intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi & đáp án lý thuyết Quản trị doanh nghiệp vừa và nhỏ năm 2012 (Mã đề LT11)

Chia sẻ: Chien Chien | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

113
lượt xem
11
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề thi lý thuyết Quản trị doanh nghiệp vừa và nhỏ năm 2012 (Mã đề LT11) sau đây có nội dung đề thi gồm 4 câu hỏi với hình thức thi viết và thời gian làm bài trong vòng 180 phút. Ngoài ra, tài liệu này còn kèm theo đáp án giúp bạn có thể dễ dàng kiểm tra so sánh kết quả được chính xác hơn. Mời các bạn cùng tham khảo và thử sức mình với đề thi nghề này nhé.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi & đáp án lý thuyết Quản trị doanh nghiệp vừa và nhỏ năm 2012 (Mã đề LT11)

  1. CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ĐỀ THI TỐT NGHIỆP CAO ĐẲNG NGHỀ KHOÁ 3 (2009 - 2012) NGHỀ: QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ MÔN THI: LÝ THUYẾT CHUYÊN MÔN NGHỀ Mã đề thi : QTDNVVN - LT 11 Hình thức thi: Viết Thời gian: 180 Phút (Không kể thời gian chép/giao đề thi) ĐỀ BÀI Câu 1: (2 điểm) Cơ cấu tổ chức là gì? Nêu các nguyên tắc xây dựng cơ cấu tổ chức? Trình bày đặc điểm và vẽ mô hình cơ cấu trực tuyến, mô hình cơ cấu chức năng? Câu 2: (2 điểm) Là một nhà quản trị, theo anh (chị) làm cách nào để nhân viên thoả mãn với công việc, gắn bó với tổ chức và tích cực làm việc? Câu 3: (3 điểm) Doanh nghiệp có chính sách bán chịu như sau: Giá bán: 4.500 đ/1 sản phẩm. Thanh toán ngay khi giao hàng: 10% Hết tháng thứ nhất trả: 20% Hết tháng thứ 2 trả: 30% Hết tháng thứ 3 trả nốt: 40% còn lại. Sản lượng bán chịu đạt: 1.700.000 sản phẩm/tháng , chi phí chung là 60%/doanh thu ( viết tắt DT ). Nếu không bán chịu, sản lượng chỉ đạt: 1.500.000 sản phẩm/tháng và chi phí chung là 70%/DT. Chi phí quản lý bán chịu là 240 triệu, chi phí thu hồi nợ khác là 190 triệu. Lãi suất cho vay tại thời điểm là 1,15%/tháng. Yêu cầu:
  2. Tính lợi nhuận bán chịu (LNBC) thực tế doanh nghiệp thu được? Câu 4: (3 điểm) : Các trường tự ra câu hỏi theo modul, môn học tự chọn. .............., ngày …….tháng……năm............. DUYỆT HĐ THI TỐT NGHIỆP TIỂU BAN RA ĐỀ THI (Thí sinh không được sử dụng tài liệu, Giám thị coi thi không giải thích gì thêm)
  3. CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ĐÁP ÁN ĐỀ THI TỐT NGHIỆP CAO ĐẲNG NGHỀ KHOÁ 3 (2009 - 2012) NGHỀ: QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ MÔN THI: LÝ THUYẾT CHUYÊN MÔN NGHỀ Mã đề thi : ĐA QTDNVVN - LT 11 Câu Nội dung Điểm 1 Nêu khái niệm Cơ cấu tổ chức. Các nguyên tắc xây dựng cơ cấu tổ chức. Trình bày đặc điểm và vẽ mô hình cơ cấu trực tuyến, 2 mô hình cơ cấu chức năng. + Khái niệm Cơ cấu tổ chức 0,25 Cơ cấu tổ chức là tổng hợp các bộ phận khác nhau có mối liên hệ phụ thuộc lẫn nhau, được chuyên môn hóa, được giao những nhiệm vụ, trách nhiệm, quyền hạn nhất định và bố trí theo từng cấp nhằm thực hiện các chức năng quản trị doanh nghiệp. 0,75 + Nguyên tắc xây dựng cơ cấu tổ chức - Phải phù hợp luật pháp Nhà nước - Phải phù hợp với cơ chế quản trị của doanh nghiệp - Phải phù hợp với ngành nghề kinh doanh & quy mô doanh nghiệp - Có mục tiêu thống nhất - Chế độ trách nhiệm, quyền hạn, quyền lợi rõ ràng - Có tính tập trung thống nhất - Có cơ chế kiểm sóat hữu hiệu - Mang tính hiệu quả + Mô hình cơ cấu trực tuyến 0,5 Đặc điểm của mô hình cơ cấu trực tuyến: - Quan hệ giữa các nhân viên trong tổ chức được thực hiện theo đường thẳng, từ trên xuống. - Người thừa hành chỉ nhận & thực hành mệnh lệnh của người phụ trách cấp trên trực tiếp của mình - Người phụ trách chịu trách nhiệm hòan tòan về kết quả công việc của những người dưới quyền mình. Mô hình cơ cấu trực tuyến PG GĐ PG TP TP TP TP CÁC PX 0,5 + Mô hình cơ cấu chức năng
  4. Đặc điểm của mô hình cơ cấu chức năng: Cán bộ phụ trách các phòng ban chức năng có quyền ra các chỉ thị, mệnh lệnh và các vấn đề có liên quan đến chuyên môn của họ đối với các phân xưởng, bộ phận sản xuất… Mô hình cơ cấu chức năng PG GĐ PG Đ Đ TP TP TP TP CÁC PX 2 Là một nhà quản trị, theo anh(chị) làm cách nào để nhân viên 2 thoả mãn với công việc, gắn bó với tổ chức và tích cực làm việc? Mục đích chính của quản trị nhân sự theo quan điểm mới là làm cho nhân viên thoả mãn với công việc – hạnh phúc khi làm việc. Để làm cho nhân viên thỏa mãn với công việc, gắn bó với tổ chức, tích cực làm việc, các công ty trên thế giới rất chú trọng tới tiền lương, bản thân công việc, môi trường làm việc, bầu không khí văn hoá công ty, động viên nhân viên, mối quan hệ giữa cấp trên và cấp dưới. Ngoài ra, các công ty còn áp dụng chương trình phong phú hoá công việc và đa dạng hoá công việc. Cụ thể như sau: 0,25 1. Tiền lương bao gồm lương công nhật, lương tháng, hoa hồng, tiền thưởng, bảo hiểm, trợ cấp khó khăn, phúc lợi, vắng mặt được trả lương. 0,25 2. Bản thân công việc bao gồm nhiệm vụ thích thú, có hướng phấn đấu, có trách nhiệm với công việc, cơ hội được cấp trên nhận biết, cảm giác hoàn thành công tác. 0,25 3. Môi trường làm việc bao gồm các chính sách hợp lý, kiểm tra khéo léo, đồng nghiệp hợp tính, biểu tượng địa vị phù hợp, điều kiện làm việc thoải mái, giờ làm việc uyển chuyển, tuần lễ làm việc dồn lại, chia xẻ công việc, lựa chọn loại phúc lợi, làm việc ở 0,25 nhà truyền qua máy tính. 4. Bầu không khí văn hoá doanh nghiệp là bầu không khí tâm lý xã hội của tổ chức. Bầu không khí văn hoá doanh nghiệp tạo ra những nét đặc thù cá biệt, gồm cả hướng nội lẫn hướng ngoại và cung cấp cho mỗi thành viên trong doanh nghiệp một hành lang cho những phong cách làm việc và ứng xử nhất định. Bầu không khí văn hoá doanh nghiệp chính là "linh hồn" của doanh nghiệp, nghĩa là tiềm thức của một tổ chức. Một mặt, nó được tạo ra từ mối quan hệ của các thành viên doanh nghiệp, mặt khác nó lại điều khiển 0,25
  5. mối quan hệ đó với danh nghĩa là "chương trình của tập thể." Chính vì thế, nó ảnh hưởng đến cách suy nghĩ và phong cách làm việc của nhân viên. 0,25 5. Động viên nhân viên. Công ty có thể áp dụng các lý thuyết động viên như: lý thuyết Nhu cầu theo thứ bậc, lý thuyết X và 0,25 lý thuyết Y, lý thuyết Hai yếu tố, lý thuyết Kỳ vọng, và lý thuyết Z … 6. Mối quan hệ giữa cấp trên và cấp dưới. Đây là một yếu tố rất 0,25 quan trọng. Nếu cấp trên quan tâm đến cấp dưới và dân chủ thì nhân viên sẽ hăng hái làm việc. 7. Phong phú hoá công việc. Phong phú hoá công việc chỉ về những thay đổi trong nội dung công việc bằng cách tăng thêm trách nhiệm và mức phấn đấu. 8. Đa dạng hoá công việc. Đa dạng hoá công việc chỉ về những thay đổi trong phạm vi công việc, làm cho nhân viên trở thành đa năng - một người có thể làm được nhiều công việc khác nhau cũng như biết được các kiến thức, kỹ năng nghiệp vụ chuyên môn khác bằng cách luân phiên công tác. Thực hiện chương trình này có các lợi điểm sau đây: - Làm cho nhân viên không nhàm chán với công việc. - Dễ điều động nhân sự khi thiếu người. - Chuẩn bị cho nhân viên có đủ khả năng đảm nhận các công việc hoặc các chức vụ cao hơn sau này. Ngoài ra chúng ta cần phải có các chương trình đào tạo và phát triển, đánh giá thành tích công tác khoa học và khách quan. Như vậy, nhân viên sẽ thỏa mãn với công việc, gắn bó với tổ chức, và tích cực làm việc và kết quả thì : - Năng suất được nâng cao - Sản phẩm hay dịch vụ có chất lượng - Nhân viên có sáng kiến cải tiến kỹ thuật - Nhân viên có tình thần trách nhiệm - Nhân viên có tinh thần hợp tác - Nhân viên có tinh thần tiết kiệm - Nhân viên có tinh thần kỷ luật - Tỉ lệ số người ra đi cần thay thế thấp Nói tóm lại, nếu nhân viên thoả mãn với công việc, gắn bó với tổ chức, và tích cực làm việc thì công ty sẽ tạo được lợi thế cạnh tranh 3 3 * Tính thu nhập bán chịu (TNBC): 1 Doanh thu bán chịu: DTBC = 1.700.000 x 4.500 = 7.650.000,000 = 7.65 tỷ Doanh thu trường hợp không bán chịu: = 1.500.000 x 4.500 = 6.750.000.000 = 6.75 tỷ TNBC = (7,65 – 7,65 x 60%) – (6,75 – 6,75 x 70%)
  6. = 1.035 tỷ * Tính các chi phí: 1 - Thanh toán ngay khi giao hàng 10% Trong tháng thứ nhất còn nợ: 7,65 x 90% = 6,885 tỷ Chi phí cơ hội (CFK1): 6,885 x 1.15% = 0,0079177 tỷ - Hết tháng thứ nhất trả 20% Trong tháng thứ 2 còn nợ: 7,65 x 70% = 5,355 tỷ Chi phí cơ hội (CFK2): 5,355 x 1,15% = 0,061583 tỷ - Hết tháng thứ 2 trả 30% Trong tháng thứ 3 còn nợ: 7,65 x 40% = 3,06 tỷ Chi phí cơ hội (CFK3): 3,06 x 1,15% = 0,03519 tỷ - Chi phí quản lý do bán chịu + chi phí thu hồi nợ khác: 0,24 + 0,19 = 0,43 tỷ Chi phí cơ hội đối với 2 khoản chi phí trên trong 3 tháng là: 0,43 x 1,15% x 3 = 0,014835 tỷ Chi phí cơ hội đối với chênh lệch về chi phí chung trong trường hợp bán chịu so với không bán chịu là: (7,65 x 60% – 6,75 x 70%) x 1,15% x 3 = - 0,004658 tỷ * Tính LNBC thực tế: 1 LNBC thực tế = TNBC – tổng chi phí bán chịu = 1.035 – (0,43 + 0,079177 + 0,061583 + 0,03519 + 0,014835 + (- 0,004658) ) = 0,418873 tỷ = 418.873.000 đồng 4 Tự chọn, do trường biên soạn 3 Tổng cộng 10 …………,ngày......tháng.......năm……
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
9=>0