intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề kiểm tra giữa học kì 1 môn GDCD lớp 10 năm 2021-2022 - Trường THPT Thuận Thành Số 1

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:5

19
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mời các bạn học sinh tham khảo Đề kiểm tra giữa học kì 1 môn GDCD lớp 10 năm 2021-2022 - Trường THPT Thuận Thành Số 1 tài liệu tổng hợp nhiều đề thi giữa học kì 1 khác nhau nhằm giúp các em ôn tập và nâng cao kỹ năng giải đề. Chúc các em ôn tập hiệu quả và đạt được điểm số như mong muốn!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề kiểm tra giữa học kì 1 môn GDCD lớp 10 năm 2021-2022 - Trường THPT Thuận Thành Số 1

  1. SỞ GD ­ ĐT BẮC NINH ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ 1 TRƯỜNG THPT THUẬN THÀNH SỐ 1 NĂM HỌC 2021 – 2022 ˉˉˉˉˉˉˉˉˉˉ Môn: GDCD 10    Thời gian làm bài  45 phút, không kể thời gian giao đề Họ tên thí sinh : ………………………………………………SBD……………….. A TRẮC NGHIỆM (3.0 điểm)   Hãy chọn đáp án đúng nhất trong các câu sau Câu 1: Toàn bộ những quan điểm và niềm tin định hướng hoạt động của con người trong  cuộc sống là nội dung của khái niệm A. tôn giáo.        B. thế giới quan.        C. phương pháp luận.             D. nhân sinh quan. Câu 2: Không vội vàng phán xét những người có nền văn hóa khác, không máy móc chê bai  họ không văn minh vì thoạt nhìn tập quán của họ có vẻ trái ngược mình. Nhận định trên thể  hiện quan điểm nào sau đây trong Triết học? A. Phương pháp luận biện chứng.             B. Thế giới quan duy tâm.                 C. Thế giới quan duy vật.                           D. Phương pháp luận siêu hình. Câu 3: Khi xem xét các sự vật, hiện tượng trong thế giới vật chất, chúng ta phải xem xét sự  vật và hiện tượng trong trạng thái như thế nào? A. Bất biến, vĩnh cửu.                        B. Vận động cao nhất.                 C. Không vận động.                           D. Vận động, biến đổi. Câu 4: Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, quá trình đồng hóa và dị hóa  trong một sinh vật được gọi là A. mặt cộng sinh của mâu thuẫn.             B. mặt tương hỗ của mâu thuẫn.                 C. mặt đối lập của mâu thuẫn.                  D. mặt đấu tranh của mâu thuẫn. Câu 5: Câu nói “chỉ nhìn thấy cây mà không nhìn thấy rừng” là đề cập đến cách xem xét các  sự vật, hiện tượng theo phương pháp luận A. biện chứng.             B. duy tâm.                C. duy vật.          D. siêu hình. Câu 6: Khuynh hướng phát triển của sự vật, hiện tượng là A. cái mới ra đời lạc hậu hơn cái cũ.           B. cái mới ra đời tiến bộ hơn cái cũ.     C. cái mới ra đời giống như cái cũ.                D. cái mới ra đời thay thế cái cũ.         Câu 7: Trong những câu dưới đây, câu nào thể hiện nội dung lượng đổi dẫn đến chất đổi? A. Mưa dầm thấm lâu.             B. Học thày không tày học bạn. C. Góp giớ thành bão.              D. Ăn vóc học hay. Câu 8: Cần làm gì để giải quyết mâu thuẫn trong cuộc sống theo quan điểm Triết học
  2. A. Sự biến đổi giữa lượng và chất.              B. Sự đấu tranh giữa các mặt đối lập. C. Sự phủ định biện chứng.                         D. Sự chuyển hóa của các sự vật. Câu 9: Trong Triết học, điểm nút là điểm giới hạn mà tại đó  A. các sự vật thay đổi.             B. sự vật, hiện tượng thay đổi về lượng. C. lượng mới ra đời. D. sự vật, hiện tượng thay đổi về chất. Câu 10: Trong Triết học, chất mới ra đời lại bao hàm A. một diện mạo mới tương ứng.             B. một hình thức mới tương ứng. C. một lượng mới tương ứng.                    D. một trình độ mới tương ứng. Câu 11: Quan điểm nào sau đây là đúng khi nói về mối quan hệ giữa vận động và phát  triển? A. Không có phát  triển thì không có vận động.    B. Có phát triển thì mới có vận động. C. Không có vận động  thì không có phát triển.    D. Phát triển không liên quan đến vận động. Câu 12: Trong mỗi mâu thuẫn, sự thống nhất giữa các mặt đối lập làm cho hai mặt đối lập A. tách biệt nhau.           B. gắn bó với nhau.           C. bài trừ nhau.      D. gạt bỏ nhau. II. PHẦN TỰ LUẬN   (7.0 điểm )      Câu 1. (4.0 điểm)  Tất cả là thuốc độc hay thuốc chữa bệnh  đều do liều lượng mà ra. a. Quan điểm trên thể hiện nội dung nào mà các em đã được học? Em hãy trình bày hiểu  biết của mình về nội dung mối quan hệ đó? b. Em đã vận dụng nội dung mối quan hệ đó như thế nào trong học tập và đời sống hằng  ngày? Câu 2 (3.0 điểm) Tại sao 2 mặt đối lập đã thống nhất với nhau lại còn đấu tranh với nhau?  Lấy ví dụ minh họa. ….………………..Hết……………………
  3. Sở GD_ ĐT Bắc Ninh                       HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA GIỮA  HỌC KỲ 1 Trường THPT Thuận Thành số 1.                           Môn: GDCD 10 A TRẮC NGHIỆM (3điểm )      Với mỗi đáp án đúng được 0,25 điểm Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Đáp  B A D C D B C B D C B án II. PHẦN TỰ LUẬN   (7điểm )      Câu 1: (4 điểm)    Tất cả là thuốc độc hay thuốc chữa bệnh  đều do liều lượng mà  ra
  4. Hướng dẫn chấm Điể m a. Quan điểm trên thể hiện nội dung nào mà các em đã được học? Em hãy trình  bày hiểu biết của mình về nội dung mối quan hệ đó? a. Quan điểm trên thể hiện nội dung mà các em đã được học là: Sự biến  1 đổi về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất. Học sinh trình bày hiểu biết của mình về nội dung mối quan hệ giữa sự  2 thay đổi về lượng và sự thay đổi về chất? * Sự biến đổi về lượng dẫn đến sự biến đổi về chất. ­   Sự biến đổi của chất bao giờ cũng bắt đầu từ sự biến đổi về lượng.  0,5 Lượng biến đổi  diễn ra 1 cách dần dần. 0,25 ­   Giới hạn mà trong đó sự biến đổi về lượng chưa làm thay đổi về chất cơ  bản của sự vật và hiện tượng được gọi là  độ. 0,5 ­   Khi sự biến đổi (tích lũy) của lượng đến 1 giới hạn nhất định sự thống  nhất giữa chất và lượng bị phá vỡ sự vật hiện tượng cũ sẽ bị thay thế bằng  0,25 sự vật hiện tượng mới. ­   Điểm giới hạn mà tại đó sự  biến đổi của lượng làm thay đổi chất của sv  0,5 và ht được gọi là điểm nút. *  Chất mới ra đời lại bao hàm 1 lượng mới tương ứng. ­ Chất biến đổi sau và biến đổi nhanh chóng ( Tại điểm nút). Khi chất mới ra  đời lại hình thành một lượng mới phù hợp, tương ứng với nó. b. Em đã vận dụng nội dung mối quan hệ đó như thế nào trong học tập và đời  sống hằng ngày? Học sinh trình bày vận dụng  nội dung mối quan hệ giữa sự thay đổi về  1 lượng và sự thay đổi về chất trong học tập và đời sống hằng ngày: ­  Trong học tập và rèn luyện chúng ta phải kiên trì, nhẫn nại, không nên có tư  tưởng coi thường việc nhỏ, tránh sự nôn nóng... Câu 2: (3 điểm)  Tại sao 2 mặt đối lập đã thống nhất với nhau lại còn đấu tranh với  nhau? Lấy ví dụ minh họa. Hướng dẫn chấm Điể m
  5. * Hai mặt đối lập thống nhất với nhau vì: Hai mặt đối lập liên hệ và gắn  1 bó với nhau, làm tiền đề tồn tại cho nhau. Có mặt đói lập này thì mới có mặt  đối lập kia và ngược lại. 1 * Hai mặt đối lập đã thống nhất với nhau lại còn đấu tranh với nhau vì :  Trong quá trình tồn tại, các mặt đối lập dựa vào nhau để tồn tại tuy nhiên  trong quá trình tồn tại đó, hai mặt đối lập vận động theo chiều hướng trái  ngược nhau nên chúng luôn tác động, bài trừ, gạt bỏ nhau. Lấy ví dụ  minh họa  Học sinh lấy được ví dụ minh họa đúng về sự thống nhất và đấu tranh giữa  1 các mặt đối lập
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2