intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 2 môn Sinh học lớp 12 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THPT Kiến Thuỵ, Hải Phòng

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

16
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mời các bạn học sinh và quý thầy cô cùng tham khảo “Đề thi học kì 2 môn Sinh học lớp 12 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THPT Kiến Thuỵ, Hải Phòng” để giúp học sinh hệ thống kiến thức đã học cũng như có cơ hội đánh giá lại năng lực của mình trước kì thi sắp tới và giúp giáo viên trau dồi kinh nghiệm ra đề thi.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 2 môn Sinh học lớp 12 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THPT Kiến Thuỵ, Hải Phòng

  1. SỞ GD & ĐT HẢI PHÒNG ĐỀ KIỂM TRA HẾT KÌ II- NĂM HỌC 2022- 2023 TRƯỜNG THPT KIẾN THỤY MÔN SINH HỌC 12 Thời gian làm bài : 45 Phút Họ và tên học sinh :..................................................... Số báo danh : ................... Mã đề 459 I. Trắc nghiệm( 28 câu = 7 điểm). Hãy chọn đáp án đúng nhất Câu 1. Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về diễn thế sinh thái? A. Một trong những nguyên nhân gây diễn thế sinh thái là sự tác dộng mạnh mẽ của ngoại cảnh lên quần xã B. Diễn thế sinh thái luôn dẫn đến một quần xã ổn định C. Trong diễn thế sinh thái có sự thay thế tuần tự của các quần xã tương ứng với điều kiện ngoại cảnh D. Diễn thế nguyên sinh khởi đầu từ môi trường trống trơn Câu 2. Trong các phát biểu sau về quần xã, có bao nhiêu phát biểu đúng? (1) Quần xã là tập hợp gồm nhiều cá thể cùng loài, cùng sống trong một sinh cảnh. (2) Môi trường càng thuận lợi thì độ đa dạng của quần xã càng cao. (3) Loài ưu thế là loài chỉ có ở một quần xã nhất định nào đó. (4) Sự phân tầng giúp sinh vật tận dụng tốt nguồn sống và giảm sự cạnh tranh giữa các loài. A. 4 B. 1 C. 3 D. 2 Câu 3. Loài có vai trò quan trọng trong quần xã vì có số lượng nhiều hoặc hoạt động mạnh là A. loài chủ chốt B. loài ưu thế. C. loài thứ yếu D. loài đặc trưng. Câu 4. Phát biểu nào sau đây sai khi nói về mối quan hệ hỗ trợ trong quần thể? A. Quan hệ hỗ trợ giữa các cá thể cùng loài thể hiện qua hiệu quả nhóm. B. Quan hệ hỗ trợ trong quần thể đảm bảo cho quần thể thích nghi tốt hơn với điều kiện môi trường và khai thác được nhiều nguồn sống. C. Quan hệ hỗ trợ trong quần thể là mối quan hệ giữa các cá thể khác loài hỗ trợ lẫn nhau trong các hoạt động sống như lấy thức ăn, chống lại kẻ thù, sinh sản.... D. Quan hệ hỗ trợ giữa các cá thể làm tăng khả năng sống sót và sinh sản của các cá thể. Câu 5. Tuổi sinh lí là A. thời gian sống có thể đạt tới của một cá thể trong quần thể. B. tuổi bình quân của quần thể. C. thời gian sống thực tế của cá thể. D. thời điểm có thể sinh sản. Câu 6. Nitơ phân tử được trả lại cho đất, nước và bầu khí quyển nhờ hoạt động của nhóm sinh vật nào sau đây? A. Vi khuẩn nitrit hóa B. Vi khuẩn cố định nitơ trong đất C. Vi khuẩn nitrat hóa D. Vi khuẩn phản nitrat hóa Câu 7. Cho chuỗi thức ăn: Cây ngô → Sâu ăn lá ngô → Nhái → Rắn hổ mang → Diều hâu. Trong chuỗi thức ăn này, sâu ăn lá ngô là sinh vật tiêu thụ bậc mấy? A. Bậc 1 B. Bậc 2 C. Bậc 3 D. Bậc 4. Câu 8. Điều nào sau đây không phải là nguyên nhân dẫn đến diễn thế sinh thái ? A. Do chính hoạt động khai thác tài nguyên của con người B. Do cạnh tranh và hợp tác giữa các loài trong quần xã C. Do cạnh tranh gay gắt giữa các loài trong quần xã 1/4 - Mã đề 459
  2. D. Do thay đổi của điều kiện tự nhiên, khí hậu Câu 9. Cho các ví dụ sau: (1) Sán lá gan sống trong gan bò (2) Ong hút mật hoa (3) Tảo giáp nở hoa gây độc cho cá, tôm (4) Trùng roi sống trong ruột mối Những ví dụ phản ánh mối quan hệ hỗ trợ giữa các loài trong quần xã là: A. (2), (4) B. (1), (3) C. (2), (3) D. (1), (4) Câu 10. Sử dụng chuỗi thức ăn sau để xác định hiệu suất sinh thái của sinh vật tiêu thụ bậc 2 so với sinh vật tiêu thụ bậc 1: Sinh vật sản xuất (2,1.106 calo) → sinh vật tiêu thụ bậc 1 (1,2.104 calo) → sinh vật tiêu thụ bậc 2 (1,1.102 calo) → sinh vật tiêu thụ bậc 3 (0,5.102 calo) A. 45,5% B. 0,57% C. 0,92% D. 0,0052% Câu 11. Khi chuyển từ bậc dinh dưỡng thấp lên bậc dinh dưỡng cao hơn thì dòng năng lượng có hiện tượng là A. không thay đổi B. tăng hoặc giảm tùy thuộc bậc dinh dưỡng C. càng tăng D. càng giảm Câu 12. Nếu nguồn sống không bị giới hạn, đồ thị tăng trưởng của quần thể ở dạng A. tăng dần đều. B. giảm dần đều. C. đường cong chữ S. D. đường cong chữ J. Câu 13. Khi nói về kích thước của quần thể sinh vật, phát biểu nào sau đây không đúng? A. Kích thước quần thể dao động từ giá trị tối thiểu tới giá trị tối đa và sự dao động này khác nhau giữa các loài B. Kích thước quần thể là khoảng không gian cần thiết để quần thể tồn tại và phát triển. C. Kich thước tối đa là giới hạn lớn nhất về số lượng mà quần thể có thể đạt được phù hợp với khả năng cung cấp nguồn sống của môi trường. D. Kích thước tối thiểu là số lượng cá thể ít nhất mà quần thể cần có để duy trì và phát triển. Câu 14. Trong mối quan hệ sinh thái nào sau đây, có một loài không bị hại nhưng cũng không được lợi? A. Cây phong lan bám trên thân cây gỗ. B. Hổ ăn thịt thỏ. C. Chim sáo bắt chấy rận trên lưng trâu rừng. D. Giun đũa kí sinh trong ruột lợn. Câu 15. Sinh vật sản xuất là những sinh vật A. chỉ gồm các sinh vật có khả năng hóa tổng hợp B. phân giải vật chất (xác chết, chất thải) thành những chất vô cơ trả lại cho môi trường C. động vật ăn thực vật và động vật ăn động vật D. có khả năng tự tổng hợp nên các chất hữu cơ để tự nuôi sống bản thân Câu 16. Chu trình sinh địa hóa có ý nghĩa là A. duy trì sự cân bằng vật chất trong hệ sinh thái B. duy trì sự cân bằng vật chất trong sinh quyển C. duy trì sự cân bằng vật chất trong quần thể D. duy trì sự cân bằng vật chất trong quần xã Câu 17. Dòng năng lượng trong hệ sinh thái được thực hiện qua A. quan hệ dinh dưỡng của các sinh vật trong chuỗi thức ăn 2/4 - Mã đề 459
  3. B. quan hệ dinh dưỡng giữa các sinh vật cùng loài trong quần xã C. quan hệ dinh dưỡng và nơi ở của các sinh vật trong quần xã D. quan hệ dinh dưỡng của các sinh vật cùng loài và khác loài Câu 18. Mật độ của quần thể là A. số lượng cá thể trung bình của quần thể được xác định trong một khoảng thời gian xác định nào đó. B. số lượng cá thể có trên một đơn vị diện tích hay thể tích của quần thể. C. số lượng cá thể cao nhất ở một thời điểm xác định nào đó trong một đơn vị diện tích nào đó của quần thể. D. khối lượng sinh vật thấp nhất ở một thời điểm xác định trong một đơn vị thể tích của quần thể. Câu 19. Hiện tượng cá sấu há to miệng cho một loài chim “xỉa răng” hộ là biểu hiện quan hệ A. cộng sinh B. hội sinh C. hợp tác D. kí sinh Câu 20. Cây tỏi tiết chất gây ức chế hoạt động của vi sinh vật ở xung quanh là ví dụ về quan hệ A. cạnh tranh B. ức chế - cảm nhiễm C. hợp tác D. hội sinh Câu 21. Hệ sinh thái nào sau đây có cấu trúc phân tầng rõ nhất? A. Savan B. Rừng thông phương Bắc C. Rừng mưa nhiệt đới D. Đồng rêu đới lạnh Câu 22. Trong một quần xã, một học sinh xây dựng được lưới thức ăn dưới đây, sau đó ghi vào sổ thực tập sinh thái một số nhận xét: I. Quần xã này có 2 loại chuỗi thức ăn cơ bản(…) II. Quần xã này có 6 chuỗi thức ăn và chuỗi thức ăn dài nhất có 5 mắt xích. III. Gà là mắt xích chung của nhiều chuỗi thức ăn nhất trong quần xã này, nó là nguồn thức ăn của nhiều loài khác. IV. Ếch là sinh vật tiêu thụ bậc III. Số phát biểu chính xác là: A. 2 B. 4 C. 3 D. 1 Câu 23. Trong quần xã sinh vật, mối quan hệ nào sau đây chỉ một bên có lợi? A. Cạnh tranh B. Cộng sinh C. Hợp tác. D. Hội sinh Câu 24. Cho các giai đoạn của diễn thế nguyên sinh: (1) Môi trường chưa có sinh vật. (2) Giai đoạn hình thành quần xã ổn định tương đối (giai đoạn đỉnh cực). (3) Các sinh vật đầu tiên phát tán tới hình thành quần xã tiên phong. (4) Giai đoạn hỗn hợp (giai đoạn giữa) gồm các quần xã biến đổi tuần tự, thay thế lẫn nhau. Diễn thế nguyên sinh diễn ra theo trình tự là: A. (1), (2), (4), (3). B. (1), (2), (3), (4) 3/4 - Mã đề 459
  4. C. (1), (3), (4), (2) D. (1), (4), (3), (2). Câu 25. Xét các mối quan hệ sau: I. Cá ép sống bám trên cá lớn II. Nấm, vi khuẩn và tảo đơn bào hình thành địa y III. Chim sáo và trâu rừng IV. Vi khuẩn lam trong nốt sần cây họ đậu Phát biểu nào dưới đây đúng về các mối quan hệ sinh thái nói trên ? A. Quan hệ hợp tác: I và III B. Quan hệ hội sinh : I và IV C. Quan hệ cộng sinh: II và III D. Quan hệ hỗ trợ: I, II, III và IV Câu 26. Theo chiều ngang khu sinh học biển được phân thành A. vùng trên triều và vùng triều B. vùng nước mặt và vùng nước giữa C. vùng ven bờ và vùng khơi D. vùng thềm lục địa và vùng khơi Câu 27. Trong chuỗi thức ăn: Cỏ  Gà → Cáo  Hổ, loài nào có khả năng chuyển hoá năng lượng mặt trời thành năng lượng hoá học, cung cấp cho các loài còn lại? A. Cáo. B. Gà. C. Cỏ. D. Hổ. Câu 28. Khi kích thước của quần thể giảm xuống dưới mức tối thiểu thì A. trong quần thể có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể. B. sự hỗ trợ giữa các cá thể tăng, quần thể có khả năng chống chọi tốt với những thay đổi của môi trường. C. quần thể dễ rơi vào trạng thái suy giảm dẫn đến diệt vong. D. khả năng sinh sản của quần thể tăng do cơ hội gặp nhau giữa các cá thể đực với cá thể cái nhiều hơn. II. Tự luận( 3 điểm) Câu 1( 1,0 điểm): Trong một khu rừng nhiệt đới có các cây gỗ lớn và gỗ nhỏ mọc gần nhau. Vào một ngày có gió lớn, một cây to bị đổ ở giữa rừng tạo nên một khoảng trống lớn. Em hãy dự đoán quá trình diễn thế xảy ra trong khoảng trống đó. Câu 2( 1,0 điểm): Hãy giải thích vì sao chuỗi thức ăn trong hệ sinh thái không thể kéo dài( quá 6 mắt xích)? Câu 3( 1,0 điểm): Sơ đồ dưới đây minh họa lưới thức ăn trong một hệ sinh thái gồm các loài sinh vật: A, B, C, D, E, G, H. a. Bậc dinh dưỡng cấp 4 gồm những loài sinh vật nào? b. Chuỗi thức ăn dài nhất có bao nhiêu mắt xích? Đó là chuỗi thức ăn nào? ------ HẾT ------ 4/4 - Mã đề 459
  5. SỞ GD & ĐT HẢI PHÒNG ĐỀ KIỂM TRA HẾT KÌ II- NĂM HỌC 2022- 2023 TRƯỜNG THPT KIẾN THỤY MÔN SINH HỌC 12 Thời gian làm bài : 45 Phút Phần đáp án câu trắc nghiệm: Tổng câu trắc nghiệm: 28. 104 599 459 673 1 A A B C 2 B C D A 3 C C B C 4 C A C C 5 A B A A 6 A B D A 7 D A A D 8 B D B B 9 C A A C 10 B C C D 11 A D D C 12 C C D B 13 D B B C 14 B C A B 15 C C D D 16 B D B A 17 B A A C 18 D A B B 19 D B C D 20 C C B D 21 C D C A 22 B D A A 23 A B D D 24 D D C B 25 A B D B 26 C D C A 27 B D C C 28 B B C D Đáp án Câu 1( 1,0 điểm): Trong một khu rừng nhiệt đới có các cây gỗ lớn và gỗ nhỏ mọc gần nhau. Vào một ngày có gió lớn, một cây to bị đổ ở giữa rừng tạo nên một khoảng trống lớn. Em hãy dự đoán quá trình diễn thế xảy ra trong khoảng trống đó. 1
  6. Diễn thế xảy ra trong khoảng trống đó - Giai đoạn tiên phong: Các cây nhỏ ưa sáng tới sống trong khoảng trống đó ……….0,125đ - Giai đoạn tiếp theo: + Cây bụi nhỏ ưa sáng tới sống 0,125đ + Cây gỗ nhỏ ưa sáng tới sống , các cây cỏ chịu bóng và ưa bóng dần dần vào sống dưới bóng cây gỗ nhỏ và cây bụi 0,125đ + Cây cỏ và cây bụi ưa sáng dần bị chết do thiếu ánh sáng, thay thế chúng là các cây bụi và cây cỏ ưa bóng 0,125đ + Cây gỗ ưa sáng cạnh tranh mạnh mẽ với các cây khác và dần thắng thế chiễm phần lớn khoảng trống 0,25 - Giai đoạn cuối: Nhiều tầng cây lấp kín khoảng trống, gồm có tầng cây gỗ ưa sáng phía trên cùng, cây gỗ nhỏ và cây chịu bóng ở lưng chừng, các cây bụi nhỏ và ưa bóng ở phía dưới. 0,25đ Câu 2( 1,0đ) Trong chuỗi thức ăn trong hệ sinh thái không thể kéo dài quá 6 mắt xích do: - Một phần năng lượng bị thất thoát dần qua nhiều cách ở mỗi bậc dinh dưỡng ….0,25đ + Năng lượng bị mất qua hô hấp, tạo nhiệt ở mỗi bậc dinh dưỡng …….0,125đ + Năng lượng bị mất qua chất thải( qua bài tiết, phân, thức ăn thừa,…hoặc năng lượng mất qua rơi rụng như rụng lá ở thực vật, rụng lông, lột xác của động vật…) ở mỗi bậc dinh dưỡng 0,125đ - Chuỗi thức ăn( hoặc bậc dinh dưỡng) càng lên cao năng lượng tích lũy càng ít dần và đến mức nào đó không còn đủ duy trì của một mắt xích. ………….0,25đ + Khi một mắt xích có số lượng cá thể quá ít sẽ không thể tồn tại ………0,25đ Câu 3( 1,0 đ): a. 0,5đ Bậc dinh dưỡng cấp 4 gồm: E,G,H b. 0,5đ Chuỗi thức ăn dài nhất có 5 mắt xích đó là các chuỗi ADCEH,ADCGH 2
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0