intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 10 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THPT Bình Chiểu, HCM

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

10
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

‘Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 10 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THPT Bình Chiểu, HCM’ sau đây sẽ giúp bạn đọc nắm bắt được cấu trúc đề thi, từ đó có kế hoạch ôn tập và củng cố kiến thức một cách bài bản hơn, chuẩn bị tốt cho kỳ thi sắp. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 10 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THPT Bình Chiểu, HCM

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II – NĂM HỌC: 2023 – 2024 THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Môn: NGỮ VĂN – KHỐI 10 TRƯỜNG THPT BÌNH CHIỂU Ngày kiểm tra: 11/03/2024 Thời gian: 90 phút MÃ ĐỀ: 101 (Không tính thời gian phát đề) …..….,,,,,… (Đề có 02 trang) …………… PHẦN 1. ĐỌC HIỂU (6,0 điểm) Đọc và thực hiện các yêu cầu sau: Mẹ của anh “Phải đâu mẹ của riêng anh Nào là hoa bưởi, hoa chanh Mẹ là mẹ của chúng mình đấy thôi Nào câu quan họ mái đình cây đa… Mẹ tuy không đẻ, không nuôi Xin đừng bắt chước câu ca Mà em ơn mẹ suốt đời chưa xong Đi về dối mẹ để mà yêu nhau Ngày xưa má mẹ cũng hồng Mẹ không ghét bỏ em đâu Bên anh, mẹ thức lo từng cơn đau Yêu anh em đã là dâu trong nhà Bây giờ tóc mẹ trắng phau Em xin hát tiếp lời ca Để cho mái tóc trên đầu anh đen Ru anh sau nỗi lo âu nhọc nhằn Đâu con dốc nắng đường quen Hát tình yêu của chúng mình Chợ xa gánh nặng mẹ lên mấy lần Nhỏ nhoi giữa một trời xanh khôn cùng Thương anh thương cả bước chân Giữa ngàn hoa cỏ núi sông Giống bàn chân mẹ tảo tần năm nao Giữa lòng thương mẹ mênh mông không bờ Lời ru mẹ hát thuở nào Chắt chiu từ những ngày xưa Chuyện xưa mẹ kể lẫn vào thơ anh: Mẹ sinh anh để bây giờ cho em.” (Mẹ của anh, Xuân Quỳnh thơ và đời, tr 104,105, Nxb Văn học, 2010)  Xuân Quỳnh (1942-1988), là một trong số những nhà thơ tiêu biểu nhất của thế hệ các nhà thơ trẻ thời kì chống Mĩ. Thơ Xuân Quỳnh là tiếng lòng của một tâm hồn phụ nữ nhiều trắc ẩn, vừa hồn nhiên, tươi tắn, vừa chân thành, đằm thắm và luôn da diết trong khát vọng về hạnh phúc bình dị đời thường.  Bài thơ “Mẹ của anh” được sáng tác vào 1973 - thời điểm trước khi Xuân Quỳnh về làm dâu bà Vũ Thị Khánh (mẹ của cố nhà thơ, nhà soạn kịch Lưu Quang Vũ). Câu 1: Xác định chủ thể trữ tình trong đoạn thơ sau: “Phải đâu mẹ của riêng anh Mẹ là mẹ của chúng mình đấy thôi Mẹ tuy không đẻ, không nuôi Mà em ơn mẹ suốt đời chưa xong” Từ đó nhận xét chủ thể trữ tình hiện lên trong đoạn thơ ấy là người như thế nào? Câu 2: Chỉ ra và nêu tác dụng của vần chân trong đoạn thơ sau: “Đâu con dốc nắng đường quen Chợ xa gánh nặng mẹ lên mấy lần Thương anh thương cả bước chân
  2. Giống bàn chân mẹ tảo tần năm nao” Câu 3: Nêu chủ đề của bài thơ. Câu 4: Nhận xét hình ảnh người mẹ qua hai câu thơ sau: “Ngày xưa má mẹ cũng hồng Bên anh, mẹ thức lo từng cơn đau” Câu 5: Chỉ ra và nêu tác dụng của một biện pháp tu từ trong hai câu thơ sau: “Thương anh thương cả bước chân Giống bàn chân mẹ tảo tần năm nao” Câu 6: Qua văn bản trên, thông điệp nào có ý nghĩa nhất đối với anh/ chị? Vì sao? PHẦN 2. LÀM VĂN (4,0 điểm) Viết một bài nghị luận (khoảng 500 chữ) phân tích, đánh giá chủ đề và đặc sắc nghệ thuật của bài thơ “Mẹ của anh” (Xuân Quỳnh). …Hết… Họ và tên thí sinh:…………………………. Số báo danh:……………….. Thí sinh không sử dụng tài liệu. Giám thị coi thi không giải thích gì thêm.
  3. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II – NĂM HỌC: 2023 – 2024 THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Môn: NGỮ VĂN – KHỐI 10 TRƯỜNG THPT BÌNH CHIỂU Ngày kiểm tra: 11/03/2024 Thời gian: 90 phút MÃ ĐỀ: 102 (Không tính thời gian phát đề) …..….,,,,,… (Đề có 02 trang) …………… PHẦN 1. ĐỌC HIỂU (6,0 điểm) Đọc và thực hiện các yêu cầu sau: Mẹ của anh “ Phải đâu mẹ của riêng anh Mẹ là mẹ của chúng mình đấy thôi Mẹ tuy không đẻ, không nuôi Mà em ơn mẹ suốt đời chưa xong Ngày xưa má mẹ cũng hồng Bên anh, mẹ thức lo từng cơn đau Bây giờ tóc mẹ trắng phau Để cho mái tóc trên đầu anh đen Đâu con dốc nắng đường quen Chợ xa gánh nặng mẹ lên mấy lần Thương anh thương cả bước chân Giống bàn chân mẹ tảo tần năm nao Lời ru mẹ hát thuở nào Chuyện xưa mẹ kể lẫn vào thơ anh: Nào là hoa bưởi, hoa chanh Nào câu quan họ mái đình cây đa… Xin đừng bắt chước câu ca Đi về dối mẹ để mà yêu nhau Mẹ không ghét bỏ em đâu Yêu anh em đã là dâu trong nhà Em xin hát tiếp lời ca Ru anh sau nỗi lo âu nhọc nhằn Hát tình yêu của chúng mình Nhỏ nhoi giữa một trời xanh khôn cùng Giữa ngàn hoa cỏ núi sông Giữa lòng thương mẹ mênh mông không bờ Chắt chiu từ những ngày xưa Mẹ sinh anh để bây giờ cho em.”
  4. (Mẹ của anh, Xuân Quỳnh thơ và đời, tr 104,105, Nxb Văn học, 2010)  Xuân Quỳnh (1942-1988), là một trong số những nhà thơ tiêu biểu nhất của thế hệ các nhà thơ trẻ thời kì chống Mĩ. Thơ Xuân Quỳnh là tiếng lòng của một tâm hồn phụ nữ nhiều trắc ẩn, vừa hồn nhiên, tươi tắn, vừa chân thành, đằm thắm và luôn da diết trong khát vọng về hạnh phúc bình dị đời thường.  Bài thơ “Mẹ của anh” được sáng tác vào 1973 - thời điểm trước khi Xuân Quỳnh về làm dâu bà Vũ Thị Khánh (mẹ của cố nhà thơ, nhà soạn kịch Lưu Quang Vũ). Câu 1: Xác định chủ thể trữ tình trong đoạn thơ sau: “Giữa ngàn hoa cỏ núi sông Giữa lòng thương mẹ mênh mông không bờ Chắt chiu từ những ngày xưa Mẹ sinh anh để bây giờ cho em.” Từ đó nhận xét chủ thể trữ tình hiện lên trong đoạn thơ ấy là người như thế nào? Câu 2: Chỉ ra và tác dụng của vần chân trong đoạn thơ sau: “Lời ru mẹ hát thuở nào Chuyện xưa mẹ kể lẫn vào thơ anh: Nào là hoa bưởi, hoa chanh Nào câu quan họ mái đình cây đa…” Câu 3: Nêu cảm hứng chủ đạo của bài thơ. Câu 4: Nhận xét hình ảnh người mẹ qua hai câu thơ sau: “Đâu con dốc nắng đường quen Chợ xa gánh nặng mẹ lên mấy lần” Câu 5: Chỉ ra và nêu tác dụng của một biện pháp tu từ trong hai câu thơ sau: “Nào là hoa bưởi, hoa chanh Nào câu quan họ mái đình cây đa…” Câu 6: Qua văn bản trên, thông điệp nào có ý nghĩa nhất đối với anh/ chị? Vì sao? PHẦN 2. LÀM VĂN (4,0 điểm) Viết một bài nghị luận (khoảng 500 chữ) phân tích, đánh giá chủ đề và đặc sắc nghệ thuật của bài thơ “Mẹ của anh” (Xuân Quỳnh). …Hết… Họ và tên thí sinh:…………………………. Số báo danh:……………….. Thí sinh không sử dụng tài liệu. Giám thị coi thi không giải thích gì thêm.
  5. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG THPT BÌNH CHIỂU ĐÁP ÁN KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II – NĂM HỌC: 2023 – 2024 Môn: NGỮ VĂN – KHỐI 10 Ngày kiểm tra: 11/03/2024 Thời gian: 90 phút MÃ ĐỀ: 101 …..….,,,,,…… ………… PHẦN CÂU/ Ý YÊU CẦU CẦN ĐẠT ĐIỂM PHẦN 1. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN 6,0 1. - Chủ thể trữ tình trong đoạn [1] là chủ thể trữ tình trực tiếp. 0,5 - Biểu hiện; Đại từ nhân xưng “em”. 0,5 2. - Vần chân trong đoạn [3]: “lần” – “chân”. 0,5 - Tác dụng: tạo sự kết nối, cộng hưởng âm thanh giữa các dòng thơ; 0,5 làm cho thơ dễ nhớ, dễ thuộc hơn. 3. Chủ đề của bài thơ: Bài thơ thể hiện sự thấu hiểu và tình yêu 1,0 thương, quý trọng của người con dâu dành cho mẹ chồng. 4. Hình ảnh người mẹ qua hai câu thơ sau: “Ngày xưa má mẹ cũng hồng Bên anh, mẹ thức lo từng cơn đau” - Người mẹ ấy đã hi sinh tuổi xuân của mình, vượt qua bao vất vả để 0,75 chăm lo chu đáo cho con trai. - Từ đó, Xuân Quỳnh thể hiện sự trân trọng, tôn vinh những hi 0,25 sinh thầm lặng của mẹ để nuôi dạy người yêu mình khôn lớn, để mình gặp được và yêu thương. 5. Biện pháp tu từ trong hai câu thơ sau: 1,0 “Thương anh thương cả bước chân Giống bàn chân mẹ tảo tần năm nao” HS chỉ cần nêu một trong hai biện pháp tu từ sau đây: * So sánh: bước chân của anh cũng giống như “bàn chân mẹ tảo tần năm nao”. - Tác dụng: + Câu thơ giàu hình ảnh, sinh động, hấp dẫn. + Cụ thể, làm nổi bật tình cảm của nhân vật trữ tình: yêu thương người chồng bởi ở anh có vẻ đẹp chịu thương chịu khó như người mẹ. Qua đó, người con dâu thể hiện sự kính trọng với mẹ. * Phép điệp (điệp từ): “thương”
  6. - Tác dụng: + Câu thơ có tính nhạc, giàu nhịp điệu. + Nhấn mạnh tình cảm của nhân vật trữ tình: yêu thương sâu đậm, tha thiết đối với chồng. 6. HS có thể rút ra bất kì thông điệp nào có ý nghĩa với bản thân, miễn sao hợp lý. Gợi ý: - Thông điệp nào có ý nghĩa nhất đối với em: 0,75 + Hiếu thảo + Biết ơn, trân trọng những nỗi vất vả, nhọc nhằn. + Thấu hiểu công lao biển trời của đấng sinh thành dẫu rằng đó chỉ là mẹ chồng, nhưng đã thương chồng thì cũng thương cả mẹ chồng như mẹ ruột của mình. - Vì đây là một thông điệp sâu sắc, ý nghĩa góp phần giáo dục tư 0,25 tưởng tốt đẹp của bản thân, bồi dưỡng phẩm chất, tâm hồn của mỗi người. PHẦN 2. LÀM VĂN 4,0 Viết một bài nghị luận (khoảng 500 chữ) phân tích, đánh giá chủ đề 4,0 và đặc sắc nghệ thuật của bài thơ “Mẹ của anh” (Xuân Quỳnh). a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận: Mở bài nêu được vấn đề, thân 0,25 bài triển khai được vấn đề, kết bài khái quát được vấn đề. b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Phân tích, đánh giá chủ đề và 0,25 đặc sắc nghệ thuật của bài thơ “Mẹ của anh” (Xuân Quỳnh). c. Triển khai các vấn đề trong bài viết thành các luận điểm; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Dưới đây là một vài gợi ý cần hướng tới:  MỞ BÀI 0,25  Giới thiệu chung; giới thiệu tác giả, tác phẩm  Đưa vấn đề cần nghị luận  THÂN BÀI  Đặc sắc chủ đề: 0,75 + Qua lời tâm sự của nhân vật “em” đối với “anh”, bài thơ thể hiện sự thấu hiểu và tình yêu thương, quý trọng của người con dâu dành cho mẹ chồng. + Bài thơ thể hiện vẻ đẹp tâm hồn của một người phụ nữ giàu tình cảm, có đời sống nội tâm sâu sắc.  Đặc sắc nghệ thuật: 1,5 + Chủ thể trữ tình: trực tiếp “em” + Vần và tác dụng của vần: Về cách gieo vần, HS có thể chọn lọc dẫn chứng tùy ý miễn hợp lý. Về tác dụng của vần, HS nêu được: tạo sự kết nối, cộng hưởng âm thanh giữa các dòng thơ; làm cho thơ dễ nhớ, dễ thuộc hơn. + Từ ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ: HS chọn lọc và phân tích để làm rõ vẻ đẹp tâm hồn của nhân vật “em”:
  7. 1. Yêu thương, quý trọng mẹ chồng 2. Đồng cảm với nỗi vất vả truân chuyên và ghi nhớ công ơn to lớn của mẹ chồng 3. Yêu thương chồng  KẾT BÀI  Đánh giá chung: Bằng thể thơ lục bát ngọt ngào, ngôn ngữ 0,25 mộc mạc, giản dị, Xuân Quỳnh đã đem đến cho ta một khúc hát tâm tình đẹp đẽ và xúc động về tình cảm của người con dâu đối với mẹ chồng, qua đó cho thấy được vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ.  Ý nghĩa/ Thông điệp/ Bài học nhận thức. 0,25 d. Sáng tạo: Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, 0,25 mới mẻ về vấn đề nghị luận. e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, 0,25 đặt câu. TỔNG ĐIỂM 10,0 MÃ ĐỀ: 102 …..….,,,,,…… ………… PHẦN CÂU/ Ý YÊU CẦU CẦN ĐẠT ĐIỂM PHẦN 1. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN 6,0 1. - Chủ thể trữ tình trong đoạn [1] là chủ thể trữ tình trực tiếp. 0,5 - Biểu hiện; Đại từ nhân xưng “em”. 0,5 2. Vần chân trong đoạn [4]: “anh” – “chanh”. Tác dụng: tạo sự kết nối, cộng hưởng âm thanh giữa các dòng thơ; làm cho thơ dễ nhớ, dễ 0,5 thuộc hơn. 0,5 3. Cảm hứng chủ đạo của bài thơ: bài thơ ca ngợi, trân trọng người 1,0 mẹ chồng đã dành trọn tuổi thanh xuân chịu thương, chịu khó, hi sinh thầm lặng, chăm lo chu đáo cho đứa con của mình. 4. Hình ảnh người mẹ qua hai câu thơ sau: “Đâu con dốc nắng đường quen Chợ xa gánh nặng mẹ lên mấy lần” - Người mẹ ấy đã vượt qua bao vất vả, nhọc nhằn trong cuộc sống 0,75 mưu sinh để chăm lo chu đáo cho con trai mình. - Từ đó, Xuân Quỳnh thể hiện sự trân trọng, tôn vinh những hi 0,25 sinh thầm lặng của mẹ để nuôi dạy người yêu mình khôn lớn, để mình gặp được và yêu thương. 5. Biện pháp tu từ trong hai câu thơ sau: 1,0 “Nào là hoa bưởi, hoa chanh
  8. Nào câu quan họ mái đình cây đa…” HS chỉ cần nêu một trong hai biện pháp tu từ sau đây: * Liệt kê: “hoa bưởi”, “hoa chanh”, “câu quan họ”, “mái đình cây đa” - Tác dụng: + Câu thơ sinh động, hấp dẫn. + Cụ thể hóa những hình ảnh giản dị, mộc mạc, đặc trưng của quê hương nhà thơ. * Phép điệp (điệp từ): “nào” - Tác dụng: + Câu thơ có tính nhạc, giàu nhịp điệu. + Nhấn mạnh sự phong phú, đa dạng của những hình ảnh giản dị, mộc mạc, đặc trưng của quê hương nhà thơ. 6. HS có thể rút ra bất kì thông điệp nào có ý nghĩa với bản thân, miễn sao hợp lý. Gợi ý: - Thông điệp nào có ý nghĩa nhất đối với em: 0,75 + Hiếu thảo + Biết ơn, trân trọng những nỗi vất vả, nhọc nhằn. + Thấu hiểu công lao biển trời của đấng sinh thành dẫu rằng đó chỉ là mẹ chồng, nhưng đã thương chồng thì cũng thương cả mẹ chồng như mẹ ruột của mình. - Vì đây là một thông điệp sâu sắc, ý nghĩa góp phần giáo dục tư 0,25 tưởng tốt đẹp của bản thân, bồi dưỡng phẩm chất, tâm hồn của mỗi người. PHẦN 2. LÀM VĂN 4,0 Viết một bài nghị luận (khoảng 500 chữ) phân tích, đánh giá chủ đề 4,0 và đặc sắc nghệ thuật của bài thơ “Mẹ của anh” (Xuân Quỳnh). a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận: Mở bài nêu được vấn đề, thân 0,25 bài triển khai được vấn đề, kết bài khái quát được vấn đề. b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Phân tích, đánh giá chủ đề và 0,25 đặc sắc nghệ thuật của bài thơ “Mẹ của anh” (Xuân Quỳnh). c. Triển khai các vấn đề trong bài viết thành các luận điểm; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Dưới đây là một vài gợi ý cần hướng tới:  MỞ BÀI 0,25  Giới thiệu chung; giới thiệu tác giả, tác phẩm  Đưa vấn đề cần nghị luận  THÂN BÀI  Đặc sắc chủ đề: 0,75 + Qua lời tâm sự của nhân vật “em” đối với “anh”, bài thơ thể hiện sự thấu hiểu và tình yêu thương, quý trọng của người con dâu dành cho mẹ chồng.
  9. + Bài thơ thể hiện vẻ đẹp tâm hồn của một người phụ nữ giàu tình cảm, có đời sống nội tâm sâu sắc.  Đặc sắc nghệ thuật: 1,5  Chủ đề  Cảm hứng chủ đạo  Nghệ thuật + Chủ thể trữ tình: trực tiếp “em” + Vần và tác dụng của vần: Về cách gieo vần, HS có thể chọn lọc dẫn chứng tùy ý miễn hợp lý. Về tác dụng của vần, HS nêu được: tạo sự kết nối, cộng hưởng âm thanh giữa các dòng thơ; làm cho thơ dễ nhớ, dễ thuộc hơn. + Từ ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ: HS chọn lọc và phân tích để làm rõ vẻ đẹp tâm hồn của nhân vật “em”: 1. Yêu thương, quý trọng mẹ chồng 2. Đồng cảm với nỗi vất vả truân chuyên và ghi nhớ công ơn to lớn của mẹ chồng 3. Yêu thương chồng  Đánh giá chung: Bằng thể thơ lục bát ngọt ngào, ngôn ngữ mộc 0,25 mạc, giản dị, Xuân Quỳnh đã đem đến cho ta một khúc hát tâm tình đẹp đẽ và xúc động về tình cảm của người con dâu đối với mẹ chồng, qua đó cho thấy được vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ.  KẾT BÀI  Đánh giá chung: Bằng thể thơ lục bát ngọt ngào, ngôn ngữ mộc mạc, giản dị, Xuân Quỳnh đã đem đến cho ta một khúc 0,25 hát tâm tình đẹp đẽ và xúc động về tình cảm của người con dâu đối với mẹ chồng, qua đó cho thấy được vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ.  Ý nghĩa/ Thông điệp/ Bài học nhận thức. 0,25 d. Sáng tạo: Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, 0,25 mới mẻ về vấn đề nghị luận. e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, 0,25 đặt câu. TỔNG ĐIỂM 10,0
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2