ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ 1<br />
MÔN: Văn - LỚP 12<br />
<br />
TRƯỜNG THPT ĐA PHÚC<br />
Năm học 2012-2013<br />
--------------------<br />
<br />
(Thời gian: 90 phút)<br />
<br />
Câu 1: (2,0 điểm.) Kết thúc “Thông điệp nhân Ngày Thế giới phòng chống AIDS, 1- 12 – 2003”,<br />
tác giả Cô-phi An-nan viết: “Hãy sát cánh cùng tôi, bởi lẽ cuộc chiến chống lại HIV/ AIDS bắt<br />
đầu từ chính các bạn”.<br />
(Sách Ngữ 12, Tập một, NXB Giáo dục – 2008)<br />
<br />
Vì sao tác giả Cô-phi An-nan viết như vậy ? Nêu ý nghĩa của câu văn ?<br />
Câu 2: (3,0 điểm.)“Trên đường thành công không có vết chân của người lười biếng” (Lỗ Tấn).<br />
Viết một bài văn ngắn (khoảng 300 từ) trình bày suy nghĩ của em về ý kiến trên.<br />
Câu 3: (5,0 điểm). Phân tích đoạn thơ sau để làm nổi bật bức chân dung người lính trong bài thơ<br />
“Tây Tiến” của Quang Dũng:<br />
“Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc<br />
Quân xanh màu lá dữ oai hùm<br />
Mắt trừng gửi mộng qua biên giới<br />
Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm<br />
Rải rác biên cương mồ viễn xứ<br />
Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh<br />
Áo bào thay chiếu anh về đất<br />
Sông Mã gầm lên khúc độc hành”<br />
(Ngữ văn 12- tập một, NXB Giáo dục - 2008)<br />
---------------- Hết -----------------<br />
<br />
TRƯỜNG THPT ĐA PHÚC<br />
Năm học 2012-2013<br />
--------------------<br />
<br />
ĐÁP ÁN KIỂM TRA HỌC KỲ 1<br />
MÔN: Văn - LỚP 12<br />
(Thời gian: 90 phút)<br />
Điểm<br />
<br />
Câu<br />
Câu 1<br />
<br />
Câu 2<br />
<br />
Câu 3.<br />
<br />
- Giải thích:<br />
+ Tác giả muốn nhấn mạnh và đặt ra vấn đề hãy cùng với tôi lên tiếng thật to và hãy dõng<br />
dạc về HIV/AIDS. Cùng tôi giật đổ các thành lũy của sự im lặng, kì thị và phân biệt đối xử<br />
đang vây quanh bệnh dịch này.<br />
+ Nhấn mạnh trong cuộc chiến này “các bạn” là người thực hiện, đóng vai trò quan trọng,<br />
quyết định.<br />
* Lưu ý: Nếu học sinh giải thích: “Tôi” là người tổ chức, đề xướng, lãnh đạo cũng cho<br />
điểm.<br />
- Ý nghĩa:<br />
+ Khích lệ, động viên mạnh mẽ mọi người cùng chung tay chống đại dịch.<br />
+ Thức tỉnh nhiệm vụ phòng chống HIV/ AIDS bắt đầu từ chính mình.<br />
1/ MB: Nêu được vấn đề cần nghị luận.<br />
2/ TB:<br />
- Giải thích:<br />
+ Người lười biếng: Lười suy nghĩ, học tập, lao động.<br />
+ Thành công : Là mục đích, kết quả mà bản thân mất công sức, thời gian, trí tuệ trải qua<br />
gian nan, thậm chí cả thất bại mới có được.<br />
- Phân tích, chứng minh, bình luận: Chân lí trong thực tiễn cuộc sống.<br />
+ Con đường dẫn tới thành công là con đường chông gai, đầy khó khăn thử thách. Đó là cả<br />
một quá trình học tập lao động nghiên cứu, sáng tạo không ngừng, có ý chí nghị lực mới<br />
thành. (Ví dụ: Nhà khoa học, nhà văn, bác sĩ, học sinh giỏi…)<br />
+ Phê phán thói lười biếng.<br />
+ Khẳng định: bất cứ sự thành công nào cũng cần có sự cần cù, chịu khó. Lười biếng, ngại<br />
khó cũng chẳng bao giờ làm được việc gì có ý nghĩa.<br />
3/ KB: Bài học nhận thức và hành động.<br />
1/ MB:<br />
- Tây Tiến là bài thơ hay nhất của đời thơ Quang Dũng và cũng là thành tựu xuất sắc của<br />
nền văn học kháng chiến.<br />
- Đoạn thơ sau đã khắc họa bức chân dung người lính Tây Tiến trọn vẹn cả ngoại hình lẫn<br />
nội tâm: “Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc… Sông Mã gầm lên khúc độc hành”.<br />
2/ TB:<br />
a/ Ngoại hình: Ngoại hình của người lính Tây Tiến khắc họa bằng một nét vẽ chân dung<br />
rất gân guốc, lạ hóa “không mọc tóc”, “quân xanh màu lá” là hậu quả của những trận sốt<br />
rét rừng khủng khiếp. Gợi sự khắc nghiệt của đời sống chiến trường. Hiện thực được khúc<br />
xạ qua bút pháp lãng mạn của Quang Dũng.<br />
b/ Sức mạnh phi thường: Tương phản giữa ngoại hình và nội tâm ý chí. “Dữ oai hùm” dữ<br />
dằn oai phong như hổ- ẩn dụ nói về khí phách, tinh thần mạnh mẽ của đoàn quân. “Mắt<br />
trừng” là chi tiết cực tả cái phẫn nộ sục sôi của nội tâm hướng về nhiệm vụ chiến đấu.<br />
Đoàn quân Tây Tiến có sức mạnh bên trong khiến quân thù khiếp sợ.<br />
c/ Hào hoa thơ mộng: Bên cạnh cái gian khổ vẫn có một khoảng trời tâm tưởng đi về<br />
trong mộng ước của người lính. “Mộng qua biên giới”: Mộng tiêu diệt kẻ thù. “Dáng kiều<br />
thơm” trở thành động lực giúp người lính vượt qua khó khăn gian khổ, cũng là niềm tin<br />
giúp họ vượt qua bom đạn để trở về.<br />
đ/ Lí tưởng, khát vọng: “Đời xanh” cách nói ẩn dụ, tuổi trẻ bao ước mơ khát vọng còn<br />
đang ở phía trước nhưng có gì quý giá hơn Tổ quốc thân yêu. Vượt lên trên tất cả là khát<br />
vọng được ra đi, được xả thân dâng hiến cho Tổ quốc.<br />
<br />
1,0<br />
<br />
1,0<br />
<br />
0,5<br />
<br />
0,5<br />
<br />
1,5<br />
<br />
0,5<br />
0,5<br />
<br />
0,75<br />
<br />
0,75<br />
<br />
0,5<br />
<br />
0,5<br />
<br />
e / Sự hi sinh cao cả: Tái hiện thực khốc liệt của đời sống chiến trường. Từ láy “ rải rác”<br />
gợi cảm giác rất nhiều người lính đã ngã xuống. Những từ Hán Việt biên cương, viễn xứ”<br />
trang trọng cổ kính gợi cảm giác thiêng liêng và tấm lòng trân trọng của nhà thơ trước sự<br />
ra đi của đồng đội.<br />
- Hình ảnh “áo bào thay chiếu”: Là cách nói sang trọng hóa sự hi sinh của người lính. “Về<br />
đất” là cách nói tránh về sự hi sinh.<br />
- Sự hi sinh đó đã thấu động đất trời “ Sông Mã…”<br />
3/ KB:<br />
- Đoạn thơ viết về chân dung người lính trong bài thơ Tây Tiến là đoạn thơ độc đáo nhất.<br />
- Kết hợp giữa khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn.<br />
Lưu ý: Chỉ cho điểm tối đa trong trường hợp HS không những đủ ý cần thiết mà còn biết<br />
cách tổ chức bài văn, diễn đạt trôi chảy, thể hiện khả năng cảm thụ tốt, có những suy nghĩ<br />
ý tưởng sáng tạo. Bố cục rõ ràng, dẫn chứng tiêu biểu phù hợp với yêu cầu của đề bài,<br />
không sai lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.<br />
<br />
1,5<br />
<br />
0,5<br />
<br />