intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 12 năm 2023-2024 - THPT Thống Nhất A, Đồng Nai

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:1

20
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cùng tham gia thử sức với “Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 12 năm 2023-2024 - THPT Thống Nhất A, Đồng Nai” để nâng cao tư duy, rèn luyện kĩ năng giải đề và củng cố kiến thức môn học nhằm chuẩn bị cho kì thi quan trọng sắp diễn ra. Chúc các em vượt qua kì thi học kì thật dễ dàng nhé!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 12 năm 2023-2024 - THPT Thống Nhất A, Đồng Nai

  1. TRƯỜNG THPT THỐNG NHẤT A ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2023 - 2024 Môn: Ngữ văn, lớp 12 (Đề này bao gồm 01 trang) Thời gian làm bài: 90 phút, không tính thời gian phát đề Phần I. Đọc hiểu (3.0 điểm) Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu: “(1) Bất kỳ một quan điểm nào cũng có thể thay đổi, điều quan trọng là bạn có “muốn” thay đổi hay không mà thôi. Mọi thứ không bỗng dưng mà có, thái độ cũng vậy. Để có một thái độ sống đúng đắn, trước tiên ta cần hình thành nó, rồi dần dần phát triển lên, biến nó thành tài sản quý giá cho bản thân. (2) Một số người từ chối việc thay đổi, họ cho rằng “Tôi đã quen sống như thế này từ nhỏ, thay đổi chỉ làm cho cuộc sống thêm rắc rối mà thôi!” hoặc “Cha mẹ sinh mình ra thế nào thì cứ để thế ấy, thay đổi làm gì cho mệt!”. Bạn cần biết rằng, không bao giờ là quá trễ cho một sự thay đổi. Nhờ thay đổi, con người mới có những bước tiến vượt bậc. Không chấp nhận thay đổi, cuộc sống của bạn sẽ trở nên nghèo nàn, thậm chí bạn sẽ gặp những rắc rối lớn. Bạn gọi một cái cây không đâm chồi nẩy lộc, không ra hoa kết trái là gì? Đó chẳng phải là “cây chết” hay sao? Con người chúng ta cũng vậy. Cuộc sống sẽ luôn được vận hành tốt nếu ta không ngừng hoàn thiện bản thân. (3) Những ai không chịu thay đổi cho phù hợp với biến cố cuộc đời sẽ chẳng thể nào thích nghi được với hoàn cảnh. Có thể họ vẫn hiện hữu nhưng trong cuộc sống của họ sẽ bị tách biệt, không bắt nhịp được với đồng loại của mình”. Trích Thái độ quyết định thành công, Wayne Cordeiro, NXB Tổng hợp TP. HCM, 2016, tr.34 Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích? (0,75 điểm) Câu 2. Theo tác giả, vì sao một số người từ chối việc thay đổi? (0,75 điểm) Câu 3. Nêu tác dụng của câu hỏi tu từ: Bạn gọi một cái cây không đâm chồi nẩy lộc, không ra hoa kết trái là gì? Đó chẳng phải là “cây chết” hay sao? (1,0 điểm) Câu 4. Từ văn bản anh/chị rút ra bài học gì? (0,5 điểm) Phần II. Làm văn (7,0 điểm) Câu 1 (2,0 điểm): Từ ý nghĩa của văn bản trong phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn nghị luận (khoảng 150 chữ), trình bày suy nghĩ của mình về những điều bản thân thấy cần thay đổi để phù hợp với cuộc sống hiện đại. Câu 2 (5,0 điểm): Cảm nhận của anh/ chị về sức sống tiềm tàng của nhân vật Mị trong đoạn văn sau: “… Lúc ấy đã khuya. Trong nhà đã ngủ yên, thì Mị trở dậy thổi lửa. Ngọn lửa bập bùng sáng lên, Mị lé mắt trông sang, thấy hai mắt A Phủ cũng vừa mở, một dòng nước mắt lấp lánh bò xuống hai hõm má đã xám đen lại. Nhìn thấy tình cảnh như thế, Mị chợt nhớ lại đêm năm trước A Sử trói Mị, Mị cũng phải trói đứng thế kia. Nhiều lần khóc, nước mắt chảy xuống miệng, xuống cổ, không biết lau đi được. Trời ơi, nó bắt trói đứng người ta đến chết, nó bắt mình chết cũng thôi, nó bắt trói đến chết người đàn bà ngày trước cũng ở cái nhà này. Chúng nó thật độc ác. Cơ chừng này chỉ đêm mai là người kia chết, chết đau, chết đói, chết rét, phải chết. Ta là thân đàn bà, nó đã bắt ta về trình ma nhà nó rồi thì chỉ còn biết đợi ngày rũ xương ở đây thôi… Người kia việc gì mà phải chết thế. A Phủ… Mị phảng phất nghĩ vậy. Đám than đã vạc hẳn lửa. Mị không thổi, cũng không đứng lên. Mị nhớ lại đời mình, Mị lại tưởng tượng như có thể một lúc nào, biết đâu A Phủ chẳng đã trốn được rồi, lúc ấy bố con Pá Tra sẽ bảo là Mị đã cởi trói cho nó, Mị liền phải trói thay vào đấy, Mị phải chết trên cái cọc ấy. Nghĩ thế, trong tình cảnh này, làm sao Mị cũng không thấy sợ…”. (Trích Vợ chồng A Phủ, Ngữ văn 12, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam 2020, tr. 13 - 14) -----------HẾT----------
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2