intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương ôn tập môn Cơ sở dữ liệu

Chia sẻ: Vu Dat Dat | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

1.236
lượt xem
392
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Câu 1: Cơ sở dữ liệu và hệ quản trị csdl là gì? Cho ví dụ minh hoạ Câu 2: Các thành phần của một hệ csdl là gì? Cho ví dụ minh hoạ Câu 3: Mô hình cơ sở dữ liệu ? Cho ví dụ minh hoạ Câu 4: Nêu các khái niệm về quan hệ, lược đồ cơ sở dữ liệu quan hệ trong mô hình cơ sở dữ liệu quan hệ. Cho ví dụ minh hoạ Câu 5: Trình bày các phép toán trên mô hình quan hệ (Phép hợp, giao, chọn, chiếu, kết nối, trừ,...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương ôn tập môn Cơ sở dữ liệu

  1. Đề cương ôn tập Phần I: Lý thuyết Câu 1: Cơ sở dữ liệu và hệ quản trị csdl là gì? Cho ví dụ minh hoạ Câu 2: Các thành phần của một hệ csdl là gì? Cho ví dụ minh hoạ Câu 3: Mô hình cơ sở dữ liệu ? Cho ví dụ minh hoạ Câu 4: Nêu các khái niệm về quan hệ, lược đồ cơ sở dữ liệu quan hệ trong mô hình cơ sở dữ liệu quan hệ. Cho ví dụ minh hoạ Câu 5: Trình bày các phép toán trên mô hình quan hệ (Phép hợp, giao, chọn, chiếu, kết nối, trừ, tích đề các, chia) Câu 6: Phụ thuộc hàm và bao đóng của phụ thuộc hàm là gì? Cho ví dụ minh hoạ. Câu 7: Phủ tối thiểu của phụ thuộc hàm là gì? Có phải mỗi phủ tối thiểu có một phủ tối thiểu tương đương hay không? Câu 8: Định nghĩa dạng chuẩn 1, 2, 3, Boye-Codd. Cho ví dụ minh hoạ. chuẩn BoyCodd khác gì với chuẩn 3. Vì sao nó được coi là mạnh hơn chuẩn 3. Câu 9: Các bước cơ bản trong thiết kế cơ sở dữ liệu là gì? Câu 10: Dị thường là gì? Vì sao chúng được xem là không tốt đối với CSDL? Hãy cho các ví dụ minh hoạ về các dị thường đối với các thao tác chèn, xóa, sửa trên một CSDL. Câu 11: Từ hệ tiên đề Amstrong. Hãy chứng minh các luật tách, hợp, giả bắc cầu từ hệ tiên đề đó. Câu 12: Tính chất kết nối không mất mát thông tin của một phép tách lược đồ quan hệ là gì? Vì sao nó quan trọng trong thiết kế cơ sở dữ liệu? Cho ví dụ minh họa. Câu 13: Tính chất kết nối bảo toàn tập phụ thuộc hàm của một phép tách là gì? Vì sao nó quan trọng trong thiết kế cơ sở dữ liệu? Cho ví dụ minh họa. Câu 14: Phép kết nối tự nhiên trong mô hình quan hệ là gì? Cho ví dụ minh hoạ? Biểu diễn một phép kết nối tự nhiên trong cú pháp SQL? Phần II: Bài tập Bài 1: Tìm khóa (1khóa tối thiểu) của lược đồ quan hệ a. Cho lược đồ quan hệ R(ABCDEGH) và tập phụ thuộc hàm F= {A D, AB DE, CE G, E H} Xác định khóa của R b. Cho lược đồ quan hệ R(ABCDEGH) với tập phụ thuộc hàm F={AB C, B D, CD E, CE GH, G A} Xác định khóa của R Bài 2: a. Cho lược đồ quan hệ R(ABEGHI) với tập phụ thuộc hàm F={AB E, AG I, BE I, E G, GI H} Tìm chuỗi suy diễn cho phụ thuộc hàm AB GH b. Cho lược đồ quan hệ R(ABCDEGH) với tập phụ thuộc hàm F={AB C, B D, CD E, CE GH, G A} Tìm chuỗi suy diễn cho phụ thuộc hàm AB EG Bài 3: Cho lược đồ quan hệ R(ABCDEGHIK) với tập phụ thuộc hàm A BCDEG, C D, E G Chuẩn hóa lược đồ về dạng 3NF Bài 4: a. Cho lược đồ quan hệ R(ABCDEG)và tập phụ thuộc hàm F = {AB C, C B, ABD E, G A} Chuẩn hóa lược đồ về dạng BCNF b. Cho quan hệ R(A1, A2, A3, A4, A5, A6, A7, A8, A9) trong đó A1, A2, A3 là khóa với sơ đồ phụ thuộc
  2. hàm: A1 A2 A3 A4 A5 A6 A7 A8 A9 Quan hệ R ở dạng chuẩn nào? Tại sao? Tách R thành các quan hệ ở dạng chuẩn BCNF. Bài 5: Cho lược đồ quan hệ QLBS (Quản lý bán sách) gồm các quan hệ: SACH(MaS, TenS, TacGia, NhaXuatBan, SoLuong, DonGia) Mỗi cuốn sách có một mã số xác định duy nhất (MaS), tên sách (TenS), Tác giả hoặc nhóm tác giả, số lượng hiện có (SoLuong) và đơn giá bán (DonGia). HOA_DON(SoHD, MaKH, NgayLap, TenNV) Mỗi hóa đơn bán sách được gán một mã số duy nhất (SoHD), hoá đơn được lập cho một khách hàng (MaKH) do một nhân viên lập (TenNV), có ngày lập xác định (NgayLap). CHI_TIET_HD(SoHD, MaS, SoLuong, DonGia) Một hoá đơn có thể có nhiều sách với số lượng (SoLuong) tuỳ ý và đơn giá (DonGia) tại thời điểm bán cuốn sách đó. KHACH_HANG(MaKH, TenKH, DiaChi, DienThoai) Mỗi khách hàng có một mã số duy nhất (MaKH), một tên gọi (TenKH), địa chỉ (DiaChi), điện thoại (DienThoai) để liên lạc. 1. Xác định khóa chính, khóa ngoại của các quan hệ đã cho. 2. Thực hiện câu lệnh truy vấn SQL để đưa ra: a. MaKH, TenKH của khách hàng mua sách trong ngày 3/2/2006. b. Tổng tiền bán được của cuốn sách có tên là ‘Cơ sở dữ liệu’. Yêu cầu đưa ra TenS và Tổng tiền ( trường TongTien tự đặt). c. Danh sách nhân viên lập nhiều hóa đơn bán sách nhất d. Số lượng bán ra của từng đầu sách trong năm 2005. Yêu cầu in ra MaS, TenS, LuongBan (truong LuongBan tự đặt) e. Tổng tiền bán được trong từng tháng của năm 2004 và 2005. Yêu cầu đưa ra năm (Nam), Thang (Thang) và tổng tiền bán được ứng với từng tháng của năm (Tong tien). ( Các trường Nam, Thang, Tongtien tự đặt. f. Khách hàng tiềm năng của công ty (khách hàng có mua sách với số lượng lớn nhất). Yêu cầu đưa ra MaKH, TenKH, LuongMua (với trường LuongMua tự đặt g. Danh sách hóa đơn và số lượng sách ứng với từng hóa đơn được lập năm 2005.Yêu cầu đưa ra MaHD, NgayLap, SoluongSach (SoLuongSach là trường tự đặt).
  3. Ghi chú: Hàm Year(), Month() xác định năm, tháng từ dữ liệu kiểu Date Bài 6: Thực hiện các yêu cầu trên bằng lưới thiết kế truy vấn QBE trong Access.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2