intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 2 môn Sinh học lớp 11 năm 2022-2023 - Trường PTDTNT Kon Rẫy

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:4

5
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

“Đề thi giữa học kì 2 môn Sinh học lớp 11 năm 2022-2023 - Trường PTDTNT Kon Rẫy” được chia sẻ nhằm giúp các bạn học sinh ôn tập, làm quen với cấu trúc đề thi và các dạng bài tập có khả năng ra trong bài thi sắp tới. Cùng tham khảo và tải về đề thi này để ôn tập chuẩn bị cho kì thi sắp diễn ra nhé! Chúc các bạn thi tốt!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 2 môn Sinh học lớp 11 năm 2022-2023 - Trường PTDTNT Kon Rẫy

  1. TRƯỜNG PTDTNT KON RẪY ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ II. NĂM HỌC 2022-2023 TỔ: Các môn học lựa chọn MÔN: SINH HỌC 11 Thời gian: 45 phút (không tính thời gian giao đề) MÃ ĐỀ 113 Họ, tên học sinh:..................................................................... Lớp: .................. I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (28 câu - 28 phút - 7 điểm) Câu 1: Giai đoạn quan trọng trong quá trình phát triển ở thực vật có hoa là A. ra hoa. B. ra rễ. C. nảy mầm. D. lớn lên.. Câu 2: Sinh trưởng của cơ thể động vật là quá trình A. thay đổi kích thước của cơ thể do thay đổi kích thước và số lượng của tế bào. B. tăng số lượng cá thể của quần thể. C. tăng kích thước của cơ thể do giảm kích thước và số lượng của tế bào. D. tăng kích thước của cơ thể do tăng kích thước và số lượng của tế bào. Câu 3: Ý nào đúng với đặc điểm của hệ thần kinh dạng ống? A. Phản ứng nhanh, độ chính xác cao, tiêu tốn nhiều năng lượng. B. Phản ứng nhanh, độ chính xác cao, ít tiêu tốn năng lượng. C. Phản ứng toàn thân, tiêu tốn nhiều năng lượng. D. Phản ứng định khu và ít chính xác hơn thần kinh dạng chuỗi hạch. Câu 4: Ở nhiều loài thực vật, dù đến tuổi cây vẫn không ra hoa nếu không trãi qua điều kiện giá lạnh. Yếu tố ảnh hưởng đến sự ra hoa ở đây là A. quang chu kỳ không tích hợp. B. hoocmon ra hoa. C. nhiệt độ. D. ánh sáng. Câu 5: Tập tính là A. một chuỗi phản ứng của thực vật trả lời kích thích từ môi trường. B. một chuỗi phản ứng của động vật trả lời kích thích từ môi trường. C. phản ứng của thực vật trả lời kích thích từ môi trường. D. một phản ứng của động vật trả lời kích thích từ môi trường. Câu 6: Những ứng động nào dưới đây là ứng động sinh trưởng? A. Hoa mười giờ nở vào buổi sáng. B. Lá trinh nữ khép lại khi bị va chạm. C. Cây gọng vó bắt mồi. D. Khi trương nước khí khổng mở, khi mất nước khí khổng đóng. Câu 7: Các dạng tổ chức thần kinh ở động vật là A. mạng lưới, chuỗi hạch, trụ. B. chuỗi hạch, trụ, ống. C. mạng lưới, chuỗi hạch, ống. D. phân bố rãi rác, mạng lưới, chuỗi hạch. Câu 8: Cảm ứng của thực vật là A. khả năng hướng động của thực vật đối với kích thích của môi trường. B. khả năng phản xạ của thực vật đối với kích thích của môi trường. C. khả năng ứng động của thực vật đối với kích thích của môi trường. D. khả năng phản ứng của thực vật đối với kích thích của môi trường. Câu 9: Kết quả của sinh trưởng thứ cấp của thân là A. thân, rễ dài ra do hoạt động của mô phân sinh đỉnh. B. tạo biểu bì, tầng sinh mạch. C. làm tăng đường kính thân, rễ. D. tạo lóng do hoạt động của mô phân sinh lóng. Câu 10: Ơstrôgen có vai trò A. kích thích sự sinh trưởng và phát triển các đặc điểm sinh dục phụ ở con đực. Trang 1/4 - Mã đề 113
  2. B. kích quá trình phân bào và tăng kích thước tế bào, vì vậy làm tăng cường sự sinh trưởng của cơ thể. C. kích thích sự sinh trưởng và phát triển các đặc điểm sinh dục phụ ở con cái. D. kích thích chuyển hoá ở tế bào sinh trưởng, phát triển bình thường của cơ thể. Câu 11: Phản xạ của động vật có hệ thần kinh dạng lưới khi bị kích thích là A. co toàn bộ cơ thể. B. co ở phần cơ thể bị kích thích. C. di chuyển đi chỗ khác. D. duỗi thẳng cơ thể. Câu 12: Khả năng phản ứng của thực vật đối với các kích thích không định hướng của môi trường được gọi là A. cảm ứng. B. hướng động. C. phản xạ. D. ứng động. Câu 13: Châu chấu có tổ chức thần kinh dạng A. mạng nhện. B. chuỗi hạch. C. mạng lưới. D. ống. Câu 14: Hooc môn thực vật là các chất hữu cơ A. do cơ thể thực vật tiết ra có tác dụng điều tiết sự hoạt động sống của cây. B. có tác dụng kìm hãm sự sinh trưởng của cây. C. được rễ cây chọn lọc và hấp thụ từ đất. D. có tác dụng thúc đẩy sự sinh trưởng của cây. Câu 15: Gà trống tìm mồi để lấy lòng gà mái thuộc loại tập tính A. lãnh thổ. B. sinh sản. C. thứ bậc. D. vị tha. Câu 16: Các bộ phận của 1 cung phản xạ theo thứ tự là A. thụ thể (cơ quan thụ cảm)  dây thần kinh ly tâm  trung ương thần kinh  dây thần kinh hướng tâm  cơ quan thực hiện. B. thụ thể (cơ quan thụ cảm)  dây thần kinh hướng tâm  trung ương thần kinh  dây thần kinh ly tâm  cơ quan thực hiện. C. dây thần kinh hướng tâm  thụ thể (cơ quan thụ cảm)  trung ương thần kinh  dây thần kinh ly tâm  cơ quan thực hiện. D. thụ thể (cơ quan thụ cảm) trung ương thần kinh   dây thần kinh hướng tâm  dây thần kinh ly tâm  cơ quan thực hiện. Câu 17: Hệ thần kinh ống gặp ở động vật nào sau đây? A. Ruột khoang, giun dẹp, giun tròn, chân khớp. B. Tôm, cá, lưỡng cư, bò sát, chim. C. Cá, lưỡng cư, bò sát, chim, thú. D. Giun dẹp, giun tròn, chân khớp, lưỡng cư. Câu 18: Ứng động ở thực vật có ý nghĩa A. giúp thực vật quang hợp tốt hơn. B. giúp thực vật thích nghi với môi trường để tồn tại và phát triển. C. giúp thực vật kiếm được thức ăn. D. giúp thực vật tránh kẻ thù. Câu 19: Nếu thiếu iôt trong thức ăn sẽ dẫn đến thiếu hooc môn tirôxin, là nguyên nhân gây nên bệnh A. bướu cổ. B. lùn bẩm sinh. C. cao bất thường. D. còi xương. Câu 20: Biến thái ở động vật là sự thay đổi A. đột ngột về hình thái, cấu tạo, sinh lí của cơ thể động vật từ sau khi sinh ra hoặc sau khi nở từ trứng. B. đột ngột về hình thái, cấu tạo, sinh lý của cơ thể động vật từ trước và sau khi trứng nở. C. đột ngột về cấu tạo, sinh lí của cơ thể động vật từ sau khi sinh ra hoặc sau khi nở từ trứng. Trang 2/4 - Mã đề 113
  3. D. đột ngột về hình thái, cấu tạo, sinh lí của cơ thể động vật từ giai đoạn phôi thai đến sau khi sinh ra. Câu 21: Tập tính nào sau đây được hình thành do sự in vết? A. Gà trở về chuồng khi nghe tiếng kẻng. B. Con vẹt làm theo chỉ dẫn của người để có đồ ăn. C. Học sinh làm bài tập về nhà. D. Vịt con di chuyển theo vật mà lúc mới nở ra nó nhìn thấy. Câu 22: Cho các kiểu cảm ứng của thực vật sau: 1. Hiện tượng cụp lá của cây trinh nữ. 2. Hiện tượng đóng mở lỗ khí. 3. Hiện tượng rễ cây mọc về phía có nguồn phân bón. 4. Hiện tượng cụp lá của cây bắt ruồi. 5. Hiện tượng vươn ra ánh sáng khi chiếu sáng một phía của ngọn cây. Tính hướng động của thực vật là A. 1, 2 và 3. B. 1 và 4. C. 1, 3 và 4. D. 3, 5. Câu 23: Cơ chế chung của ứng động sinh trưởng là A. sự lan truyền của dòng điện sinh học. B. sự thay đổi sức trương của tế bào. C. tốc độ sinh trưởng không đều giữa các phía của bộ phận chịu tác nhân kích thích theo hướng xác định. D. tốc độ sinh trưởng không đều giữa các phía của bộ phận chịu tác nhân kích thích không định hướng. Câu 24: Mối quan hệ giữa sinh trưởng và phát triển là A. hai quá trình mâu thuẫn với nhau, khống chế lẫn nhau.. B. sinh trưởng diễn ra trước, phát triển diễn ra sau.. C. hai quá trình liên tiếp, xen kẽ nhau trong đời sống thực vật. D. phát triển diễn ra trước, sinh trưởng diễn ra sau. Câu 25: Mô phân sinh là nhóm các tế bào A. chưa phân hóa và duy trì được khả năng phân chia nguyên nhiễm. B. chưa phân hóa và duy trì được khả năng phân chia giảm nhiễm. C. đã phân hóa và có khả năng phân chia nguyên nhiễm. D. đã phân hóa và có khả năng phân chia giảm nhiễm. Câu 26: Trong xinap, thụ quan tiếp nhận chất trung gian hóa học nằm ở A. chùy xinap. B. màng trước xinap. C. khe xinap. D. màng sau xinap. Câu 27: Sự phát triển không qua biến thái ở động vật, con non có đặc điểm A. hình thái và cấu tạo khác cơ thể trưởng thành. B. hình thái, cấu tạo, sinh lí giống cơ thể trưởng thành. C. sinh lý và cấu tạo giống cơ thể trưởng thành. D. cấu tạo giống cơ thể trưởng thành. Câu 28: Các kiểu hướng động dương của rễ là A. hướng sáng, hướng hóa. B. hướng sáng, hướng nước. C. hướng nước, hướng hóa. D. hướng đất, hướng sáng. Trang 3/4 - Mã đề 113
  4. II. TỰ LUẬN (4 câu - 17 phút - 3 điểm) Câu 29) (1 điểm) Em hãy phân biệt ứng động nở hoa của cây bồ công anh với ứng động đóng mở của tế bào khí khổng. Câu 30) (1 điểm) Vận dụng kiến thức về sinh trưởng và phát triển ở động vật, em hãy giải thích câu: “Lợn ăn no, lợn nằm, lợn béo. Lợn ăn không no, lợn réo, lợn gầy„ Câu 31) (0,5 điểm) Có một số loài côn trùng phá hại mùa màng có đặc tính thích ánh sáng, em hãy nêu ý tưởng thiết kế bẫy để bắt chúng. Câu 32) (0,5 điểm) Việc kế hoạch hóa gia đình có liên quan gì đến quá trình sinh trưởng và phát triển của cơ thể người? ----------- HẾT ---------- Trang 4/4 - Mã đề 113
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2