SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO<br />
ĐỒNG THÁP<br />
<br />
KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ I<br />
Năm học: 2012 – 2013<br />
Môn thi: NGỮ VĂN – Lớp 11<br />
Thời gian: 90 phút (không kể thời gian phát đề)<br />
Ngày thi: 17 /12/ 2012<br />
<br />
ĐỀ ĐỀ XUẤT:<br />
(Đề gồm có 01 trang)<br />
Đơn vị ra đề: THPT Thanh Bình 1<br />
<br />
Câu 1: (4.0 điểm)<br />
Hãy viết một viết một bài văn ngắn (khoảng 400 từ) phát biểu ý kiến của anh (chị)<br />
về mục đích học tập do UNESCO đề xướng: “Học để biết, học để làm, học để chung<br />
sống, học để tự khẳng định mình”.<br />
Câu 2: (6.0 điểm)<br />
Phân tích diễn biến tâm trạng nhân vật Chí Phèo trong truyện ngắn cùng tên của nhà<br />
văn Nam Cao, từ buổi sáng sau khi gặp thị Nở đến khi kết thúc cuộc đời để thấy rõ bi kịch<br />
của nhân vật.<br />
- HẾT -<br />
<br />
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO<br />
ĐỒNG THÁP<br />
<br />
KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ I<br />
Năm học: 2012 – 2013<br />
Môn thi: NGỮ VĂN – Lớp 11<br />
Thời gian: 90 phút (không kể thời gian phát đề)<br />
Ngày thi: 17 /12/ 2012<br />
<br />
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ ĐỀ XUẤT:<br />
(Hướng dẫn chấm gồm có 02 trang)<br />
Đơn vị ra đề: THPT Thanh Bình 1<br />
Câu<br />
1<br />
<br />
Nội dung yêu cầu<br />
Điểm<br />
4.0<br />
Hãy viết một viết một bài văn ngắn (khoảng 400 từ) phát biểu ý kiến của<br />
anh (chị) về mục đích học tập do UNESCO đề xướng: “Học để biết, học để<br />
làm, học để chung sống, học để tự khẳng định mình”.<br />
1.1 Yêu cầu về kỹ năng:<br />
Biết cách làm bài nghị luận xã hội .<br />
Bố cục mạch lạc, lập luận chặt chẽ, hành văn trong sáng, không mắc lỗi diễn<br />
đạt, lỗi chính tả thông thường.<br />
1.2 Yêu cầu về kiến thức:<br />
Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách nhưng cần đạt được những nội<br />
dung cơ bản sau:<br />
a Nêu được vấn đề cần nghị luận: Mục đích học tập do UNESCO đề xướng:<br />
0.5<br />
“Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định mình”<br />
b Giải quyết vấn cần nghị luận (3.5 điểm)<br />
* Ý 1: Giải thích ngắn gọn nội dung nhận đinh<br />
1.0<br />
- Học để biết, tức là hiểu, nắm vững tri thức của nhân loại.<br />
- Học để làm : Vận dụng những kiến thức đã học vào trong cuộc sống. - Học<br />
để chung sống: Mục đích cuối cùng của mọi hoạt động học tập rèn luyện của<br />
con người là để vươn tới một cuộc sống tốt đẹp hơn cho mình và cho xã hội.<br />
- Học để tự khẳng định mình: qua quá trình học tập, con người tự hoàn thiện<br />
nhân cách, khẳng định sự tồn tại, ý nghĩa của mình trong cuộc sống, trong<br />
lòng mọi người.<br />
* Ý 2: Phân tích mặt đúng nhận định.<br />
Có thế thấy rất rõ 2 vế của nhận định:<br />
1.0<br />
- Vế 1: “ học để biết”nhấn mạnh đến tính lí thuyết. Mỗi người cần phải học<br />
để tiếp thu và lĩnh hội tri thức của nhân loại. Tri thức về khoa học tự nhiên<br />
và tri thức về khoa học xã hội. Các tri thức này có vai trò quan trọng cho việc<br />
hình thành nên nhân cách và trí tuệ cho con người.<br />
- Vế thứ 2 : “học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định mình”<br />
nhấn mạnh đến tính thực hành của việc học. Mỗi người cần phải ý thức rất rõ<br />
học đi đôi với hành, phải biết vận dụng những điều mình học để giải quyết<br />
tốt những vấn đề nảy sinh trong cuộc sống. Mặt khác, học để chung sống với<br />
mọi người, không chỉ học kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp mà còn là vấn đề<br />
văn hóa, ứng xử, khả năng giao tiếp… Nếu không học thì con người sẽ<br />
không có những tri thức tối thiểu để hòa nhập với cộng đồng.<br />
* Ý3: Bác bỏ những biểu hiện sai lệch<br />
Trong cuộc sống có không ít kẻ học chỉ nhằm mục đích vinh thân, phì gia.<br />
0.5<br />
Học chỉ là để có bằng cấp mong có cơ hội thăng quan tiến chức, đâu biết<br />
rằng quá trình học tập là quá trình tự hoàn thiện nhân cách của mình.<br />
Ý<br />
<br />
* Ý 4: Quá trình học tập là con đường tích lũy kiến thức, rèn luyện, tu dưỡng,<br />
biến tri thức nhân loại thành tri thức, vốn sống, kĩ năng sống của mình.<br />
0.5<br />
c<br />
2<br />
<br />
2.1<br />
<br />
2.2<br />
<br />
a.<br />
b.<br />
<br />
c.<br />
<br />
- Khái quát lại vấn đề: Câu nói có ý nghĩa sâu sắc và thiết thực; Liên hệ bản<br />
thân<br />
Phân tích diễn biến tâm trạng nhân vật Chí Phèo trong truyện ngắn cùng<br />
tên của nhà văn Nam Cao, từ buổi sáng sau khi gặp thị Nở đến khi kết<br />
thúc cuộc đời để thấy rõ bi kịch của nhân vật.<br />
Yêu cầu về kỹ năng: .<br />
Biết cách làm bài nghị luận văn học (phân tích nhân vật).<br />
Bố cục mạch lạc, lập luận chặt chẽ, hành văn trong sáng, không mắc lỗi<br />
chính tả, lỗi diễn đạt.<br />
Yêu cầu về kiến thức:<br />
Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách nhưng cần đạt được những nội<br />
dung cơ bản sau:<br />
Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: Khái quát về tác giả, tác phẩm và bi kịch<br />
của nhân vật Chí Phèo.<br />
Phân tích cụ thể diễn biến tâm trạng Chí Phèo và tài năng nghệ thuật Nam<br />
Cao (5.0 điểm)<br />
* Trước khi gặp Thị Nở:<br />
- Chí Phèo gần như sống vô thức : Chưa bao giờ hắn tỉnh, và có lẽ hắn chưa<br />
bao giờ tỉnh táo, để nhớ có hắn ở đời.<br />
- Đối với đồng loại, Chí Phèo đã là “con quỷ dữ của làng Vũ Đại”, tác quái<br />
cho bao nhiêu dân làng.<br />
* Sau khi gặp Thị Nở:<br />
- Trước hết là sự thức tỉnh: Bắt đầu là tỉnh rượu sau đó là tỉnh ngộ.<br />
+ Tỉnh rượu: Cảm nhận về không gian (căn lều của mình) về cuộc sống<br />
xung quanh (những âm thanh hằng ngày của cuộc sống) và về tình trạng thê<br />
thảm của mình (ốm đau, già nua, cô độc, trắng tay)<br />
+ Tỉnh ngộ: cảm động trước sự chăm sóc đầy tình người của Thị Nở. Chí<br />
Phèo khóc, đây là dấu hiệu của nhân tính bị vùi lấp đang trở về.<br />
- Sau đó là niềm hi vọng: Ước mơ được là người lương thiện trở về. Đặt<br />
niềm hi vọng ở Thị Nở. Lòng khát khao lương thiện, nhân tính trong con<br />
người Chí Phèo<br />
- Chí Phèo thất vọng và đau đớn khi bị Thị Nở từ chối.<br />
- Cuối cùng là tâm trạng phẫn uất và tuyệt vọng (Chí Phèo uống rượu (càng<br />
uống càng tỉnh). Ôm mặt khóc rưng rức -> đỉnh điểm bi kịch trong con người<br />
Chí Phèo. Đau đớn cùng cực Chí Phèo xách dao đi đến nhà Bá Kiến dõng<br />
dạc đòi lương thiện. Giết Bá Kiến rồi tự sát)<br />
* Nghệ thuật:<br />
Nghệ thuật phân tích diễn biến tâm lý nhân vật, ngôn ngữ, giọng điệu…<br />
Đánh giá chung về tính chất mới mẻ trong tư tưởng nhân đạo của Nam Cao<br />
<br />
----HẾT---<br />
<br />
0.5<br />
6.0<br />
<br />
0.5<br />
<br />
0.5<br />
<br />
1.0<br />
<br />
1.0<br />
<br />
0.5<br />
1.0<br />
<br />
1.0<br />
0.5<br />
<br />