intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 12 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THPT Trần Đại Nghĩa, Quảng Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:12

3
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cùng tham gia thử sức với “Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 12 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THPT Trần Đại Nghĩa, Quảng Nam" để nâng cao tư duy, rèn luyện kĩ năng giải đề và củng cố kiến thức môn học nhằm chuẩn bị cho kì thi quan trọng sắp diễn ra. Chúc các em vượt qua kì thi học kì thật dễ dàng nhé!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 12 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THPT Trần Đại Nghĩa, Quảng Nam

  1. SỞ GD&ĐT QUẢNG NAM TRƯỜNG THPT TRẦNĐẠI NGHĨA MA TRẬN VÀ BẢNG ĐẶC TẢ KIỂM TRA CUỐI KỲ II VĂN KHỐI 12 Mức độ nhận thức Tổng Nội dung/đơn vị % 2 TT Kĩ năng kĩ năng Nhận Thông Vận V. dụng điểm biết hiểu dụng cao Đọc hiểu 1 Số câu 2 1 1 0 4 Tỉ lệ % điểm Tỉ lệ % điểm 15 10 5 30 Viết Số câu NLXH 1* 1* 1* 1* 1 2 Tỉ lệ % điểm 5 5 5 5 20 Số câu NLVH 1* 1* 1* 1* 1 Tỉ lệ % điểm 20 15 10 5 50 Tỉ lệ % điểm các mức độ 70 30 100 BẢNG ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KỲ II, NĂM HỌC 2023-2024 MÔN: NGỮ VĂN LỚP 12 - THỜI GIAN LÀM BÀI: 90 PHÚT Số câu hỏi theo mức độ Tổng Mức độ kiến thức, nhận thức Đơn vị kiến TT Nội dung kiến kĩ năng cần kiểm tra, đánh giá Vận thức/kĩ năng Nhận Thông Vận thức/kĩ năng dụng biết hiểu dụng cao 1 - Ngữ liệu: - Nhận biết: 2 1 1 0 4 Văn bản ngoài + Xác định phương thức biểu đạt? sách giáo + Xác định biện pháp tu từ khoa.. + Tìm từ ngữ, hình ảnh, chi - Tiêu chí lựa tiết...trong văn bản chọn ngữ - Thông hiểu: liệu: + Hiểu câu văn đó như thế nào? ĐỌC HIỂU
  2. + Độ dài: tối + Đưa dẫn chứng vào ngữ liệu có tác đa 300 chữ; dụng gì? -Vận dụng: + Rút ra bài học có ý nghĩa từ ngữ liệu + Rút ra thông điệp có ý nghĩa từ ngữ liệu + Đồng tình với ý kiến... không? Vì sao? 2 Nhận biết: Câu 1 Viết đoạn văn - Xác định được kiểu bài nghị luận, NLXH dựa vào vấn đề cần nghị luận. đoạn ngữ liệu Thông hiểu: đọc hiểu Vận dụng: 2 - Vận dụng các kĩ năng tạo lập đoạn văn, các thao tác lập luận; những kiến thức đã học về viết đoạn NLXH - Đưa ra quan điểm, chính kiến riêng, cảm nhận riêng. LÀM VĂN - Viết một bài Nhận biết: văn NLVH - Xác định được kiểu bài nghị luận, (Nghị luận về vấn đề cần nghị luận. một đoạn - Giới thiệu tác giả, tác phẩm, nội dung Câu 2 trích tác trong đoạn trích. phẩm văn Thông hiểu: xuôi ) - Cảm nhận được nội dung của đoạn - Ngữ liệu: trích. Một đoạn trích
  3. trong các văn + Diễn giải những đặc sắc về nội dung bản sau: và nghệ thuật theo giới hạn của đề. + Vợ nhặt của + Nắm được đặc trưng của truyện ngắn tác giả Kim Lân , kịch + Chiếc thuyền ngoài xa của tác Vận dụng: giả Nguyễn - Vận dụng các kĩ năng tạo lập bài văn, Minh Châu các thao tác lập luận; những kiến thức + Hồn Trương đã học về viết đoạn, bài NLVH để viết Ba da hàng thịt bài văn NLVH hoàn chỉnh đáp ứng của Lưu yêu cầu của đề bài. Quang Vũ - Đưa ra quan điểm, chính kiến riêng, cảm nhận riêng. Vận dụng cao: - Liên hệ, dùng lí luận văn học, so sánh với các vẫn đề văn học có liên quan, có tư duy phản biện để có những phát hiện sâu sắc, mới mẻ vấn đề nghị luận; - Diễn đạt sáng tạo, giàu hình ảnh, có giọng điệu riêng. Tổng 5 Tỉ lệ % 35 35 20 10 Tỉ lệ chung 70 30
  4. SỞ GD&ĐT QUẢNG NAM ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KỲ 2 - NĂM HỌC 2023-2024 TRƯỜNG THPT TRẦN ĐẠI NGHĨA Môn:Ngữ văn - Lớp:12 Thời gian: 90 phút (không kể thời gian phát đề) ĐỀ CHÍNH THỨC ( đề có 02 trang) Họ tên học sinh:……………………………….-Lớp:…….. I. Đọc hiểu (3,0 điểm) Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu: Nếu như không có cách nào để thay đổi thế giới bên ngoài, hãy thay đổi chính mình, bởi vì đó là điều có thể thay đổi được. Khi bạn tập trung sự chú ý để hoàn thiện bản thân, cuộc sống của bạn cũng sẽ trở nên tốt đẹp. Chấp nhận những điều bạn không thể thay đổi, thay đổi những điều bạn có thể thay đổi được, và nhìn nhận được sự khác biệt giữa hai điều này, đó là bài học mà chúng ta cần phải theo đuổi suốt cuộc đời. Ngoài việc thay đổi hành vi của chính mình, bạn có thể thay đổi được thái độ nhìn nhận của bản thân. Khó khăn trắc trở có nhiều tới đâu cũng phải chịu thua trước thái độ và phản ứng của bạn trước chúng. Thái độ tiêu cực khi nhìn nhận một sự việc thường sẽ làm tổn thương lòng tự tin, mài mòn ý chí phấn đấu của con người. Cũng giống như khi nhìn một nửa ly nước, có người nói “chỉ còn nửa ly nước", cũng có người nói “vẫn còn nửa ly nước". Thái độ khác nhau sẽ tạo ra những cuộc đời khác nhau, bạn có thể thay đổi thế giới của chính mình thông qua việc thay đổi cách nhìn và thái độ của bản thân. ( Trích Sống chậm lại rồi mọi chuyện sẽ ổn thôi, Alpha book biên soạn, NXB Lao động xã hội,2014, tr 13) 1. Xác định phương thức biểu đạt chính trong văn bản trên? (0,75 điểm) 2. Theo tác giả, cuộc sống của bạn cũng sẽ trở nên tốt đẹp khi chúng ta làm gì? (0,75 điểm) 3. Anh/ chị hiểu như thế nào câu nói trích trong văn bản: Chấp nhận những điều bạn không thể thay đổi, thay đổi những điều bạn có thể thay đổi được? (1,00 điểm) 4.Thông điệp mà Anh/ chị tâm đắc nhất qua văn bản là gì? (0,5 điểm) Phần II. Làm văn (7,0 điểm) Câu 1. (2,0 điểm) Hãy viết 01 đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý nghĩa của việc thay đổi chính mình được gợi ở phần Đọc hiểu. Câu 2. (5,0 điểm) Trong truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa, qua con mắt của Phùng và lời kể của người đàn bà hàng chài nhà văn Nguyễn Minh Châu đã viết về nhân vật người đàn ông như sau:
  5. Người đàn ông đi sau. Tấm lưng rộng và cong như lưng một chiếc thuyền. Mái tóc tổ quạ. Lão đi chân chữ bát, bước từng bước chắc chắn, hàng lông mày cháy nắng rủ xuống hai con mắt đầy vẻ độc dữ lúc nào cũng nhìn dán vào tấm lưng áo bạc phếch và rách rưới, nửa thân dưới ướt sũng của người đàn bà. Từ chỗ chiếc xe tăng mà tôi đang đứng với chiếc máy ảnh, đi quá mươi bước sâu vào phía trong có một chiếc xe rà phá mìn của công binh Mỹ, chiếc xe sơn màu vàng tươi và to lớn gấp đôi một chiếc xe tăng. Hai người đi qua trước mặt tôi. Họ đi đến bên chiếc xe rà phá mìn. Người đàn bà đứng lại, ngước mắt nhìn ra ngoài mặt phá nước chỗ chiếc thuyền đậu một thoáng, rồi đưa một cánh tay lên có lẽ định gãi hay sửa lại mái tóc nhưng rồi lại buông thõng xuống, đưa cặp mắt nhìn xuống chân. Lão đàn ông lập tức trở lên hùng hổ, mặt đỏ gay, lão rút trong người ra một chiếc thắt lưng của lính ngụy ngày xưa, có vẻ như những điều phải nói với nhau họ đã nói hết, chẳng nói chẳng rằng lão trút cơn giận như lửa cháy bằng cách dùng chiếc thắt lưng quật tới tấp vào lưng người đàn bà, lão vừa đánh vừa thở hồng hộc, hai hàm răng nghiến ken két, cứ mỗi nhát quất xuống lão lại nguyền rủa bằng cái giọng rên rỉ đau đớn: “Mày chết đi cho ông nhờ. Chúng mày chết hết đi cho ông nhờ!” (…) (…) Lão ta hồi trước bảy nhăm có đi lính ngụy không? Tôi bỗng hỏi một câu như lạc đề. - Không chú à, cũng nghèo khổ túng quẫn vì trốn lính – bỗng mụ đỏ mặt – nhưng cái lỗi chính là đám đàn bà ở thuyền đẻ nhiều quá mà thuyền thì lại chật. – Vậy sao không lên bờ mà ở – Đẩu hỏi. – Làm nhà trên đất ở một chỗ đâu có thể làm được cái nghề thuyền lưới vó? Từ ngày cách mạng về, cách mạng đã cấp đất cho nhưng chẳng ai ở, vì không bỏ nghề được! – Ở trên thuyền có bao giờ lão ta đánh chị không? – Tôi hỏi. – Bất kể lúc nào thấy khổ quá là lão xách tôi ra đánh, cũng như đàn ông thuyền khác uống rượu… Giá mà lão uống rượu… thì tôi còn đỡ khổ… Sau này con cái lớn lên, tôi mới xin được với lão… đưa tôi lên bờ mà đánh… (Trích “Chiếc thuyền ngoài xa” – Nguyễn Minh Châu, sách Ngữ văn 12- tập 2, NXB GD Việt Nam Trang 75-76) Cảm nhận của anh (chị) về người đàn ông trong lời kể trên. Từ đó, nhận xét về cảm hứng thế sự thể hiện trong tác phẩm. -----------HẾT----------
  6. ĐÁP ÁN – THANG ĐIỂM Bài thi: NGỮ VĂN (Đáp án – Thang điểm gồm có 02 trang) Phần Câu Nội dung Điểm I ĐỌC HIỂU 3,0 1 Phương thức biểu đạt chính trong văn bản : nghị luận 0,75 2 Khi bạn tập trung sự chú ý để hoàn thiện bản thân, cuộc sống của bạn 0,75 cũng sẽ trở nên tốt đẹp. 3 Hiểu câu nói trích trong văn bản: Chấp nhận những điều bạn không 1,0 thể thay đổi, thay đổi những điều bạn có thể thay đổi được: - Trong cuộc sống, có những điều ta không thể thay đổi được theo ý muốn chủ quan của mình vì đó là những điều trở thành quy luật, tất yếu. Nếu tìm mọi cách để thay đổi, ta sẽ mất công vô ích, gặp thất bại cay đắng; - Tuy nhiên, nếu có những điều có thể thay đổi, ta sẽ tìm cách thay đổi để nó phù hợp với hoàn cảnh mới, thúc đẩy sự tiến bộ xã hội, đem lại hạnh phúc cho cá nhân và cộng đồng. * HS trả lời 1 ý cho 0.5đ 4 Thí sinh có thể nêu một thông điệp tâm đắc nhất. Sau đây là gợi ý: 0,5 - Mỗi người cần phải có cách sống tích cực, suy nghĩ tích cực để thay đổi cuộc đời của mình; - Thay đổi để thành công. II LÀM VĂN 7,0 1 Viết đoạn văn (khoảng 200 từ) bày tỏ suy nghĩ của bản thân về ý 2,0 nghĩa của việc thay đổi chính mình được gợi ở phần Đọc hiểu. a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn 0,25 Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng- phân- hợp, móc xích hoặc song hành. b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận về ý nghĩa của việc thay đổi chính 0,25 mình được gợi ở phần Đọc hiểu. c. Triển khai vấn đề cần nghị luận 1,0 Học sinh có thể lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng phải làm rõ vấn đề. Có thể triển khai theo hướng : - Dẫn ý liên quan (có thể từ phương châm sống thể hiện trong phần Đọc hiểu ) để nêu vấn đề cần nghị luận.
  7. - Giải thích: thay đổi là thay cái này bằng cái khác hay là sự đổi khác, trở nên khác trước. Thay đổi chính mình là làm cho bản thân mình khác đi, loại bỏ cái xưa cũ, lạc hậu đểm tìm đến cái mới mẻ tiến bộ từ nhận thức, tình cảm đến hành động ; - Phân tích, chứng minh, bàn luận về thay đổi chính mình: + Con người cần thay đổi chính mình. Bởi lẽ cuộc đời mỗi người luôn đối diện nhiều thứ thách, khó khăn, có thành công nhưng cũng không ít lần thất bại, có hạnh phúc và bất hạnh, có niềm vui và nỗi buồn đau ,... + Rất nhiều người trong chúng ta định nghĩa hạnh phúc là khi đạt được mục tiêu. Tuy nhiên, bên cạnh những mục tiêu còn có nhiều yếu tố quyết định hạnh phúc của mỗi người, chẳng hạn như thói quen và suy nghĩ. + Nhờ có thay đổi bản thân mà con người luôn biết tìm tòi, học hỏi, sáng tạo. + Người biết thay đổi bản thân luôn đạt thành công nhờ trải qua thử thách, được trải nghiệm, rèn luyện ý chí, nghị lực, có niềm tin vào chính mình + Phê phán một bộ phận giới trẻ không thay đổi bản thân nên để lại nhiều hậu quả đáng tiếc: - Rút ra bài học nhận thức và hành động phù hợp. d. Chính tả, ngữ pháp 0,25 Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. e. Sáng tạo 0,25 Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. 2 Cảm nhận của anh (chị) về người đàn ông trong lời kể trên. Từ đó, nhận 5,0 xét về cảm hứng thế sự thể hiện trong tác phẩm. a. a. Đảm bảo cấu trúc của một bài văn nghị luận: Mở bài nêu được vấn đề, 0,25 thân bài triển khai được vấn đề, kết bài khái quát được vấn đề. b. b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: Người đàn ông, nhận xét về cảm hứng 0,5 thế sự thể hiện trong tác phẩm. c. Triển khai các luận điểm nghị luận: vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Học sinh có thể sắp xếp các luận điểm theo nhiều cách nhưng về cơ bản, cần đảm bảo những yêu cầu sau: *Nội dung ** Nhân vật người đàn ông qua sự chứng kiến của Phùng là một tội nhân - Ngoại hình : Khắc khổ, lam lũ vừa toát ra vẻ tàn độc “Tấm lưng rộng và cong như một chiếc thuyền”, “mái tóc tổ quạ”,“ chân chữ bát, hàng lông mày cháy nắng chảy xuống hai con mắt đầy độc dữ.” - Hành động và lời nói
  8. + Đánh người đàn bà dã man (d/ chứng) + Nguyền rủa bằng những lời cay độc “ chúng mày chết hết đi cho ông nhờ ” -> hành động và lời nói mất nhân tính khiến Phùng hay bất cứ ai chứng kiến đều phẩn nộ. ** Người đàn ông qua lời kể của người đàn bà là một nạn nhân rất đáng thương - Người đàn ông là nạn nhân của hoàn cảnh + Không đi lính ngụy, nghèo đói vì trốn lính + Khổ quá đánh người đàn bà như một sự giải tỏa uất ức trong lòng 3.0 -> Áp lực cuộc sống đã làm cho người đàn ông trở thành kẻ nhẫn tâm, ích kỉ.Người đàn bà nhìn người đàn ông đầy sự cảm thông và chia sẻ và xem việc đánh mình không phải là bản chất mà do hoàn cảnh đưa đẩy. => Người đàn ông hiện lên là nạn nhân của hoàn cảnh vừa đáng trách vừa đáng thương. * Nghệ thuật : -Nghệ thuật xây dựng tình huống nhận thức -Miêu tả tâm lí nhân vật đặc sắc qua ngôn ngữ sắc sảo chọn chi tiết độc đáo 0.5 - Khám phá cuộc sống và con người ở cảm hứng thế sự đời tư * Nhận xét về cảm hứng thế sự thể hiện trong tác phẩm. - Sự nghèo đói tối tăm cùng với cuộc sống lao động cực nhọc có thể dẫn đến cái xấu, cái ác và số phận bi thảm của con người. - Nguyễn Minh Châu còn khám phá ở một tầng sâu hơn trong những bí ẩn của con người. Thể hiện rõ qua tính chất lưỡng phân của nhân vật người đàn ông vừa ân nhân vừa là nạn nhân. - Nhà văn đã dám nhìn thẳng vào hiện thực đời sống với những mảng tranh tối, tranh sáng với bạo lực, nghèo đói, lạc hậu - Từ đó, nhà văn gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh chóng bạo lực gia đình về việc bảo vệ trẻ em và phụ nữ và đặt ra vấn đề phải cải tạo cuộc sống bằng những giải pháp thiết thực. d. Chính tả, dùng từ, đặt câu: đảm bảo chuẩn chính tả, chuẩn ngữ pháp 0,25 của câu, ngữ nghĩa của từ c. e. Sáng tạo: có cách diễn đạt độc đáo; suy nghĩ, kiến giải mới mẻ về nội dung hoặc nghệ thuật đoạn thơ, cụ thể: 0,5 d. Học sinh biết vận dụng kiến thức lí luận văn học trong quá trình phân tích, đánh giá; biết so sánh với các tác phẩm khác để làm nổi bật đóng góp riêng của tác giả; biết liên hệ vấn đề nghị luận với thực tiễn đời sống; văn viết giàu hình ảnh, cảm xúc.
  9. TỔNG ĐIỂM 10,0 ----- Hết -----
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2