intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương ôn tập kiểm tra học kì 1 môn Địa lí lớp 9 năm học 2020-2021 – Trường THCS Tân Bình

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

56
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

"Đề cương ôn tập kiểm tra học kì 1 môn Địa lí lớp 9 năm học 2020-2021" được biên soạn bởi Trường THCS Tân Bình cung cấp các bài tập về sự phát triển và phân bố công nghiệp; vùng Trung Du và miền núi Bắc Bộ.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương ôn tập kiểm tra học kì 1 môn Địa lí lớp 9 năm học 2020-2021 – Trường THCS Tân Bình

  1. TRƢỜNG THCS TÂN BÌNH ĐỀ CƢƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA HKI – KHỐI 9 MÔN ĐỊA LÝ – NĂM HỌC 2020 - 2021  Bài 12: SỰ PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ CÔNG NGHIỆP CÂU 1: Cơ cấu ngành công nghiệp - Hệ thống công nghiệp nước ta gồm có các cơ sở nhà nước, ngoài nhà nước và cơ sở có vốn đầu tư nước ngoài. - Công nghiệp nước ta có cơ cấu đa dạng, có đủ các ngành công nghiệp thuộc các lĩnh vực. - Các ngành công nghiệp trọng điểm chủ yếu dựa trên thế mạnh về tài nguyên thiên nhiên ( khai thác nhiên liệu, chế biến lương thực thực phẩm…) hoặc dựa trên thế mạnh nguồn lao động ( dệt may ). CÂU 2: Các ngành công nghiệp trọng điểm - Công nghiệp khai thác nhiên liệu. - Công nghiệp khai thác than phân bố chủ yếu ở Quảng Ninh ( chiếm 90% trữ lượng than cả nước). Mỗi năm sản xuất khoảng 15 – 20 triệu tấn. Sản lượng và xuất khẩu than tăng nhanh trong những năm gần đây. - Khai thác dầu khí chủ yếu ở thềm lục địa phía Nam. Mỗi năm khai thác hàng trăm triệu tấn dầu và hàng tỉ m3 khí. Dầu thô là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của nước ta.  Công nghiệp điện: - Mỗi năm sản xuất trên 40 tỉ KWh và sản lượng điện ngày càng tăng đáp ứng nhu cầu sản xuất và đời sống. - Các nhà máy thủy điện lớn: Hòa Bình, Sơn La, Y-a-ly… Nhà máy nhiệt điện: Phả Lại, Uông Bí, Phú Mỹ…  Công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm: - Chiếm tỉ trọng lớn nhất trong cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp, có nhiều thế mạnh phát triển, đạt kim ngạch xuất khẩu cao nhất. - Phân bố rộng khắp cả nước, tập trung nhất: Tp. HCM, Hà Nội, Hải Phòng, Biên Hòa.  Công nghiệp dệt may: - Nguồn lao động là thế mạnh cho công nghiệp dệt may phát triển. Là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của nước ta. - Trung tâm dệt may lớn: Tp. HCM, Hà Nội, Đà Nẵng Nam Định. CÂU 3: Dựa vào atlat, hãy xác định hai khu vực tập trung công nghiệp lớn nhất cả nước. Kể tên các trung tâm công nghiệp tiêu biểu cho hai khu vực trên. - Hai khu vực tập trung công nghiệp lớn nhất cả nước là Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Hồng. - Một số trung tâm tiêu biểu: + ĐNB: Tp.HCM, Biên Hòa, Vũng Tàu, Thủ Dầu Một. + ĐBSH: Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương, Nam Định,… Bài 15: THƢƠNG MẠI VÀ DU LỊCH CÂU 1: Thương mại ( Nội thương ) - Nội thương phát triển với hàng hóa phong phú, đa dạng. - Mạng lưới lưu thông hàng hóa có khắp các địa phương. - Hà Nội và Tp. HCM là hai trung tâm thương mại, dịch vụ lớn và đa dạng nhất nước ta.
  2. CÂU 2: Dựa vào Atlat cho biết hoạt động nội thương tập trung nhiều nhất ở những vùng nào?  Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long, Đồng bằng sông Hồng. CÂU 3: Thương mại ( Ngoại thương ) - Là hoạt động kinh tế đối ngoại quan trọng nhất nước ta. - Những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của nước ta: hàng nông, lâm, thủy sản; công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp; khoáng sản. - Nhập khẩu: nguyên, nhiên vật liệu; máy móc, thiết bị; hàng tiêu dùng. - Hiện nay, nước ta quan hệ buôn bán chủ yếu với thị trường khu vực châu Á – Thái Bình Dương. CÂU 4: Vì sao nước ta lại buôn bán nhiều nhất với thị trường khu vực châu Á – Thái Bình Dương? - Vì đây là khu vực gần với nước ta. - Khu vực đông dân và có tốc độ phát triển nhanh. CÂU 5: Dựa vào Atlat, nhận xét về cơ cấu giá trị xuất nhập khẩu. Kể tên các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của nước ta. - Xuất khẩu: Lớn nhất là công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp ( 42,6%); công nghệp nặng và khoáng sản ( 34,3%); nông, lâm, thủy sản ( 23,1%). - Nhập khẩu: Nguyên, nhiên, vật liệu ( 64%); máy móc, thiết bị ( 28,6%); hàng tiêu dùng ( 7,4%). - Mặt hàng xuất khẩu chủ lực: + Khoáng sản: dầu thô, than đá… + Nông, thủy sản: gạo, cà phê, tôm, cá đông lạnh…. + Công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp: Dệt may, thủ công mỹ nghệ,… CÂU 6: Du lịch - Vai trò: du lịch ngày càng khẳng định vị thế của mình trong cơ cấu kinh tế cả nước, đem lại nguồn thu nhập lớn, mở rộng giao lưu với các nước, cải thiện đời sống nhân dân. - Tài nguyên du lịch gồm 2 loại: + Tài nguyên du lịch tự nhiên: phong cảnh( Vịnh Hạ long, động Phong Nha…), bãi tắm đẹp ( Vũng Tàu, Đà Nẵng…), khí hậu tốt( Sapa, Đà Lạt…), các vườn quốc gia ( Cúc Phương, Tam Đão)… + Tài nguyên du lịch nhân văn: công trình kiến trúc ( Chùa Một Cột, Cố Đô Huế…), di tích lịch sử ( Địa đạo Củ Chi, Bến Nhà Rồng…), lễ hội truyền thống ( Đua ghe gho, Coòng Chiêng..), làng nghề truyền thống ( Gốm Bát Tràng, lụa Hà Đông…), văn hóa dân gian ( Ném Còn, Đấu vật …) - Năm 2002 đón 2,6 triệu lượt khách quốc tế và hơn 10 triệu khách trong nước. - Hiện nay, ngành du lịch đang có chiến lược để tạo ra nhiều sản phẩm du lịch mới, tăng sức cạnh tranh trong khu vực. CÂU 7: Dựa vào Atlat, nêu một số trung tâm du lịch nổi tiếng.  Hà Nội, Hạ Long, Huế, Đà Nẵng, Nha Trang, Đà Lạt, Tp.HCM, Vũng Tàu, Cần Thơ,… CÂU 8: Hà Nội và Tp.HCM có những điều kiện thuận lợi nào để trở thành các trung tâm thương mại, dịch vụ lớn nhất cả nước? - Có vị trí đặc biệt thuận lợi. - Đây là hai trung tâm kinh tế lớn nhất cả nước. - Hai thành phố đông dân nhất cả nước. - Tập trung nhiều tài nguyên du lịch.
  3. BÀI 17+18: VÙNG TRUNG DU VÀ MIỀN NÚI BẮC BỘ Câu 1: Dựa vào Atlat, hãy xác định giới hạn và nêu ý nghĩa vị trí của vùng trung du và miền núi Bắc Bộ ? TL: - Diện tích: 100965 km2 - Tiếp giáp: phía Bắc giáp Trung Quốc, phía Tây giáp Lào, phía Đông Nam giáp Biển Đông, phía Nam giáp với hai vùng: đồng bằng sông Hồng và Bắc Trung Bộ. => Ý nghĩa: dễ giao lưu với trong nước và nước ngoài. Câu 2: Hoàn thành bảng theo mẫu: Trình bày điều kiện tự nhiên và thế mạnh kinh tế của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ Tiểu vùng Điều kiện tự nhiên Thế mạnh kinh tế - Núi trung bình và thấp có - Khai thác khoáng sản. Đông Bắc hình cánh cung. - Phát triển nhiệt điện. - Khí hậu nhiệt đới ẩm có - Trồng rừng, cây công nghiệp, cây dược liệu, rau mùa đông lạnh. quả ôn đới… - Du lịch sinh thái. - Nuôi trồng, đánh bắt thủy sản… - Núi cao hiểm trở hướng - Phát triển thủy điện ( Hòa Bình, Sơn La ). Tây Bắc Tây Bắc-Đông Nam. - Trồng rừng, cây công nghiệp lâu năm. - Khí hậu nhiệt đới ẩm có - Chăn nuôi gia súc lớn. mùa đông ít lạnh hơn. Câu 3: Trình bày những khó khăn của điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ. TL: - Địa hình bị chia cắt mạnh. - Thời tiết diễn biến thất thường. - Khoáng sản có trữ lượng nhỏ. - Đất bị xói mòn, lũ quét => Môi trường suy giảm. Câu 4: Trình bày đặc điểm dân cƣ, xã hội của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ ? TL: - Dân số: 11,5 triệu người (năm 2002). - Là địa bàn cư trú của nhiều dân tộc ít người . + Thái, Mường, Dao...ở Đông Bắc. + Tày, Nùng, Mông… ở Tây Bắc. + Người Kinh cư trú hầu hết các địa phương. - Đời sống của một bộ phận dân cư còn nhiều khó khăn nhưng đang được cải thiện. Câu 5: Trình bày tình hình phát triển công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ ở Trung du và miền núi Bắc Bộ. TL: 1. Công nghiệp: - Công nghiệp khai khoáng và năng lượng bao gồm cả thủy điện và nhiệt điên phát triển mạnh. - Còn có các ngành công nghiệp : luyện kim, cơ khí, hoá chất, sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến lương thực thực phẩm… - Các trung tâm công nghiệp: Việt Trì, Thái Nguyên, Hạ Long, Lạng Sơn.
  4. 2. Nông nghiệp: - Lúa và ngô là cây lương thực chính. - Cơ cấu sản phẩm đa dạng ( nhiệt đới, cận nhiệt đới, ôn đới). - Một số sản phẩm có giá trị như: chè, hồi, hoa quả ( vải, mận, mơ…) - Nghề rừng phát triển mạnh. - Chăn nuôi trâu, lợn... Đàn trâu chiếm tỉ trọng lớn nhất nước. - Nuôi tôm, cá ở ven biển. - Khó khăn : thiếu quy hoạch, chưa chủ động được thị trường… 3. Dịch vụ: - Các của khẩu quốc tế quan trọng: Lào Cai, Hữu Nghị, Tây Trang… - Hoạt động du lịch là thế mạnh của vùng. Câu 6: Kể tên các trung tâm kinh tế của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ ? TL: Các trung tâm kinh tế của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ: Thái Nguyên, Việt Trì, Hạ Long, Lạng sơn. Câu 7 : Dựa vào tập bản đ ĐL9 hoặc Atlat địa lí VN hãy xác định các tuyến đƣờng bộ xu t phát từ Thủ Đô Hà Nội và xu t phát từ Tp. HCM? - Các tuyến đường bộ xuất phát từ Thủ Đô Hà Nội: Quốc lộ 3,5,6, đường Hồ Chí Minh - Các tuyến đường bộ xuất phát từ Tp. HCM: Quốc lộ 22, 13, 20, 51… Câu 8: Dựa vào tập bản đ ĐL9 hoặc Atlat địa lí VN hãy kể tên các tuyến đƣờng ắt chính của nƣớc ta? - Hà Nội – Tp. HCM - Hà Nội – Lào Cai - Hà Nội – Lạng Sơn - Hà Nội – Hải Phòng BÀI TẬP: 1) Căn cứ vào bảng liệu dƣới đây, hãy vẽ biểu đ cột thể hiện cơ c u khối lƣợng vận chuyển phân theo các loại hình vận tải ( Đơn vị % ). Nhận xét Năm Đường sắt Đường bộ Đường Đường biển Đường sông hàng không 1990 4,3 58,94 30,23 6,52 0,01 2002 2,92 67,68 21,70 7,67 0,03 a) Hãy cho biết loại hình vận tải nào có vai trò quan trọng nhất trong vận chuyển hàng hóa ? Tại sao ? b) Loại hình nào có tỉ trọng nào tăng nhanh nhất ? Tại sao ? TL : - Loại hình vận tải nào có vai trò quan trọng nhất trong vận chuyển hàng hóa là đường bộ. Vì ngành này chiếm tỉ trọng lớn nhất trong cơ cấu vận chuyển hàng hóa. Đây là phương tiện vận tải đảm đương chủ yếu nhu cầu trong nước. - Ngành có tỉ trọng nào tăng nhanh nhất là đường hàng không. Đáp ứng nhu cầu vận chuyển hàng hóa và hành khách trong và ngoài nước. 2) Dựa vào bảng ố liệu dƣới đây, hãy vẽ biểu đ cột thể hiện tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng phân theo vùng năm 2002 ( Đơn vị : nghìn tỉ đ ng ). ĐBSH TD và Bắc Trung Duyên Hải Tây Đông ĐBSCL VÙNG MNBB Bộ Nam Nguyên Nam Bộ Trung Bộ 53,2 20,1 17,8 26,5 9,2 89,4 53,8
  5. a) Vẽ biểu cột thể hiện tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng phân theo vùng năm 2002 b) Nhận xét 3) Cho bảng ố liệu: Giá trị ản xu t công nghiệp ở Trung du và miền núi Bắc Bộ (tỉ đ ng) Năm 1995 2000 2002 Tiểu vùng Tây Bắc 320.5 541.1 696.2 Đông Bắc 6179.2 10657.7 14301.3 Vẽ biểu đồ cột và nhận xét về giá trị sản xuất công nghiệp ở hai tiểu vùng Đông Bắc và Tây Bắc. TL: * Vẽ biểu đồ vẽ đúng, đẹp, đủ các yếu tố của biểu đồ cột ghép. * Nhận xét: - Giá trị sản xuất công nghiệp ở Trung du miền núi Bắc Bộ từ năm 1995 – 2002 luôn tăng. + Vùng Tây Bắc tăng 375.7 tỉ đồng. + Vùng Đông Bắc tăng 8122.1 tỉ đồng. + Vùng Đông Bắc luôn có giá trị sản xuất công nghiệp cao hơn vùng Tây Bắc 20.5 lần (năm 2002). 4) Dựa vào bảng ố liệu cơ c u giá trị ản xu t hàng hóa phân theo nhóm ( Đv: %) Nhóm hàng Năm 1995 (%) Năm 2002 (%) Hàng công nghiệp nặng và khoáng sản 25,3 31,8 Hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp 28,5 40,6 Hàng nông, lâm, thủy sản 46,2 27,6 a) Vẽ biểu đ cột thể hiện cơ c u giá trị xu t khẩu hàng hóa phân heo nhóm hàng của nƣớc ta năm 1995 và năm 2002 . b) Nhận xét về sự thay đổi cơ c u giá trị xu t khẩu hàng hóa phân heo nhóm hàng của nƣớc ta giai đoạn 1995 – 2002? TL : Từ năm 1995 đến năm 2002 cơ cấu giá trị sản xuất hàng hóa phân theo nhóm hàng của nước ta có sự chuyển biến theo hướng: - Tỉ trọng công nghiệp nặng và khoáng sản tăng 6,5%: từ 25,3% lên 31,8% - Tỉ trọng hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp tăng 12,1%: từ 28,5% lên 40,6% - Tỉ trọng hàng nông, lâm thủy sản giảm 18,6%: từ 46,2% xuống còn 27,6%. III. CÂU HỎI DẠNG PISA Câu 1: “Kinh tế biển là lợi thế vượt trội và cũng là điểm mạnh nhất để làm biến đổi nhanh chóng kinh tế vùng. Bờ biển dài, nhiều vũng, vịnh và các bãi tắm đẹp, nhiều danh lam thắng cảnh kì thú và di tích lịch sử, văn hóa nổi tiếng tạo cho vùng có khả năng phát triển thành một trong những trung tâm du lịch lớn của cả nước.Tuy nhiên vùng ven biển từ đèo Hải Vân đến Khánh Hòa có địa hình hẹp và dốc nghiêng từ Tây sang Đông, sông suối ngắn, dốc, rừng bị tàn phá nặng nề, thiên tai thường xuyên xảy ra với mức độ ngày càng gay gắt”. (Trích từ sách “Giúp em học tốt Địa Lí lớp 9” – Mục: Thông tin bổ sung ) Đọc đoạn văn trên cho biết: a. Đoạn văn trên nói về vùng kinh tế nào? b. Nêu những thế mạnh để phát triển du lịch của vùng? Cho ví dụ cụ thể? TL: a. Đoạn văn trên nói về vùng kinh tế Duyên hải Nam Trung Bộ.
  6. b. Những thế mạnh để phát triển du lịch của vùng: Bờ biển dài, nhiều vũng, vịnh và các bãi tắm đẹp, nhiều danh lam thắng cảnh kì thú và di tích lịch sử, văn hóa nổi tiếng. Ví dụ: bãi tắm Non Nước, phố cổ Hội An.. Câu 2: Dựa vào đoạn văn au và trả lời câu hỏi bên dƣới: “Đô thị hóa có tác động mạnh tới quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của nước ta. Các đô thị có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển kinh tế-xã hội của các địa phương, các vùng trong nước. Năm 2005, khu vực đô thị đóng góp 70,4% GDP cả nước, 84% GDP công nghiệp-xây dựng, 87% GDP dịch vụ và 80% ngân sách Nhà nước. Các thành phố, thị xã là các thị trường tiêu thụ sản phẩm hàng hóa lớn và đa dạng, là nơi sử dụng đông đảo lực lượng lao động có trình độ chuyên môn kĩ thuật ; có cơ sở vật chất kĩ thuật hiện đại, có sức hút đối với đầu tư trong nước và ngoài nước, tạo ra động lực cho sự tăng trưởng và phát triển kinh tế. Các đô thị có khả năng tạo ra nhiều việc làm và thu nhập cho người lao động. Tuy nhiên, quá trình đô thị hóa cũng nảy sinh những hậu quả như: vấn đề ô nhiễm môi trường, an ninh trật tự xã hội...cần phải có kế hoạch khắc phục” ( Nguồn: SGK Địa lí lớp 12) Em hãy cho biết những ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa ở nước ta đối với phát triển kinh tể xã hội. TL: - Thuận lợi: tác động mạnh tới chuyển dịch cơ cấu kinh tế, ảnh hưởng lớn đến sự phát triểu kinh tế-xã hội, là thị trường tiêu thụ sản phẩn hành hóa lớn, là nơi sử dụng lao động có trình độ, có cơ sở vật chất kĩ thuậ hiện đại, có sức hút đầu tư nước ngoài.... - Hậu quả: ô nhiểm môi trường, an ninh trật tự xã hội.. Câu 3: Đọc đoạn văn au: “Theo điều tra của bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn hiện nay ở Việt Nam, đặc biệt là các tỉnh cực Nam Trung Bộ đang xảy ra hiện tượng sa mạc hóa với khoảng 7.85 triệu ha trong tổng số 9,34 triệu ha đất tự nhiên đã bị hoang hóa. Diện tích này đã và đang chịu tác động mạnh bởi nguy cơ sa mạc hóa bao gồm 7 triệu ha đất trồng bị thoái hóa diện rộng, đất đá ong hóa; trên 850000 ha đất bị nhiễm mặn, phèn, xói mòn, khô hạn, cát bay,… Ước tính quá trình sa mạc hóa ở nước ta mỗi năm làm mất đi hàng chục ha đất nông nghiệp do ảnh hưởng của cát bay, cát chảy và hàng trăm ha đất dần thoái hóa nghiêm trọng”. Qua đoạn văn trên: a. Em hãy nêu hậu quả của hiện tượng sa mạc hóa? (1 điểm) b. Để hạn chế tốc độ sa mạc hóa, theo em cần phải có giải pháp nào? TL: a. Hậu quả của hiện tượng sa mạc hóa: Mỗi năm mất hàng chục ha đất nông nghiệp và hàng trăm ha đất dần thoái hóa nghiêm trọng,…. b. Để hạn chế tốc độ sa mạc hóa, cần phải có giải pháp: Trồng rừng và bảo vệ rừng, hạn chế khí thải, canh tác có quy hoạch và hợp lí, … TL: b. vì các tỉnh của vùng tây nguyên Câu 4: Đọc đoạn văn au : “Về mặt tự nhiên Trung du và miền núi Bắc Bộ có địa hình bị chia cắt mạnh, thời tiết diễn biến thất thường, gây trở ngại cho hoạt động giao thông vận tải, cũng như tổ chức sản xuất và đời sống. Khoáng sản tuy nhiều nhưng trữ lượng nhỏ, điều kiện khai thác phức tạp.
  7. Việc chặt phá rừng bừa bãi đã dẫn đến xói mòn, sạt lở đất , lũ quét làm cho môi trường bị giảm sút nghiêm trọng”. Hãy nêu những khó khăn về mặt tự nhiên của Trung du và miền núi Bắc Bộ và giải pháp để khắc phục tình trạng này? TL: - Khó Khăn: Địa hình bị chia cắt mạnh, thời tiết diễn biến thất thường, gây trở ngại cho hoạt động giao thông vận tải, cũng như tổ chức sản xuất và đời sống. Khoáng sản trữ lượng nhỏ, điều kiện khai thác phức tạp .Việc chặt phá rừng bừa bãi đã dẫn đến xói mòn, sạt lở đất , lũ quét làm cho môi trường bị giảm sút nghiêm trọng . - Biện pháp: Bảo vệ rừng, trồng rừng…. Câu 5: Đọc đoạn văn bản au: “Đánh giá chung phát triển đô thị hóa Việt Nam trong giai đoạn vừa qua có nhiều chuyển biến số lượng. Năm 1999 cả nước có 629 đô thị đến nay có 772 đô thị, trong đó có 2 đô thị đặc biệt, 15 đô thị loại I, 14 đô thị loại II, 47 đô thị loại III, 64 đô thị loại IV và 630 đô thị loại V. Trong 6 tháng đầu năm, có TP. Thanh Hóa nâng lên đô thị loại I, các TP. Rạch Giá, TP. Bạc Liêu, TP. Ninh Bình, TP. Thái Bình nâng lên loại II, 3 đô thị loại V hình thành mới và 1 đô thị (thị trấn Cầu Diễn thuộc huyện Từ Liêm cũ sát nhập vào quận mới). Về dân số thành thị (gồm dân số nội thành, nội thị và thị trấn) đạt khoảng 30,4 triệu người, tập trung tại 2 đô thị loại đặc biệt và 15 đô thị loại I khoảng 14,8 triệu người chiếm 49% dân số các đô thị trên toàn quốc). Tỷ lệ đô thị hóa trung bình cả nước đạt khoảng 34%, tăng trung bình 1% năm. Đô thị hóa tập trung cao nhất tại vùng Đông Nam Bộ (64,15%), thấp nhất tại vùng Trung Du miền núi phía Bắc (21,72%). Các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có tỷ lệ dân số thành thị cao, cao nhất cả nước là TP. HCM 83%, Bình Dương 71,6%, Quảng Ninh 68,86%,… Các tỉnh có tỷ lệ dân số thành thị thấp nhất cả nước gồm: Thái Bình 10,7%, Tuyên Quang 12,41%, Sơn La 13,7%, Bắc Giang: 13,05%... Đô thị hóa ở Việt Nam hôm nay chưa tạo được nhiểu ngành nghề mới cho lao động nông nghiệp. Những nghề người nông dân đang làm tại đô thị như: “xe ôm, cửu vạn, phụ hồ, giúp việc… không có tác dụng đến nâng cao tay nghề cho lực lượng sản xuất hay đẩy mạnh tiến trình tăng năng suất, chất lượng lao động xã hội. Một số “nghề” còn cho thấy mặt trái, mầm mống xuất hiện của “hình sự hoá” cộng đồng. Di dân gây áp lực về hạ tầng cho nhiều đô thị, trong khi nông thôn không có người làm ruộng, xuất hiện tình trạng nhà không có người ở, ruộng vườn bỏ không, nông thôn chỉ có người già và trẻ nhỏ. Nếu định hướng phát triển công nghiệp, quy trình dậy nghề còn chưa rõ ràng, thì ước mơ thoát làm nông dân sẽ khó thực hiện được.Tuy đã có một hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật đã và đang được nghiên cứu hoàn thiện và đưa vào áp dụng thực tế tuy nhiên tại hiện trường nhiều chỉ tiêu sử dụng lỗi thời”. (Nguồn http://www.moc.gov.vn) a. Nhận xét về số lượng và số dân đô thị? b. Nêu hậu quả quá trình đô thị hóa? TL: a. Số lượng đô thị tăng lên từ năm 1999 cả nước có 629 đô thị đến nay có 772 đô thị Số dân không ngừng tăng lên cao nhất tại vùng Đông Nam Bộ (64,15%), thấp nhất tại vùng Trung Du miền núi phía Bắc (21,72%). b.Thất nghiệp,thiếu việc làm,vô gia cư,di dân ồ ạt không kế hoạch… CHÚC CÁC EM HỌC BÀI VÀ THI THẬT TỐT NHÉ
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2