intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương ôn tập học kì 2 môn Tin học lớp 7 năm 2022-2023 - Trường TH-THCS Ia Chim

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:6

10
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhằm chuẩn bị kiến thức cho kì kiểm tra học kì 2 sắp tới, mời các bạn học sinh lớp 7 cùng tải về "Đề cương ôn tập học kì 2 môn Tin học lớp 7 năm 2022-2023 - Trường TH-THCS Ia Chim" dưới đây để tham khảo, hệ thống kiến thức đã học. Chúc các bạn ôn tập kiểm tra đạt kết quả cao!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương ôn tập học kì 2 môn Tin học lớp 7 năm 2022-2023 - Trường TH-THCS Ia Chim

  1. TRƯỜNG TH - THCS IA CHIM ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KỲ II TỔ KHOA HỌC TỰ NHIÊN MÔN: TIN HỌC. LỚP 7 NĂM HỌC 2022 - 2023 I. Phạm vi kiến thức Chủ đề E. Ứng dụng tin học Bài 7. Công thức tính toán dùng địa chỉ của các ô dữ liệu Biết được cách dùng địa chỉ ô trong công thức Thực hiện được thao tác nhập công thức với một số phép toán thông dụng trong Excel Tạo được bảng tính đơn giản có các ô là kết quả tính toán theo công thức từ các ô khác Giải thích được việc đưa các công thức vào bảng tính là một cách điều khiển tính toán tự động trên dữ liệu. Biết được Excel có thể tự động điền công thức theo mẫu. Bài 8. Sử dụng một số hàm có sẵn Biết được Excel có sẵn nhiều hàm xử lí dữ liệu. Biết được đầu vào cho một hàm có thể là dữ liệu trực tiếp hay địa chỉ ô, địa chỉ khối ô Biết cách thức chung để nhập đầu vào, sử dụng hàm số trong công thức Sử dụng được các hàm SUM, AVERAGE, MIN, MAX, COUNT Bài 9. Định dạng trang tính và in Thực hiện được các thao tác định dạng cơ bản cho trang tính, bao gồm định dạng chữ, căn chỉnh dữ liệu trong ô tính. Biết cách in trang tính Bài 11. Luyện tập sử dụng phần mềm bảng tính Sử dụng được một số chức năng cơ bản của bảng tính Tạo được bảng tính để giải quyết một vài công việc cụ thể, đơn giản, thiết thực. Bài 12. Tạo bài trình chiếu Nhận biết được một số lợi ích cơ bản của phần mềm trình chiếu. Biết tạo bài trình chiếu có tiêu đề, theo cấu trúc phân cấp. Bài 13. Thực hành định dạng trang chiếu Thực hiện được chọn màu nền cho trang chiếu. Thực hiện được định dạng văn bản cho trang chiếu.
  2. Bài14. Thêm hiệu ứng cho trang chiếu. Chủ đề F. Giải quyết vấn đề với sự trợ giúp của máy tính Các nội dung ôn tập: Tìm kiếm tuần tự. Tìm kiếm nhị phân. Sắp xếp chọn. Săp xếp nổi bọt. II. Bài tập Câu 1: Đặc tính của phần mềm bảng tính điện tử nói chung và Excel nói riêng là tự động tính toán lại khi số liệu đầu vào thay đổi. Để khai thác đặc tính này, trong công thức tính toán cần dùng đến gì? A. Vừa số liệu trực tiếp vừa địa chỉ ô. B. Số liệu nhập trực tiếp. C. Cần dùng địa chỉ ô chứa số liệu thay cho số liệu trực tiếp. D. Tất cả các ý trên đều sai. Câu 2: Điền vào chỗ chấm (….) “Địa chỉ ô số liệu trong công thức giống như một (...) và sẽ nhận giá trị là số liệu lấy từ ô đó”. A. tên hang B. tên hằng C. tên biến D. tên cột Câu 3: Ô chứa một công thức được bắt đầu bằng dấu gì? A. # B. @ C. % D. = Câu 4: Sau khi đánh dấu chọn một ô hoặc một khối ô, trỏ chuột vào điểm góc dưới bên phải, con trỏ chuột sẽ có hình dấu cộng (+), gọi là gì? A. Tay cầm B. Tay nắm C. Tay phải D. Tay trái Câu 5: Khi nhập công thức mà quên dấu = thì sẽ sảy ra trường hợp gì? A. Cho ra kết quả tính toán không đúng. B. Sẽ cho ra kết quả tính toán. C. Không thực hiện được phép tính toán. D. Tất cả các ý trên không đúng. Câu 6: Trong Excel, các kí hiệu dùng để kí hiệu các phép toán cộng, trừ, nhân, chia lần lượt là: A. + – . : B. + – * / C. ^ / : x D. + – ^ \
  3. Câu 7: Sau khi đánh dấu chọn một ô hoặc một khối ô, trỏ chuột vào điểm góc dưới bên phải, con trỏ chuột sẽ có hình dấu công (+), gọi là tay nắm. Kéo thả chuột từ điểm này sẽ thực hiện được điều gì? A. Sẽ không điền dữ liệu tự động cho một dãy ô liền kề. B. Sẽ copy các nội dung khác vào ô tiếp theo. C. Sẽ điền dữ liệu tự động cho một dãy ô liền kề. D. Sẽ di chuyển các nội dung khác vào ô tiếp theo. Câu 8: Ví dụ: Trong ô D3 cần viết công thức “=B3 - C3”, tiếp theo trong ô D4 là công thức “=B4 - C4”. Tuy nhiên, ta không phải gõ nhập đi lặp lại từng ô công thức tương tự nhau như vậy. Đó là tính năng gì của Excel? A. Tự động điền công thức. B. Tự động cho ra kết quả. C. Tự động tính toán. D. Tất cả các ý trên đều sai. Câu 9: Để viết phép 82 trong một ô tính ta viết công thức: A. =8^2 B. 8^2 C. 8^2= D. 8x2 Câu 10: Đặc tính của phần mềm bảng tính điện tử nói chung và Excel nói riêng là? A. Không tự động tính toán lại khi số liệu đầu vào thay đổi. B. Không tự động tính toán lại trong bất kể trường hợp nào. C. Tự động tính toán lại khi số liệu đầu vào thay đổi. D. Tất cả các ý đều sai. Câu 11: Phải xem trước trên màn hình kết quả sẽ nhận được khi thực hiện lệnh in vì: A. Có thể nội dung không chính xác. B. Phần mềm bảng tính đã tự động phân chia các trang in, có thể không phù hợp với ý định của em. C. Cả A và B đều đúng. D. Cả A và B đều sai. Câu 12: Trong các câu dưới đây hãy chọn những giải thích đúng cho lời khuyên “Trước khi in một trang tính hoặc một vùng trang tính nên xem trước trên màn hình kết quả sẽ nhận được khi in”. A. Sự tự động phân chia trang in của phần mềm bảng tính có thể không đúng ý muốn cần kiểm tra lại để điều chỉnh. B. Không xem trước kết quả sẽ được in thì phần mềm bảng tính chưa cho phép in. C. Cần kiểm tra xem trang tính ảnh đất đã nhập đủ dữ liệu chưa.
  4. D. Cần xem trước hình thức của bản in để có thể điều chỉnh sao cho kết quả in ra có hình thức đẹp hơn. Câu 13: Khi thực hiện định dạng trang tính, sử dụng các công cụ trong nhóm lệnh nào của dải lệnh Home? A. Nhóm lệnh Font. B. Nhóm lệnh Alignment. C. Nhóm lệnh Number. D. Cả A và B đều đúng. Câu 14: Trong Page Setup, chúng ta chọn thẻ Margins để làm gì? A. Chỉnh cỡ giấy khi in. B. Chỉnh hướng giấy in. C. Căn chỉnh lề đoạn văn cần in. D. In trang tính. Câu 15 Để in một trang tính ta chọn lệnh: A. Print Preview B. Print C. Paste D. Copy Câu 16: Trong các câu dưới đây, câu nào sai? A. Có thể chọn kiểu phông kiểu cỡ và màu chữ cho dữ liệu trong một khối ô của trang tính. B. Dữ liệu dạng số trong một cột của trang tính luôn được căn biên phải của cột, không thay đổi được. C. Cách định dạng dữ liệu dạng văn bản trong trang tính giống như cách định dạng văn bản trong phần mềm soạn thảo văn bản. D. Định dạng số liệu trong các hàng và cột của trang tính giống như định dạng số liệu trong phần mềm soạn thảo văn bản. Câu 17: Nhận định nào đúng? A. Trước khi in trang tính phải kiểm tra xem trang tính đã được như ý chưa. B. Khi lưu trang tính sẽ không chỉnh sửa được nữa. C. Không thể lưu lại trang tính với tên khác. D. Một tệp excel chỉ có thể in ra được một bản in. Câu 18: Lợi ích của việc xem trước khi in? A. Cho phép kiểm tra trước những gì sẽ được in ra B. Kiểm tra xem dấu ngắt trang đang nằm ở vị trí nào C. Kiểm tra lỗi chính tả trước khi in D. Cả 3 phương án trên đều sai Câu 19: Trước khi in một trang tính hoặc một vùng trang tính, em phải làm gì? A. Phải xem trước trên màn hình kết quả sẽ nhận được khi thực hiện lệnh in. B. Không cần xem trước khi in.
  5. C. Copy bảng cần in sang word. D. Tất cả đáp án trên đều sai. Câu 20: Để in một vùng trang tính ta cần làm thế nào? A. Chọn khối ô muốn in, chọn Print Selection trong hộp thoại của lệnh Print. B. Chọn khối ô muốn in, chọn Print Selection trong hộp thoại của lệnh Save. C. Chọn khối ô muốn in, chọn Print Selection trong hộp thoại của lệnh Insert. D. Chọn khối ô muốn in, chọn Print Selection trong hộp thoại của lệnh Layout. Câu 21: Em hãy nêu các bước để thực hiện việc định dạng phông chữ trong các ô tính. Câu 22: Cho bảng tính sau: Bảng điểm lớp em A B C D E F G 1 TT Họ và tên Toán Văn Anh TĐ ĐTB 2 1 Hoàng An 8 6 8 Nguyễn Duy 3 2 9 5 6 Hùng 4 3 Lê Thị Lành 7 6 6 5 4 Võ Xuân Khánh 8 8 8 6 5 Lê Tình 9 7 8 a. Sử dụng hàm thích hợp để tính tổng điểm của từng bạn. b. Sử dụng công thức thích hợp để tính ĐTB của từng bạn. Câu 23.Hãy cho biết chức năng của các hàm sau: - Hàm SUM - Hàm AVERAGE - Hàm MAX - Hàm MIN - Hàm COUNT Câu 24. Em hãy nêu các bước tạo hiệu ứng chuyển trang chiếu. Câu 25. Em hãy nêu các bước tạo hiệu ứng cho các đoạn văn bản. Câu 26. Em hãy mô phỏng bằng bảng các bước tìm kiếm tuần tự cho bài toán: Tìm số cuối cùng trong dãy bằng 44 với dãy đầu vào là {18, 94, 42, 44, 06, 44, 55, 67}. Câu 27. Hãy trình bày diễn biến từng bước của thuật toán sắp xếp nổi bọt áp dụng cho dãy số {15, 8, 45, 21, 11} để được dãy số tăng dần. Ia Chim, ngày 4 tháng 04 năm 2023
  6. Duyệt của Tổ Khoa học tự nhiên Giáo viên Duyệt của Ban giám hiệu
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2