intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 1 môn Lịch sử lớp 12 năm 2020-2021 - Trường THPT Trần Phú

Chia sẻ: Yunmengshuangjie Yunmengshuangjie | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

34
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề thi học kì 1 môn Lịch sử 12 năm 2020-2021 - Trường THPT Trần Phú là tư liệu tham khảo hữu ích dành cho các bạn học sinh lớp 12 nhằm giúp bạn chuẩn bị thật tốt cho kì kiểm tra giữa học kì sắp diễn ra. Cùng tham khảo, luyện tập với đề thi để nâng cao khả năng giải bài tập toán nhanh và chính xác nhé! Chúc các bạn kiểm tra đạt kết quả cao!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn Lịch sử lớp 12 năm 2020-2021 - Trường THPT Trần Phú

  1. TRƯỜNG THPT TRẦN PHÚ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I, NĂM HỌC 2020-2021 TỔ SỬ-ĐỊA Môn: LỊCH SỬ - LỚP 12 Thời gian làm bài: 45 phút (không kể thời gian phát đề) ĐỀ 001 Câu 1. Tiêu diệt một bộ phận quan trọng sinh lực địch, khai thông biên giới Việt-Trung, củng cố và mở rộng căn cứ Việt-Bắc là mục tiêu trong chiến dịch nào? A. Việt Bắc thu-đông năm 1947. B. Biên giới thu-đông năm 1950. C. chiến dich Điện Biên Phủ năm 1954. D. chiến lược Đông-Xuân năm 1953-1954. Câu 2. Nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam được xác định trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng ta là gì? A. Đánh đổ đế quốc Pháp, bọn phong kiến và tư sản phản cách mạng, làm cho nước Việt Nam độc lập tự do... B. Thực hiện cách mạng ruộng đất cho triệt để, giải phóng giai cấp. C. Đánh đổ địa chủ phong kiến, làm cách mạng thổ địa sau đó làm cách mạng dân tộc. D. Đánh đuổi thực dân pháp, đánh đổ ngôi vua, thiết lập dân quyền. Câu 3. Sự kiện đánh dấu giai cấp công nhân đi vào đấu tranh tự giác là A. bãi công của thợ máy xưởng Ba Son tại cảng Sài Gòn (8-1925). B. thành lập Công hội (bí mật) ở Sài Gòn-Chợ Lớn. C. bãi công của thợ máy xưởng Ba Son tại cảng Sài Gòn (8-1925) và thành lập Công hội (bí mật) ở Sài Gòn- Chợ Lớn. D. tiếng bom của Phạm Hồng Thái và phong trào đấu tranh đòi thả Phan Bội Châu. Câu 4. Ý nghĩa lịch sử lớn nhất của cuộc tiến công chiến lược trong Đông-Xuân 1953-1954 của quân ta là gì? A. Phân tán lực lượng địch. Kế hoạch Na-Va bị phá sản hoàn toàn. B. Buộc Pháp phải kí Hiệp định Giơ-ne-vơ. Kết thúc chiến tranh. C. Ta giải phóng được vùng đất rộng lớn. Khai thông biên giới Việt-Lào. D. Phân tán lực lượng địch. Kế hoạch Na-Va bước đầu bị phá sản. Câu 5. Niên đại nào có quan hệ trực tiếp với đoạn văn “Pháp chạy Nhật đầu hàng, Vua Bảo Đại thoái vị. Nhân dân ta đã đánh đổ các xiềng xích thực dân gần 100 năm nay để xây dựng nước Việt Nam độc lập. Dân ta đánh đổ chế độ quân chủ mấy mươi thế kỉ mà lập nên chế độ dân chủ cộng hòa”? A. 19-8-1945. B. 2-9-1945. C. 23-8-1945. D. 30-8-1945. Câu 6. Luận cương chính trị (10-1930) của Đảng Cộng sản Đông Dương xác định lãnh đạo cách mạng là giai cấp? A. Công nhân và nông dân. B. Tư sản dân tộc và tiểu tư sản trí thức. C. Công nhân, nông dân và tiểu tư sản. D. Công nhân, nông dân và tư sản. Câu 7. Tác phẩm đã trang bị lí luận cách mạng giải phóng dân tộc cho cán bộ của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên là A. tác phẩm Đường Kách mệnh và Bản án chế độ thực dân Pháp. B. báo Thanh niên và Bản án chế độ thực dân Pháp. C. báo Thanh niên và tác phẩm Đường Kách mệnh. D. bản án chế độ thực dân Pháp và báo Người cùng khổ. Câu 8. Mục tiêu của chiến dịch Điện Biên Phủ là gì? A. Tiêu diệt lực lượng địch, giải phóng Tây Bắc, kết thúc chiến tranh. B. Tiêu diệt lực lượng địch, giải phóng Tây Bắc, buộc Pháp phải thay đổi chiến lược. C. Tiêu diệt lực lượng địch, giải phóng Tây Bắc, khai thông biên giới Việt Lào. D. Tiêu diệt lực lượng địch, giải phóng Tây Bắc, tạo điều kiện giải phóng Bắc Lào. Câu 9. Sự kiện khách quan thuận lợi để Cách mạng tháng Tám năm 1945 giành được thắng lợi nhanh chóng, ít đổ máu là A. Nhật đảo chính Pháp, làm cho cách mạng Việt Nam còn lại một kẻ thù. 1
  2. B. Mĩ thả hai quả bom nguyên tử xuống nước Nhật. C. Hồng quân Liên Xô tổng công kích quân Quan Đông của Nhật. D. quân Nhật ở Đông dương rệu rã. Chính phủ Trần Trọng Kim hoang mang. Câu 10. Kết quả lớn nhất ta giành được trong chiến dịch Biên giới thu-đông năm 1950 là gì? A. Tiêu diệt và bắt 8.300 tên đich, thu trên 3.000 tấn vũ khí và phương tiện chiến tranh. B. Quân ta giành thế chủ động trên chiến trường chính (Bắc Bộ). C. Kế hoạch Na Va bước đầu bị phá sản, tạo điều kiện thuận lợi ta mở chiến dịch Điện Biên Phủ. D. Giải phóng giải biên giới Việt-Trung với chiều dài 750 km từ Cao Bằng đến đình lập. Câu 11. Hội nghị Ban Chấp hành Đảng Cộng sản Đông Dương (7-1936) xác định nhiệm vụ trực tiếp và trước mắt của cách mạng Việt Nam là gì? A. Chống thực dân Pháp và phong kiến, chống chiến tranh... B. Chống thực dân Pháp và phát xít Nhật, chống chiến tranh... C. Chống phát xít và chống phong kiến, chống chiến tranh... D. Chống chế độ phản động thuộc địa, chống phát xít, chống chiến tranh... Câu 12. Để giải quyết cơ bản vấn đề tài chính, Chính phủ Việt Nam Dân chủ cộng hòa đã thực biện pháp gì? A. Phát động phong trào “Tuần lễ vàng”. B. Quốc hội quyết định cho lưu hành tiền Việt Nam trong cả nước. C. Vận động xây dựng “Quỹ độc lập”. D. Chính phủ tiếp tục cho lưu hành tiền Đông Dương của Pháp. Câu 13. Mục đích cuộc chiến đấu của quân dân ta trong giai đoạn mở đầu cuộc kháng chiến toàn quốc (cuối 1946 đầu 1947) là gì? A. Giam chân địch một thời gian dài trong thành phố. Buộc Pháp kí hiệp định đình chiến. B. Giam chân địch một thời gian dài trong thành phố. Đánh đuổi quân Pháp ra khỏi Hà Nội. C. Giam chân địch. Buộc Pháp phải kí hiệp ước lập lại hòa bình ở Việt Nam. D. Giam chân địch một thời gian dài trong thành phố, tiêu diệt một bộ phận sinh lực địch. Câu 14. Công lao đầu tiên to lớn nhất của Nguyễn Ái Quốc từ năm 1911-1925 đối với cách mạng Việt Nam gì? A. Thành lập Hội Việt Nam cách mạng thanh niên. B. Khởi thảo Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam. C. Hợp nhất ba tổ chức cộng sản thành Đảng Cộng sản Vệt Nam. D. Từ chủ nghĩa yêu nước đến với chủ nghĩa Mac-Lê-nin, tìm ra con đường cứu nước đúng đắn. Câu 15. Lý do cơ bản nhất để Đảng ta chủ trương hòa hoãn, nhân nhượng cho Trung Hoa Dân quốc một số quyền lợi về kinh tế và chính trị là gì? A. Hạn chế việc Pháp và quân Trung Hoa Dân quốc cấu kết với nhau. B. Ta chưa đủ sức đánh hai vạn quân Trung Hoa Dân quốc. C. Tránh tình trạng một lúc phải đối phó với nhiều kẻ thù. D. Tập trung lực lượng kháng chiến chống Pháp ở Nam Bộ. Câu 16. Hãy sắp xếp các sự kiện trên theo đúng trình tự thời gian. 1. Chủ tịch Hồ Chí Minh kí Hiệp định Sơ bộ với đại diện Chính phủ Pháp. 2. Cuộc kháng chiến toàn quốc bùng nổ. 3. Tổng tuyển cử bầu Quốc hội đầu tiên trong cả nước. 4. Chủ tịch Hồ Chí Minh kí Tạm ước với đại diện Chính phủ Pháp. A. 1, 4, 3, 2. B. 3, 4, 1, 2. C. 3, 1, 4, 2. D. 3, 2, 4, 1. Câu 17. Chiến dịch nào dưới đây là chiến dịch chủ động tiến công lớn đầu tiên của bộ đội chủ lực Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954)? A. Biên giới thu-đông năm 1950. B. Việt Bắc thu-đông năm 1947. C. Chiến lược Đông-Xuân năm 1953-1954. D. Điện Biên Phủ năm 1954. Câu 18. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là sự kết hợp của A. chủ nghĩa Mác-Lê-nin với phong trào công nhân và phong trào tư sản ở Việt Nam. B. chủ nghĩa Mác-Lê-nin với phong trào công nhân và tư tưởng Hồ Chí Minh. 2
  3. C. chủ nghĩa Mác-Lê-nin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước ở Việt Nam. D. chủ nghĩa Mác-Lê-nin với phong trào công nhân, phong trào cách mạng thế giới. Câu 19. Hành động nghiêm trọng trắng trợn nhất thể hiện thực dân Pháp đã bội ước và tiến công ta năm 1946 là gì? A. Gửi tối hậu thư đòi chính phủ ta hạ vũ khí đầu hàng. B. Ở Hà Nội Pháp liên tiếp gây ra những cuộc xung đột ở phố Hàng Bún, phố Yên Ninh... C. Ở Bắc Bộ thực dân Pháp đánh chiếm Hải Phòng, Lạng Sơn. D. Ở Nam Bộ và Nam Trung Bộ Pháp tập trung quân tiến công các cơ sở cách mạng. Câu 20. Khó khăn lớn nhất đặt chính quyền cách mạng nước ta sau ngày 2-9-1945 vào tình thế “ngàn cân treo sợi tóc” là gì? A. Nạn đói, nạn dốt đang đe dọa nghiêm trọng. B. Âm mưu của quân Trung Hoa Dân quốc và thực dân Pháp. C. Các tổ chức phản cách mạng trong nước ngóc dậy chống phá cách mạng. D. Ngân quỹ nhà nước trống rỗng. Câu 21. Sau sự kiện lịch sử ngày 9-3-1945, khẩu hiệu nào được đưa vào trong cuộc khởi nghĩa Cách mạng tháng Tám 1945? A. “Đánh đuổi Pháp-Nhật”. B. “Đánh đuổi phát xít Nhật”. C. “Đánh đuổi phát xít Nhật, lập Chính phủ Dân chủ Cộng hòa”. D. “Nhật-Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”. Câu 22. Kết quả lớn nhất của quân và dân ta đạt được trong chiến dịch Việt Bắc thu- đông năm 1947 là gì? A. Loại khỏi vòng chiến đấu 6000 tên địch, bắn rơi 16 máy bay, bắn chìm 11 tàu chiến, ca nô. B. Bộ đội chủ lực của ta trưởng thành lên trong chiến đấu. Buộc Pháp phải chuyển sang đánh lâu dài với ta. C. Căn cứ địa Việt Bắc được mở rộng. Buộc Pháp phải chuyển sang đánh lâu dài với ta. D. Làm thất bại âm mưu “đánh nhanh thắng nhanh”. Buộc Pháp phải chuyển sang đánh lâu dài với ta. Câu 23. “…Chúng ta muốn hòa bình, chúng ta phải nhân nhượng. Nhưng chúng ta càng nhân nhượng, thực dân pháp càng lấn tới, vì chúng muốn cướp nước ta một lần nữa!” được ghi trong văn kiện nào? A. Tuyên ngôn Độc lập. B. Chỉ thi Toàn dân kháng chiến. C. Tác phẩm Kháng chiến nhất định thắng lợi. D. Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến. Câu 24. Điều khoản nào trong Hiệp định Sơ bộ (6-3-1946) thể hiện quyền dân tộc cơ bản của nhân dân ta? A. Pháp công nhận ta có chính phủ, nghị viện, quân đội và tài chính riêng... B. Hai bên ngừng mọi xung đột ở phía Nam và giữ nguyên quân đội của mình tại vị trí cũ... C. Pháp công nhận nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là quốc gia tự do có chính phủ... D. Chính phủ ta thỏa thuận cho 15000 quân Pháp ra Bắc thay quân Trung Hoa Dân quốc làm nhiệm vụ giải giáp quân Nhật… Câu 25. Thắng lợi của nhân dân ta trong cuộc kháng chiến chống Pháp (1945-1954) có ý nghĩa quốc tế sâu sắc là vì A. góp phần làm tan rã hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa thực dân, cổ vũ mạnh mẽ phong trào GPDT ở Á, Phi, Mĩ latinh. B. tạo điều kiện thuận lợi cho cách mạng Lào, Campuchia và Đông Bắc Á phát triển và giành thắng lợi. C. góp phần làm tan rã hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa thực dân, cổ vũ mạnh mẽ phong trào GPDT ở khu vực Mĩ latinh. D. góp phần làm tan rã hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa thực dân, cổ vũ mạnh mẽ phong trào GPDT ở châu Phi. Câu 26. Vai trò của Nguyễn Ái Quốc tại Hội nghị hợp nhất ba tổ chức cộng sản từ ngày 6-1-1930 tại Cửu Long (Hương Cảng Trung Quốc) là gì? A. Truyền bá chủ nghĩa Mác-Lê-nin vào Việt Nam. B. Thống nhất các tổ chức cộng sản thành một đảng duy nhất. C. Đổi tên Đảng Cộng sản Việt Nam thành Đảng Cộng sản Đông Dương. D. Soạn thảo Luận cương chính trị đầu tiên để Hội nghị thông qua. Câu 27. Nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Việt Nam đề ra trong Luận cương chính trị tháng 10-1930 là gì? 3
  4. A. Đánh đổ tư sản phản cách mạng và đế quốc. B. Đánh đổ phong kiến và tư sản phản cách mạng. C. Đánh đổ phong kiến và đánh đổ đế quốc. D. Đánh đổ đế quốc, phong kiến và tư sản phản cách mạng. Câu 28. Nguyên nhân cơ bản, chủ yếu quyết định sự thắng lợi của Cách mạng tháng Tám 1945 là gì? A. Có sự lảnh đạo tài tình của Đảng đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh. B. Dân tôc Việt Nam vốn có truyền thống yêu nước, đã đấu tranh kiên cường bấc khuất. C. Có khối liên minh công nông vững chắt, tập hợp được mọi lực lượng yêu nước trong mặt trân thống nhất. D. Có hoàn cảnh thuận lợi của Chiến tranh thế giới thứ hai Đồng minh đánh bại phát xít. Câu 29. Nội dung nào không có trong Hiệp định Sơ bộ 6-3-1946? A. Hai bên ngừng mọi cuộc xung đột ở phía Nam và giữ nguyên quân đội của mình tại vị trí cũ... B. Chính phủ Pháp công nhận nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là một quốc gia độc lập, chính phủ riêng... C. Chính phủ Pháp công nhận nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là một quốc gia tự do, có chính phủ riêng... D. Chính phủ Pháp công nhận nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là thành viên của Liên bang Đông Dương, nằm trong khối liên hiệp Pháp. Câu 30. Giai cấp nào mới ra đời do hệ quả của việc khai thác thuộc địa sau Chiến tranh thế giới thứ nhất của Pháp ở Việt Nam? A. Công nhân, nông dân, tư sản dân tộc. B. Công nhân, tư sản dân tộc, địa chủ phong kiến. C. Công nhân, tư sản dân tộc, tiểu tư sản. D. Công nhân, tư sản dân tộc, tiểu tư sản, nông dân, địa chủ phong kiến. Câu 31. Vì sao Hội nghị Trung ương Đảng lần 8 (5-1941) có tầm quan trọng đặc biệt đối với Cách mạng tháng Tám 1945? A. Hoàn chỉnh chủ trương đã đề ra từ Hội nghị Trung ương Đảng tháng 11-1939. B. Củng cố được khối đoàn kết dân tộc. Thành lập Mặt trận Việt Minh. C. Giải quyết được vấn đề ruộng đất cho nông dân. D. Chủ trương giương cao ngọn cờ giải phóng dân tộc. Câu 32. Cơ sở pháp lí về quyền tự do, độc lập của dân tộc Việt Nam được thể hiện trong Tuyên ngôn Độc lập thể hiện nội dung nào? A. Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật trở thành một nước tự do, độc lập. B. Dân ta đánh đổ chế độ quân chủ mấy mươi thế kỉ và lập nên chế độ dân chủ cộng hòa. C. Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo Đại thoái vị. Dân ta đánh đổ xiềng xích thực dân... D. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tinh thần và lực lượng , tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy. Câu 33. Quyền làm chủ của nhân dân ta được thể hiện sớm nhất qua sự kiện nào? A. Tham gia thảo luận Hiến pháp mới (1946). B. Tham dự lễ mít tinh nghe Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn đôc lập. C. Tham gia bầu cử Quốc hội (1-6-1946). D. Tham dự phiên hợp đầu tiên của Quốc hội (2-3-1946). Câu 34. Nguyên nhân thắng lợi nào sau đây in đậm dấu ấn vai trò lãnh đạo của Đảng trong cuộc kháng chiến chống Pháp (1945-1954)? A. Toàn dân, toàn quân ta đoàn kết một lòng. B. Có hệ thống chính quyền dân chủ nhân dân trong cả nước. C. Đường lối kháng chiến, đúng đắn, sáng tạo. D. Mặt trận thống nhất được củng cố và mở rộng. Câu 35. “Chúng ta thà hi sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ...” được ghi trong văn kiện nào? A. Tác phẩm “Kháng chiến nhất định thắng lợi” (9-1947). B. Tuyên ngôn Độc lập của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (1945). C. Chỉ thị “Nhật-Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta” (1945). D. Lời kêu gọi Toàn quốc kháng chiến (1946). 4
  5. Câu 36. Tư tưởng cốt lõi trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam là gì? A. Đoàn kết với cách mạng thế giới. B. Độc lập và tự do. C. Ruộng đất cho dân cày. D. Tự do và dân chủ. Câu 37. Việc làm nào sau đây thể hiện rõ tinh thần yêu nước của nhân dân ta trong tình hình đất nước “ngàn cân treo sợi tọc”? A. Lập “Hũ gạo cứu đói”, tổ chức “Ngày đồng Tâm”. B. Tham gia xóa nạn mù chữ. C. “Quĩ độc lâp” và “Tuần lễ vàng”. D. Đi bầu cử Quốc hội đầu tiên. Câu 38. Sự kiện nào đánh dấu Nguyễn Ái Quốc bước đầu tìm thấy con đường cứu nước đúng đắn? A. Tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp (12-1920). B. Đọc sơ thảo luận cương của Lê-nin về vấn đề dân tộc và thuộc địa (7-1920). C. Gửi bản yêu sách của nhân dân An Nam đến Hội nghị Vec-xai. D. Tham dự Đại hội đai biểu toàn quốc lần thứ XVIII của Đảng Xã hội Pháp (12-1920). Câu 39. Từ sau ngày 2-9-1945 đến trước ngày 19-12-1946, kẻ thù nào nguy hiểm nhất của nhân dân ta? A. Quân Trung Hoa Dân quốc. B. Phát xít Nhật. C. Quân đội Anh. D. Thực dân Pháp. Câu 40. Khi thực dân Pháp mở cuộc tiến công lên Việt Bắc năm 1947, Trung ương Đảng ra chỉ thị nào? A. Phải phá tan cuộc tiến công mùa đông của giặc Pháp. B. Nhanh chóng triển khai lực lượng tiêu diệt sinh lực địch. C. Chủ động giữ thế phòng ngự chiến lược trên chiến trường. D. Phải chủ động đón đánh địch ở mọi nơi chúng xuất hiện. HẾT Họ và tên thí sinh…………………………………………………Số báo danh………………………………….. Họ tên và chữ ký giám thị 1 ………………………………………Giám thị 2…………………………………… 5
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2