toàn
2 p | 40 | 2
-
Đề cương ôn tập HK1 môn Công nghệ 7 năm 2020-2021 - Trường THCS Trần Đăng Khoa
4 p | 26 | 2
-
Đề cương ôn tập HK1 môn Công nghệ 8 năm 2020-2021 - Trường THCS Nguyễn Đức Cảnh
2 p | 41 | 2
-
Đề cương ôn tập HK1 môn Công nghệ 8 năm 2020-2021 - Trường THCS Phước Nguyên
4 p | 24 | 2
-
Đề cương ôn tập HK1 môn Công nghệ 6 năm 2020-2021 - Trường THCS Ngọc Lâm
3 p | 36 | 2
-
Đề cương ôn tập HK1 môn Công nghệ 6 năm 2020-2021 - Trường THCS Thăng Long
2 p | 16 | 1
-
Đề cương ôn tập HK1 môn Công nghệ 6 năm 2020-2021 - Trường THCS Tân Hưng
4 p | 30 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn