intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề kiểm tra HK1 Vật lý (Kèm Đ.án)

Chia sẻ: Van Thien Tuong | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:13

163
lượt xem
24
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhằm phục vụ quá trình học tập, giảng dạy của giáo viên và học sinh đề kiểm tra học kỳ 1 bài số 1 môn Vật lý lớp 10, 11 năm 2012-2013 của Sở Giáo dục và Đào tạo trường THPT Phan Bội Châu sẽ là tư liệu ôn luyện hữu ích. Mời các bạn tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề kiểm tra HK1 Vật lý (Kèm Đ.án)

  1. SỞ GD-ĐT TỈNH NINH THUẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I (BÀI SỒ 1) LỚP 10 TRƯỜNG THPT PHAN BỘI CHÂU NĂM HỌC: 2012-2013 Môn : VẬT LÍ Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian phát đề) Họ và tên thí sinh:……………………………………………..Lớp:…………SBD:……………… Câu 1: Muốn cho một vật chịu tác dụng của hai lực ở trạng thái cân bằng thì hai lực đó phải A. cùng giá, độ lớn khác nhau và ngược chiều. B. có giá nằm ngang, cùng độ lớn và cùng chiều. C. cùng giá, cùng độ lớn và cùng chiều. D. cùng giá, cùng độ lớn và ngược chiều Câu 2: Trong thực tế trường hợp nào đưới đây, quỹ đạo chuyển động của vật là đường thẳng. A. Một ôtô đang chạy trên quốc lộ 1A từ Hà Nội đến Vinh. B. Một hòn đá được ném theo phương ngang. C. Một viên bi rơi từ độ cao 2 m. D. Một tờ giấy rơi từ độ cao 3m. Câu 3: Phương và chiều của véc tơ vận tốc trong chuyển động tròn là : A. Phương tiếp tuyến với bán kính đường tròn quỹ đạo, chiều cùng chiều chuyển động. B. Phương vuông góc với bán kính đường tròn quỹ đạo, chiều cùng chiều chuyển động. C. Phương vuông góc với bán kính đường tròn quỹ đạo, chiều ngược chiều chuyển động. D. Phương tiếp tuyến với bán kính đường tròn quỹ đạo, chiều ngược chiều chuyển động. Câu 4: Trong chuyển động thẳng chậm dần đều thì: A. a.v > 0 B. a > 0 C. a.v < 0 D. a < 0 Câu 5: Hai viên bi A và B giống nhau. Cùng một lúc tại cùng một vị trí, bi A được thả rơi tự do còn bi B được ném theo phương ngang với vận tốc ban đầu v0. Bỏ qua sức cản không khí. Chọn câu đúng: A. Cả hai chạm đất cùng một lúc. B. Bi A chạm đất sau bi B. C. Bi A chạm đất trước bi B. D. Tuỳ thuộc vào vận tốc ban đầu của bi B mà bi B chạm đất trước hay sau bi A. Câu 6: Một tấm ván nặng 270 N được bắt qua một con mương. Trọng tâm của tấm ván cách điểm tựa trái 0,80 m và cách điểm tựa phải là 1,60 m. Hỏi lực mà tấm ván tác dụng lên điểm tựa bên trái là bao nhiêu ? A. 90 N B. 180 N C. 80 N D. 160 N
  2. Câu 7: Điền khuyết vào phần trống: “Chuyển động tịnh tiến của một vật rắn là chuyển động trong đó đường nối hai điểm bất kỳ của vật luôn luôn .................... với chính nó”. A. ngược chiều. B. song song. C. cùng chiều. D. tịnh tiến. Câu 8: Một vật đang chuyển động với vận tốc 5 m/s. Nếu bỗng nhiên các lực tác dụng lên nó mất đi thì A. vật chuyển động chậm dần rồi dừng lại. B. vật đổi hướng chuyển động. C. vật tiếp tục chuyển động theo hướng cũ với vận tốc 5 m/s. D. vật dừng lại ngay. Câu 9: An ngồi trên một toa tàu chuyển động với vận tốc 20 km/h đang rời ga. Bình ngồi trên một toa tàu khác chuyển động với vận tốc 15 km/h đang đi ngược chiều vào ga. Chọn chiều dương là chiều chuyển động của toa tàu Bình. Hai đường tàu song song với nhau. Vận tốc của Bình đối với An là: A. 15 km/h. B. 35 km/h. C. 5 km/h. D. 20 km/h Câu 10: Một ô tô chuyển động thẳng đều với vận tốc bằng 80 km/h. Bến xe nằm ở đầu đoạn đường và xe ô tô xuất phát từ một địa điểm cách bến xe 3 km. Chọn bến xe làm vật mốc, thời điểm ô tô xuất phát làm mốc thời gian và chọn chiều chuyển động của ô tô làm chiều dương. Phương trình chuyển động của xe ô tô trên đoạn đường thẳng này như thế nào ? A. x = ( 80 -3 )t. B. x = 80t. C. x =3 – 80t. D. x = 3 +80t. Câu 11: Một người tác dụng một lực 30 N vào một tấm ván nằm ngang tại vị trí A cách tấm quay O là 20 cm. Tìm momen lực trong trường hợp lực có phương hợp với OA một góc 300. A. 4 N.m B. 5 N.m C. 2,5 N.m D. 3 N.m Câu 12: Một quả bóng có khối lượng 500 g đang nằm yên trên mặt đất. Một cầu thủ đá bóng với một lực 250 N. Thời gian chân tác dụng vào quả bóng là 0,02 s. Quả bóng bay với tốc độ: A. 0,01 m/s B. 0,1 m/s C. 2,5 /s D. 10 m/s Câu 13: Một chất điểm chuyển động đều trên qũy đạo có bán kính 0,5 m, trong 2 giây chất điểm chuyển động được 20 vòng. Tốc độ góc và tốc độ dài của chất điểm là bao nhiêu ? A.  = 20 rad/s ; v = 20 m/s B.  = 20 rad/s ; v = 20 m/s C.  = 20 rad/s ; v = 20 m/s D.  = 20 rad/s ; v = 10 m/s. Câu 14: Có hai lực đồng qui có độ lớn bằng 9 N và 12 N. Trong số các giá trị sau đây, giá trị nào có thể là độ lớn của hợp lực ? A. 15 N B. 1 N C. 25 N D. 2 N
  3. Câu 15: Phát biểu nào sau đây đúng với nội dung của định luật Húc. A. Trong giới hạn đàn hồi, lực đàn hồi tỉ lệ với độ biến dạng của vật đàn hồi. B. Trong giới hạn đàn hồi, lực đàn hồi tỉ lệ nghịch với độ biến dạng của vật đàn hồi. C. Trong giới hạn đàn hồi, lực đàn hồi tỉ lệ với bình phương độ biến dạng của vật đàn hồi. D. Lực đàn hồi luôn tỉ lệ với độ biến dạng của vật đàn hồi. Câu 16: Phương trình chuyển động thẳng đều là: 1 1 1 gx 2 A. x = x0 + vt B. s  v 0 t  at 2 C. x = x0 + v0t + at 2 D. y = 2 2 2 v0 2 Câu 17: Một ôtô đang chuyển động với vận tốc 12 m/s thì được tăng tốc, chuyển động nhanh dần đều với gia tốc 1,5 m/s2. Tính vận tốc của ôtô sau khi được tăng tốc 10 s và quãng đường ôtô đi được trong khoảng thời gian này. A. 25 m/s ; 195 m. B. 27 m/s ; 195 m. C. 27 m/s ; 180 m. D. 25 m/s ; 180 m. Câu 18: Thả một hòn đá từ độ cao h xuống đất, hòn đá rơi trong 3 s. Nếu thả hòn đá đó từ độ cao 9 h xuống đất thì hòn đá rơi trong bao lâu ? A. 9 s B. 4 s C. 3 s D. 7 s Câu 19: Đặc điểm nào sau đây không phải của vật chuyển động rơi tự do : A. Phương thẳng đứng, chiều từ trên xuống dưới. B. Có đồ thị vận tốc- thời gian là đường thẳng. C. Là một chuyển động thẳng chậm dần đều. D. Là một chuyển động thẳng nhanh dần đều. Câu 20: Trên một toa tàu đang chuyển động thẳng đều, một người thả một hòn đá xuống đường. Bỏ qua sức cản không khí. Người ấy thấy quỹ đạo hòn đá có dạng: A. Đường Parabol B. Đường thẳng xiên về phía trước. C. Đường thẳng xiên về phía sau. D. Đường thẳng đứng. Câu 21: Công thức tính lực ma sát trượt là: mm v2 A. Fhd  G 1 2 2 B. Fmst =  t .N C. Fht = m D. Fđh = k. l r r Câu 22: Trong môn quay tạ, một vận động viên quay dây sao cho cả dây và quả tạ chuyển động gần như tròn đều trong mặt phẳng nằm ngang với bán kính là 2 m và vận tốc dài là 2 m/s. Tính lực căng của dây, biết khối lượng của quả tạ là 5 kg. A. 20 N B. 10 N C. 15 N D. 5 N Câu 23: Điều kiện cân bằng của một vật có mặt chân đế là giá của trọng lực phải A. Trùng với mặt chân đế. B. Nằm ngoài mặt chân đế. C. Xuyên qua mặt chân đế. D. Không xuyên qua mặt chân đế.
  4. Câu 24: Lực hấp dẫn giữa hai chất điểm khối lượng m1, m2 và cách nhau một khoảng r được tính theo biểu thức: v2 m1m2 A. Fht = m B. Fđh = k. l C. Fhd  G D. Fmst =  t .N r r2 Câu 25: Một lò xo có chiều dài tự nhiên 100 cm và độ cứng 100 N/m, đầu trên cố định đầu dưới treo một vật có khối lượng 500 g. Chiều dài của lò xo khi vật ở vị trí cân bằng là: (Lấy g = 10 m/s2) A. 105 cm. B. 95 cm. C. 110 cm. D. 150 cm. ----------- HẾT ---------- ( Giám thị coi thi không giải thích gì thêm ) ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM ĐÁP ÁN BIỂU ĐIỂM 1.D 2.C 3.B 4.C 5.A 6.B 7.B 8.C 9.B 10.D 11.D 12.D 13.D 14.A 15.A 16.A 17.A 18.A 19.C 20.D Mỗi câu 0,4 điểm 21.B 22.B 23.C 24.C 25.A ----------- HẾT ----------
  5. SỞ GD-ĐT TỈNH NINH THUẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I (BÀI SỒ 1) LỚP 11. TRƯỜNG THPT PHAN BỘI CHÂU NĂM HỌC: 2012-2013 Môn : VẬT LÍ Chương trình: CHUẨN. Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian phát đề) Họ và tên thí sinh:……………………………………………..Lớp:…………SBD:……………… Câu 1: Khi nhúng một đầu của cặp nhiệt điện vào nước đá đang tan, đầu còn lại nhúng vào nước sôi thì suất điện động nhiệt điện của cặp nhiệt điện là  = 0,860 mV. Hệ số nhiệt điện động của cặp nhiệt điện đó là A. 6,8.10-6 V/K B. 7,8.10-6 V/K C. 8,6.10-6 V/K D. 8,7.10-6 V/K Câu 2: Chọn câu trả lời đúng. Độ lớn của lực tương tác tĩnh điện Cu-lông giữa hai điện tích điểm đặt trong không khí. A. Tỉ lệ thuận với khoảng cách giữa chúng. B. Tỉ lệ nghịch với khoảng cách giữa chúng. C. Tỉ lệ thuận với hiệu độ lớn hai điện tích đó. D. Tỉ lệ nghịch với bình phương khoảng cách giữa chúng. Câu 3: Câu nào sau đây là sai ? A. Dòng điện là dòng các êlectrôn tự do hoặc ion âm và iôn dương dịch chuyển có hướng. B. Chiều dòng điện được quy ước là chiều dịch chuyển có hướng của các điện tích dương. C. Trong các dây dẫn kim loại, chiều dòng điện ngược chiều với chiều chuyển động của các êlectron tự do. D. Chiều dòng điện được quy ước là chiều dịch chuyển có hướng của các điện tích âm. Câu 4:Một êlectron di chuyển được đoạn đường 1cm, dọc theo một đường sức điện, dưới tác dụng của lực điện trong một điện trường đều có cường độ điện trường 1000 V/m.Hỏi công của lực điện có giá trị nào sau đây ? A. A = + 2,2.10-18 J. B. A = +1,6.10-18 J. C. A = - 2,2.10-18 J. D. A = -1,6.10-18 J. Câu 5: Hạt tải điện trong kim loại gồm các hạt nào trong các hạt tải điện sau ? A. êlectron tự do. B. ion âm và ion dương. C. êlectron tự do, ion âm và ion dương. D. êlectron tự do và ion dương. Câu 6: Hạt tải điện trong chất khí gồm các hạt nào trong các hạt tải điện sau ? A. êlectron tự do. B. ion âm và ion dương. C. êlectron tự do, ion âm và ion dương. D. êlectron tự do và ion dương. Câu 7: Cho dòng điện chạy qua bình điện phân đựng dung dịch muối của niken, có anôt làm bằng niken, biết nguyên tử khối và hóa trị của niken lần lượt bằng 59 và 2 (cho biết hằng số Fa-ra-đây F = 96500 C/mol). Trong thời gian 1 giờ dòng điện 10 A đã sản ra một khối lượng niken bằng: A. 12.35 g. B. 11,01 g. C. 13,35 g. D. 15,27 g. Câu 8: Một bếp điện có công suất định mức 1100 W khi họat động bình thường ở hiệu điện thế định mức 220 V. Điện trở của bếp điện bằng: A. 0,2  B. 20  C. 44  D. 440  Câu 9: Một acquy có suất điện động là 12 V, sinh ra một công là 720 J khi dịch chuyển điện tích ở bên trong giữa hai cực của nó khi acquy này phát điện. Biết thời gian dịch chuyển lượng điện tích này là 5 phút. Cường độ dòng điện chạy qua acquy khi đó là: A. I = 12 A B. I = 2 A C. I = 0,2 A D. I = 1,2 A -7 Câu 10: Một quả cầu nhỏ A mang điện tích dương Q = +10 (C) đặt trong dầu hỏa có  = 2. Xác định độ lớn và hướng cường độ điện trường E của điện tích Q tại điểm M ở cách tâm quả cầu A một khoảng r = 30 cm. A. E = 1.10-3 (V/m); hướng ra xa tâm của A. B. E = 5.10-3 (V/m); hướng về tâm của A. 3 C. E = 1.10 (V/m) ; hướng về tâm của A. D. E = 5.103 (V/m); hướng ra xa tâm của A. -1-
  6. Câu 11: Một dây bạch kim ở 20oC có điện trở suất  o = 10,6.10-8  .m. Tính điện trở suất  của dây dẫn này ở 500oC. Coi rằng điện trở suất của bạch kim trong khoảng nhiệt độ này tăng tỉ lệ bậc nhất theo nhiệt độ với hệ số nhiệt điện trở  = 3,9.10-3 K-1 . A. 30,44.10-8  .m B. 34,28.10-8  .m C. 31,27.10-8  .m D. 20,67.10-8  .m Câu 12: Một bếp điện khi họat động bình thường có điện trở R = 100  và cường độ dòng điện qua bếp là 5A. Tính nhiệt lượng tỏa ra trong 1giờ ? A. 2500 J B. 9000 kJ C. 5000 J D. 900 kJ. Câu 13: Cho hai tấm kim loại phẳng đặt nằm ngang song song và cách nhau d = 5 cm. Hiệu điện thế giữa hai tấm đó 50 V. Hỏi điện trường và các đường sức điện trường ở bên trong hai tấm kim loại như thế nào ? .Tính cường độ điện trường trong khoảng không gian đó. A. Điện trường đều, đường sức là đường thẳng, E = 1200 V/m. B. Điện trường biến đổi, đường sức là đường cong, E = 1200 V/m. C. Điện trường biến đổi tăng dần, đường sức là đường tròn, E = 1000 V/m. D. Điện trường đều, đường sức là đường thẳng, E = 1000 V/m. Câu 14: Chọn câu trả lời đúng. Định luật Jun- lenxơ cho biết điện năng biến đổi thành: A. Nhiệt năng B. Hóa năng C. Quang năng D. Cơ năng Câu 15: Mắc một dây có điện trở R với một pin có suất điện động  điện trở trong r thì có dòng điện chạy qua dây. Biểu thức cường độ dòng điện nếu xảy ra đoản mạch là biểu thức nào sau đây ?  RN  r  r A. I = B. I = C. I = D. I = RN  r  r  Câu 16: Trong các vật (chất) sau đây, vật (chất) nào là vật (chất) dẫn điện ? A. Cao su. B. Thủy tinh. C. Không khí khô. D. Dung dịch bazơ. Câu 17: Đợn vị nào sau đây là đơn vị đo cường độ điện trường ? A. Vôn nhân mét. B. Culông. C. Vôn trên mét. D. Niutơn. Câu 18: Cho hai tấm kim loại phẳng đặt Một tụ điện có điện dung 5.10-6 F. Điện tích của tụ điện bằng 86 μC.Hỏi hiệu điện thế trên hai bản tụ điện ? A. U = 17,2V B. U = 37,2V C. U = 27,2V D. U = 47,2V Câu 19: Công thức liên hệ giữa công của lực điện và hiệu điện thế là công thức nào sau đây ? A A q2 q A. U MN  MN B. U MN  MN C. U MN  D. U MN  q q2 AMN AMN Câu 20: Điện năng tiêu thụ được đo bằng dụng cụ đo nào trong các dụng cụ sau ? A. tĩnh điện kế. B. công tơ điện. C. ampe kế. D. vôn kế. Câu 21: Hai nguồn điện có suất điện động và điện trở trong lần lượt là 1 = 4,5 V, r1 = 3  ;  2 = 3 V, r2 = 2  . Mắc hai nguồn điện đó nối tiếp với nhau tạo thành mạch điện kín. Tính cường độ dòng điện chạy trong mạch ? A. 2,5 A B. 1,5 A C. 0,5 A D. 0,05 A Câu 22: Một acquy có suất điện động và điện trở trong là  = 6 V và r = 0,6 .Sử dụng acquy này để thắp sáng bóng đèn có ghi 6 V – 3 W. Tính cường độ dòng điện chạy trong mạch ? A. I  0,647 A B. I  0,476 A C. I  1,476 A D. I  0,764 A Câu 23: Hạt tải điện trong chất điện phân gồm các hạt nào trong các hạt tải điện sau ? A. êlectron tự do. B. ion âm và ion dương. C. êlectron tự do, ion âm và ion dương. D. êlectron tự do và ion dương. Câu 24: Mắc một dây có điện trở 2  với một pin có suất điện động 1,1 V thì có dòng điện chạy qua dây là 0,5 A. Điện trở trong của pin là bao nhiêu ? A. 0,1  B. 0,3  C. 0,4  D. 0,2  -2-
  7. Câu 25: Suất điện động và điện trở trong của bộ nguồn điện gồm n nguồn điện giống nhau ghép nối tiếp, được xác định bằng biểu thức nào sau đây ? r A.  b  n ; rb  nr . B.  b   ; rb  . n  n n C.  b  ; rb  . D.  b   ; rb  . n r r ----------- HẾT ---------- ( Giám thị coi thi không giải thích gì thêm ) ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM ĐÁP ÁN BIỂU ĐIỂM 1.C 2.D 3.D 4.B 5.A 6.C 7.B 8.C 9.C 10.D 11.A 12.B 13.D 14.A 15.C 16.D 17.C 18.A 19.A 20.B Mỗi câu 0,4 điểm 21.B 22.B 23.B 24.D 25.A ----------- HẾT ---------- -3-
  8. TRƯỜNG THPT THÁP CHÀM ĐỀ KIỂM TRA HKI Môn: Vật lí lớp 10 (CB) Thời gian làm bài: 45 phút Năm học: 2012-2013 ĐỀ Câu 1(1,5 điểm): Phát biểu định luật vạn vật hấp dẫn. Viết công thức tính lực hấp dẫn, nêu tên và đơn vị các đại lượng trong công thức. Câu 2(2,5 điểm): Phát biểu định luật I, II, III Niu tơn. Nêu đặc điểm của cặp lực và phản lực. Câu 3(3,0 điểm): Phát biểu định luật Húc. Viết công thức tính lực đàn hồi. Vận dụng: Một lò xo khi treo vật m1 = 250g sẽ dãn ra một đoạn 2cm. Lấy g = 10m/s2. a. Tìm độ cứng của lò xo. b. Tìm chiều dài của lò xo khi treo thêm vật m2 = 200g. Biết chiều dài tự nhiên ban đầu của lò xo là 20cm Câu 4(3,0 điểm): Một ô tô khối lượng 2500kg chuyển động trên mặt đường nằm ngang có hệ số ma sát 0,2. Lấy g = 10m/s2.Tính lực kéo của động cơ ô tô nếu: a/ Ô tô chuyển động thẳng đều. b/ Ô tô chuyển động thẳng nhanh dần đều và sau 10s vận tốc tăng từ 36km/h đến 72km/h. =========HẾT=========
  9. CÂU ĐÁP ÁN - HƯỚNG DẪN CHẤM BIỂU ĐIỂM - Định luật 0,5 điểm 1 - Công thức 0,5 điểm - Đại lượng và đơn vị 0,5 điểm - Định luật I 0,5 điểm - Định luật II 0,5 điểm 2 - Định luật III 0,5 điểm - Đặc điểm của cặp lực và phản lực 1,0 điểm - Định luật Húc 0,5 điểm - Công thức: 0,5 điểm * Vận dụng: a/ - Độ cứng của lò xo: Ta có: P= Fđh= k.l 1,0 điểm 3 m1.g 0, 25.10 k    125 N / m l 0, 02 b/ Chiều dài lò xo: m2 .g 0, 45.10 l    0, 036m 0,5 điểm k 125  l=l+lo=0,036+0,2=0,236m 0,5 điểm a/ Ô tô chuyển động thẳng đều: 1,0 điểm Fk = Fms = µmg= 0,2.2500.10=5000N 4 b/ Chuyển động nhanh dần đều 1,0 điểm v  v0 20  10 a   1m / s 2 t 10
  10. Fk - Fms = ma  Fk = µmg + ma= 7500N 1,0 điểm LƯU Ý KHI CHẤM BÀI TOÁN - Lập luận đúng (công thức đúng) kết quả sai cho nửa số điểm - Lập luận sai (công thức sai) kết quả đúng không cho điểm. - Thiếu hoặc sai đơn vị trừ 0,25 điểm. Chỉ trừ tối đa 2 lần. - Trong quá trình giải thích hoặc làm toán nếu học sinh làm cách khác mà đúng vẫn cho điểm tương ứng với thang điểm. *Làm tròn điểm - N,25 điểm làm tròn thành N,3 - N,75 điểm làm tròn thành N,8
  11. TRƯỜNG THPT THÁP CHÀM ĐỀ KIỂM TRA HKI Môn: Vật lí lớp 10 (NC) Thời gian làm bài: 45 phút Năm học: 2012-2013 ---------------------------------------- ĐỀ Câu 1(1,5 điểm): Phát biểu định luật vạn vật hấp dẫn . Viết công thức tính lực hấp dẫn, nêu tên và đơn vị các đại lượng trong công thức. Câu 2(2,5 điểm): Phát biểu định luật I, II, III Niu tơn. Nêu đặc điểm của cặp lực và phản lực. Câu 3(3,0 điểm): Phát biểu định luật Húc. Viết công thức tính lực đàn hồi. Vận dụng: Một lò xo khi treo vật m1 = 250g sẽ dãn ra một đoạn 20mm. Lấy g = 10m/s2. a. Tìm độ cứng của lò xo. b. Tìm chiều dài của lò xo khi treo vật m2 = 200g. Biết chiều dài tự nhiên ban đầu của lò xo là 20cm. Câu 4(3,0 điểm): Một ô tô khối lượng 2500kg chuyển động trên mặt đường nằm ngang có hệ số ma sát 0,2. Lấy g = 10m/s2. a/ Tính lực kéo của động cơ ô tô nếu: + Ô tô chuyển động thẳng đều. + Ô tô chuyển động thẳng nhanh dần đều và sau 10s vận tốc tăng từ 36km/h đến 72km/h. b/ Khi ô tô đạt đến tốc độ 72km/h thì tắt máy và chuyển động chậm dần đều.Tính quãng đường ô tô đi được từ khi tắt máy đến khi dừng lại. =========HẾT=========
  12. TRƯỜNG THPT THÁP CHÀM ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT Môn: Vật lí 10(NC) Thời gian làm bài: 45 phút Năm học: 2012-2013 CÂU ĐÁP ÁN - HƯỚNG DẪN CHẤM BIỂU ĐIỂM - Định luật 0,5 điểm 1 - Công thức 0,5 điểm - Đại lượng và đơn vị 0,5 điểm - Định luật I 0,5 điểm - Định luật II 0,5 điểm 2 - Định luật III 0,5 điểm - Đặc điểm của cặp lực và phản lực 1,0 điểm - Định luật Húc 0,5 điểm - Công thức: 0,5 điểm * Vận dụng: a/ - Độ cứng của lò xo: Ta có: P= Fđh= k.l 1,0 điểm 3 m1.g 0, 25.10 k    125 N / m l 0, 02 b/ Chiều dài lò xo: m2 .g 0, 45.10 0,5 điểm l    0, 036m k 125  l=l+lo=0,036+0,2=0,236m 0,5 điểm a/ + Ô tô chuyển động thẳng đều: 1,0 điểm Fk = Fms = µmg= 0,2.2500.10=5000N + Chuyển động nhanh dần đều: 1,0 điểm v  v0 20  10 a   1m / s 2 t 10 4 Fk - Fms = ma  Fk = µmg + ma= 7500N b/ Fms = ma  - µmg = ma 1,0 điểm 2  a= - µg= -0.2.10=-2m/s
  13. Quãng đường đi được: v 2  v0 02  202 2 s   100m 2a 2.(2) LƯU Ý KHI CHẤM BÀI TOÁN - Lập luận đúng (công thức đúng) kết quả sai cho nửa số điểm - Lập luận sai (công thức sai) kết quả đúng không cho điểm. - Thiếu hoặc sai đơn vị trừ 0,25 điểm. Chỉ trừ tối đa 2 lần. - Trong quá trình giải thích hoặc làm toán nếu học sinh làm cách khác mà đúng vẫn cho điểm tương ứng với thang điểm. *Làm tròn điểm - N,25 điểm làm tròn thành N,3 - N,75 điểm làm tròn thành N,8
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0