Đề cương ôn tập giữa HK1 môn Ngữ văn 8 năm 2020-2021 - Trường THCS Chu Văn An
lượt xem 3
download
Cùng ôn tập với Đề cương ôn tập giữa HK1 môn Ngữ văn 8 năm 2020-2021 - Trường THCS Chu Văn An, các câu hỏi được biên soạn theo trọng tâm kiến thức từng chương, bài giúp bạn dễ dàng ôn tập và củng cố kiến thức môn học. Chúc các bạn ôn tập tốt để làm bài kiểm tra giữa học kì đạt điểm cao.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề cương ôn tập giữa HK1 môn Ngữ văn 8 năm 2020-2021 - Trường THCS Chu Văn An
- Trường THCS Chu Văn An Đề cương ôn tập Ngữ văn 8, HKI (2020 – 2021) ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2020- 2021 MÔN: NGỮ VĂN 8 A/ ĐỊNH HƯỚNG CHUNG: Một số nội dung kiến thức trọng tâm: I. Văn học: Truyện và ký Việt Nam - Lão Hạc (Nam Cao) - Tức nước vỡ bờ (Ngô Tất Tố) - Trong lòng mẹ (Nguyên Hồng) * Nhớ được nét chính về tác giả, những thông tin về tác phẩm. * Giải thích được ý nghĩa nhan đề, nắm được cốt truyện, nhân vật, nội dung, ý nghĩa và những chi tiết nghệ thuật đặc sắc trong các văn bản. II. Tiếng Việt: - Trợ từ, thán từ, tình thái từ * Nhớ được khái niệm về các kiểu từ loại, chỉ ra được mục đích sử dụng các kiểu từ loại đó. III. Tập làm văn * Nắm được một số kiến thức về văn bản: Chủ đề, tính thống nhất về chủ đề, bố cục của văn bản, xây dựng đoạn văn, liên kết đoạn văn trong văn bản, tóm tắt văn bản tự sự. * Nắm vững cách làm bài văn tự sự kết hợp với các yếu tố miêu tả, biểu cảm. Lưu ý: Trong quá trình ôn tập, cần rèn luyện kĩ năng đọc hiểu văn bản. ....................................................HẾT.............................................. B/ ĐỊNH HƯỚNG CỤ THỂ: I/ VĂN HỌC: Truyện ký Việt Nam 1930 - 1945: Tên Tác giả Phương Thể Nội dung Nghệ thuật Ý nghĩa STT văn (sinh - thức loại chủ yếu đặc sắc Văn bản bản mất) biểu đạt Hồi kí Tự sự kết Nỗi cay - Văn hồi kí chân Tình mẫu tử là Trong Nguyên (Trích) hợp miêu đắng tủi cực thành trữ tình thiết mạch nguồn tình lòng Hồng tả và biểu và tình yêu tha. cảm không bao 2 cảm thương mẹ - Hình ảnh so sánh giờ vơi trong mẹ (1918 - (1938) 1982) mãnh liệt của liên tưởng độc đáo. tâm hồn con bé Hồng. người. Tức Ngô Tất Tiểu Tự sự kết - Phê phán - Xây dựng tình Với cảm quan nước Tố thuyết hợp miêu chế độ phong huống truyện bất nhạy bén, nhà vỡ bờ (1893 - (Trích) tả và biểu kiến bất nhân, ngờ có cao trào và văn Ngô Tất Tố (1939) 1954 ) cảm. tàn ác. giải quyết hợp lí. đã phản ánh - Ca ngợi vẻ - Khắc họa và hiện thực về sức đẹp tâm hồn, miêu tả nhân vật 3 phản kháng sức sống tiềm sinh động hấp dẫn. tàng của mãnh liệt chống người phụ nữ lại áp bức của nông thôn. những người nông dân hiền lành, chất phác. Lão Nam Truyện Tự sự kết - Số phận bi - Tài năng khắc Văn bản thể Hạc Cao ngắn hợp với thảm của họa nhân vật rất cụ hiện phẩm giá 4 (1943) (1915 - (Trích) miêu tả người nông thể, sống động. của người nông 1951) và biểu dân cùng khổ - Phân tích, miêu dân không bị 1
- Trường THCS Chu Văn An Đề cương ôn tập Ngữ văn 8, HKI (2020 – 2021) cảm trong xã hội tả tâm lí nhân vật hoen ố cho dù cũ. tinh tế. phải sống trong - Nhân phẩm - Truyện kể tự cảnh khốn cùng. cao đẹp của nhiên, linh hoạt họ. vừa chân thực vừa đậm chất triết lí và trữ tình. • HS cần lưu ý phần văn bản: - Nắm tiểu sử tác giả: Về cuộc đời, thân thế, sự nghiệp văn chương. - Tác phẩm (đoạn trích): Nắm hoàn cảnh sáng tác, thể loại, cốt truyện, nhân vật, tóm tắt truyện, ý nghĩa của nhan đề, của truyện. - Khi phân tích tác phẩm cần: Nắm vững giá trị nội dung – nghệ thuật đặc sắc của tác phẩm. Xác định nhân vật chính và đặc điểm tính cách của các nhân vật, phát biểu cảm nghĩ về nhân vật, nêu cảm nhận về tác phẩm; nhận biết và giải thích các tình huống hoặc chi tiết của truyện. II/ TIẾNG VIỆT: Chủ Tên bài Khái niệm - tác dụng Ví dụ đề 1. Khái niệm: Trợ từ là những từ chuyên đi kèm Một số trợ từ: những, có, chính, một từ ngữ trong câu để nhấn mạnh hoặc biểu thị đích, ngay, … thái độ đánh giá sự vật, sự việc được nói đến ở từ Đặt câu: Tôi giải được những ngữ đó. năm bài toán khó Trợ từ 2. Tác dụng: nhấn mạnh, biểu thị thái độ trong khi Lưu ý: Khi sử dụng trợ từ cần nói, viết. chú ý văn cảnh: “những” trong trường hợp trên là “trợ từ” chứ không phải là “lượng từ”. 1. Khái niệm: Thán từ là những từ dùng để bộc lộ - Thán từ bộc lộ tình cảm, cảm tình cảm, cảm xúc của người nói hoặc dùng để gọi xúc: a, ái, ơ, ôi, ô hay, than ôi, đáp. Thán từ thường đứng ở đầu câu, có khi được trời ơi, hỡi, ơi, chao ôi,… Ngữ tách ra thành câu đặc biệt. - Thán từ gọi – đáp: này, ơi, pháp Thán từ 2. Thán từ gồm 2 loại: vâng, dạ, ừ,… - Thán từ bộc lộ tình cảm, cảm xúc - HS đặt câu - Thán từ gọi đáp. 1. Khái niệm: Tình thái từ là những từ được thêm - Tình thái từ nghi vấn: à, ư, hả, vào câu để cấu tạo câu nghi vấn, câu cầu khiến, câu hử, chứ, chăng, … cảm thán và để biểu thị các sắc thái tình cảm của - Tình thái từ cầu khiến: đi, nào, người nói. với, … Tình thái 2. Một số loại tình thái từ: tình thái từ nghi vấn, - Tình thái từ cảm thán: thay, từ tình thái từ cầu khiến, tình thái từ cảm thán, tình sao, … thái từ biểu thị sắc thái tình cảm. - Tình thái từ biểu thị sắc thái tình cảm: ạ, nhé, cơ, mà, cơ mà,… HS đặt câu * HS cần lưu ý : - Nhớ khái niệm và chỉ ra mục đích sử dụng của trợ từ, thán từ, tình thái từ. - Phân biệt được trợ từ, thán từ, tình thái từ với các từ loại khác. 2
- Trường THCS Chu Văn An Đề cương ôn tập Ngữ văn 8, HKI (2020 – 2021) III/ TẬP LÀM VĂN: A. Lý thuyết: Câu 1: Nêu tính thống nhất về chủ đề của văn bản? - Chủ đề là đối tượng và vấn đề chính mà văn bản muốn biểu đạt. - Văn bản có tính thống nhất về chủ đề khi chỉ biểu đạt chủ đề đã xác định, không rời xa hay lạc sang chủ đề khác. Câu 2: Bố cục của văn bản? - Bố cục của văn bản là sự tổ chức các đoạn văn để thể hiện chủ đề. Văn bản thường cá bố cục 3 phần: mở bài, thân bài, kết bài. + Mở bài: giới thiệu nội dung sẽ triển khai, dẫn dắt người đọc nhập cuộc; + Thân bài: triển khai nội dung đã giới thiệu ở mở bài, giải quyết nhiệm vụ đã đặt ra; + Kết bài: khẳng định và nâng cao vấn đề đã trình bày ở phần nội dung. Câu 3: Thế nào là liên kết các đoạn văn trong văn bản? - Khi chuyển từ đoạn văn này sang đoạn văn khác cần sử dụng các phương tiện liên kết để thể hiện quan hệ ý nhgĩa của chúng Câu 4: Nêu khái niệm về đoạn văn trong văn bản, từ ngữ chủ đề và câu chủ đề? - Đoạn văn là đơn vị trực tiếp tạo nên văn bản, bắt đầu bằng chữ viết hoa lùi đầu dòng và kết thúc bằng dấu chấm xuống dòng và thường biểu đạt một ý tương đối hoàn chỉnh. Đoạn văn thường do nhiều câu tạo thành. - Từ ngữ chủ đề là các từ ngữ được dùng làm đề mục hoặc các từ ngữ được lặp lại nhiều lần nhằm duy trì đối tượng được biểu đạt. - Câu chủ đề mang nội dung khái quát, lời lẽ ngắn gọn thường đủ hai thành phần chính và đứng ở đầu hoặc cuối đoạn văn. Câu 5: Tóm tắt văn bản tự sự và các bước tóm tắt? - Tóm tắt văn bản tự sự là dùng lời văn của mình trình bày một cách ngắn ngọn nội dung chính (bao gồm sự việc tiêu biểu và nhân vật quan trọng) của văn bản đó. - Các bước tóm tắt văn bản tự sự: B1: Đọc kĩ văn bản gốc, chọn các sự việc cơ bản xảy ra với nhân vật chính và diễn biến của các sự việc đó. B2: Tóm tắt rõ các hành động, lời nói, tâm trạng của nhân vật theo diễn biến của cốt truyện (một vài chỗ có thể kết hợp dẫn nguyên văn một số từ ngữ, câu văn trong văn bản gốc). Câu 6: Văn bản tự sự có yếu tố miêu tả, biểu cảm. - Trong văn bản tự sự rất ít khi tác giả chỉ thuần kể người, kể việc (kể chuyện) mà khi kể thường đan xen các yếu tố miêu tả, biểu cảm. - Các yếu tố miêu tả biểu cảm làm cho việc kể chuyện sinh động và sâu sắc hơn. * Tạo lập văn bản tự sự kết hợp miêu tả, biểu cảm: 1/ Yêu cầu chung: - Yếu tố miêu tả và biểu cảm giúp cho việc kể chuyện thêm sinh động, hấp dẫn. - Các yếu tố không đứng tách riêng mà đan xen vào nhau: Vừa kể, vừa tả, vừa biểu cảm. - Nếu bỏ yếu tố kể, chỉ còn yếu tố miêu tả, biểu cảm thì không có truyện. Các yếu tố miêu tả, biểu cảm chỉ có thể bám vào sự việc, nhân vật mới phát triển được. - Nắm được những vấn đề chung về văn bản và tạo lập văn bản: chủ đề, bố cục, đoạn văn, liên kết các đoạn văn trong văn bản. 2/ Dàn ý khái quát của bài văn tự sự kết hợp miêu tả, biểu cảm: a) Mở bài: Giới thiệu sự việc, nhân vật, tình huống xảy ra câu truyện b) Thân bài: - Câu truyện diễn ra ở đâu, khi nào? Với ai? Như thế nào? - Kể lại diễn biến theo một trình tự nhất định. - Trong khi kể có thể xen miêu tả, biểu cảm 3
- Trường THCS Chu Văn An Đề cương ôn tập Ngữ văn 8, HKI (2020 – 2021) c) Kết bài: Nêu kết cục và cảm nghĩ của người trong cuộc. B. Thực hành: DÀN Ý THAM KHẢO Văn tự sự kết hợp miêu tả và biểu cảm: Đề 1: Kể lại một lần mắc khuyết điểm khiến thầy, cô giáo buồn. I. Mở bài: Thứ hai tuần trước vì ở nhà ham chơi, không học bài để kiểm tra môn Ngữ văn nên tôi đã có hành động sai trái là mở sách và tập trong giờ kiểm tra. Chính điều này đã làm cho cô giáo buồn. II. Thân bài 1/ Sự việc mở đầu: - Đi học về, ăn cơm xong, tôi định lên phòng học bài chuẩn bị cho giờ kiểm tra Ngữ văn ngày mai. - Thằng bạn bên cạnh nhà qua rủ tôi đi chơi điện tử - một trò chơi tôi rất thích – tôi đi ngay, định chơi một lát rồi về nhà học bài. 2/ Sự việc diễn biến: - Trò chơi hấp dẫn quá nên tôi về nhà khá muộn. - Tôi bị bố mắng: đi học về không lo học bài mà lại đi chơi (may là ba không biết tôi đi chơi điện tử, nếu không thì tôi ốm đòn). Ba bảo tôi về phòng học bài. - Tôi lí nhí xin lỗi bố và nhanh chân về phòng. Lúc đi ngang qua phòng anh trai, tôi thấy ti vi đang chiếu phim “Hiệp sĩ bóng đêm”. Sao lại nhiều thứ hấp dẫn thế này? Làm sao đây? “Xem một tí thôi rồi về học bài” – tôi tự trấn an mình. - Phim kết thúc khá muộn, hai mắt tôi díu lại. Tôi ngủ một mạch đến sáng. - Tôi choàng tỉnh và quáng quàng chạy đến lớp. - Tiết đầu là giờ kiểm tra Ngữ văn. Cả lớp im phăng phắc vì ai cũng chăm chú làm bài. - Tôi vô cùng bối rối. Đầu óc trống rỗng không một chữ thì làm sao? Trong đầu tôi hiện rõ điểm không tròn vo như giễu cợt và cây roi mây trên tay bố. - Thôi, đành liều vậy. Tôi mở vở bài tập và sách giáo khoa ra. Mặt lấm lét vừa chép vào bài kiểm tra vừa canh chừng cô giáo. - Đúng là “Thiên bất dung gian”. Tôi đang cặm cụi chép thì cô giáo xuất hiện. Tôi nhanh chóng gấp sách vở cất vào ngăn bàn. Cô gọi tôi đứng lên. Cả lớp đổ dồn những cặp mắt nhìn tôi. Tôi chối phắt ngay nhưng trước những lời lẽ chân tình của cô tôi đã cúi đầu nhận lỗi. Mặt tôi nóng ran, tôi vô cùng xấu hổ. 3/ Sự việc kết thúc: - Cô bảo tôi xuống phòng giám thị và viết bản kiểm điểm. - Tôi vô cùng ân hận, xin lỗi cô và hứa không bao giờ tái phạm. - Cô tha lỗi cho tôi và khuyên tôi nên chăm học và phải trung thực nhận lỗi. III. Kết bài - Tôi vô cùng ân hận trước lỗi lầm của mình. - Tự hứa với bản thân sẽ bỏ hết trò chơi vô bổ, chăm lo học hành để bố mẹ vui lòng và thầy cô không buồn nữa. Đề 2: Kể lại một việc làm khiến cha mẹ vui lòng. I. Mở bài: Giới thiệu hoàn cảnh xảy ra sự việc Hôm qua em vừa làm được một việc tốt đó là giúp một bà cụ qua đường. khi về kể cho ba mẹ nghe thì ba mẹ rất vui và khen em ngoan Việc làm này cũng khiến em thấy vui và rất tự hào. II. Thân bài: 1. Hoàn cảnh xảy ra việc: - Vì tối hôm trước em ngủ muộn vì phải thức khuya học bài nên sáng em dậy muộn và đi học muộn 4
- Trường THCS Chu Văn An Đề cương ôn tập Ngữ văn 8, HKI (2020 – 2021) - Trên đường đi học, em nhìn thấy mà bà lão già khom khom chuẩn bị qua đường - Chắc vì bà già nên khi qua đường bà còn rụt rè và lo sợ - Tôi chấp nhận đi học muộn để giúp bà cụ qua đường 2. Diễn biến sự việc: - Tôi chạy đến hỏi bà cần tôi giúp đỡ không? - Bà lão trả lời tôi một cách chậm rãi rằng “bà muốn qua đường nhưng xe đông quá nên bà sợ” - Tôi đề nghị giúp bà qua đường - Thoạt đầu bà còn đắn đo suy nghĩ, nhưng nhìn tôi hồi lâu rồi bà đồng ý - Tôi cầm tay bà dẫn bà qua đường; tay bà run run nhưng ấm áp vô cùng - Trong lúc qua đường hai bà cháu nói chuyện hỏi thăm về nhau - Tôi tới trường thì đã vào giờ học, tôi phải chịu phạt vì đi học muộn - Tối về tôi vui vẻ kể cho ba mẹ nghe - Ba mẹ khen tôi ngoan, biết giúp đỡ người khác. III. Kết bài: Nêu cảm nghĩ về việc làm của mình - Tôi tự hào về việc làm của tôi - Tôi sẽ cố gắng để làm nhiều việc khác để ba mẹ vui lòng hơn nữa Đề 3: Nếu là người được chứng kiến cảnh lão Hạc kể chuyện bán chó với ông giáo trong truyện ngắn của Nam Cao thì em sẽ ghi lại câu chuyện đó như thế nào ? I. Mở bài: - Ngôi kể thứ nhất (tôi) có mặt trong câu chuyện như người thứ ba ngoài lão Hạc với ông giáo (phân biệt với người kể ở trong truyện của Nam Cao chính là ông giáo) - Giới thiệu hoàn cảnh lão Hạc sang nhà ông giáo để kể chuyện bán chó. Ở đó có ông giáo và người kể. II. Thân bài: Kể: lão Hạc kể chuyện bán chó với ông giáo: + Lão Hạc báo tin bán chó + Lão Hạc kể lại chuyện bán chó Miêu tả: nét mặt đau khổ của lão Hạc Biểu cảm: nỗi ân hận của lão Hạc về việc bán chó và thái độ của ông giáo. + lão Hạc: chua chát kết thúc việc bán chó. Miêu tả: nét mặt của ông giáo khi nhận được tin => suy tư nghĩ ngợi và đau khổ với lão Hạc Biểu cảm: + Nêu những suy nghĩ của bản thân với câu chuyện + Suy nghĩ về các nhân vật ở trong đó (về ông giáo và lão Hạc) III. Kết bài: Nhắc lại sự việc bán chó. Đặc biệt là khi sự việc kết thúc. Nhận định, đánh giá chung về sự việc đó. Trở lại hoàn cảnh thực tại của mình. CHÚC CÁC EM ÔN TẬP VÀ LÀM BÀI ĐẠT KẾT QUẢ TỐT 5
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề cương ôn tập giữa HK1 môn Hóa học 8 năm 2020-2021 - Trường THCS Phước Nguyên
3 p | 61 | 4
-
Đề cương ôn tập giữa HK1 môn Công nghệ 7 năm 2020-2021 - Trường THCS Long Toàn
2 p | 39 | 3
-
Đề cương ôn tập giữa HK1 môn Tin học 6 năm 2020-2021 - Trường THCS Long Toàn
1 p | 69 | 3
-
Đề cương ôn tập giữa HK1 môn Sinh học 8 năm 2020-2021 - Trường THCS Chu Văn An
4 p | 61 | 3
-
Đề cương ôn tập giữa HK1 môn GDCD 8 năm 2020-2021 - Trường THCS Long Toàn
2 p | 37 | 3
-
Đề cương ôn tập giữa HK1 môn Vật lí 6 năm 2020-2021 - Trường THCS Long Toàn
3 p | 32 | 3
-
Đề cương ôn tập giữa HK1 môn Địa lí 6 năm 2020-2021 - Trường THCS Hòa Trung
1 p | 42 | 3
-
Đề cương ôn tập giữa HK1 môn Công nghệ 9 năm 2020-2021 - Trường THCS Phước Nguyên
4 p | 56 | 2
-
Đề cương ôn tập giữa HK1 môn Ngữ văn 6 năm 2020-2021 - Trường THCS Long Toàn
1 p | 44 | 2
-
Đề cương ôn tập giữa HK1 môn Lịch sử 7 năm 2020-2021 - Trường THCS Phước Nguyên
2 p | 41 | 2
-
Đề cương ôn tập giữa HK1 môn Địa lí 6 năm 2020-2021 - Trường THCS Long Toàn
3 p | 40 | 2
-
Đề cương ôn tập giữa HK1 môn Địa lí 6 năm 2020-2021 - Trường THCS Phước Nguyên
3 p | 47 | 2
-
Đề cương ôn tập giữa HK1 môn GDCD 8 năm 2020-2021 - Trường THCS Chu Văn An
1 p | 37 | 2
-
Đề cương ôn tập giữa HK1 môn Địa lí 7 năm 2020-2021 - Trường THCS Long Toàn
2 p | 42 | 2
-
Đề cương ôn tập giữa HK1 môn Địa lí 7 năm 2020-2021 - Trường THCS Hòa Trung
3 p | 38 | 2
-
Đề cương ôn tập giữa HK1 môn Tiếng Anh 9 năm 2020-2021 - Trường THCS Phước Nguyên
6 p | 33 | 1
-
Đề cương ôn tập giữa HK1 môn Tin học 9 năm 2020-2021 - Trường THCS Long Toàn
1 p | 18 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn