intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 1 môn Vật lý lớp 10 năm 2024-2025 - Trường THPT Trần Quang Khải, Bà Rịa-Vũng Tàu

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

4
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mời các bạn tham khảo “Đề thi giữa học kì 1 môn Vật lý lớp 10 năm 2024-2025 - Trường THPT Trần Quang Khải, Bà Rịa-Vũng Tàu” sau đây để hệ thống lại kiến thức đã học và biết được cấu trúc đề thi cũng như những nội dung chủ yếu được đề cập trong đề thi để từ đó có thể đề ra kế hoạch học tập và ôn thi một cách hiệu quả hơn.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 1 môn Vật lý lớp 10 năm 2024-2025 - Trường THPT Trần Quang Khải, Bà Rịa-Vũng Tàu

  1. SỞ GDĐT TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU KIỂM TRA GIỮA KỲ - HKI TRƯỜNG THPT TRẦN QUANG KHẢI MÔN: VẬT LÝ - KHỐI 10 NĂM HỌC : 2024 - 2025 Thời gian làm bài: 45 phút -------------------- (không kể thời gian phát đề) ĐỀ CHÍNH THỨC Mã đề 468 PHẦN I. (4,5 điểm ) Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án. Câu 1. Đồ thị độ dịch chuyển - thời gian của một chuyển động thẳng được vẽ (hình bên) Tốc độ của chuyển động trong các khoảng thời gian từ đến giờ là A. 80km/h B. 160km/h C. 50km/h D. 120km/h Câu 2. Phát biểu nào sau đây là sai? A. Khi rơi tự do tốc độ của vật tăng dần. B. Rơi tự do có quỹ đạo là đường thẳng. C. Có thể coi vật rơi trong không khí là rơi tự do khi lực cản không khí rất nhỏ so với trọng lực. D. Vận động viên nhảy dù từ máy bay xuống mặt đất sẽ rơi tự do. Câu 3. Đối tượng nghiên cứu của Vật lí là gì? A. Quy luật vận động, phát triển của sự vật hiện tượng. B. Quy luật tương tác của các dạng năng lượng. C. Các dạng vận động của vật chất và năng lượng. D. Các dạng vận động và tương tác của vật chất. Câu 4. Chuyển động thẳng chậm dần đều có tính chất nào sau đây? A. Độ dịch chuyển giảm đều theo thời gian. B. Gia tốc giảm đều theo thời gian. C. Vận tốc giảm đều theo thời gian. D. Cả 3 tính chất trên. Câu 5. Tốc độ và vận tốc khác nhau ở điểm nào? A. Vận tốc là đại lượng vô hướng, tốc độ là đại lượng có hướng B. Tốc độ và vận tốc đều là đại lượng vô hướng C. Tốc độ và vận tốc đều là đại lượng có hướng D. Tốc độ là đại lượng vô hướng, vận tốc là đại lượng có hướng Câu 6. Một người chuyển động thẳng có độ dịch chuyển d1, tại thời điểm t1, và độ dịch chuyển d2, tại thời điểm t2. Vận tốc trung bình của vật trong khoảng thời gian từ t1, đến t2 là: d1 −d 2 d1 +d 2 d2 −d 1 d2 −d 1 A. v tb = B. v tb = C. v tb = D. v tb = t 1+t 2 t 1 +t 2 t 2+t 1 t 2 −t 1 Câu 7. Những dụng cụ nào sau đây trong phòng thí nghiệm Vật lí thuộc loại dễ vỡ? A. ống nghiệm, đũa thủy tinh, nhiệt kế, cốc thủy tinh, kính. B. đèn cồn, hóa chất, ống nghiệm. C. lực kế, các bộ thí nghiệm như là ròng rọc, đòn bẩy. D. đèn cồn, các hóa chất, những dụng cụ bằng nhựa như ca nhựa. Câu 8. Hình vẽ bên dưới mô tả độ dịch chuyển của 3 vật với tỉ lệ xích 1cm = 1km. Phát biểu nào đúng? Mã đề 468 Trang 1/4
  2. A. Vật 4 đi 1 km theo hướng Đông. B. Vật 2 đi 2 km theo hướng 450 Đông – Bắc. C. Vật 1 đi 2 km theo hướng Nam. D. Vật 3 đi 3 m theo hướng Đông. Câu 9. Độ dịch chuyển và quãng đường đi được của vật có độ lớn bằng nhau khi vật A. chuyển động thẳng và không đổi chiều. B. chuyển động thẳng và chỉ đổi chiều 1 lần. C. chuyển động tròn. D. chuyển động thẳng và chỉ đổi chiều 2 lần. Câu 10. Cho đồ thị độ dịch chuyển - thời gian của một vật như (hình bên). Trong những khoảng thời gian nào, vật chuyển động thẳng đều? A. Trong khoảng thời gian từ 0 đến t3 B. Trong khoảng thời gian từ 0 đến t1 và từ t2 đến t3 C. Trong khoảng thời gian từ 0 đến t1 và từ t1 đến t2 D. Trong khoảng thời gian tò t1 đến t2 Câu 11. Khi hai vật có khối lượng khác nhau rơi từ cùng một độ cao trong không khí, yếu tố nào quyết định vật nào sẽ chạm đất trước? A. Lực hấp dẫn B. Khối lượng của vật C. Lực cản không khí tác động lên vật D. Độ cao mà vật rơi Câu 12. Một người chạy 120 m trong 25 giây và sau đó đi thêm 80m trong 15 giây. Tốc độ trung bình của người đó là bao nhiêu? A. 5 m/s B. 6 m/s C. 7 m/s D. 4 m/s Câu 13. Đơn vị của gia tốc trong hệ SI là gì? A. m/s B. km/h C. N/m² D. m/s² Câu 14. Học tốt môn Vật lí sẽ giúp ích gì cho học sinh trong nhà trường phổ thông? A. Vận dụng kiến thức để khám phá, giải quyết vấn đề dưới góc độ vật lí, phù hợp với yêu cầu phát triển bền vững xã hội và bảo vệ môi trường. B. Hình thành kiến thức, kĩ năng cốt lõi về mô hình vật lí, năng lượng và sóng, lực và trường. C. Nhận biết được năng lực, sở trường từ đó có kế hoạch, định hướng nghề nghiệp phát triển bản thân. D. Tất cả các ý trên. Câu 15. Công thức tính tầm cao của vật chuyển động ném xiên từ mặt đất là v 2 . sin 2 α v 2 . sin 2 α v 2 . sin 2 α v 2 . sin 2 α A. H= o B. H= o C. H= o D. H= o 2g 2g g g Câu 16. Biển báo nào dưới đây cảnh báo nơi nguy hiểm về điện? Mã đề 468 Trang 2/4
  3. A. B. C. D. Câu 17. Trong chuyển động thẳng biến đổi đều, đại lượng nào có độ lớn không đổi theo thời gian? A. Gia tốc B. Quãng đường C. Vận tốc D. Vận tốc và gia tốc Câu 18. Biết vận tốc của ca nô so với mặt nước đứng yên là 12m/s, vận tốc của dòng nước là 2 m/s. Vận tốc của ca nô khi Ca nô đi ngược dòng là A. 14 m/s. B. 10 m/s. C. 7 m/s. D. 5 m/s. PHẦN II. (4,0 điểm ) Câu trắc nghiệm đúng sai. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai. Câu 1. Trong các phát biểu sau đây, phát biểu nào đúng, phát biểu nào sai? a) Tốc độ là đại lượng vô hướng. b) Vận tốc là đại lượng vectơ, cùng hướng với vectơ độ dịch chuyển của vật. c) Tốc độ trung bình của một vật có thể dương, âm hoặc bằng 0. d) Vận tốc tức thời của một vật không thể có giá trị âm. Câu 2. Chuyển động của một chất điểm có đồ thị vận tốc – thời gian như hình bên dưới. a) Trong 10 giây đầu, chất điểm chuyển động thẳng đều. b) Giai đoạn AB trên đồ thị là thời gian chất điểm đứng yên. c) Từ giây thứ 15 đến giây thứ 35, gia tốc của chất điểm là – 0,6 m/s2. d) Độ dịch chuyển của chất điểm trong 10 giây đầu là 60m. Câu 3. Hãy cho biết các nhận định sau đây: a) Trong sự rơi tự do, vật chỉ chịu tác động của trọng lực. b) Sự rơi tự do không bị ảnh hưởng bởi sức cản của không khí. c) Tất cả các vật rơi tự do đều có cùng gia tốc (khoảng 9,81 m/s² trên Trái Đất). d) Gia tốc của vật trong sự rơi tự do phụ thuộc vào khối lượng của vật. Câu 4. Một nữ vận động viên bóng chày ném quả bóng theo phương ngang từ độ cao 1,5 mét so với mặt đất. Vận tốc ban đầu của quả bóng khi rời tay là 15 m/s.(hình bên) Gia tốc rơi tự do g=9,8 m/s2, bỏ qua sức cản không khí. a) Quỹ đạo quả bóng là một nhánh của đường cong parabol hướng xuống dưới. b) Tính theo phương ngang, điểm rơi cách điểm ném là 10,5 mét. Mã đề 468 Trang 3/4
  4. c) Để quả bóng chạm vào mục tiêu cách 30 mét theo phương ngang thì vận tốc ban đầu của vận động viên xấp xỉ là 55 m/s. d) Thời gian để quả bóng chạm đất là khoảng 0,55 giây. PHẦN III. (1,5 điểm ) Câu trắc nghiệm trả lời ngắn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 6 Câu 1. Một chiếc xe ô tô xuất phát từ một thành phố (A) và di chuyển đến thành phố (B). Chiếc xe đi với tốc độ trung bình 60 km/h trong 2 giờ đầu. Sau đó, xe giảm tốc độ xuống còn 40 km/h và tiếp tục di chuyển trong 3 giờ. Tốc độ trung bình của chiếc xe trong toàn bộ hành trình từ (A) đến (B) bằng bao nhiêu ki-lô-mét trên giờ? Câu 2. Một vật nhỏ được ném từ mặt đất theo phương xiên một góc 30o so với phương ngang, vận tốc ném là 15m/s. Lấy g = 10 m/s2. Tầm xa mà vật đạt được bằng bao nhiêu mét? (Kết quả làm tròn đến hàng phần mười). Câu 3. Một xe ô tô bắt đầu chuyển động thẳng nhanh dần đều từ trạng thái nghỉ. Sau khi chạy được 30 giây thì xe đạt vận tốc 21,6 km/h, gia tốc của xe là bao nhiêu m/s2 ? Câu 4. Một vật được thả rơi tự do từ độ cao 45m. Bỏ qua sức cản không khí, lấy gia tốc rơi tự do . Tốc độ của vật khi chạm đất bằng bao nhiêu mét trên giây? Câu 5. Một học sinh đo vận tốc trung bình của một vật thể và ghi nhận giá trị v=(5,60 ± 0,10). m/s. Sai số tỉ đối của phép đo này bằng bao nhiêu phần trăm? (làm tròn kết quả đến chữ số hàng phần mười) Câu 6. Khi nước sông phẳng lặng, vận tốc của một xuồng máy chạy trên mặt sông là 20 km/h. Khi nước sông chảy thì ca nô phải mất 1,8 giờ để chạy thẳng đều xuôi dòng từ bến A đến bến B và phải mất 3 giờ khi chạy ngược dòng từ bến B đến bến A. Tính vận tốc của dòng nước đối với bờ sông theo đơn vị ki-lô-mét trên giờ. ……………HẾT……………… Mã đề 468 Trang 4/4
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2