intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 1 môn Sinh học lớp 12 năm 2024-2025 - Trường THPT Ngô Gia Tự, Đắk Lắk

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:4

1
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

“Đề thi học kì 1 môn Sinh học lớp 12 năm 2024-2025 - Trường THPT Ngô Gia Tự, Đắk Lắk” được chia sẻ nhằm giúp các bạn học sinh ôn tập, làm quen với cấu trúc đề thi và các dạng bài tập có khả năng ra trong bài thi sắp tới. Cùng tham khảo và tải về đề thi này để ôn tập chuẩn bị cho kì thi sắp diễn ra nhé! Chúc các bạn thi tốt!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn Sinh học lớp 12 năm 2024-2025 - Trường THPT Ngô Gia Tự, Đắk Lắk

  1. SỞ GD&ĐT ĐẮK LẮK KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ 1 TRƯỜNG THPT NGÔ GIA TỰ NĂM HỌC 2024 - 2025 MÔN: SINH HỌC – Khối lớp 12 Thời gian làm bài : 45 phút (Đề có 04 trang) (không kể thời gian phát đề) Họ và tên học sinh :..................................................... Số báo danh : ................... Mã đề 680 HÃY CHỌN CÂU TRẢ LỜI ĐÚNG NHẤT VÀ TÔ VÀO PHIẾU TRẢ LỜI TRẮC NGHIỆM PHẦN 1: TRẮC NGHIỆM NHIỀU LỰA CHỌN (4,5 ĐIỂM) Câu 1. Một đột biến điểm ở một gene nằm trong ti thể gây nên chứng động kinh ở người. Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về đặc điểm di truyền của bệnh trên? A. Nếu mẹ bị bệnh, bố không bị bệnh thì các con của họ đều có thể bị bệnh. B. Nếu mẹ bình thường, bố bị bệnh thì tất cả các con gái của họ đều bị bệnh. C. Bệnh này chỉ gặp ở nữ giới mà không gặp ở nam giới. D. Nếu mẹ bình thường, bố bị bệnh thì tất cả các con trai của họ đều bị bệnh. Câu 2. Di truyền y học là ngành khoa học vận dụng những hiểu biết về Di truyền học người vào y học A. chỉ để phòng ngừa, hạn chế các bệnh, tật di truyền B. để điều trị trong 1 số trường hợp bệnh lí C. giúp cho việc giải thích, chẩn đoán, phòng ngừa, hạn chế các bệnh tật di truyền và điều trị trong 1 số trường hợp bệnh lí. D. để giải thích, chẩn đoán các tật, bệnh di truyền Câu 3. Hình dưới đây thể hiện đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể dạng nào? A. Chuyển đoạn. B. Đảo đoạn. C. Mất đoạn. D. Lặp đoạn. Câu 4. Hợp tử được hình thành trong trường hợp nào sau đây có thể phát triển thành thể tam bội? A. Giao tử (2n) kết hợp với giao tử (2n). B. Giao tử (n) kết hợp với giao tử (n - 1). C. Giao tử (n) kết hợp với giao tử (n + 1). D. Giao tử (n) kết hợp với giao tử (2n). Câu 5. : Phương pháp nào sau đây được sử dụng để chữa trị bệnh di truyển ở người? A. Chọc dò dịch ối B. Dùng vacxin C. Dùng thuốc kháng sinh D. Liệu pháp gen Câu 6. Điểm nào sau đây không thuộc định luật Hacđi-Vanbec? A. Phản ánh trạng thái động của quần thể, thể hiện tác dụng của chọn lọc và giải thích cơ sở của tiến hoá. B. Từ tỉ lệ các loại kiểu hình có thể suy ra tỉ lệ các loại kiểu gen và tần số tương đối của các alen. C. Phản ánh trạng thái cân bằng di truyền trong quần thể, giải thích vì sao trong thiên nhiên có những quần thể đã duy trì ổn định qua thời gian dài. D. Từ tần số tương đối của các alen đã biết có thể dự đoán được tỉ lệ các loại kiểu gen và kiểu hình trong quần thể. Câu 7. Đối tượng được Morgan sử dụng nghiên cứu để phát hiện các quy luật di truyền liên kết gen, hoán vị gen là? A. Ruồi giấm. B. Bí ngô. C. Đậu Hà lan. D. Hoa loa kèn. 1/4 - Mã đề 680
  2. Câu 8. Hình dưới mô tả bộ NST lưỡng bội (2n) bình thường sau khi bị đột biến số lượng NST tạo thành thể đột biến (a), thể đột biến (a) là ? A. thể khuyết nhiễm. B. thể một nhiễm. C. thể bốn nhiễm. D. thể ba nhiễm. Câu 9. Các cây hoa cẩm tú cầu mặc dù có cùng một kiểu gene nhưng màu hoa có thể biểu hiện ở các dạng trung gian khác nhau giữa tím và đỏ tuỳ thuộc vào yếu tố nào sau đây? A. Cường độ ánh sáng. B. Độ pH của đất. C. Mật độ cây. D. Nhiệt độ môi trường. Câu 10. Trong thực tiễn sản suất, vì sao các nhà khuyến nông khuyên “không nên trồng một giống lúa duy nhất trên diện rộng”? A. Vì qua nhiều vụ canh tác giống có thể bị thoái hoá, nên không còn đồng nhất về kiểu gen làm năng suất bị sụt giảm. B. Vì khi điều kiện thời tiết không thuận lợi có thể bị mất trắng, do giống có cùng một kiểu gen nên có mức phản ứng giống nhau. C. Vì khi điều kiện thời tiết không thuận lợi giống có thể bị thoái hoá, nên không còn đồng nhất về kiểu gen làm năng suất bị giảm. D. Vì qua nhiều vụ canh tác, đất không còn đủ chất dinh dưỡng cung cấp cho cây trồng, từ đó làm năng suất bị sụt giảm. Câu 11. Quần thể sinh vật có thành phần kiểu gen nào sau đây đang ở trạng thái cân bằng di truyền? A. 0,42AA : 0,09Aa : 0,49aa B. 0,5AA : 0,1Aa : 0,4aa. C. 0,5AA : 0,25Aa : 0,25aa. D. 0,36 AA : 0,48Aa : 0,16aa Câu 12. Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về tần số hoán vị gene? A. Tần số hoán vị gene không vượt quá 50%. B. Tần số hoán vị gene lớn hơn 50%. C. Các gene nằm càng gần nhau trên một nhiễm sắc thể thì tần số hoán vị gene càng cao. D. Tần số hoán vị gene luôn bằng 50%. Câu 13. Cặp NST giới tính XX – XY tồn tại đối với những loài sinh vật dưới đây? A. Sư tử, hổ, gà, khỉ, thằn lằn. B. Chim bồ câu, đại bàng, cáo, báo hoa, ong. C. Con người, tinh tinh, đười ươi, ruồi giấm, thỏ. D. Chuột, ruồi giấm, rắn, châu chấu, chó sói. Câu 14. Một sinh vật có bộ nhiễm sắc thể của ngô là 2n = 20 tương ứng với số nhóm liên kết là? A. 9. B. 20. C. 1. D. 10. Câu 15. Khi nói về mức phản ứng, phát biểu nào sau đây không đúng? A. Ở kiểu gene thuần chủng, các gene đều có mức phản ứng giống nhau. B. Các kiểu gene khác nhau có mức phản ứng khác nhau. C. Các tính trạng số lượng thường có mức phản ứng rộng. D. Các tính trạng chất lượng thường có mức phản ứng hẹp. 2/4 - Mã đề 680
  3. PHẦN 2: TRẮC NGHIỆM ĐÚNG SAI (4 điểm) Câu 1. Trong số các nhận định dưới đây về liên kết gen; hoán vị gen: nhận định nào đúng, nhận định nào sai? a. Liên kết gen làm hạn chế xuất hiện các biến dị tổ hợp b. Hoán vị gen xẩy ra là do sự tiếp hợp và trao đổi chéo giữa 2 trong số 4 cromatit khác nguồn của cặp NST tương đồng. c. Hoán vị gen là do các gen nằm trên các cặp NST tương đồng khác nhau, còn liên kết gen là do các gen nằm trên cùng 1 NST tương đồng. d. Một cơ thể có kiểu gen AB/ab giảm phân bình thường, biết tần số hoán vị gen là 40%, thì tỷ lệ giao tử Ab là 30%. Câu 2. Ở một loài thực vật (2n = 10), xét 6 gen được kí hiệu là L, M, K, P, Q. Biết các gen nằm trên các cặp nhiễm sắc thể tương đồng khác nhau. Trong loài đã xuất hiện 4 dạng thể đột biến số lượng nhiễm sắc thể được kí hiệu từ I đến IV. Nghiên cứu số lượng bản sao của các gen ở thể lưỡng bội và ở các thể đột biến, kết quả thu được bản sau Dạng Gene L Gene M Gene K Gene P Gene Q Lưỡng bội A 2 2 2 2 2 Lưỡng bội B 2 2 2 2 2 Thể đột biến I 3 3 3 3 3 Thể đột biến II 2 3 2 2 2 Thể đột biến III 2 2 2 1 2 Thể đột biến IV 4 4 4 4 4 Theo lí thuyết, phát biểu nào sau đây đúng, phát biểu nào sai? a. Tên gọi các thể đột biến I, II, III, IV lần lượng là thể tam bội, thể ba nhiễm, thể một nhiễm và thể tứ bội. b. Trong các dạng đột biến trên chỉ có thể đột biến IV có khả năng sinh sản hữu tính bình thường. c. Nếu đây là những biến đổi thuộc giống cây lấy lá thì trong sản xuất, nên chọn thể đột biến II và IV để làm giống. d. Cơ chế hình thành thể đột biến II là do giao tử có bộ NST (n) kết hợp với giao tử có bộ NST (2n). Câu 3. Luật Hôn nhân và Gia đình có quy định không cho phép kết hôn giữa những người có cùng dòng máu trực hệ, có quan hệ họ hàng trong phạm vi ba đời. Trong các nhận định dưới đây nhận định ào đúng, nhận định nào sai? a. Luật Hôn nhân và Gia đình có quy định không cho phép kết hôn giữa những người có cùng dòng máu trực hệ, có quan hệ họ hàng trong phạm vi ba đời vì những người này có kiểu gene gần giống nhau, do đó khi kết hôn sẽ làm tăng tỉ lệ kiểu gene đồng hợp lặn ở đời con, gây nên các bệnh, tật di truyền làm giảm sức sống. b. Kết hôn giữa những người có cùng dòng máu trực hệ, có quan hệ họ hàng trong phạm vi ba đời làm tăng tỉ lệ kiểu gene dị hợp gây nên các bệnh, tật di truyền làm giảm sức sống đời con nên Luật Hôn nhân và Gia định cấm không cho những người trong trường hợp này kết hôn với nhau. c. Cứ kết hôn gần trong vòng 3 đời sau đó nên đến cơ sở tư vấn di truyền trước khi kết hôn và thực hiện sàng lọc trước sinh để tránh sinh con mang các bệnh tật di truyền. d. Kết hôn gần trong vòng 3 đời không ảnh hưởng gì về mặt di truyền và không vi phạm về mặt đạo đức. Câu 4. Ở hoa anh thảo (Primula sinensis), allele A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với allele a quy định hoa trắng. Các nhà khoa học đã tiến hành thí nghiệm: 3/4 - Mã đề 680
  4. - Thí nghiệm 1: Đem cây có kiểu gene AA trồng ở môi trường có nhiệt độ 20°C thì ra hoa đỏ, khi trồng ở môi trường có nhiệt độ 35°C thì ra hoa trắng. Thế hệ sau của cây hoa trắng này đem trồng ở môi trường có nhiệt độ 20°C thì lại ra hoa đỏ. - Thí nghiệm 2: Đem cây có kiểu gene aa trông ở môi trường có nhiệt độ 20°C hay 35°C đều ra hoa trắng. Các kết luận sau là đúng hay sai khi phân tích kết quả của các thí nghiệm trên? a. Cây có kiểu gene AA khi trồng ở môi trường có nhiệt độ 35°C ra hoa trắng. Thế hệ sau của cây hoa trắng này đem trồng ở môi trường có nhiệt độ 20°C thì lại ra hoa đỏ, điều này chứng tỏ bố mẹ không truyền cho con tính trạng đã hình thành sẵn b. Nhiệt độ môi trường là 20°C hay 35°C làm thay đổi sự biểu hiện của kiểu gene Aa. c. Nhiệt độ cao làm cho allele quy định hoa đỏ bị đột biến thành allele quy định hoa trắng, nhiệt độ thấp làm cho allele quy định hoa trắng bị đột biến thành allele quy định hoa đỏ. d. Kiểu gene quy định khả năng phản ứng của cơ thể trước môi trường, kiểu hình là kết quả của sự tương tác giữa kiểu gene và môi trường PHẦN 3: TRẢ LỜI NGẮN (1,5 điểm) Câu 1. Ở người, allele A nằm trên nhiễm sắc thể X quy định máu đông bình thường là trội hoàn toàn so với allele a quy định bệnh máu khó đông. Biết không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, cặp bố mẹ có kiểu gen: XMXm × XmY sẽ sinh con bị bệnh máu khó đông là bao nhiêu %? Câu 2. Ở ruồi giấm, allele B quy định thân xám, trội hoàn toàn so với allele b quy định thân đen, allele V quy định cánh dài, trội hoàn toàn so với allele v quy định cánh cụt. Các gene nằm trên cùng một NST với khoảng cách di truyền là 20 cM. Xét phép lai P: ♀BV/bv×♂BV/bv. Biết rằng không xảy ra đột biến. Ở F1, tỉ lệ cá thể thân đen, cánh cụt là bao nhiêu %? Câu 3. Cho phả hệ về sự di truyền ở người do 1 trong 2 alen của một gen quy định Có thể xác định được chính xác tối đa kiểu gen của bao nhiêu người trong phả hệ trên? Câu 4. Ở người, bệnh bạch tạng do gen lặn a nằm trên NST thường quy định, alen A không bệnh. Tại một huyện miền núi, tỉ lệ người bị bệnh bạch tạng là: 1/10000. Biết quần thể đang ở trạng thái cân bằng di truyền. Tỉ lệ ngưòi không bị bệnh nhưng mang kiểu gen dị hợp trong quần thể là bao nhiêu %? Câu 5. Ở người xét các bệnh và hội chứng bệnh sau đây: (1) Bệnh thiếu máu hồng cầu hình liềm(2) Bệnh pheninketo niệu (3) Hội chứng Down (4) Bệnh mù màu đỏ và màu lục (5) Bệnh máu khó đông (6) Bệnh bạch tạng. (7) Hội chứng Klinefelter (8) Hội chứng Turner Có bao nhiêu bệnh, hội chứng bệnh liên quan đến đột biến số lượng NST? ------ HẾT ------ 4/4 - Mã đề 680
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2