intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 2 môn Hoá học lớp 8 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Phan Tây Hồ, Phú Ninh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:9

9
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhằm giúp các bạn có thêm tài liệu ôn tập, củng cố lại kiến thức đã học và rèn luyện kỹ năng làm bài tập, mời các bạn cùng tham khảo ‘Đề thi học kì 2 môn Hoá học lớp 8 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Phan Tây Hồ, Phú Ninh’ dưới đây. Hy vọng sẽ giúp các bạn tự tin hơn trong kỳ thi sắp tới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 2 môn Hoá học lớp 8 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Phan Tây Hồ, Phú Ninh

  1. KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II MÔN HÓA 8 NĂM HỌC: 2022-2023 I. MỤC TIÊU 1. Về kiến thức: - Kiểm tra đánh giá kiến thức chương IV, chương V, VI 2. Về kĩ năng : - Rèn kĩ năng làm bài kiểm tra. 3. Về thái độ: - Có đức tính trung thực, cần cù, vượt khó, cẩn thận, chính xác, kỉ luật, sáng tạo; 4. Định hướng phát triển năng lực: Rèn cho HS các năng lực: - Năng lực tự học - Năng lực giải quyết vấn đề II. CHUẨN BỊ CỦA GV & HS 1. Chuẩn bị của GV: + Đề kiểm tra, ma trận đề, đặc tả. 2. Chuẩn bị của HS: - Ôn lại kiến thức chuẩn bị cho bài kiểm tra. III. HÌNH THỨC RA ĐỀ KIỂM TRA: - Hình thức: Kết hợp trắc nghiệm khách quan và tự luận: 50% TN; 50% TL - Thời gian: 45 phút. IV. KHUNG MA TRẬN
  2. Tên chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng Cộng cao (nội dung, TNKQ TL TNKQ TL TN TL TN TL chương…) KQ KQ Chủ đề 1 Oxi- Không khí Số câu 3 3 Số điểm 1đ 1đ Chủ đề 2 Hidro, nước, các loại phản ứng Số câu 3 3 Số điểm 1đ 1đ Chủ đề 3 Axit, bazơ, muối; dung dịch Số câu 6 3 9 Số điểm 2đ 1đ 3đ Chủ đề 4 1+1/4 ¾+1/2 1/2 3 Tính toán hóa học, PTHH 1,5đ+0,5đ 1đ 5đ 1,5đ+0,5đ Tổng số câu 12 3 1+1/4 ¾+1/2 1/2 18 Tổng số điểm 4đ 1đ 2đ 2đ 1đ 10đ Tỉ lệ 40% 30% 20% 10% 100%
  3. V. BẢN ĐẶC TẢ Chủ đề kiểm tra Số Cấp Nội dung Ghi chú câu độ Chủ đề 1 -Tính chất , 3 1 -Biết tính chất vật lý của oxi, ứng dụng Oxi- ứng dụng , của oxi Không phản ứng -( tính chất hóa học, điều chế oxi trong khí hóa hợp PTN) Chủ đề 2 -Tính chất - 3 1 Tính chất vật lí, tính chất hóa học, ứng Hidro- ứng dụng dụng của Hidro Nước- của hidro -Điều chế, cách thu khí. các loại -Điều chế - Viết được các PTHH điều chế Hidro, phản ứng hidro, phản phản ứng thế. ứng thế - Tính chất hóa học của nước. -Nước Chủ đề 3 Axit –bazơ- 6 1 - Biết được axit, bazơ, muối Axit – muối, dung 2 - Dd bão hòa, nồng độ %, nồng độ mol bazơ- dịch - Tính nồng độ mol, khối lượng ct, dung muối, dd môi Chủ đề 4 Tính theo 3 3 - Viết pt thực hiện chuyển đổi hóa học Tính PTHH, viết 4 theo các chất đã học. toán hóa pthh - Kl phản ứng với axit để điều chế hidro học, viết Tính thể tích khí(đktc), khối lượng muối pthh sau pư, tính khối lượng dung dịch axit đã pư - Tính thể tích khí thoát ra khi cho kim loại phản ứng với axit (kim loại dư) VI. NỘI DUNG ĐỀ KIỂM TRA
  4. Họ và tên:.................................... KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ II Lớp:8/ MÔN: HOÁ HỌC 8 Năm học: 2022-2023 Đề 1: A. Trắc nghiệm: (5đ). Khoanh tròn vào câu trả lời đúng: Câu 1: Phát biểu nào sau đây về oxi là không đúng? A. Oxi ít tan trong nước. C. Oxi là chất khí, không màu. B. Oxi là chất khí không mùi. D. Oxi nhẹ hơn không khí. Câu 2: Quá trình không làm giảm oxi trong không khí là A. sự gỉ của các vật dụng bằng sắt. B. sự cháy của than, củi, bếp ga. C. sự quang hợp của cây xanh. D. sự hô hấp của động vật. Câu 3. Phản ứng nào sau đây thuộc loại phản ứng hóa hợp?. t0 A. S + O2 SO2 B. Zn + 2HCl  ZnCl2 + H2 t0 C. CaCO3 CaO +CO2 0 t D. 2NaHCO3 Na2CO3 + CO2 + H2O Câu 4: Cặp chất nào sau đây được dùng để điều chế khí hidro trong phòng thí nghiệm : A. Zn, H2SO4. B. Cu, HCl. C. Zn, O2 . D. KMnO4, KClO3. Câu 5. Trong phòng thí nghiệm, khí H2 có thể thu bằng cách đẩy không khí (úp bình) là do A. rất khó hóa lỏng. B. nhẹ hơn không khí. C. ít tan trong nước. D. cháy được trong không khí. Câu 6. Dựa vào tính chất nào mà hiđrô được dùng để bơm vào bóng thám không, khinh khí cầu? A. Khí nhẹ nhất. B. Khi cháy tỏa nhiều nhiệt. C. Có tính khử. D. Hỗn hợp nổ. Câu 7: Dãy các chất toàn là axit: A. KCl, HCl. B. H2SO4, BaO. C. CuCl2, HCl. D. HNO3, HCl. Câu 8: Phân tử bazơ gồm A. một nguyên tử kim loại liên kết với một nhóm hidroxit. B. một nguyên tử kim loại liên kết với hai nhóm hidroxit. C. một nguyên tử kim loại liên kết với một hay nhiều nhóm hidroxit. D. hai nguyên tử kim loại liên kết với một hay nhiều nhóm hidroxit. Câu 9: Chất nào sau đây là muối? A. HNO3. B. NaHSO4. C. Cu(OH)2. D. K2O. Câu 10: Sản phẩm tạo ra khi cho oxit bazơ tác dụng với nước là A. oxit axit. B. dung dịch axit. C. dung dịch muối. D. dung dịch bazơ. Câu 11: Nồng độ mol của một dung dịch cho biết A . số mol chất tan có trong 1lít nước. B. số mol chất tan có trong 100 gam dung dịch. C. số mol chất tan có trong 1 lít dung dịch. D. số gam chất tan có trong 1lít dung dịch. Câu 12: Ở một nhiệt độ xác định, một dung dịch bão hòa chất X là dung dịch có đặc điểm gì? A. Không còn khả năng hòa tan thêm chất X.
  5. B. Không còn khả năng hòa tan thêm mọi chất. C. Không còn khả năng nhận thêm dung môi. D. Không còn khả năng tham gia phản ứng hóa học. Câu 13: Bằng cách nào có được 300 gam dung dịch K2SO4 10% ? A. Hòa tan 100 gam K2SO4 với 200 gam nước. B. Hòa tan 270 gam K2SO4 với 30 gam nước. C. Hòa tan 30 gam K2SO4 với 270 gam nước. D. Hòa tan 10 gam K2SO4 với 290 gam nước. Câu 14: Chất nào sau đây tác dụng với nước tạo ra dung dịch làm đổi màu quỳ tím thành xanh ? A. CuO. B. Na2O. C. SO3. D. P2O5. Câu 15: Có thể dùng quỳ tím để phân biệt các dung dịch: A. NaOH, HCl, H2SO4. B. HNO3, HCl, KCl C. KOH, Ba(OH)2, BaCl2. D. KOH, CuCl2, H2SO4. II/ Tự luận: (5điểm) Câu 1(1,5đ) Viết phương trình thực hiện chuyển đổi hóa học: KMnO4 → O2 → P2O5 → H3PO4 Câu 2:(2đ): Hòa tan hoàn toàn 10,8 (g) nhôm vào dung dịch HCl 25% thì phản ứng vừa đủ. a. Viết các phương trình hóa học xảy ra. b. Tính khối lượng muối thu được ? c. Tính thể tích H2 thoát ra (đktc) ? d. Tính khối lượng dung dịch HCl 25% đã dùng ? Câu 3:(1,5đ) Hòa tan 7,8 (g) kali vào 200 (ml) dung dịch HCl có nồng độ 0,2M. Tính thế tích khí thoát ra (đktc) ? (Cho H=1; O=16; ; K=39; S=32; Al=27; Cl=35,5; )
  6. Đề 2: A. Trắc nghiệm: (5đ). Khoanh tròn vào câu trả lời đúng: Câu 1: Phát biểu nào sau đây về oxi là không đúng? A. Oxi ít tan trong nước. C. Oxi là chất khí, không màu. B. Oxi là chất khí không mùi. D. Oxi lỏng có màu vàng nhạt. Câu 2: Quá trình không làm giảm oxi trong không khí là A. sự gỉ của các vật dụng bằng sắt. B. sự cháy của than, củi, bếp ga. C. sự quang hợp của cây xanh. D. sự hô hấp của động vật. Câu 3: Phản ứng nào sau đây thuộc loại phản ứng phân hủy? t0 A. S + O2 SO2 B. Zn + 2HCl  ZnCl2 + H2 t0 C. CaCO3 CaO +CO2 0 t D. 4P + 5O2 2P2O5 Câu 4: Cặp chất nào sau đây được dùng để điều chế khí hidro trong phòng thí nghiệm? A. Cu, H2SO4. B. Fe, H2SO4. C. Al, O2 D. KMnO4, O2. Câu 5: Trong phòng thí nghiệm, thu khí oxi bằng phương pháp đẩy nước là do oxi A. ít tan trong nước. B. tan nhiều trong nước. C. nặng hơn không khí. D. nhẹ hơn không khí. Câu 6: Trong công nghiệp, người ta dùng đèn xì oxi – hiđrô để A. oxi hóa các chất dinh dưỡng. B. đốt cháy nhiên liệu trong tên lửa. C. hàn cắt các kim loại. D. chế tạo mìn phá đá. Câu 7: Dãy các chất toàn là axit A. KCl, HCl. B. K2SO4, HF. C. HF, HCl. D. NaNO3, HCl. Câu 8: Phân tử bazơ gồm A. một nguyên tử kim loại liên kết với một nhóm hidroxit. B. một nguyên tử kim loại liên kết với hai nhóm hidroxit. C. một nguyên tử kim loại liên kết với một hay nhiều nhóm hidroxit. D. hai nguyên tử kim loại liên kết với một hay nhiều nhóm hidroxit. Câu 9: Chất nào sau đây là muối? A. CaSO4. B. MgO. C. Ca(OH)2. D. HBr. Câu 10: Sản phẩm tạo ra khi cho oxit axit tác dụng với nước là A. oxit axit. B. dung dịch axit. C. dung dịch muối. D. dung dịch bazơ. Câu 11: Nồng độ % của một dung dịch cho biết A . số gam chất tan có trong 100 gam nước. A. số mol chất tan có trong 100 gam dung dịch. C. số gam chất tan có trong 1 lít dung dịch. D. số gam chất tan có trong 100 gam dung dịch. Câu 12: Một dung dịch bão hòa chất Y ở một nhiệt độ xác định là dung dịch có đặc điểm gì? A. Không còn khả năng tham gia phản ứng hóa học. B. Không còn khả năng hòa tan thêm mọi chất. C. Không còn khả năng nhận thêm dung môi.
  7. D. Không còn khả năng hòa tan thêm chất Y. Câu 13: Hòa tan 28,5 (g) MgCl2 vào nước được 600 (ml) dung dịch. Nồng độ mol của dung dịch thu được là A. 0,5M. B. 2M. C. 1,8M. D. 0,05M Câu 14: Chất nào sau đây tác dụng với nước tạo ra dung dịch làm đổi màu quỳ tím thành đỏ? A. MgO. B. K2O. C. SO3. D. CaO. Câu 15: Có thể dùng quỳ tím để phân biệt các dung dịch nào? A. KOH, HCl, H2SO4. B. HNO3, NaCl, KOH C. NaOH, Ba(OH)2, BaCl2. D. KNO3, CuCl2, H2SO4. II/ Tự luận: (5 điểm) Câu 1:(1,5đ) Viết phương trình thực hiện chuyển đổi hóa học: KClO3 → O2 → Fe3O4 → Fe Câu 2:(2đ) Hòa tan hoàn toàn m (g) nhôm vào dung dịch H2SO4 15% thì phản ứng vừa đủ, thu được 13,44 (lít) khí (đktc). a. Viết các phương trình hóa học xảy ra. b. Tính m ? c. Tính khối lượng muối thu được ? d. Tính khối lượng dung dịch H2SO4 15% đã dùng ? Câu 3:(1,5đ) Hòa tan 18,4 (g) natri vào 127,75(g) dung dịch HCl 20%. Tính thế tích khí thoát ra (đktc) ? (Cho H=1; O=16; ; Mg=24; S=32; Al=27; Cl=35,5; Na=23 )
  8. VII. ĐÁP ÁN KIỂM TRA HỌC KÌ II, 22-23 MÔN HÓA HỌC – LỚP 8 Đề 1: I. Trắc nghiệm: (5đ) Một câu đúng: 0,3đ, 2 câu đúng: 0,7đ; 3 câu đúng: 1 điểm 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 D C A A B A D C B D C A C B D II. Tự luận: (5đ) Câu 1: (1,5đ) Viết và cân bằng đúng mỗi PTHH: 0,5đ ( không cb hoặc thiếu điều kiện: - 0,25đ) Câu 2: (2đ) PTHH: 2Al + 6HCl  2AlCl3 + 3H2. 0,5đ 0,4 1,2 0,4 0,6 (mol) Số mol Al = 0,4 (mol) 0,25đ Thể tích H2 = 0,6.22,4= 13,44(l) 0,25đ Khối lượng AlCl3 = 0,6.133,5= (g) 0,25đ Kl HCl= 1,2.36,5 = 43,8 gam 0,25đ Kl dd HCl= 43,8.100/25= 175,2 gam 0,5d Câu 3: (1,5đ) 200ml =0,2 lít 2K + 2 HCl  2KCl + H2 0,25đ 0,04 0,04 0,02 (mol) Số mol K = 0,2 mol Số mol HCl = 0,04 mol 0,25đ Lập tỉ lệ số mol K dư = 0,2- 0,04= 0,16 mol 0,25đ 2K + 2 H2O  2KOH + H2 0,25đ 0,16 0,08 mol Thể tích H2 = ( 0,02 + 0,08). 22,4 = 2,24 lít 0,5đ Đề 2: I. Trắc nghiệm: (5đ) Một câu đúng: 0,3đ, 2 câu đúng: 0,7đ; 3 câu đúng: 1 điểm 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 D C A B A C C C A B D D A C B II. Tự luận: (5đ) Câu 1: (1,5đ) Viết và cân bằng đúng mỗi PTHH: 0,5đ ( không cb,cb sai hoặc thiếu điều kiện: - 0,25đ) Câu 2: (2đ) PTHH: 2Al + 3H2SO4  Al2(SO4)3 + 3H2. 0,5đ 0,4 0,6 0,2 0,6 (mol) Số mol H2 = 0,6 (mol) 0,25đ Kl Al = 0,4.27= 10,8(g) 0,25đ Khối lượng Al2(SO4)3 = 0,2.342= 68,4 (g) 0,25đ Kl H2SO4 = 0,6.98 = 58,8 gam 0,25đ Kl dd H2SO4 = 58,8.100/15= 392 gam 0,5d
  9. Câu 3: (1,5đ) 2Na + 2 HCl  2NaCl + H2 0,25đ 0,7 0,7 0,35 (mol) Số mol Na = 0,8 mol Số mol HCl = 0,7 mol 0,25đ Lập tỉ lệ số mol Na dư = 0,1 mol 0,25đ 2Na + 2 H2O  2NaOH + H2 0,25đ 0,1 0,05 mol Thể tích H2 = ( 0,35 + 0,05). 22,4 = 8,96 lít 0,5đ Duyệt Của BGH Duyệt của TTCM Giáo viên ra đề (Đã duyệt) Đã duyệt Trần Thị Kim Phượng Nguyễn Thị Tuyết Trương Thị Trọng
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2