intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề kiểm tra học kì 1 môn Lịch sử lớp 9 năm 2021-2022 - Trường THCS Lương Thế Vinh

Chia sẻ: Hoathachthao | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:4

15
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhằm giúp các bạn củng cố lại kiến thức đã học và rèn luyện kỹ năng làm bài tập, mời các bạn cùng tham khảo Đề kiểm tra học kì 1 môn Lịch sử lớp 9 năm 2021-2022 - Trường THCS Lương Thế Vinh dưới đây. Hy vọng sẽ giúp các bạn tự tin hơn trong kỳ thi sắp tới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề kiểm tra học kì 1 môn Lịch sử lớp 9 năm 2021-2022 - Trường THCS Lương Thế Vinh

  1. PHÒNG GD & ĐT ĐAN PHƯỢNG   ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I Trường THCS Lương Thế vinh       Năm học: 2021­2022 Họ và tên:................................        Môn: Lịch sử lớp 9  Lớp:................ (Thời gian làm bài: 45 phút) Hình thức trắc nghiệm (25 câu , mỗi câu khoanh đúng được 0,4 điểm): Học sinh làm  trực tiếp vào đề kiểm tra. Câu 1: Vị thế của nền kinh tế Mĩ sau chiến tranh thế giới thứ hai như thế nào? A. Vươn lên đứng đầu trong giới tư bản chủ nghĩa. B. Đứng thứ hai trong giới tư bản chủ nghĩa. C. Đứng thứ ba trong giới tư bản chủ nghĩa. D. Đứng thứ tư trong giới tư bản chủ nghĩa. Câu 2: Mĩ trở thành trung tâm kinh tế, tài chính duy nhất của thế giới vào khoảng thời  gian nào? A. Từ năm 1945 đến 1975.             B. Từ năm 1950 đến 1980. C. Từ năm 1918 đến 1945.             D. Từ năm 1945 đến 1950. Câu 3 : Ý nào dưới đây không phải nguyên nhân thúc đẩy nền kinh tế Mĩ phát triển sau  Chiến tranh thế giới thứ hai? A. Mĩ giàu lên nhờ buôn bán vũ khí cho các nước tham chiến. B. Tài nguyên thiên nhiên phong phú. C. Làm giàu nhờ thu lợi nhuận từ các nước thuộc địa. D. Áp dụng thành tựu khoa học – kĩ thuật. Câu 4: Năm 1969, Mĩ đã đạt được thành tựu gì nổi bật về khoa học ­ kĩ thuật? A. Tiến hành cuộc "cách mạng xanh"       B. Chế tạo ra công cụ sản xuất mới C. Đưa con người lên mặt trăng                D. Tạo ra cừu Đô­li Câu 5:  Ý nào dưới đây không phải mục đích của “Chiến lược toàn cầu” do Mĩ đề ra? A. Chống phá các nước xã hội chủ nghĩa. B. Mở rộng quan hệ ngoại giao với tất cả các nước trên thế giới. C. Đẩy lùi phong trào giải phóng dân tộc. D. Thiết lập sự thống trị trên toàn thế giới. Câu 6:  Sau Chiến tranh thế giới thứ hai Nhật Bản đã gặp khó khăn gì lớn nhất? A. Bị quân đội Mĩ chiếm đóng theo chế độ quân quản. B. Bị các nước đế quốc bao vây kinh tế.
  2. C. Nạn thất nghiệp, thiếu lương thực, thực phẩm. D. Bị mất hết thuộc địa, kinh tế bị tàn phá nặng nề. Câu 7: Những năm 60 , 70 của thế kỉ XX, vị thế của nền kinh tế Nhật Bản như thế nào  trong giới tư bản chủ nghĩa? A. Vươn lên đứng đầu trong giới tư bản chủ nghĩa. B. Đứng thứ hai trong giới tư bản chủ nghĩa. C. Đứng thứ ba trong giới tư bản chủ nghĩa.      D. Đứng thứ tư trong giới tư bản chủ nghĩa Câu 8: Sự kiện nào được coi à “ngọn gió thần” đối với nền kinh tế Nhật Bản? A. Cải cách ruộng đất.                  B. Ban hành hiên pháp 1946. C. Chiến tranh Triều Tiên.           D. Chiến tranh Việt Nam. Câu 9: Cơ hội mới để nền kinh tế Nhật Bản đạt được sự tăng trưởng “thần kì” là gì? A. Những cải cách dân chủ.             B. Ban hành hiến pháp năm 1946. C. Chiến tranh Triều Tiên.               D. Chiến tranh Việt Nam. Câu 10: Ở Nhật Bản yếu tố nào được coi là vốn quý nhất, là nhân tố quyết định cho sự  phát triển của nền kinh tế? A. Yếu tố con người. B. Vai trò của nhà nước trong điều tiết nền kinh tế. C. Việc áp dụng những thành tựu khoa học – kĩ thuật. D. Các công ti Nhật Bản có sức cạnh tranh cao. Câu 11:  Để nhanh chóng khôi phục nền kinh tế đất nước, các nước Tây Âu phải làm  gì? A. Tiến hành cải cách nền kinh tế.           B. Nhận viện trợ từ Mĩ. C. Thu hẹp các quyền tự do dân chủ.       D. Trở lại xâm lược thuộc địa. Câu 12: Các nước Tây Âu tham gia khối quân sự Bắc Đại Tây Dương (NATO) nhằm  mục đích gì? A. Chống lại phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới. B. Chống lại Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu. C. Chống Liên Xô, Trung Quốc, Việt Nam. D. Chống lại các nước xã hội chủ nghĩa và phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới. Câu 13: họp hội nghị cấp cao giữa các nước EC họp tại Ma­xtrich quyết định đổi tên  Cộng đồng châu Âu (EC) thành: A. Cộng đồng châu Âu.                                        B. Cộng đồng than thép châu Âu. C. Cộng đồng năng lượng nguyên tử châu Âu.    D. Liên minh châu Âu. Câu 14 : Các thành viên đầu tiên của Khối Thị trường chung châu Âu (EEC) gồm: A. Anh, Pháp, Đức, Bỉ, I­ta­li­a, Hà Lan B. Anh, Pháp, Đức, Hà Lan, Bỉ, Tây Ban Nha C. Pháp, Đức, I­ta­li­a, Bỉ, Hà Lan, Luc­xem­bua
  3. D. Pháp, Đức, Bỉ, Hà Lan, I­ta­li­a, Bồ Đào Nha Câu 15: Đồng tiền chung châu Âu với tên gọi EURO phát hành từ ngày: A. 01/01/1999.                B. 01/02/1999.             C. 01/03/1999.            D. 01/04/1999. Câu 16: Những thỏa thuận của Hội nghị Ianta đã dẫn đến sự hình thành một trật tự  thế giới như thế nào? A. Trật tự thế giới một cực do Mĩ đứng đầu. B. Trật tự thế giới một cực do Mĩ đứng đầu. C. Trật tự thế giới hai cực do Liên Xô và Mĩ đứng đầu mỗi cực. D. Trật tự thế giới đa cực, nhiều trung tâm. Câu 17: Nội dung nào sau đây không có trong "Trật tự hai cực I­an­ta"? A. Trật tự thế giới mới hình thành sau chiến tranh. B. Trật tự thế giới được hình thành sau hội nghị I­an­ta (04/1945). C. Sự phân chia ảnh hưởng giữa Mĩ và Liên Xô trong quan hệ quốc tế. D. Mĩ và Liên Xô chuyển từ đối đầu sang đối thoại, hợp tác. Câu 18: Để giữa gìn hòa bình, an ninh và trật tự thế giới sau chiến tranh, Hội nghị Ianta   đã quyết định vấn đề gì? A. Thành lập tổ chức Liên Hợp Quốc. B. Tổ chức trật tự thế giới sau chiến tranh. C. Phân chia các khu vực chiếm đóng và phạm vi ảnh hưởng trên thế giới. D. Thực hiện chế độ quân quản ở các nước bại trận. Câu 19: Sự kiện nào dẫn đến sự tan vỡ mối quan hệ Đồng minh chống phát xít giữa  Liên Xô và Mĩ. A. Sự hình thành hệ thống xã hội chủ nghĩa sau Chiến tranh thế giới thứ hai. B. Sự ra đời của "Chủ nghĩa Tơ­ru­man" và "chiến tranh lạnh" (3/1947). C. Việc Liên Xô chế tạo thành công bom nguyên tử (1949). D. Sự ra đời của khối NATO. Câu 20: Sau "chiến tranh lạnh", dưới tác động của cách mạng khoa học kĩ thuật các  nước ra sức điều chỉnh chiến lược với việc: A. Lấy quân sự làm trọng điểm.             B. Lấy chính trị làm trọng điểm. C. Lấy kinh tế làm trọng điểm.               D. Lấy văn hóa, giáo dục làm trọng điểm. Câu 21: Cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật  lân thứ  hai bắt đầu vào thời gian nào? A. Những năm 40 của thế kỉ XX.        B. Những năm 50 của thế kỉ XX. C. Những năm 60 của thế kỉ XX.          D. Những năm 70 của thế kỉ XX. Câu 22: Đâu là hạn chế cơ bản của cuộc Cách mạng khoa học – kĩ thuật? A. Nguy cơ bùng nổ một cuộc chiến tranh hạt nhân. B. Hàng hóa sản xuất ra nhiều dễn đến khủng hoảng kinh tế. C. Chế tạo các loại vũ khí và phương tiện có sức hủy diệt sự sống, ô nhiễm môi trường,  tai nạ, dịch bệnh,..
  4. D. Nạn khủng bố gia tăng. Câu 23: “Bản đồ gen người” được công bố vào thời gian nào? A. Tháng 6 – 2000               B. Tháng 4 – 2003 C. Tháng 3 – 1997                D. Tháng 6 – 1997 Câu 24: Nguồn gốc sâu xa của cuộc các mạng khoa học ­ kĩ thuật hiện đại là gì? A. Do sự bùng nổ dân số. B. Do những đòi hỏi của cuộc sống, của sản xuất nhằm đáp ứng nhu cầu vật chất và kĩ  thuật ngày càng cao của con người. C. Yêu cầu của việc cải tiến vũ khí. D. Yêu cầu của cuộc chạy đua vũ trang giữa các nước tư bản. Câu 25: Một trong những thành tựu kĩ thuật được đánh giá quan trọng nhất của thế kỉ  XX là: A. tìm ra phương pháp sinh sản vô tính.    B. chế tạo thành công bom nguyên tử. C. công bố “Bản đồ gen người”.                D. phát minh ra máy tính điện tử.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2