Đề cương ôn tập học kì 2 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2022-2023 - Trường THCS Dương Nội
lượt xem 2
download
"Đề cương ôn tập học kì 2 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2022-2023 - Trường THCS Dương Nội" dành cho các em học sinh lớp 9 tham khảo, để hệ thống kiến thức học tập cũng như trau dồi kinh nghiệm làm bài thi. Hi vọng sẽ giúp các bạn đạt kết quả tốt trong kì thi.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề cương ôn tập học kì 2 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2022-2023 - Trường THCS Dương Nội
- TRƯỜNG THCS ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KÌ II NĂM HỌC 2022-2023 DƯƠNG NỘI MÔN: Ngữ văn 9 A.PHẦN VĂN: I. Các tác phẩm thơ hiện đại: 1. Nắm chắc kiến thức về tác giả, tác phẩm về hoàn cảnh sáng tác, thể thơ, nội dung chủ yếu và giá trị nghệ thuật. 2. Rút ra được những điểm chung và nét riêng trong nội dung và nghệ thuật của các bài thơ có đề tài gần nhau. 3. Học thuộc lòng các bài thơ và cảm thụ được những hình ảnh thơ đẹp, những biện pháp nghệ thuật đặc sắc của một số đoạn thơ hay. II. Tác phẩm truyện hiện đại: 1. Nắm chắc kiến thức về tác giả, tác phẩm về hoàn cảnh sáng tác, thể loại, nội dung chủ yếu và giá trị nghệ thuật. 2. Tóm tắt được các tác phẩm – Nêu được các tình huống đặc sắc trong truyện và ý nghĩa của các tình huống đó. 3. Nêu ra được những nét tiêu biểu về đời sống xã hội và con người việt Nam với những tư tưởng tình cảm của họ III. Các tác phẩm văn học nước ngoài, văn nghị luận: - Nắm được kiến thức về tác giả, tác phẩm, giá trị nội dung , nghệ thuật và tóm tắt được tác phẩm. B. PHẦN TIẾNG VIỆT: I. Với phần cung cấp kiến thức mới: - Khởi ngữ, Các thành phần biệt lập (4 thành phần), Liên kết câu và liên kết đoạn văn ( các phép liên kết) , Nghĩa tường minh và hàm ý. 1. Nắm được đặc điểm, ý nghĩa công dụng của tất cả các phần kiến thức đã được học. 2. Nhận diện được các đơn vị kiến thức đó. 3. Biết vận dụng kiến thức đótrong nói và viết. tập trung vào bài tập thực hành ( viết đoạn văn, bài văn hoặc các tình huống giao tiếp cụ thể). II. Tổng kết lại kiến thức từ vựng đã học ở lớp dưới. 1. Ôn lại khái niệm của các đơn vị kiến thức về từ vựng. 2. Nhận diện được các đơn vị kiến thức đó. 3. Biết vận dụng kiến thức đó trong nói và viết, tập trung vào bài tập thực hành (viết đoạn văn, bài văn hoặc các tình huống giao tiếp cụ thể). 1
- C. PHẦN TẬP LÀM VĂN: Văn nghị luận: 1. Kiểu bài nghị luận về một sự việc hiện tượng đời sống. 2. Kiểu bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí. 3. Kiểu bài nghị luận về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích. 4. Kiểu bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ. 5. Ôn lại khái niệm, cách làm các dạng bài trên 6. Luyện tập kĩ năng viết đoạn, viết bài cho học sinh. D. MỘT SỐ ĐỀ ÔN LUYỆN ĐỀ 1 Phần I (4điểm). Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi: “Lời khen như tia nắng mặt trời, nó cần thiết cho muôn loài, đặc biệt là loài người phát triển. Vậy mà hầu hết chúng ta luôn sẵn sàng sử dụng những làn gió lạnh như cắt để phê phán và thường ngần ngại khi tặng người thân của mình những tia nắng ấm áp từ những lời khen tặng. Ngẫm cho kĩ, chúng ta sẽ thấy có những lời khen đã làm thay đổi hẳn cuộc đời của một ai đó” (Đắc nhân tâm-Dale Camegie, Nhà xuất bản Thế giới, 2027) Câu 1. Tìm một câu có chứa phép so sánh trong đoạn văn trên. Xác định rõ các vế trong phép so sánh ở câu đó. Câu 2. Tác giả đoạn trích khẳng định lời khen “cần thiết cho muôn loài”. Tuân Tử lại nói “Người chê ta mà chê phải là thầy ta”. Hai quan điểm đó giúp em có được bài học nhận thức nào? Câu 3. Từ gợi mở của đoạn trích cùng những trải nghiệm của bản thân, em hãy viết một đoạn văn nghị luận khoảng 2/3 trang giấy thi với nội dung “Hãy khép lại những lời nói gây tổn thương để mở ra những yêu thương chân thành”. Phần II (6 điểm). Trong văn bản “Những ngôi sao xa xôi”của Lê Minh Khuê có những đoạn miêu tả về không gian rất ấn tượng: “Có ở đâu như thế này không: đất bốc khói, không khí bàng hoàng, máy bay đang ầm ì xa dần. Thần kinh căng như chão, tim đập bất chấp cả nhịp điệu, chân chạy mà vẫn biết rằng khắp chung quanh có nhiều quả bom chưa nổ. Có thể nổ bây giờ, có thể chốc nữa. Nhưng nhất định sẽ nổ…” “Bên ngoài nóng trên 30 độ, chui vào trong hang là sà ngay đến một thế giới khác. Cái mát lạnh làm toàn thân rung lên đột ngột.Rồi ngửa cổ uống nước, trong ca hay bi đông. Nước suối pha đường. Xong thì nằm dài trên nền đất ẩm, lười biếng nheo mắt nghe ca nhạc từ cái đài bán dẫn nhỏ…” Câu 1.Việc sử dụng những câu văn với dấu phẩy liên tiếp trong đoạn văn thứ nhất có tác dụng gì? Câu 2. Sự đối lập giữa hai không gian là rất rõ nhưng với các cô gái trong tổ trinh sát mặt đường ấy thì “chỉ khổ đứa nào phải trực điện thoại ở trong hang”. Điều này giúp em cảm nhận được vẻ đẹp gì của các cô gái? 2
- Câu 3. “Qua những trang văn thấm đẫm cảm xúc và hơi thở của thời đại, vẻ đẹp chung của các cô gái trong tổ trinh sát mặt đường đã được Lê Minh Khuê khắc họa thật rõ nét, tiêu biểu cho vẻ đẹp của thế hệ trẻ thời kỳ kháng chiến chống Mỹ”. Em hãy triển khai làm rõ nhận định này trong một đoạn văn khoảng 15 câu theo phép lập luận diễn dịch. Trong đoạn văn có sử dụng phép thế để liên kết và một câu phủ định. (Gạch chân, chú thích rõ phép thế và câu phủ định). Câu 4. Kể tên một văn bản khác trong chương trình Ngữ văn lớp 9 cũng khắc họa phẩm chất anh hùng và tâm hồn sôi nổi của tuổi trẻ trong cuộc kháng chiến chống Mỹ. Nêu rõ tên tác giả. ĐỀ 2 Phần I (3,5 điểm) Cho đoạn trích sau: “ Tôi đến gần quả bom...quả bom nằm lạnh lùng trên một bụi cây khô, một đầu vùi xuống đất. Tôi dùng xẻng nhỏ đào đất dưới quả bom. Một tiếng động sắc đến gai người, cứa vào da thịt tôi. Tôi rùng mình và bỗng thấy tại sao mình làm quá chậm.Nhanh lên một tí ! Vỏ quả bom nóng. Một dấu hiệu chẳng lành. Hoặc là nóng lên từ bên trong quả bom. Hoặc là mặt trời nung nóng ” 1. Đoạn văn trên trích từ tác phẩm nào? Tác giả là ai? 2. Nêu nội dung chính của đoạn trích ? Hãy kể tên hai tác phẩm thơ viết về người lính trong chương trình Ngữ văn 9. 3. Viết một đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về thế hệ trẻ Việt Nam trong kháng chiến chống Mỹ qua truyện ngắn:“Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê Phần II. (6,0 điểm) Cho câu thơ: “ Ta làm con chim hót” 1. Chép chính xác 7 dòng thơ tiếp theo . Nêu hoàn cảnh ra đời của tác phẩm và mạch cảm xúc của bài thơ? 2. Mở đầu đoạn văn phân tích 8 câu thơ vừa chép, một bạn học sinh đã viết như sau: “ Từ cảm xúc trước mùa xuân của thiên nhiên, đất nước, nhà thơ đã bày tỏ khát vọng mãnh liệt muốn dâng hiến cho cuộc đời.” Hãy lấy câu văn trên làm câu chủ đề để hoàn chỉnh đoạn văn nghị luận theo lối diễn đạt Tổng hợp – Phân tích – Tổng hợp. Đoạn văn có độ dài 10 – 12 câu, trong đoạn có sử dụng câu ghép và thành phần tình thái. (Gạch dưới một câu ghép và một thành phần tình thái 4. Bằng đoạn văn theo phương pháp lập luận tổng phân hợp từ 10-12 câu hãy nêu cảm nhận của em về vẻ đẹp của những cô gái thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường Sơn thời kì kháng chiến chống Mĩ cứu nước. Trong đoạn văn 3
- có sử dụng thành phần biệt lập một phép liên kết câu và câu bị động. (gạch chân và chú thích) ĐỀ 3 PHẦN I (6,5 điểm) Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: “Quen rồi. Mỗi ngày chúng tôi phá bom đến năm lần. Ngày nào ít: ba lần. Tôi có nghĩ tới cái chết. Nhưng một cái chết mờ nhạt, không cụ thể. Còn cái chính: liệu mìn có nổ, bom có nổ không? Không thì làm cách nào để châm mìn lần thứ hai? Tôi nghĩ thế, nghĩ thêm: đứng cẩn thận, mảnh bom ghim vào cánh tay thì khá phiền. Và mồ hôi thấm vào môi tôi, mằn mặn, cát lạo xạo trong miệng.”. (Ngữ văn 9, tập hai, NXB Giáo dục, năm 2019) Câu 1:(1,0 điểm) Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Tác giả là ai? Nêu thể loại và phương thức biểu đạt chính của văn bản. Câu 2:(1,0 điểm) Hãy nêu ngắn gọn ý nghĩa nhan đề của tác phẩm. Câu3: (4.0 điểm) Từ hiểu biết của em về tác phẩm, hãy viết một đoạn văn theo phép lập luận tổng hợp - phân tích - tổng hợp (khoảng 12 câu) để làm rõ tình đồng đội gắn bó giữa ba cô gái thanh niên xung phong. Trong đoạn văn có dùng phép thế và câu có thành phần biệt lập cảm thán (gạch dưới, chú thích rõ từ ngữ dùng làm phép thế và thành phần biệt lập cảm thán). Câu 4: (0,5 điểm) Trong văn bản có chứa đoạn trích trên, đan xen hai mạch kể “tôi” và “chúng tôi”. Hãy kể tên một văn bản trong chương trình Ngữ văn THCS cũng sử dụng hai mạch kể như thế. Tác giả của văn bản ấy là ai? PHẦN II (3,5 điểm) Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: “Tri thức có sức mạnh to lớn như thế nhưng đáng tiếc là còn không ít người chưa biết quý trọng tri thức. Họ coi mục đích của việc học chỉ là để có mảnh bằng mong sau này tìm việc kiếm ăn hoặc thăng quan tiến chức. Họ không biết rằng, muốn biến nước ta thành một quốc gia giàu mạnh, công bằng, văn minh, sánh vai cùng các nước trong khu vực và thế giới cần phải có biết bao nhiêu nhà trí thức tài năng trên mọi lĩnh vực !” (Hương Tâm, Ngữ văn 9, tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2018) Câu 1 (0,5 điểm) Xác định một phép liên kết được sử dụng trong đoạn văn trên và chỉ rõ từ ngữ dùng làm phương tiện liên kết. Câu 2 (1,0 điểm) Theo tác giả, vì sao tri thức có sức mạnh to lớn nhưng vẫn có không ít người không biết quý trọng tri thức ? Câu 3 (2,0 điểm) Tri thức có vai trò vô cùng quan trọng. Bằng hiểu biết của mình, em hãy viết đoạn văn khoảng 2/3 trang giấy thi trình bày suy nghĩ về vai trò của tri thức đối với đời sống con người. ĐỀ 4 PHẦN I (6 điểm) Trong bài thơ "Sang thu", Hữu Thỉnh có viết: 4
- Bỗng nhận ra hương ổi Phả vào trong gió se Sương chùng chình qua ngõ Hình như thu đã về"... (Trích Ngữ văn 9, tập hai, NXB Giáo dục) 1. Em hãy nêu hoàn cảnh sáng tác và giải thích nhan đề của bài thơ. 2. Chỉ ra thành phần biệt lập được sử dụng trong đoạn thơ trên. 3. Viết đoạn văn theo cách lập luận quy nạp (khoảng 12 câu) phân tích khổ thơ trên, trong đó có sử dụng một câu nghi vấn bộc lộ cảm xúc và một phép liên kết câu (Gạch chân và ghi chú). 3. Bài thơ được viết theo thể thơ năm chữ, em hãy kể tên một bài thơ có trong chương trình Ngữ văn trung học cơ sở cũng viết theo thể thơ này và ghi rõ tên tác giả. PHẦN II (4 điểm) Đọc đoạn văn sau và thực hiện những yêu cầu ở dưới: Vắng lặng đến phát sợ. Cây còn lại xơ xác. Đất nóng. Khói đen vật vờ từng cụm trong không trung, che đi những gì từ xa. Các anh cao xạ có nhìn thấy chúng tôi không? Chắc có, các anh ấy có những cái ống nhòm có thể thu cả trái đất vào tầm mắt. Tôi đến gần quả bom. Cảm thấy có ánh mắt chiến sĩ dõi theo mình, tôi không sợ nữa. Tôi sẽ không đi khom. Các anh ấy không thích cái kiểu đi khom khi có thể cứ đàng hoàng mà bước tới. Quả bom nằm lạnh lùng trên một bụi cây khô, một đầu vùi xuống đất. Đầu này có vẽ hai vòng tròn màu vàng... Tôi dùng xẻng nhỏ đào đất dưới quả bom. Đất rắn. Những hòn sỏi theo tay tôi bay ra hai bên. Thỉnh thoảng lưỡi xửng chạm vào quả bom. Một tiếng động sắc đến gai người cứa vào da thịt tôi. Tôi rùng mình và bỗng thấy tại sao mình làm quá chậm. Nhanh lên một tí ! Vỏ qua bom nóng. Một dấu hiệu chẳng lành… (Trích Những ngôi sao xa xôi - Lê Minh Khuê) 1. Nhân vật tôi trong đoạn trích trên là ai? Trong đoạn trích, tác giả miêu tả cô đang chuẩn bị làm công việc gì? 2. Liệt kê những câu tràn thuật ngắn và nêu hiệu quả nghệ thuật của chúng. 3. Từ đoạn trích trên, ta thấy trước những khó khăn thử thách trong cuộc sống thì mỗi con người rất cần có ý chí và nghị lực để vượt qua. Bằng một đoạn văn khoảng 2/3 trang giấy thi, trình bày suy nghĩ của em về vấn đề đó. 5
- 6
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Tiếng Anh 11 năm 2019-2020 - Trường THPT chuyên Bảo Lộc (Chương trình thí điểm)
17 p | 139 | 8
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Tiếng Anh 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Xuân Đỉnh (Chương trình mới)
9 p | 77 | 4
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Công nghệ 12 năm 2019-2020 - Trường THPT Đức Trọng
2 p | 98 | 4
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Đức Trọng
12 p | 123 | 4
-
Đề cương ôn tập học kì 2 môn GDCD 12 năm 2018-2019 - Trường THPT chuyên Bảo Lộc
33 p | 36 | 3
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Lịch sử 10 năm 2019-2020 - Trường THPT Yên Hòa
7 p | 83 | 3
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Vật lí 10 năm 2018-2019 - Trường THPT Yên Hòa
13 p | 43 | 3
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Tiếng Anh 12 năm 2019-2020 - Trường THPT chuyên Bảo Lộc (Chương trình thí điểm)
3 p | 65 | 3
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Vật lí 12 năm 2019-2020 - Trường THPT Yên Hòa
45 p | 37 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Vật lí 11 năm 2018-2019 - Trường THPT Yên Hòa
16 p | 103 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Toán 10 năm 2018-2019 - Trường THPT Yên Hòa
29 p | 47 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn GDCD 10 năm 2019-2020 - Trường THPT Xuân Đỉnh
3 p | 83 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 12 năm 2019-2020 - Trường THPT Xuân Đỉnh
4 p | 101 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Sinh học 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Xuân Đỉnh
2 p | 92 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Lịch sử 12 năm 2018-2019 - Trường THPT chuyên Bảo Lộc
1 p | 58 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Hóa học 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Đức Trọng
16 p | 119 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Hóa học 10 năm 2019-2020 - Trường THPT Xuân Đỉnh
6 p | 128 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 2 môn Sinh học 12 năm 2018-2019 - Trường THPT Yên Hòa
16 p | 64 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn