SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO<br />
ĐỒNG THÁP<br />
------------------<br />
<br />
KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ I<br />
Năm học : 2012-2013<br />
Môn thi : Ngữ Văn – Lớp 11<br />
Thời gian: 90 phút (không kể thời gian phát đề)<br />
Ngày thi: 17/12/1012<br />
<br />
ĐỀ THAM KHẢO<br />
(Đề thi gồm có 01 trang)<br />
I.PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH: (4 điểm)<br />
Câu 1: (4 điểm)<br />
Viết bài văn ngắn ( không quá 400 từ ) nêu suy nghĩ của anh/ chị về vấn đề : Tôn<br />
sư trọng đạo.<br />
I.PHẦN RIÊNG: (6 điểm)<br />
Thí sinh được chọn một trong hai câu (Câu 2.a hoặc 2.b)<br />
Câu 2.a: Chương trình chuẩn ( 6 điểm)<br />
Anh/ chị hãy phân tích bài thơ “Thu điếu” của Nguyễn Khuyến để làm rõ vẻ đẹp<br />
cảnh vật mùa thu ở làng quê Bắc bộ.<br />
(Theo sách Ngữ văn 11, tập một, NXB Giáo dục. 2008)<br />
Câu 2.b: Chương trình Nâng cao ( 6 điểm)<br />
Anh/ chị hãy phân tích vẻ đẹp nhân vật Huấn Cao trong tác phẩm “Chữ người tử<br />
tù” của Nguyễn Tuân.<br />
(Theo sách Ngữ văn 11, tập một, NXB Giáo dục. 2008).<br />
Hết<br />
<br />
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO<br />
ĐỒNG THÁP<br />
------------------<br />
<br />
KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ I<br />
Năm học : 2012-2013<br />
Môn thi : Ngữ Văn – Lớp 11<br />
Thời gian: 90 phút<br />
Ngày thi: 17/12/1012<br />
<br />
A.Ma trận:<br />
Chủ đề<br />
NLXH<br />
NLVH<br />
Tổng số điểm<br />
<br />
Nhận biết<br />
2.0<br />
3.0<br />
5.0<br />
<br />
Mức độ<br />
Thông hiểu<br />
1.0<br />
2.0<br />
3.0<br />
<br />
Vận dụng<br />
1.0<br />
1.0<br />
2.0<br />
<br />
Tổng số<br />
câu<br />
Điểm<br />
1<br />
4.0<br />
1<br />
6.0<br />
2<br />
10<br />
<br />
B.HƯỚNG DẪN CHẤM<br />
I.Hướng dẫn chấm chung:<br />
-Giám khảo cần nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài<br />
làm của thí sinh, tránh đếm ý cho điểm.<br />
-Giám khảo cần chủ động linh hoạt trong việc vận dụng đáp án và thang điểm, nên sử<br />
dụng nhiều mức điểm, không quá khắc khe với mức điểm 9, 10. Cần trân trọng bài làm<br />
có tính sáng tạo, có cách diễn đạt riêng.<br />
-Nếu thí sinh làm bài theo cách riêng nhưng đáp ứng được những yêu cầu cơ bản của<br />
đề bài, giám khảo vẫn cho đạt số điểm tương ứng.<br />
-Bài chấm đến 0.25 điểm. Điểm toàn bài quy tròn đến một số thập phân (5.25 = 5.5,<br />
7.75 = 8.0)<br />
<br />
II.Đáp án và thang điểm<br />
ĐÁP ÁN<br />
<br />
Câu<br />
<br />
Câu 1<br />
<br />
Yêu cầu về kĩ năng:<br />
- Nắm vững phương pháp viết đoạn văn nghị luận xã hội<br />
- Bố cục đoạn văn làm hợp lí, lập luận chặt chẽ, chữ viết rõ ràng,<br />
không mắc lỗi diễn đạt, dùng từ, ngữ pháp, lỗi chính tả.<br />
- Thao tác lập luận rõ ràng mạch lạc, dùng liên kết câu …<br />
Yêu cầu về kiến thức:<br />
<br />
Điểm<br />
<br />
-Khái niệm Tôn sư trọng đạo là : Tôn kính và biết ơn những người 0,5<br />
thầy giáo, cô giáo dạy dỗ mình ở mọi lúc mọi nơi.<br />
-Biểu hiện đúng đắn :<br />
<br />
2,0<br />
<br />
+Coi trọng những đều thầy cô dạy bảo, chăm ngoan học tập và rèn<br />
luyện.<br />
+Thăm hỏi thầy cô giáo cũ vào dịp lễ, tết … bày tỏ lòng biết ơn,<br />
tôn trọng thầy cô giáo..<br />
-Phê phán : không vâng lời, xem thường, hay có hành động vô lễ 1.0<br />
thầy cô giáo.<br />
-Rút ra bài học cho bản thân.<br />
<br />
0.5<br />
<br />
PHẦN RIÊNG – PHẦN TỰ CHỌN<br />
Câu<br />
<br />
a. Yêu cầu về kĩ năng<br />
<br />
3.a<br />
<br />
- Biết cách làm bài văn nghị luận thơ trung đại<br />
- Bố cục chặt chẽ, hệ thống luận điểm, luận cứ rõ ràng phù hợp. biết<br />
cách trình bày dẫn chứng<br />
- Diễn đạt rõ ràng, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp<br />
b. Yêu cầu về kiến thức :<br />
Trên cơ sở những hiểu biết về tác giả Nguyễn Khuyến và bài thơ<br />
“Thu điếu”, Học sinh phát hiện và phân tích những đặc sắc nghệ thuật<br />
để làm nổi bật vẻ đẹp cảnh mùa thu ở làng quê Bắc bộ.<br />
Thí sinh làm nhiều cách miễn sau làm rõ các ý sau:<br />
A. Mở bài :<br />
<br />
0,5<br />
<br />
Giới thiệu tác giả, tác phẩm.<br />
B. Thân bài:<br />
Cảnh thu :<br />
-Không khí mùa thu được gợi lên từ sự thanh sơ, dịu nhẹ của cảnh<br />
vật Nét riêng của làng quê Bắc Bộ, cái hồn dân dã được gợi lên từ<br />
<br />
4.0<br />
<br />
khung ao hẹp, cánh bèo, từ ngõ trúc quanh co.<br />
-Cảnh đẹp nhưng tĩnh lặng và đượm buồn :<br />
+Không gian tĩnh lặng, vắng người, vắng tiếng : «Ngõ trúc quanh<br />
co khách vắng teo ».<br />
+Các chuyển động rất nhẹ, rất khẽ không đủ để tạo nên âm thanh :<br />
sóng «hơi gợn tí », mây «lơ lửng », lá «khẽ đưa ».<br />
+Tiếng cá đớp mồi càng làm nổi bật sự yên ắng, tĩnh mịch của<br />
cảnh vật.<br />
Nghệ thuật :<br />
<br />
1.0<br />
<br />
-Ngôn ngữ trong sáng, giản dị, có khả năng diễn đạt những biểu hiện<br />
rất tinh tế của sự vật và những uẩn khúc thầm kín khó giãi bày của<br />
tâm trạng.<br />
-Sử dụng vần eo (tử vận) tài tình : dùng vần để biểu đạt nội dung,<br />
diễn tả không gian vắng lặng, thu nhỏ dần, phù hợp với nội tâm đầy<br />
uẩn khúc.<br />
-Thể hiện được nét đặc sắc của nghệ thuật thơ Đường : lấy động nói<br />
tĩnh.<br />
C.Kết bài :<br />
Đánh giá chung về bài thơ<br />
Lưu ý:<br />
Cho trọn điểm khi bài làm đạt cả hai yêu cầu về kĩ năng và kiến thức<br />
Điểm tối đa cho những bài diễn xuôi (đúng) là : 2,5 đ<br />
Điểm tối đa cho những bài suy diễn gán ghép chưa phù hợp là: 1,0 đ<br />
Câu<br />
<br />
a. Yêu cầu về kĩ năng<br />
<br />
3.b<br />
<br />
- Nắm vững cách phân tích nhân vật.<br />
- Bố cục chặt chẽ, hệ thống luận điểm, luận cứ rõ ràng phù hợp. biết<br />
cách trình bày dẫn chứng<br />
- Diễn đạt rõ ràng, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp<br />
b. Yêu cầu về kiến thức :<br />
<br />
0,5<br />
<br />
Vẻ đẹp nhân vật Huấn Cao trong tác phẩm “Chữ người tử tù” của<br />
Nguyễn Tuân.<br />
Thí sinh làm nhiều cách miễn sau làm rõ các ý sau:<br />
A. Mở bài :<br />
<br />
0,5<br />
<br />
-Giới thiệu được khái quát được khái quát về tác giả, xuất xứ tác<br />
phẩm.<br />
-Giới thiệu về nhân vật.<br />
B. Thân bài:<br />
Vẻ đẹp của nhân vật Huấn Cao:<br />
<br />
1.0<br />
<br />
-Huấn Cao mang vẻ đẹp của một người nghệ sĩ tài hoa: Viết chữ<br />
“rất nhanh và rất đẹp” nổi tiếng một vùng.<br />
-Huấn Cao còn mang vẻ đẹp của một người có “thiên lương” trong<br />
<br />
1.5<br />
<br />
sáng:<br />
+Tâm hồn trong sáng, cao đẹp: “Không vì vàng ngọc hay quyền<br />
thế mà ép mình viết câu đối bao giờ”, và chỉ mới cho chữ “ba người<br />
bạn thân”<br />
+Câu nói của Huấn Cao “ Thiếu chút nữa ... trong thiên hạ” --> sự<br />
trân trọng đối với những người có sở thích thanh cao, có nhân cách<br />
cao đẹp; sống là phải xứng đáng với tấm lòng, phụ tấm lòng người<br />
khác là không tha thứ.<br />
-Huấn Cao còn có vẻ đẹp của một anh hùng.<br />
+Thủ lĩnh của phong trào khởi nghĩa chống lại triều đình.<br />
+Hành động rỗ gông trừ rệp và thái độ “không thèm chấp” lời doạ<br />
của tên lính áp giải<br />
+“Thản nhiên nhận rượu thịt” như “việc vẫn làm trong cái hứng<br />
bình sinh”--> phong thái tự do, ung dung, xem nhẹ cái chết.<br />
+Trả lời quản ngục bằng thái khinh miệt đến điều “Ngươi hỏi ta<br />
muốn gì ...vào đây”.<br />
<br />
1.5<br />
<br />