intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 2 môn Sinh học lớp 11 năm 2022-2023 - Trường THPT số 2 An Nhơn, Bình Định

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:4

3
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Để đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới, các em có thể tham khảo và tải về "Đề thi giữa học kì 2 môn Sinh học lớp 11 năm 2022-2023 - Trường THPT số 2 An Nhơn, Bình Định" được TaiLieu.VN chia sẻ dưới đây để có thêm tư liệu ôn tập, luyện tập giải đề thi nhanh và chính xác giúp các em tự tin đạt điểm cao trong kì thi này. Chúc các em thi tốt!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 2 môn Sinh học lớp 11 năm 2022-2023 - Trường THPT số 2 An Nhơn, Bình Định

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II BÌNH ĐỊNH NĂM HỌC 2022 - 2023 TRƯỜNG THPT SỐ 2 AN MÔN: SINH 11 NHƠN Thời gian làm bài: 45 phút -------------------- (Đề thi có 03 trang) Số báo Họ và tên:................................................................... Mã đề 104 danh: ....... I. Phần trắc nghiệm (7 điểm): Câu 1. Cấu trúc hệ tuần hoàn hở bao gồm những thành phần nào? A. Tim, động mạch, tĩnh mạch, máu B. Tim, động mạch, mao mạch, tĩnh mạch, hỗn hợp máu – dịch mô C. Tim, động mạch, mao mạch, tĩnh mạch, máu D. Tim, động mạch, tĩnh mạch, hỗn hợp máu – dịch mô Câu 2. Bóng chứa chất trung gian hóa học nằm ở bộ phận nào của xinap? A. Chùy xinap B. Màng trước xinap C. Màng sau xinap D. Khe xinap Câu 3. Trong hệ mạch, huyết áp ở đâu có giá trị nhỏ nhất? A. Tiểu tĩnh mạch B. Mao mạch C. Động mạch chủ D. Tĩnh mạch chủ Câu 4. Cho các đặc điểm sau: (1) diện tích bề mặt lớn (2) mỏng và ẩm ướt (3) có rất nhiều mao mạch và máu có sắc tố hô hấp (4) có sự lưu thông khí Có bao nhiêu đặc điểm của bề mặt trao đổi khí? A. 5 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 5. Có bao nhiêu phát biểu sai khi nói về hoạt động của tim và hệ mạch ở thú? I. Huyết áp giảm dần từ động mạch đến mao mạch sau đó tăng dần lại về tĩnh mạch. II. Trong chu kỳ hoạt động của tim, tâm nhĩ phải co sẽ đẩy máu từ tâm nhĩ vào động mạch chủ để đi nuôi cơ thể. III. Vận tốc máu phụ thuộc chủ yếu vào tiết diện của mạch máu và sự chênh lệch huyết áp giữa 2 đầu đoạn mạch. IV. Máu động mạch phổi thì giàu O2 còn máu tĩnh mạch phổi thì giàu CO2. A. 4 B. 3 C. 1 D. 2 Câu 6. Vai trò của ứng động đối với đời sống thực vật là: A. Giúp cây phản ứng nhanh chóng trước những thay đổi của điều kiện môi trường để tồn tại và phát triển. B. Giúp cây thích nghi đa dạng với những biến đổi của môi trường đảm bảo cho cây tồn tại và phát triển. C. Giúp cây biến đổi đa dạng đối với sự biến đổi của môi trường đảm bảo cho cây tồn tại và phát triển. D. Giúp cây biến đổi quá trình sinh lí - sinh hoá theo nhịp đồng hồ sinh học. Câu 7. Trong các bộ phận dưới đây, có bao nhiêu bộ phận tham gia vào cơ chế duy trì cân bằng nội môi? I. Các thụ thể hoặc cơ quan thụ cảm II. Trung ương thần kinh III. Các cơ quan: gan, thận, tim, mạch máu,… IV. Tuyến nội tiết A. 4 B. 3 C. 2 D. 1 Câu 8. Cung phản xạ diễn ra theo trật tự nào ? A. Thụ thể hoặc cơ quan thụ cảm → Hệ thần kinh hoặc hệ nội tiết → Cơ, tuyến B. Hệ thần kinh → Thụ thể hoặc cơ quan thụ cảm → Cơ, tuyến C. Cơ, tuyến → Thụ thể hoặc cơ quan thụ cảm → Hệ thần kinh hoặc hệ nội tiết D. Thụ thể hoặc cơ quan thụ cảm → Hệ thần kinh → Cơ, tuyến. Câu 9. Trong các động vật sau, loại nào có hệ thần kinh dạng ống? A. Chim, ếch, thằn lằn B. Sứa, san hô, thủy tức Mã đề 104 Trang 3/4
  2. C. Giun đất, bọ ngựa, cánh cam. D. Trùng roi, trùng amip. Câu 10. Trong cấu trúc của hệ thần kinh dạng ống, bộ phận nào thuộc thần kinh ngoại biên? A. Tủy sống và hạch thần kinh B. Tủy sống và dây thần kinh C. Não bộ và tủy sống D. Dây thần kinh và hạch thần kinh Câu 11. Xinap là gì? A. Là diện tiếp xúc giữa 2 tế bào cơ B. Là diện tiếp xúc giữa 2 tế bào thần kinh C. Là diện tiếp xúc giữa tế bào cơ và tế bào tuyến. D. Là diện tiếp xúc của 2 tế bào trong đó có 1 tế bào là thần kinh Câu 12. Đặt hạt đậu mới nảy mầm vị trí nằm ngang, sau thời gian, thân cây cong lên, còn rễ cây cong xuống. Hiện tượng này được gọi là: A. Thân cây có tính hướng đất âm còn rễ cây có tính hướng đất dương. B. Thân cây và rễ cây đều có tính hướng đất dương C. Thân cây và rễ cây đều có tính hướng đất âm D. Thân cây có tính hướng đất dương còn rễ cây có tính hướng đất âm Câu 13. Hướng động là hình thức phản ứng của cơ quan thực vật đối với: A. tác nhân kích thích từ một hướng xác định B. sự thay đổi hàm lượng axit nuclêic C. sự phân giải sắc tố D. tác nhân kích thích không định hướng Câu 14. Những nhận biết về môi trường xung quanh giúp động vật hoang dã nhanh chóng tìm được thức ăn và tránh thú săn mồi là kiểu học tập: A. học khôn B. điều kiện hóa đáp ứng C. điều kiện hóa hành vi D. học ngầm Câu 15. Ứng động là: A. hình thức phản ứng của cây trước tác nhân kích thích lúc có hướng lúc vô hướng B. hình thức phản ứng của cây trước tác nhân kích thích không ổn định C. hình thức phản ứng của cây trước nhiều tác nhân kích thích D. hình thức phản ứng của cây trước tác nhân kích thích không định hướng Câu 16. Điện thế hoạt động biến đổi lần lượt qua các giai đoạn: A. Đảo cực → Tái phân cực → Mất phân cực B. Mất phân cực → Đảo cực → Tái phân cực C. Đảo cực → Mất phân cực → Tái phân cực D. Mất phân cực → Tái phân cực → Đảo cực Câu 17. Cho các động vật sau, động vật nào có hệ thần kinh phát triển hơn so với các động vật còn lại? A. Giun đất B. Côn trùng C. Thủy tức D. Cá Câu 18. Ứng động sinh trưởng là gì? A. Là sự vận động cảm ứng do sự khác nhau về tốc độ sinh trưởng của các tế bào tại hai phía đối diện nhau của các cơ quan (lá, cánh hoa,…). B. Là sự thay đổi trạng thái sinh lí - sinh hoá của cây khi có kích thích. C. Là sự vận động khi có tác nhân kích thích. D. Là hình thức phản ứng của cây trước các tác nhân kích thích không định hướng. Câu 19. Các hiện tượng nào sau đây thuộc dạng ứng động không sinh trưởng? A. Lá cây họ Đậu xoè ra và khép lại theo chu kỳ ngày đêm, khí khổng đóng mở. B. Lá cây trinh nữ khép lại khi có va chạm cơ học, khí khổng đóng mở. C. Hoa mười giờ nở vào buổi sáng, khí khổng đóng mở. D. Hoa mười giờ nở vào buổi sáng, lá cây trinh nữ khép lại khi có va chạm cơ học. Câu 20. Thế nào là hướng tiếp xúc? A. Là sự sinh trưởng của thân (cành) về phía ánh sáng. B. Là sự sinh trưởng của cây thân leo quấn quanh giá thể khi tiếp xúc giá thể. C. Là sự vươn cao tranh ánh sáng với cây xung quanh. D. Là sự sinh trưởng quấn quanh của các cây thân leo khi chúng tiếp xúc với nhau. Mã đề 104 Trang 3/4
  3. Câu 21. “Vỗ tay, cá ngoi lên mặt nước” là kết quả của hình thức học tập gì ở động vật? A. Điều kiện hóa hành động B. Quen nhờn C. Học khôn D. Điều kiện hóa đáp ứng Câu 22. Cho các loài sinh vật sau: (1)tôm, (2)cua, (3)châu chấu, (4)trai, (5)giun đất, (6)ốc. Những loài nào hô hấp bằng mang ? A. (3), (4), (5) và (6) B. (1), (2), (3) và (5) C. (1), (2), (4) và (6) D. (2), (4), (5) và (6) Câu 23. Trong vòng tuần hoàn lớn của thú, mao mạch nằm ở vị trí nào? A. Giữa tiểu động mạch với tĩnh mạch chủ B. Giữa động mạch chủ và tĩnh mạch chủ C. Giữa động mạch chủ và tiểu tĩnh mạch D. Giữa tiểu động mạch và tiểu tĩnh mạch Câu 24. Trong mỗi đàn voi bao giờ cũng có con đầu đàn. Đây là nội dung thể hiện cho tập tính nào? A. Tập tính bảo vệ lãnh thổ B. Tập tính xã hội C. Tập tính kiếm ăn D. Tập tính sinh sản Câu 25. Khi nói về xinap, phát biểu nào sau đây là đúng? A. Hai chất trung gian hóa học phổ biến nhất ở thú và đopamin và axetincolin. B. Quá trình truyền tin qua xinap có thể diễn ra theo hai chiều. C. Truyền tin qua xinap hóa học có thể không cần đến chất trung gian hóa học. D. Tốc độ truyền tin qua xinap hóa học chậm hơn so với tốc độ lan truyền xung thần kinh trên sợi thần kinh không có bao mielin. Câu 26. Trong cơ chế điều hòa đường huyết, hoocmon được tuyến tụy tiết ra có vai trò làm giảm hàm lượng đường trong máu có tên là gì? A. Glicogen B. Glucago C. Glucose D. Insulin Câu 27. Những tập tính nào là những tập tính bẩm sinh? A. Người thấy đèn đỏ thì dừng lại, chuột nghe mèo kêu thì chạy. B. Ve kêu vào mùa hè, ếch đực kêu vào mùa sinh sản. C. Người thấy đèn đỏ thì dừng lại, ếch đực kêu vào mùa sinh sản. D. Ve kêu vào mùa hè, khỉ bắt ghế lấy thức ăn trên cao. Câu 28. Côn trùng hô hấp qua: A. phổi B. hệ thống túi khí C. hệ thống ống khí D. mang II. Phần tự luận (3 điểm): Câu 1 (1 điểm): Phân biệt hệ tuần hoàn hở và hệ tuần hoàn kín theo những tiêu chí sau: Tiêu chí Hệ tuần hoàn hở Hệ tuần hoàn kín Đại diện Câu tạo hệ mạch Đường đi của máu trong hệ tuần hoàn Áp lực, vận tốc máu chảy Câu 2 (1đ): Hoàn thành nội dung của các hình thức học tập sau ở động vật: Hình thức học tập Nội dung Quen nhờn Điều kiện hóa hành động Điều kiện hóa đáp ứng Học khôn Học ngầm Câu 3 (0,5 điểm): Tim có khả năng tự động co bóp nhịp nhàng theo chu kỳ là nhờ vào tổ chức nào trong tim? Nêu cơ chế hoạt động của tổ chức đó. Câu 4 (0,5 điểm): Vì sao quá trình truyền tin qua xinap chỉ diễn ra theo một chiều từ màng trước ra màng sau và không có chiều ngược lại? Mã đề 104 Trang 3/4
  4. ------ HẾT ------ Mã đề 104 Trang 3/4
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2