intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương ôn tập khoa học môi trường

Chia sẻ: Nguyễn Thu Phương | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:8

202
lượt xem
19
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đây là quá trình thường xuất hiện trong các quần thể nhỏ, gây nên biến đổi về tần số gen. Quần thể nhỏ thường có số cá thể ít do đó khi giao phối ngẫu nhiên thì tần số gen sau giao phối đôi khi bị lệch vì các alen ở quần thể nhỏ có tần số khác với các quần thể lớn.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương ôn tập khoa học môi trường

  1. 1. Một số nhân tố ảnh hưởng đến đa dạng di truyền -Những nhân tố làm giảm đa dạng di truyền +Phiêu bạt gen Đây là quá trình thường xuất hiện trong các quần thể nhỏ, gây nên biến đổi về tần số gen. Quần thể nhỏ thường có số cá thể ít do đó khi giao phối ngẫu nhiên thì tần số gen sau giao phối đôi khi bị lệch vì các alen ở quần thể nhỏ có tần số khác với các quần thể lớn. Ví dụ một quần thể gồm 10 gen trong đó có 5A và 5B. Đối với quần thể lớn, sau giao phối ngẫu nhiên các thế hệ sau thường vẫn có tần số gen như ban đầu. Tuy nhiên với quần thể nhỏ chỉ cần một vài cá thể không tham gia vào quá trình giao phối hoặc khả năng sinh sản kém, hoặc là tỉ lệ sống kém là tần số gen có thể bị biến tiađổi hoàn toàn, lệch so với tần số gen ban đầu chẳng hạn thành 6A và 4B hoặc là 7A và 3B, thậm chí thành 9A và 1B (Nguyễn Hoàng Nghĩa, 1999). + Chọn lọc tự nhiên và nhân tạo Trong quá trình tiến hoá thì bằng con đường chọn lọc tự nhiên, từ một loài tổ tiên ban đầu đã sinh ra các loài khác nhau. Tuy nhiên quá trình chọn lọc tự nhiên lại làm giảm lượng biến dị bởi vì quá trình này liên quan đến sự đào thải các cá thể kém thích nghi và gi ữ l ại các cá th ể thích nghi nhất với môi trường sống. Khác với chọn lọc tự nhiên, chọn lọc nhân tạo là chọn lọc có định hướng do con người tiến hành nhằm đáp ứng các mục tiêu đề ra. Bởi vì con người chỉ chọn lọc một số cá thể và loài nhất định và lai tạo chúng để đáp ứng nhu cầu của mình cho nên sẽ làm giảm lượng biến dị di truyền. Thực tế là khi một số loài ít ỏi được gây trồng trên diện rộng s ẽ d ẫn đ ến hiện tượng xói mòn di truyền. Xói mòn di truyền sẽ làm giảm sự đa dạng của các nguồn gen bên trong mỗi loài và làm mất đi các biến dị di truyền cái mà các nhà chọn giống cần phải có để triển khai công tác cải thiện giống. Có thể nói rằng những giống cây trồng và vật nuôi được con người lai tạo và sử dụng đều có nền tảng di truyền h ẹp h ơn so với các loài hoang dã. - Những nhân tố làm tăng đa dạng di truyền
  2. + Đột biến gen Đột biến gen là những biến đổi xảy ra trong các gen. Các đột biến gen chính là nguồn tạo ra các gen mới và là cơ sở của biến dị di truy ền. Đột biến có tác dụng làm tăng lượng biến dị, cũng có nghĩa là làm tăng tính đa dạng sinh học và đảm bảo cho sự ổn định của loài. + Sự di trú Sự xâm nhập (di trú) của các các thể lạ có thể làm thay đổi tần số gen trong quần thể tại chỗ. Mức độ thay đổi phụ thuộc vào mức độ của sự di trú và sự sai khác về tần số gen giữa các cá thể cũ và cá thể mới. Tất cả các nhân tố như là chọn lọc, đột biến, phiêu bạt gen, sự di trú, cách li chính là các yếu tố chủ chốt tham gia vào quá trình tiến hoá của sinh giới, đôi khi còn được coi là động lực chính của quá trình tiến hoá. 2.Khái niệm về loài Trong sinh học, loài là một bậc phân loại cơ bản. Các bậc phân loại cơ bản : Ngành: Division Lớp: Classic Bộ: Ordo Họ:Familia Tông: Tribus Chi:Genus Nhánh: sectio, Loạt: series Loài: Species Thứ: variestas Dạng:forme Một số các tiếp đầu ngữ vào các phân hạng để chỉ các bậc phụ như super(trên), sub(dưới).
  3. VD: Superordo: trên bộ Subspecies: phân loài Trong phân loại khoa học, một loài được gọi theo danh pháp g ồm 2 phần, in nghiêng. Từ thứ nhất viết hoa, chỉ tên chi; từ thứ 2 chỉ tên loài, t ừ này thường có ý nghĩa chỉ một đặc điẻm nổi bật của loài, có thể kèm theo người phát hiện hoặc đặt tên cho loầi đó. Vd: Người: Homo sapiens Homo chỉ tên chi, sapiens chỉ đặc điểm khôn ngoan của người. Hổ: Panthera tigris Sư tử: Panthera leo Có nhiều tác giả đã đưa ra các đ ịnh nghĩa khác nhau v ề loài, theo bách khoa toàn thư(wikipedia): “Loài là một nhóm cá th ể sinh vật có những đặc điểm sinh học tương đối giống nhau( hình thái,cấu tạo, sinh lý, di truyền… ), các cá thể trong loài có khả năng giao phối với nhau và sản sinh ra thế hệ tương lai”. Việc phân loại đã được tiến hành từ rất lâu đời, phân lo ại thông thường dựa trên những đặc điểm hình thái, cấu tạo nên không có độ chính xác cao bởi trong thiên nhiên còn tồn tại rất nhiều loài đồng hình. Sinh học hiện đại đã giúp cho công tác này dễ dàng hơn. 3. Đa dạng loài Có lẽ trong tự nhiên, loài được xem là một cấp phân loại cơ b ản (taxon), cho nên đôi khi thuật ngữ đa dạng sinh học được sử dụng rộng rãi như là đa dạng loài. Theo công ước đa dạng sinh học: Đa dạng loài là sự phong phú về số lượng loài, số lượng các phân loài trên trái đất, môt vùng địa lí, một quốc gia, một sinh cảnh nhất định. Nói chung loài là đ ối tượng tự nhiên nhất để xem xét tính đa dạng của sinh vật. loài cũng là sự chú ý đầu tiên c ủa c ơ ch ế ti ến hoá và ngu ồn gốc cũng như sự tuyệt chủng của sinh vật.
  4. Đa dạng loài biểu thị toàn bộ số lượng loài trên toàn cầu, tuy nhiên số lượng cá thể trong từng loài cũng rất qu an trọng cho việc xem xét tính DDSH Các nhân tố ảnh hưởng tới sự đa dạng loài: Sự hình thành loài mới: Loài mới được hình thành chủ yếu qua hai con đường: đa bội hoá và quá trình hình thành loài địa lí. Sự mất loài: Nếu như sự hình thành loài mới làm tăng tính đa dạng sinh học thì sự mất loài làm giảm tính đa dạng sinh học. 4. Sự phân bố các loài: Ở những môi trường nào thích hợp cho nhiều loài sinh vật sinh sống thì ở đó có đa dang sinh học cao nhất. Nh ững khu rừng nhi ệt đ ới, những rạn san hô, những hồ nuớc ấm là nơi giàu có về số lượng loài. Các yếu tố lịch sử cũng đóng vai trò rất quan trọng đối v ới s ự phân bố đa dạng các loài. Những vùng địa lý có lịch sử cổ hơn thường có số lượng các loài phong phú hơn những vung địa lí trẻ. VD: Biển Ấn Độ Dương và tây Thái Bình Dương có số lượng loài phong phú hơn vùng Đại Tây Dương trẻ hơn. Đa dạng loài cũng chịu ảnh hưởng sâu sắc của điều kiện địa hình, nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm… Trên đất liền đa dạng loài thường tập trung ở các vùng có địa hình thấp, đa dạng loài tăng theo lượng bức xạ ánh sáng mặt trời, lượng mưa và nhiệt độ. Đa dạng loài cũng tăng ở những nơi có đ ịa hình ph ức t ạp, đa dạng các điều kiện sinh thái 5. Đa dạng loài ở Việt Nam Việt Nam nằm trong khí hậu nhiệt đới gió mùa, địa hình ph ức tạp tạo nên các điều kiện sinh thái phong phú và đa dạng.Chính nh ững đ ặc điểm này đã tạo cho đa dạng sinh học Việt Nam vô cùng đặc s ắc. Mặc dù đã trải qua các thời kì chiến tranh khốc liệt làm các hệ sinh thái tự nhiên bị tàn phá nặng nề cộng thêm vào đó là các hình th ức s ản xu ất nông nghi ệp, khai thác tài nguyên không hợp lí tuy nhiên cho tới nay VN v ẫn đ ược đánh giá là một trong những quốc gia có tính đa dạng sinh học cao nhât thế giới.
  5. Đa dạng sinh học VN vẫn còn giàu có về số lượng, đa d ạng và phong phú về chủng loại và thành phần. Đa dạng loài thưc vật - Đa dạng cây gỗ - Đa dạng cây trồng nông nghiệp - Đa dạng cây thuốc Đa dạng loài động vật 6. Các đặc điểm cơ bản của hệ sinh thái Thành phần HST: Tất cả các HST đều gồm 2 thành phần cơ bản vô sinh (abiotic) và thành phần hữu sinh (biotic). Các thành phần vô sinh: Bao gồm tất cả các nhân tố môi trường như: ánh sáng, lượng mưa, nhiệt độ, dộ ẩm, chất khoáng, đất. Các nhân tố môi trường này không những cung cấp nguồn năng lượng và vật chất cần thiết mà chúng còn đóng vai trò quan trọng trong việc xác định sinh vật nào, sống ở đâu Các thành phần hữu sinh: Các thành phần hữu sinh có thể chia ra thành 3 nhóm trên c ơ s ở các hoạt động sống cơ bản: • Sinh vật sản xuất (SV tự dưỡng): Là những cây xanh có khả năng tổng hợp các chất hữu cơ để nuôi sống cơ thể từ các chất vô cơ. SV sản xuất hay SV tự dưỡng (Autotrophs) có nghĩa là tự nó (auto) nuôi nó(troph). Quá trình này thực hiện nhờ quá trình quang hợp: H20 + CO2 ------------ > Hydratcacbon + CO2 • Sinh vật tiêu thụ (SV dị dưỡng): Đây là các động vật ăn cỏ hay ăn thịt các động vật khác. Gồm 4 loại SV tiêu thụ cơ bản: + SV ăn cỏ: herbivores + SV ăn thịt: Canivores + SV ăn tạp: Omnivores
  6. + SV ăn xác chết(SV phân huỷ ): Detritivores Ranh giới của hệ sinh thái: Một số trường hợp, HST có ranh giới rất rõ rệt: Ví dụ nh ư các HST đảo hay cánh rừng, tại các HST này ta có thể xác định dễ dàng các ranh giới. Tuy nhiên trong thiên nhiên các HST th ường có ranh gi ới không rõ ràng: VD Khi nghiên cứu một phần rừng hay phần biển. Hệ sinh thái là một hệ thông mở: HST là một hệ thống mở tức là: Hệ sinh thái bao gồm nhiều thành phần nhưng các thành phần này không độc lập, tách rời nhau mà có mối quan hệ chặt chẽ, tương tác với nhau. HST là một hệ thống mở tức là vật chât và năng lượng không chỉ trao đổi bên trong ranh giới của HST mà còn trao đổi với các thành phần bên ngoài, với các thành phần của các HST khác. Vật chất và năng lượng mà HST thu nhận được gọi là dòng vào: input Vật chất và năng lượng mà HST mất đi được gọi là dòng ra: Output Vật chất và năng lượng trao đổi giữa các thành phần trong hệ gọi là dòng nội lưu: Throughput Trạng thái bền vững của HST Một đặc điểm vô cùng quan trọng của HST là chúng luôn có xu hướng tự điều chỉnh để đạt tới trạng thái cân bằng, tại đó các thành ph ần của hệ nằm trong mối tương tác điều hoà và ổn định. Cơ chế của sự cân bàng này là sự điều chỉnh các dòng năng lượng và vật chất đi vào và đi ra của hệ VD: Sự điều chỉnh số lượng SV tiêu thụ và SV sản xuất. Sự phản hồi Sự phản hồi có ở tất cả các dạng hệ thống, Sự phản hồi là đ ặc điểm vô cùng quan trong khi nghiên cứu về hệ sinh thái “Phản hồi là yếu tố xuất hiện khi một thành phần của HST thay đổi kéo thêo sự thay đổi hàng loạt các yếu tố khác trong h ệ th ống, những thay đổi này sẽ có tác động quay trở lại thành phần ban đầu(phản hồi) ”
  7. Gồm 2 dạng : Phản hồi tích cực Phản hồi tiêu cực Là sự phản hồi mà thành Là sự phản hồi mà thành phần ban đầu sau khi chịu sự tác phần ban đầu sau khi chịu sự tác động sẽ được tăng cường động sẽ bị giảm bớt Ít xảy ra trong tự nhiên Phổ biến trong tự nhiên hơn Dẫn tới mất cân bằng sinh Là cơ chế dần tới và duy trì sự cân bằng sinh thái thái Ao nuôi cá bị ô nhiễm Các HST đồng cỏ Dòng năng lượng trong hệ sinh thái Năng lượng ánh sáng mặt trời là nguồn lực điều khiển tất cả các quá trình của các HST. Cây xanh sử dụng năng lượng ánh sáng mặt trời để thu hút các chất dinh dưỡng trong đất và các ch ất khí trong thiên nhiên đ ể sản xuất ra các chất hữu cơ. Năng lượng đi qua HST trong xích th ức ăn và mạng lưới thức ăn từ mức độ dinh dưỡng này tới mức độ dinh dưỡng khác. Bằng cách đó dòng năng lượng đi qua HST. Dòng năng lượng đi qua HST hoạt động trong khuôn khổ các quy luật vật lí cơ bản, gọi là các quy luật nhiệt động học. Hai quy luật nhiệt động học I và II quán triệt rằng, toàn bộ năng lượng mặt trời được cố định trong thức ăn th ực vật phải trải qua m ột trong ba quá trình: Nó có thể đi qua HST bởi chuỗi và lưới thức ăn - Nó có thể tích luỹ trong HST như nguyên liệu động vật - hoặc thực vật Nó có thể đi ra khỏi HST ở dạng nhiệt hoặc s ản ph ẩm - nguyên liệu.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2