I. MỤC TIÊU<br />
- Thu thập thông tin để đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng trong phân môn Văn lớp 8.<br />
- Khảo sát bao quát một số nội dung kiến thức, kĩ năng trọng tâm của phân môn Văn học với mục<br />
đích đánh giá năng lực làm bài của HS thông qua hình thức kiểm tra trắc nghiệm và tự luận.<br />
II. HÌNH THỨC<br />
- Hình thức: kiểm tra trắc nghiệm khách quan và tự luận.<br />
- Cách tổ chức kiểm tra: HS làm tại lớp trong 45 phút.<br />
III. THIẾT LẬP MA TRẬN<br />
- Liệt kê tất cả các đơn vị bài học của các phân môn:<br />
+Truyện và kí hiện đại Việt Nam: Tôi đi học, Trong lòng mẹ, Tức nước vỡ bờ, Lão Hạc.<br />
+Truyện nước ngoài: Cô bé bán diêm, Đánh nhau với cối xay gió, Chiếc lá cuối cùng, Hai cây<br />
phong.<br />
- Xây dựng khung ma trận:<br />
*PHẦN TRẮC NGHIỆM:<br />
Mức độ<br />
Nhận biết<br />
Chủ đề<br />
- Truyện và kí<br />
câu 1, câu 2,<br />
Việt Nam<br />
câu 3<br />
hiện đại.<br />
- Truyện nước<br />
ngoài.<br />
<br />
Thông hiểu<br />
<br />
Vận dụng<br />
thấp<br />
<br />
Vận dụng<br />
cao<br />
<br />
Cộng<br />
<br />
câu 4, câu 5<br />
5<br />
<br />
câu 7<br />
<br />
Cộng số câu<br />
4<br />
Cộng số điểm<br />
2.0<br />
*PHẦN TỰ LUẬN :<br />
Mức độ<br />
Nhận biết<br />
- Truyện và kí<br />
Việt Nam<br />
hiện đại.<br />
- Truyện nước<br />
ngoài.<br />
Cộng số câu<br />
Cộng số điểm<br />
IV. BIÊN SOẠN ĐỀ KIỂM TRA:<br />
<br />
1<br />
2<br />
1,0<br />
Thông hiểu<br />
<br />
6<br />
3.0<br />
Vận dụng thấp<br />
câu 2<br />
<br />
Vận dụng cao<br />
câu 3<br />
<br />
câu 1<br />
1<br />
1.0<br />
<br />
Cộng<br />
2<br />
<br />
1<br />
1<br />
3.0<br />
<br />
1<br />
3.0<br />
<br />
3<br />
7.0<br />
<br />
ĐỀ KIỂM TRA VĂN 8<br />
Năm học: 2017-2018<br />
Thời gian: 45 phút<br />
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (3.0 điểm )<br />
Câu 1: Ghép cột A và cột B để có câu trả lời đúng nhất.<br />
<br />
Cột A<br />
1. Thanh Tịnh có biệt danh là<br />
2. Nguyên Hồng có biệt danh<br />
là<br />
3. Ngô Tất Tố có biệt danh là<br />
4. Nam Cao có biệt danh là<br />
Trả lời:<br />
<br />
Cột B<br />
a. nhà văn của những người cùng khổ.<br />
b. nhà văn của phụ nữ.<br />
<br />
c. nhà văn của nông dân và giới trí thức nghèo.<br />
d. nhà văn của mùa tựu trường.<br />
e. nhà văn của nông dân.<br />
1 ghép với ……, 3 ghép với ……<br />
2 ghép với ……, 4 ghép với ……<br />
<br />
Đọc kĩ câu 2 đến câu 9 và trả lời câu hỏi bằng cách khoanh tròn vào các chữ cái câu đúng<br />
nhất.<br />
Câu 2: Nhà văn nào có sáng tác thơ được đăng trong cuốn Thi nhân Việt Nam?<br />
A. Nguyên Hồng<br />
C. Ngô Tất Tố<br />
B. Thanh Tịnh<br />
D. Nam Cao<br />
Câu 3: Nhà văn nào hi sinh trên đường đi công tác?<br />
A. Nam Cao<br />
C. Nguyên Hồng<br />
B. Ngô Tất Tố<br />
D. Thanh Tịnh<br />
Câu 4: Văn bản nào được đánh giá là giàu chất thơ?<br />
A. Trong lòng mẹ<br />
C. Lão Hạc<br />
B. Tức nước vỡ bờ<br />
D. Tôi đi học<br />
Câu 5: Nhân vật nào sau đây được đánh giá là nhân vật điển hình?<br />
A. Lão Hạc<br />
C. Chị Dậu<br />
B. Ông giáo<br />
D. Bé Hồng<br />
Câu 6: Nhà văn nào nổi tiếng với loại Truyện kể cho trẻ em?<br />
A. O Hen-ri<br />
C. Ai-ma-tốp<br />
B. An-đéc-xen<br />
D. Xéc-van-tét<br />
B. PHẦN TỰ LUẬN : ( 7.0 điểm )<br />
Câu 1: Vì sao chiếc lá thường xuân mà cụ Bơ-men vẽ trên tường là bức tranh kiệt tác? (1.0<br />
điểm)<br />
Câu 2: Viết đoạn văn ngắn từ 5 đến 10 dòng tóm tắt đoạn trích Tức nước vỡ bờ của Ngô tất<br />
Tố.<br />
Từ đó, em có nhận xét gì về tính cách của nhân vật chị Dậu? (3.0 điểm)<br />
Câu 3: Có người cho rằng: Lão Hạc là người có nhiều đức tính tốt đẹp.<br />
Qua văn bản Lão Hạc, hãy tìm lí lẽ và dẫn chứng để làm sáng tỏ ý kiến trên. (3.0 điểm )<br />
<br />
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM<br />
A/ PHẦN TRẮC NGHIỆM<br />
Câu<br />
1<br />
2<br />
3<br />
4<br />
5<br />
6<br />
1-d<br />
Đáp 2 - a<br />
B<br />
A<br />
D<br />
C<br />
B<br />
án<br />
3-e<br />
4-c<br />
*B/ PHẦN TỰ LUẬN:<br />
Câu 1: HS nêu được 4 ý làm sáng tỏ chiếc lá thường xuân mà cụ Bơ-men vẽ trên tường là<br />
bức tranh kiệt tác ( mỗi ý 0,25 = 1.0 đ )<br />
- Chiếc lá vẽ y như thật.<br />
- Chiếc lá đem lại sự sống cho Giôn-xi.<br />
- Chiếc lá vẽ trong một hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.<br />
- Chiếc lá được vẽ bằng tình thương bao la và sự hi sinh cao thượng.<br />
Câu 2: Gồm 2 yêu vầu :<br />
- HS viết được đoạn văn tóm tắt đầy đủ ý từ 5 đến 10 dòng. ( 1.5 đ )<br />
- HS nêu nhận xét về tính cách của nhân vật chị Dậu ( mỗi ý 0.5 = 1.5 đ )<br />
+ Chị Dậu là người phụ nữ thương chồng tha thiết.<br />
+ Chị Dậu có tính hiền lành, nhẫn nhục.<br />
+ Chị Dậu có tinh thần phản kháng mạnh mẽ.<br />
Câu 3: HS nêu được lí lẽ và dẫn chứng để chứng minh ý: Lão Hạc là người có nhiều đức tính<br />
tốt đẹp.<br />
Mỗi lí lẽ và dẫn chứng 1 điểm = 3 điểm.<br />
Lí lẽ 1: Lão Hạc là người cha hết mực thương con. (DC)<br />
Lí lẽ 2: Lão Hạc là người giàu lòng tự trọng. (DC)<br />
Lí lẽ 3: Lão Hạc là người có tình nghĩa, yêu thú vật. (DC)<br />
<br />