intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 12 năm 2022-2023 có đáp án - Trường PTDTNT THPT Huyện Điện Biên

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:10

1
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Để giúp các bạn học sinh củng cố lại phần kiến thức đã học, biết cấu trúc ra đề thi như thế nào và xem bản thân mình mất bao nhiêu thời gian để hoàn thành đề thi này. Mời các bạn cùng tham khảo "Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 12 năm 2022-2023 có đáp án - Trường PTDTNT THPT Huyện Điện Biên" dưới đây để có thêm tài liệu ôn thi. Chúc các bạn thi tốt!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 12 năm 2022-2023 có đáp án - Trường PTDTNT THPT Huyện Điện Biên

  1. TRƯỜNG PTDTNT THPT TIẾT: 103 + 104 HUYỆN ĐIỆN BIÊN KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ CUỐI KÌ II TỔ VĂN - SỬ - ĐỊA - GDCD - CN NĂM HỌC 2022 - 2023 (Đề gồm có 02 trang) Môn: Ngữ văn - Lớp: 12 (Chương trình cơ bản) Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian giao đề) ĐỀ SỐ 1 I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc đoạn trích Quan niệm về hạnh phúc không giống nhau ở mỗi người, mỗi nhà, mỗi thế hệ, mỗi thời đại, mỗi xã hội. Chẳng hạn, có người xem hạnh phúc là hài lòng với những gì mình có theo chủ nghĩa “biết đủ”. Cũng có người cho rằng hạnh phúc là khi ta có một sức khỏe tốt, một sự nghiệp như ý, một gia đình ấm cúng và những bạn hữu chí tình. Hạnh phúc cũng có khi là những điều giản dị: có một việc yêu thích để làm, có người để yêu thương và một nơi chốn bình yên để đi về.... Lại có những vĩ nhân gọi tên hạnh phúc theo một cách rất riêng của họ. Ví như nhà hiền triết Mahatma Gandhi bảo rằng: “Hạnh phúc là khi những gì bạn nghĩ, những gì bạn nói và những gì bạn làm hòa quyện với nhau”.... Liệu có thể hạnh phúc chăng nếu nghĩ một đằng, nói một nẻo và làm một kiểu? Liệu có thể hạnh phúc chăng với một lối sống “trình diễn” như những “kịch sĩ” trong cả đời thường?... Rồi cũng có ý kiến phản biện rằng: ranh giới giữa biết đủ, biết hài lòng và thỏa hiệp với mình là rất mong manh…. Sẽ rất nhanh, những cái “biết đủ” và sự hài lòng dễ dãi này sẽ làm ta chán ngán. Sẽ rất nhanh, hạnh phúc này sẽ biến mất khi ta không hiểu được ý nghĩa cuộc đời mình nằm ở nơi đâu... Vậy, hạnh phúc là biết đủ, biết hài lòng hay là biết vượt qua, biết chinh phục hay là gì khác? (Trích Để chạm vào hạnh phúc, theo Thời báo Kinh tế Sài Gòn, 03/02/2012) Thực hiện các yêu cầu sau: Câu 1. Nêu phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích trên. Câu 2. Theo tác giả, thế nào là hạnh phúc theo chủ nghĩa “biết đủ”? Câu 3. Tác giả có ngụ ý gì khi đặt ra câu hỏi: “Liệu có thể hạnh phúc chăng với một lối sống “trình diễn” như những “kịch sĩ” trong cả đời thường”? Câu 4. Thông điệp nào của đoạn trích trên có ý nghĩa nhất đối với anh/chị? II. LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 1. (2,0 điểm) Viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về quan niệm của tác giả trong đoạn trích phần Đọc hiểu: Vậy hạnh phúc là biết đủ, biết hài lòng hay là biết vượt qua, biết chinh phục hay là gì khác? Câu 2. (5,0 điểm) Ngày Tết, Mị cũng uống rượu. Mị lén lấy hũ rượu, cứ uống ực từng bát. Rồi say, Mị lịm mặt ngồi đấy nhìn mọi người nhảy đồng, người hát, nhưng lòng Mị đang sống về ngày
  2. trước. Tai Mị văng vẳng tiếng sáo gọi bạn đầu làng. Ngày trước, Mị thổi sáo giỏi. Mùa xuân này, Mị uống rượu bên bếp và thổi sáo. Mị uốn chiếc lá trên môi, thổi lá cũng hay như thổi sáo. Có biết bao nhiêu người mê, cứ ngày đêm thổi sáo đi theo Mị. Rượu đã tan lúc nào. Người về, người đi chơi đã vãn cả. Mị không biết. Mị vẫn ngồi trơ một mình giữa nhà. Mãi sau Mị mới đứng dậy, nhưng Mị không bước ra đường. Mị từ từ bước vào buồng. Chẳng năm nào A Sử cho Mị đi chơi Tết. Bấy giờ Mị ngồi xuống giường, trông ra cái cửa sổ lỗ vuông mờ mờ trăng trắng. Đã từ nãy, Mị thấy phơi phới trở lại, trong lòng đột nhiên vui sướng như những đêm Tết ngày trước. Mị trẻ lắm, Mị vẫn còn trẻ. Mị muốn đi chơi. Bao nhiêu người có chồng cũng đi chơi ngày Tết. Huống chi A Sử với Mị, không có lòng với nhau mà vẫn phải ở với nhau! Nếu có nắm lá ngón trong tay lúc này, Mị sẽ ăn cho chết ngay, chứ không buồn nhớ lại nữa. Nhớ lại, chỉ thấy nước mắt ứa ra. Mà tiếng sáo gọi bạn yêu vẫn lửng lơ bay ngoài đường. Anh ném pao,em không bắt Em không yêu,quả pao rơi rồi... (Trích Vợ chồng A Phủ- Tô Hoài, Ngữ văn 12, tập hai, Nxb GD,2008, tr 7,8) Cảm nhận hình tượng nhân vật Mị trong đoạn trích trên. ----------- Hết ----------
  3. TRƯỜNG PT DTNT THPT ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM HUYỆN ĐIỆN BIÊN KIỂM TRA CUỐI KÌ II NĂM HỌC 2022 - 2023 TỔ VĂN - SỬ - ĐỊA - GDCD - CN Môn: Ngữ văn, lớp 12 (Đáp án và hướng dẫn chấm gồm 06 trang) ĐỀ SỐ 1 Phần Câu Nội dung Điểm I ĐỌC HIỂU 3,0 1 Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích: Nghị luận 0,75 Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời chính xác như đáp án: 0,75 điểm. - Học sinh không trả lời đúng phương thức biểu đạt của đoạn trích: Nghị luận: không cho điểm 2 - Theo tác giả, hạnh phúc theo chủ nghĩa biết đủ là hài lòng với những gì mình có. 0,75 Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời chính xác như đáp án: 0,75 điểm. - Học sinh trả lời được nửa ý: 0,5 điểm
  4. 3 Câu hỏi: Liệu có thể hạnh phúc chăng với một lối sống “trình diễn” 1,0 như những “kịch sĩ” trong cả đời thường? - là sự phê phán lối sống không đúng với thực chất, sống giả dối, khuyên con người hãy sống thật với mình. Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời như đáp án: 1,0 điểm. - Học sinh nêu được nửa ý : 0,5 điểm. 4 - Thí sinh chọn một thông điệp có ý nghĩa nhất đối với bản thân, lí giải ngắn gọn và thuyết phục. - Chẳng hạn có thể chọn 0,5 thông điệp từ câu: Sẽ rất nhanh, hạnh phúc này sẽ biến mất khi ta không hiểu được ý nghĩa cuộc đời mình nằm ở nơi đâu. Câu văn này đem đến thông điệp hạnh phúc là sự đánh giá đúng bản thân. Vì đánh giá đúng bản thân sẽ giúp chúng ta tự xác định được cách sống, cách ứng xử phù hợp với mọi mỗi quan hệ…. Hướng dẫn chấm: - Học sinh bày tỏ rõ ràng, thuyết phục: 0,5 điểm - Học sinh bày tỏ chưa rõ ràng, chưa thuyết phục: 0,25 điểm. II LÀM VĂN 7,0
  5. 1 Viết đoạn văn về hạnh 2,0 phúc là biết đủ, biết hài lòng hay là biết vượt qua, biết chinh phục hay là gì khác. a) Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn 0,25 Học sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng - phân - hợp, móc xích hoặc song hành. b) Xác định đúng vấn đề 0,25 cần nghị luận: Trình bày suy nghĩ về quan niệm của tác giả trong đoạn trích phần Đọc hiểu: Vậy hạnh phúc là biết đủ, biết hài lòng hay là biết vượt qua, biết chinh phục hay là gì khác? c) Triển khai vấn đề nghị luận 1,0 - Hạnh phúc là biết bằng lòng với những gì mình có hay là biết vượt qua khó khăn, thử thách, chinh phục những đỉnh cao hay còn là gì khác. - Hạnh phúc là biết đủ, biết hài lòng + Biết hài lòng với những gì mình có con người sẽ có đời sống tinh thần thoải mái, không phải bận rộn đi tìm những cái tốt hơn. + Biết hài lòng với những gì mình có con người sẽ không nảy sinh sự tham lam, lòng đố kị. * Hạnh phúc là biết vượt qua, biết chinh phục - Vượt qua khó khăn, gian khổ, thử thách thậm chí là cả những nỗi đau, con người sẽ cảm nhận được rõ niềm vui của sự thành công, giúp con người trưởng thành hơn.
  6. - Biết chinh phục những ước mơ, khát vọng, những đỉnh cao trong cuộc sống giúp con người khám phá được bản thân, khẳng định được chính mình. - Phê phán những người không bằng lòng với những gì mình có, những người ngại khó khăn, thử - Cần xác định những gì mình có chính là nền tảng cho tương lai rất cần được trân trọng. Phải biết đủ, biết hài lòng với những gì mình có để sống thoải mái, cân bằng trong cuộc sống. - Cuộc sống đâu phải toàn màu hồng con người biết vượt qua những khó khăn, thử thách sẽ đứng vững được trong cuộc sống. Biết chinh phục những ước mơ, khát vọng sẽ giúp con người sống có mục đích, có lí tưởng, có tình yêu, niềm hi vọng trong cuộc sống. Hướng dẫn chấm: - Lập luận chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng; dẫn chứng tiêu biểu, phù hợp; kết hợp nhuần nhuyễn giữ lí lẽ và dẫn chứng (0,75 điểm). - Lập luận chưa thật chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng nhưng không có dẫn chứng hoặc dẫn chứng không tiêu biểu (0,5 điểm). - Lập luận không chặt chẽ, thiếu thuyết phục: lí lẽ không xác đáng, không liên quan mật thiết đến vấn đề nghị luận, không có dẫn chứng hoặc dẫn chứng không phù hợp (0,25 điểm). Học sinh có thể trình bày quan điểm riêng nhưng phải phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.
  7. d) Chính tả, ngữ pháp Đảm bảo chuẩn chính tả, 0,25 ngữ pháp tiếng Việt. Hướng dẫn chấm: Không cho điểm nếu bài làm có quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp. e) Sáng tạo - Thể hiện suy nghĩ sâu 0,25 sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. Hướng dẫn chấm: Học sinh huy động được kiến thức và trải nghiệm của bản thân để bàn luận; có sáng tạo trong viết câu, dựng đoạn, làm cho lời văn có giọng điệu, hình ảnh. - Đáp ứng được 2 yêu cầu trở lên: 0,5 điểm. - Đáp ứng được 1 yêu cầu: 0,25 điểm. 2 Cảm nhận hình tượng nhân vật Mị trong đoạn 5,0 trích trên. a) Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận 0,25 Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề. b) Xác định đúng vấn đề 0,5 cần nghị luận: Hình tượng nhân vật Mị trong đoạn trích trên. Hướng dẫn chấm: - Học sinh xác định đúng vấn đề cần nghị luận: 0,5 điểm. - Học sinh xác định chưa đầy đủ vấn đề nghị luận: 0,25 điểm.
  8. c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; đảm bảo các yêu cầu sau: * Giới thiệu khái quát về tác 0,5 giả Tô Hoài (0,25 điểm), tác phẩm “Vợ chồng A PHủ” và vị trí đoạn trích (0,25 điểm). * Cảm nhận về nhân vật Mị 2,5 thể hiện trong đoạn trích: - Cô gái có nhan sắc và phẩm chất tốt đẹp. Mị bị bắt về làm dâu nhà Pá Tra vì món nợ truyền kiếp và bị đày đọa cả thể xác lẫn tinh thần. -Ttrong đêm tình mùa xuân, sự trỗi dậy sức sức sống tiềm tàng của Mị biểu hiện ra thành những suy nghĩ nhận thức và hành động. - Những yếu tố ngoại cảnh tác động tới sự hồi sinh của Mị: Cảnh Hồng Ngài bắt đầu vào xuân. Đặc biệt là âm thanh tiếng sáo ở đầu núi rủ bạn đi chơi; Mị lén lấy hũ rượu uống ực từng bát một, uống như nuốt cay đắng, phẩn uất vào lòng. - Ý thức về cái chết lại xuất hiện. Mị đang sống trong nghịch lí giữa thân phận con dâu gạt nợ và niềm vui phơi phới muốn đi chơi Tết. * Nghệ thuật - Diễn biến tâm lí và hành động của Mị trong đêm tình mùa xuân của Mị được nhà văn khéo léo thể hiện bằng nghệ thuật kể chuyện hấp dẫn, tự nhiên, ngôn ngữ biểu cảm, đặc biệt; là nghệ thuật miêu tả, phân tích tâm lí nhân vật...Tất cả
  9. đã làm nổi bật vẻ đẹp của sức sống tiềm tàng mãnh liệt của Mị. => Đoạn văn miêu tả tâm trạng và hành động của Mị trong đêm tình mùa xuân thể hiện sức sống tiềm ẩn trong Mị và tài năng miêu tả tâm lí nhân vật của Tô Hoài. Thông qua đây, nhà văn khám phá, trân trọng, ngợi ca những khao khát tình yêu, hạnh phúc của con người, thể hiện niềm tin vào sức sống của con người không bị hủy diệt. Đồng thời lên án những thế lực tàn bạo chà đạp lên cuộc sống con người. Chính điều đó đã đem đến cho Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài những giá trị nhân đạo sâu sắc. Hướng dẫn chấm: - Học sinh cảm nhận về nhân vật Mị đầy đủ, sâu sắc: 2,5 điểm. - Học sinh cảm nhận chưa đầy đủ hoặc chưa sâu sắc: 1,75 điểm - 2,25 điểm. - Cảm nhận chung chung, chưa rõ các biểu hiện của hình tượng sóng: 0,75 điểm - 1,25 điểm. - Cảm nhận sơ lược, không rõ các biểu hiện của hình tượng sóng: 0,25 điểm - 0,5 điểm. * Đánh giá 0,5 - Đoạn trích thể hiện giá trị hiện thực và nhân đạo sâu sắc. - Kim Lân rất thành công khi xây dựng nhân vật Mị. Hướng dẫn chấm: - Học sinh đánh giá được 2 ý: 0,5 điểm. - Học sinh đánh giá được 1 ý: 0,25 điểm. d)Chính tả, ngữ pháp 0,25 Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. Hướng dẫn chấm: - Không cho điểm nếu bài làm mắc quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp.
  10. e) Sáng tạo 0,5 Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. Hướng dẫn chấm: - Học sinh biết vận dụng lí luận văn học trong quá trình phân tích, đánh giá; biết liên hệ vấn đề nghị luận với thực tiễn đời sống; văn viết giàu hình ảnh, cảm xúc. - Đáp ứng được 2 yêu cầu trở lên: 0,5 điểm. - Đáp ứng được 1 yêu cầu: 0,25 điểm. Tổng điểm 10,0 …………………….Hết…………………
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1