SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO<br />
ĐỒNG THÁP<br />
<br />
KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KỲ I<br />
Năm học: 2012-2013<br />
Môn thi: NGỮ VĂN- Lớp 11<br />
Thời gian: 90 phút (không kể thời gian phát đề)<br />
Ngày thi: /12/2012<br />
<br />
ĐỀ ĐỀ XUẤT<br />
(Đề gồm có 01 trang)<br />
Đơn vị ra đề: THPT Tam Nông<br />
I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH: (4 điểm)<br />
Câu 1: (4,0 điểm) Viết bài văn ngắn (khoảng 300 từ) trình bày suy nghĩ của anh (chị) về<br />
sự tha thứ.<br />
II. PHẦN RIÊNG: (6 điểm)<br />
Thí sinh chọn một trong hai câu (Câu 2a hoặc câu 2b)<br />
Câu 2a: Chương trình chuẩn (6 điểm): Cảm nhận của anh (chị) về bài thơ Tự tình (II)<br />
của Hồ Xuân Hương:<br />
Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn,<br />
Trơ cái hồng nhan với nước non.<br />
Chén rượu hương đưa say lại tỉnh,<br />
Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn.<br />
Xiên ngang mặt đất, rêu từng đám,<br />
Đâm toạc chân mây, đá mấy hòn.<br />
Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại,<br />
Mảnh tình san sẻ tí con con!<br />
Câu 2b: Chương trình nâng cao (6 điểm): Phân tích vẻ đẹp của hình tượng nhân vật<br />
Huấn Cao trong tác phẩm Chữ người tử tù (Nguyễn Tuân).<br />
C. HƯỚNG DẪN CHẤM:<br />
I. HƯỚNG DẪN CHUNG:<br />
- Giám khảo cần chủ động, linh hoạt trong việc vận dụng đáp án và thang điểm.<br />
Chú ý khuyến khích những bài viết có cảm xúc và sáng tạo.<br />
- Điểm từng câu cho đến 0.25, không làm tròn số. Sau khi cộng điểm toàn bài, làm<br />
tròn đến 0.5 điểm.<br />
<br />
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO<br />
ĐỒNG THÁP<br />
<br />
KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ I<br />
Năm học: 2012-2013<br />
Môn thi: NGỮ VĂN – Lớp 11<br />
<br />
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ ĐỀ XUẤT<br />
(Hướng dẫn chấm gồm có 03 trang)<br />
Đơn vị ra đề: THPT TAM NÔNG<br />
I. HƯỚNG DẪN CHUNG:<br />
- Giám khảo cần chủ động, linh hoạt trong việc vận dụng đáp án và thang điểm.<br />
Chú ý khuyến khích những bài viết có cảm xúc và sáng tạo.<br />
- Điểm từng câu cho đến 0.25, không làm tròn số. Sau khi cộng điểm toàn bài, làm<br />
tròn đến 0.5 điểm.<br />
II. ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM:<br />
Câu<br />
Nội dung yêu cầu<br />
Điểm<br />
Câu 1<br />
Viết bài văn nghị luận ngắn (khoảng 300 từ) trình bày suy 4.0 điểm<br />
nghĩ về sự tha thứ.<br />
1. Yêu cầu về kỹ năng: Thí sinh biết cách làm một bài văn<br />
nghị luận xã hội, giải thích đúng đắn, hợp lí, dẫn chứng cụ<br />
thể, thuyết phục, bố cục chặt chẽ, diễn đạt mạch lạc, sáng<br />
rõ.<br />
2. Yêu cầu về kiến thức: Thí sinh có thể trình bày theo<br />
nhiều cách khác nhau, nhưng phải cơ bản đáp ứng được<br />
những ý sau:<br />
- Nêu được vấn đề nghị luận.<br />
0.5<br />
- Giải thích: Tha thứ là sẵn lòng bỏ qua những lỗi lầm của<br />
1.0<br />
người khác<br />
- Phân tích, chứng minh:<br />
1.0<br />
+ Đã là người, ai cũng có thể mắc phải khuyết điểm, lỗi<br />
lầm, điều quan trọng là phải nhận ra lỗi lầm và sửa đổi.<br />
Muốn vậy, con người cần sự tha thứ, bao dung cho nhau.<br />
Sự tha thứ là một cách giúp cho người phạm lỗi sửa chữa<br />
sai lầm và vươn lên trong cuộc sống.<br />
+ Người có lòng bao dung, tha thứ sẽ luôn tạo được<br />
những mối quan hệ tốt đẹp, bền lâu. Biết thứ tha cho<br />
người khác sẽ giúp cho tâm hồn con người luôn thanh<br />
thản, yên bình, cao đẹp.<br />
(Thí sinh chọn lọc những dẫn chứng phù hợp để chứng<br />
minh)<br />
- Bình luận, mở rộng vấn đề:<br />
1.0<br />
+ Tha thứ không có nghĩa là bỏ qua một cách đơn giản,<br />
mà cần phải có sự phân tích, chỉ bảo, động viên.<br />
+ Phê phán những biểu hiện ích kỷ, hẹp hòi, … của một<br />
<br />
Câu 2a<br />
<br />
Câu 2b<br />
<br />
số bạn trẻ hiện nay.<br />
- Khẳng định ý nghĩa, vai trò quan trọng của sự tha thứ<br />
0.5<br />
trong cuộc sống.<br />
Cảm nhận của anh (chị) về bài thơ Tự tình (II) của Hồ Xuân 6.0 điểm<br />
Hương<br />
1. Yêu cầu về kỹ năng: Biết cách làm bài văn nghị luận về<br />
một bài thơ. Bài viết có bố cục chặt chẽ, diễn đạt mạch<br />
lạc, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.<br />
2. Yêu cầu về kiến thức: Trên cơ sở hiểu biết về bài thơ Tự<br />
tình (II) của Hồ Xuân Hương, thí sinh có thể trình bày<br />
cảm nhận theo nhiều cách khác nhau, nhưng phải đảm bảo<br />
đạt được những ý sau:<br />
- Nêu được vấn đề nghị luận (giới thiệu tác giả Hồ Xuân<br />
1.0<br />
Hương, bài thơ Tự tình (II))<br />
- Cảm nhận về hình ảnh, tâm trạng nữ sĩ Hồ Xuân<br />
4.0<br />
Hương qua bài thơ (kết hợp với việc phân tích những<br />
đặc sắc nghệ thuật):<br />
+ Hai câu đề: Nỗi cô đơn, buồn tủi, bẽ bàng của Xuân<br />
Hương trong khung cảnh đêm khuya thanh vắng, tiếng<br />
trống canh dồn dập (đảo ngữ, đối lập, cách sử dụng từ<br />
ngữ: “trơ”, “cái hồng nhan”, …).<br />
+ Hai câu thực: Tâm trạng chua xót cho duyên phận bẽ<br />
bàng (chú ý mối tương quan giữa vầng trăng và thân phận<br />
nữ sĩ).<br />
+ Hai câu luận: Mượn cảnh tả tình, hai câu thơ đã nói lên<br />
nỗi niềm phẫn uất, sức sống mạnh mẽ của một tâm hồn<br />
phụ nữ cá tính, bản lĩnh (đảo ngữ, những động từ mạnh:<br />
“xiên ngang”, “đâm toạc”).<br />
+ Hai câu kết: Tâm trạng chán chường, ngán ngẩm, xót<br />
xa (chú ý nghệ thuật tăng tiến ở câu thơ cuối).<br />
- Đánh giá chung: Khẳng định giá trị nội dung, nghệ thuật<br />
1.0<br />
của bài thơ, khẳng định tài năng thơ của “Bà chúa thơ<br />
Nôm”.<br />
Phân tích vẻ đẹp của hình tượng nhân vật Huấn Cao trong 6.0 điểm<br />
tác phẩm Chữ người tử tù (Nguyễn Tuân).<br />
1. Yêu cầu về kỹ năng: Biết cách làm bài văn nghị luận về<br />
nhân vật văn học. Bài viết có bố cục chặt chẽ, diễn đạt<br />
mạch lạc, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.<br />
2. Yêu cầu về kiến thức: Trên cơ sở hiểu biết về nhân vật<br />
Huấn Cao trong tác phẩm Chữ người tử tù (Nguyễn<br />
Tuân), thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác<br />
nhau, nhưng phải đảm bảo đạt được những ý sau:<br />
<br />
-<br />
<br />
-<br />
<br />
-<br />
<br />
Nêu được vấn đề nghị luận<br />
Huấn Cao là nhân vật hội tụ nhiều vẻ đẹp:<br />
+ Huấn Cao mang cốt cách của một nghệ sĩ tài hoa: Có<br />
tài viết chữ “rất nhanh và rất đẹp”, chữ của Huấn Cao thể<br />
hiện “ hoài bão tung hoành của một đời con người”.<br />
+ Huấn Cao có khí phách của một trang anh hùng<br />
dũng liệt: Xem thường thế lực, uy quyền của chế độ<br />
phong kiến; Trước cái chết cận kề vẫn thản nhiên, đĩnh<br />
đạc.<br />
+ Huấn Cao là người có cái tâm trong sáng, cao đẹp:<br />
Không vì quyền thế hay tiền bạc mà ép mình cho chữ, chỉ<br />
cho chữ ở những chỗ tri âm tri kỉ; tỏ lòng quý trọng, cảm<br />
kích trước tấm lòng “biệt nhỡn liên tài”, trân trọng “sở<br />
thích cao quý” của viên quản ngục; sẵn sàng cho chữ,<br />
hoàn thành sở nguyện cho viên quản ngục, dành những<br />
lời khuyên bảo tốt đẹp cho viên quản ngục (chú ý phân<br />
tích vẻ đẹp Huấn Cao ở cảnh cho chữ).<br />
Nghệ thuật xây dựng nhân vật và quan điểm về cái<br />
đẹp của nhà văn Nguyễn Tuân:<br />
+ Xây dựng nhân vật bằng bút pháp lãng mạn: Huấn Cao<br />
là hình tượng nhân vật hội tụ nhiều vẻ đẹp, là nhân vật<br />
toàn diện, hoàn mỹ.<br />
+ Thông qua việc xây dựng hình tượng nhân vật Huấn<br />
Cao, nhà văn Nguyễn Tuân đã bày tỏ quan điểm về cái<br />
đẹp: cái đẹp là bất diệt, cái tài đi đôi với cái tâm, cái đẹp<br />
phải gắn liền với cái thiện.<br />
Đánh giá chung: Nhận xét khái quát về vẻ đẹp nhân vật.<br />
Khẳng định tài năng của tác giả.<br />
- HẾT -<br />
<br />
1.0<br />
3.0<br />
<br />
1.0<br />
<br />
1.0<br />
<br />