intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 2 môn KHTN lớp 8 năm 2023-2024 - Trường THCS Nguyễn Văn Trỗi, Phú Ninh

Chia sẻ: Hoangnhanduc | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:7

3
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Với “Đề thi học kì 2 môn KHTN lớp 8 năm 2023-2024 - Trường THCS Nguyễn Văn Trỗi, Phú Ninh” được chia sẻ dưới đây, các bạn học sinh được ôn tập, củng cố lại kiến thức đã học, rèn luyện và nâng cao kỹ năng giải bài tập để chuẩn bị cho kì thi sắp tới đạt được kết quả mong muốn. Mời các bạn tham khảo đề thi!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 2 môn KHTN lớp 8 năm 2023-2024 - Trường THCS Nguyễn Văn Trỗi, Phú Ninh

  1.          PHÒNG GD&ĐT PHÚ NINH KIỂM TRA  HỌC KỲ II, NĂM HỌC 2023­2024 TRƯỜNG THCS NGUYỄN VĂN TRỖI Môn: KHTN  – LỚP 8 Thời gian:  90 phút (không kể thời gian giao đề)   I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (4,0 điểm) Chọn chữ cái đứng trước câu có ý đúng nhất rồi ghi vào phần bài làm. Câu 1: Đòn bẩy là A. một thanh cứng có thể quay quanh một trục xác định gọi là điểm tựa. B. một khối khí chuyển động xung quanh điểm tựa. C. một thanh kim loại chuyển động quanh lực tác dụng. D. một thanh làm bằng gỗ có thể tự chuyển động. Câu 2: Tùy theo thứ tự sắp xếp về điểm tựa, điểm đặt của trọng lượng và điểm đặt của lực tác dụng, người ta chia đòn bẩy cụ thể thành mấy loại ? A. 1 loại. B. 2 loại. C. 3 loại. D. 4 loại. Câu 3: Sau khi cọ xát vào lụa, thanh thủy tinh A. nhiễm điện âm. B. nhiễm điện dương. C. không nhiễm điện. D. ban đầu nhiễm điện âm, sau đó chuyển thành nhiễm điện dương. Câu 4: Nguồn điện là thiết bị dùng để A. tích trữ electron. B. Gây ra sự chuyển động của electron. C. Sản sinh ra các electron. D. Tạo ra và duy trì dòng điện lâu dài trong việc dẫn. Câu 5: Cầu chì hoạt động dựa trên tác dụng nào của dòng điện? A. Tác dụng nhiệt. B. Tác dụng phát sáng. C. Tác dụng nhiệt và phát sáng. D. Một tác dụng khác. Câu 6: Kết luận nào dưới đây không đúng? Nếu sơ ý để cho dòng điện đi qua cơ thể người thì tác dụng sinh lí của dòng điện có thể A. làm co giật các cơ. B. làm ngạt thở và thần kinh tê liệt. C. làm tim ngừng đập. D. không có tác dụng gì. Câu 7: Có 2 dung dịch không màu: Ca(OH)2 và KOH. Để phân biệt 2 dung dịch bằng phương pháp hóa học người ta dùng A. CO2. B. Phenolphtalein. C. nhiệt phân. D. HCl. Câu 8: Cho các công thức oxide: Fe2O3, MgO, K2O. Dãy base tương ứng biểu diễn đúng công thức là A. Fe(OH)2, MgOH, K(OH)2. B. Fe(OH)3, MgOH, KOH. C. Fe(OH)3, Mg(OH)2 , KOH. D. FeOH, MgOH, KOH. Câu 9: ‘Hai chất phản ứng đều tan, sản phẩm có chất không tan hoặc chất bay hơi.” Đó là điều kiện của loại phản ứng A. thế. B. trao đổi. C. hóa hợp. D. phân hủy. Câu 10: Phản ứng hóa học giữa Na2SO4 với BaCl2 tạo thành chất kết tủa có màu A. đỏ. B. xanh. C. hồng. D. trắng. Câu 11. Lớp mỡ dưới da có vai trò chủ yếu là A. dự trữ đường. B. cách nhiệt.
  2. C. thu nhận kích thích từ môi trường ngoài. D. vận chuyển chất dinh dưỡng. Câu 12. Ở cơ quan sinh dục nam, bộ phận nào là nơi sản xuất ra tinh trùng ? A. Ống dẫn tinh. B. Túi tinh. C. Tinh hoàn. D. Mào tinh. Câu 13. Giới hạn sinh thái là giới hạn chịu đựng của cơ thể sinh vật đối với A. tất cả các nhân tố sinh thái. B. nhân tố sinh thái hữu sinh. C. nhân tố sinh thái vô sinh. D. một nhân tố sinh thái nhất định. Câu 14. Quần thể sinh vật là A. tập hợp các cá thể cùng loài, sinh sống trong một khoảng không gian nhất định, ở một thời điểm nhất định. Những cá thể trong quần thể có khả năng sinh sản tạo thành những thế hệ mới. B. tập hợp các cá thể sinh sống trong một khoảng không gian nhất định, ở một thời điểm nhất định. Những cá thể trong quần thể có khả năng sinh sản tạo thành những thế hệ mới. C. tập hợp các các thể cùng loài, sinh sống trong một khoảng không gian nhất định, ở một thời điểm nhất định. D. những cá thể có khả năng sinh sản tạo thành những thế hệ mới. Câu 15. Hệ sinh thái nào sau đây là hệ sinh thái tự nhiên? A. Bể cá cảnh. B. Cánh đồng. C. Rừng nhiệt đới. D. Công viên. Câu 16. Sinh quyển là A. toàn bộ sinh vật sống trên trái đất cùng với các nhân tố vô sinh của môi trường. B. toàn bộ sinh vật sống trên trái đất cùng với các nhân tố hữu sinh của môi trường. C. toàn bộ sinh vật sống trên trái đất cùng với lớp đất (thuộc thạch quyển), lớp không khí (thuộc khí quyển). D. toàn bộ thực vật vật sống trên trái đất cùng với lớp đất (thuộc thạch quyển), lớp không khí (thuộc khí quyển) và lớp nước đại dương (thuộc thủy quyển). II. PHẦN TỰ LUẬN (6,0 điểm) Câu 17:( 1,0đ) Tại sao xoong, nồi thường làm bằng kim loại còn bát, đĩa thường làm bằng sành sứ? Câu 18:( 1,0đ) Cho mạch điện như hình vẽ Khi đóng công tắc dùng Ampe đo cường độ qua đèn có số chỉ là 0,12A, dùng vôn kế để đo hiệu điện thế giữa 2 đầu điện trở có số chỉ là 9V. Nguồn điện có hiệu điện thế là 24V a/Cường độ dòng điện qua điện trở là bao nhiêu. Vì sao? b/ Hiệu điện thế giữa 2 đầu đèn là bao nhiêu. Vì sao? Câu 19: (0,5 điểm) Dùng phương pháp hóa học nhận biết các dung dịch sau, và viết các phương trình hóa học: H2SO4, NaCl, KOH, Na2SO4.
  3. Câu 20: (0,75 điểm) Cho 3,25 gam zinc tác dụng vừa đủ với dung dịch hydrochloric acid thu được muối và khí hydrogen . a. Viết phương trình hóa học xảy ra? b. Tính khối lượng muối tạo thành sau phản ứng? Câu 21. (0,25 điểm): Địa phương em đã làm gì để giảm thiểu ô nhiễm của phân bón? Câu 22.(2,0đ) a. Nêu các đặc trưng cơ bản của quần thể, cho ví dụ minh họa về các đặc trưng đó?(1,5đ) b. Nêu khái niệm lưới thức ăn? (0.5đ) Câu 23. (0,5đ) Em hãy vẽ một lưới thức ăn mô tả mối quan hệ dinh dưỡng của các thành phần xã sinh vật trong hệ sinh thái đồng lúa thôn Đàn Trung? ( Cho biết: H = 1, Cl = 35,5, Zn = 65)                                                         ­­­­­­­­­­­ HẾT ­­­­­­­­­­
  4.          PHÒNG GD&ĐT PHÚ NINH KIỂM TRA HỌC KỲ II, NĂM HỌC 2023­2024 TRƯỜNG THCS NGUYỄN VĂN TRỖI Môn: KHTN – LỚP 8 Thời gian:  90 phút (không kể thời gian giao đề)   I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (4,0 điểm)Chọn chữ cái đứng trước câu có ý đúng nhất  rồi ghi vào phần bài làm. Câu 1: Vật nào sau đây là ứng dụng của đòn bẩy ? A. Cầu trượt. B. Đẩy xe lên nhà bằng tấm ván. C. Bánh xe ở đỉnh cột cờ. D. Cây bấm giấy. Câu 2: Tùy theo thứ tự sắp xếp về điểm tựa, điểm đặt của trọng lượng và điểm đặt của lực tác dụng, người ta chia đòn bẩy thành mấy loại chính ? A. 1 loại . B. 2 loại. C. 3 loại. D. 4 loại. Câu 3: Sau khi cọ xát vào vải khô, thước nhựa A. nhiễm điện âm. B. nhiễm điện dương. C. không nhiễm điện. D. ban đầu nhiễm điện âm, sau đó chuyển thành nhiễm điện dương. Câu 4 . Đang có dòng điện chạy trong vật nào dưới đây? A. Chiếc pin tròn được đặt tách riêng trên bàn. B. Xe đồ chơi dùng Pin đang chạy. C. Đường dây điện trong nhà khi không sử dụng bất cứ thiết bị điện nào. D. Một mảnh nhựa nhiễm điện. Câu 5: Dòng điện đi qua dung dịch muối copper (II) sulfate làm cho thỏi than nối với cực .................. được phủ một lớp copper. Điều này chứng tỏ dòng điện có tác dụng…………… A. cực dương, tác dụng hóa học. B. cực âm, tác dụng hóa học. C. cực âm, tác dụng nhiệt. D. cực dương, tác dụng từ. Câu 6: Dòng điện không có tác dụng A. nhiệt. B. phát sáng. C. hóa học. D. phát ra âm thanh. Câu 7: Có 2 dung dịch không màu: Ca(OH)2 và NaOH. Để phân biệt 2 dung dịch bằng phương pháp hóa học người ta dùng A. CO2 . C. phenolphtalein. B. nhiệt phân. D. HCl. Câu 8: Cho các công thức oxide: FeO, MgO, Na2O. Dãy base tương ứng biểu diễn đúng công thức là A. Fe(OH)2, MgOH, K(OH)2 B. Fe(OH)3, MgOH, KOH C. Fe(OH)2, Mg(OH)2 , NaOH D. FeOH, MgOH, KOH Câu 9: ‘ Hai chất phản ứng đều tan, sản phẩm có chất không tan hoặc chất bay hơi’. Đó là điều kiện của loại phản ứng A. thế. B. hóa hợp. C. trao đổi. D. phân hủy. Câu 10: Phản ứng hóa học giữa NaCl với AgNO3 thành chất kết tủa có màu A. đỏ. B. xanh. C. trắng. D. hồng.
  5. Câu 11. Hệ cơ quan nào đóng vai trò chủ đạo trong hoạt động điều hoà thân nhiệt? A. Hệ tuần hoàn. B. Hệ nội tiết. C. Hệ bài tiết. D. Hệ thần kinh. Câu 12. Sau khi hoàn thiện về cấu tạo, tinh trùng được dự trữ ở A. ống đái. B. mào tinh. C. túi tinh. D. tinh hoàn. Câu 13. Các nhân tố sinh thái A. chỉ ảnh hưởng gián tiếp lên sinh vật. B. thay đổi theo từng môi trường và thời gian. C. chỉ gồm nhân tố sinh thái vô sinh và nhân tố sinh thái con người. D. gồm nhân tố sinh thái vô sinh và nhân tố sinh thái hữu sinh, con người thuộc nhóm nhân tố sinh thái vô sinh. Câu 14. Ý nào sau đây không đúng khi nói về quần thể sinh vật? A. Tập hợp các cá thể cùng loài, sinh sống trong một khoảng không gian nhất định, ở một thời điểm nhất định. Những cá thể trong quần thể có khả năng sinh sản tạo thành những thế hệ mới. B. Tập hợp các cá thể sinh sống trong một khoảng không gian nhất định, ở một thời điểm nhất định. Những cá thể trong quần thể có khả năng sinh sản tạo thành những thế hệ mới. C. Tập hợp các các thể cùng loài, sinh sống trong một khoảng không gian nhất định, ở một thời điểm nhất định. D. Những cá thể trong quần thể có khả năng sinh sản tạo thành những thế hệ mới. Câu 15. Hệ sinh thái nào sau đây là hệ sinh thái nhân tạo? A. Rừng ôn đới. B. Cánh đồng. C. Rừng nhiệt đới. D. Sông. Câu 16. Sinh quyển là A. toàn bộ động vật sống trên trái đất cùng với các nhân tố vô sinh của môi trường. B. toàn bộ sinh vật sống trên trái đất cùng với các nhân tố hữu sinh của môi trường. C. toàn bộ sinh vật sống trên trái đất cùng với lớp đất (thuộc thạch quyển), lớp không khí (thuộc khí quyển) và lớp nước đại dương (thuộc thủy quyển) D. toàn bộ sinh vật sống trên trái đất cùng với thạch quyển, khí quyển, thủy quyển. II. PHẦN TỰ LUẬN (6,0 điểm) Câu 17:( 1,0đ) Giải thích vì sao mùa đông áo bông giữ ấm được cơ thể? Câu 18:( 1,0đ) Cho mạch điện như hình vẽ
  6. Khi đóng công tắc dùng Ampe đo cường độ qua đèn và qua chuông điện có số chỉ lần lược là 0,12A, 0,15A. Dùng vôn kế để đo hiệu điện thế giữa 2 đầu chuông điện có số chỉ là 9V a/ Cường độ dòng điện qua mạch chính là bao nhiêu. Vì sao? b/ Hiệu điện thế giữa 2 đầu đèn là bao nhiêu. Vì sao? Câu 19: (0,5đ) Dùng phương pháp hóa học nhận biết các dung dịch sau, và viết các phương trình hóa học: HCl, NaCl, NaOH, Na2SO4. Câu 20: (0,75đ) Cho 2,8 gam iron tác dụng vừa đủ dung dịch sulfuric acid thu được muối và khí hydrogen . a. Viết phương trình hóa học xảy ra? b. Tính khối lượng muối tạo thành sau phản ứng? Câu 21. (0,25đ) Địa phương em đã làm gì để giảm thiểu ô nhiễm của phân bón? Câu 22. (2,0 đ) a. Nêu các đặc trưng cơ bản của quần xã, cho ví dụ minh họa về các đặc trưng đó? (1,5đ) b. Nêu khái niệm chuỗi thức ăn?(0,5đ) Câu 20. (0.5đ) Em hãy vẽ một lưới thức ăn mô tả mối quan hệ dinh dưỡng của các thành phần xã sinh vật trong hệ sinh thái hồ Phú Ninh? ( Cho biết: H = 1, Cl = 35.5, Fe = 56) ­­­­­­­­­­­ HẾT ­­­­­­­­­­ GIÁO VIÊN RA ĐỀ Lâm Thị Mỹ  Nguyễn Thị Như Thanh       Phan Thị Ngọc Diễm TỔ CHUYÊN MÔN PHÊ DUYỆT CỦA NHÀ TRƯỜNG
  7. Nguyễn Duy Khánh
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2