![](images/graphics/blank.gif)
Đề thi học kì 2 môn Sinh học lớp 12 năm 2022-2023 - Trường PTDTNT Kon Rẫy
lượt xem 3
download
![](https://tailieu.vn/static/b2013az/templates/version1/default/images/down16x21.png)
Việc ôn tập và hệ thống kiến thức với ‘Đề thi học kì 2 môn Sinh học lớp 12 năm 2022-2023 - Trường PTDTNT Kon Rẫy" được chia sẻ dưới đây sẽ giúp bạn nắm vững các phương pháp giải bài tập hiệu quả và rèn luyện kỹ năng giải đề thi nhanh và chính xác để chuẩn bị tốt nhất cho kì thi sắp diễn ra.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề thi học kì 2 môn Sinh học lớp 12 năm 2022-2023 - Trường PTDTNT Kon Rẫy
- TRƯỜNG PTDTNT KON RẪY ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ II. NĂM HỌC 2022-2023 TỔ: Các môn học lựa chọn MÔN: SINH HỌC 12 Thời gian: 45 phút (không tính thời gian giao đề) MÃ ĐỀ 121 Họ, tên học sinh:..................................................................... Lớp: .................. Câu 1: Khi nói về chuỗi và lưới thức ăn, phát biểu nào sau đây là đúng? A. Trong một chuỗi thức ăn, mỗi loài có thể thuộc nhiều mắt xích khác nhau. B. Trong một lưới thức ăn, mỗi loài chỉ tham gia vào một chuỗi thức ăn nhất định. C. Quần xã càng đa dạng về thành phần loài thì lưới thức ăn càng đơn giản. D. Trong một lưới thức ăn, mỗi loài có thể thuộc nhiều mắt xích khác nhau. Câu 2: Chu trình sinh địa hoá là A. chu trình trao đổi vật chất trong tự nhiên. B. sự trao đổi vật chất trong nội bộ quần xã. C. sự trao đổi vật chất giữa các loài sv thông qua chuỗi và lưới thức ăn. D. sự trao đổi vật chất giữa sv tiêu thụ và sv sản xuất. Câu 3: Khi xây dựng chuỗi và lưới thức ăn trong quần xã sinh vật, người ta căn cứ vào A. vai trò của các loài sinh vật trong quần xã. B. mối quan hệ về nơi ở của các loài sinh vật trong quần xã. C. mối quan hệ dinh dưỡng giữa các loài sinh vật trong quần xã. D. mối quan hệ sinh sản giữa các loài sinh vật trong quần xã. Câu 4: Trong hệ sinh thái trên cạn, thực vật hấp thụ nitơ qua hệ rễ dưới dạng A. N2O và NO3-. B. NO3- và NH4+ C. NO3- và N2. D. NO và NH4+ . Câu 5: Đặc điểm của các mối quan hệ hỗ trợ giữa các loài trong quần xã là A. ít nhất có một loài bị hại. B. tất cả các loài đều bị hại. C. không có loài nào có lợi. D. các loài đều có lợi hoặc ít nhất không bị hại. Câu 6: Trong hệ sinh thái, quá trình sử dụng năng lượng mặt trời để tổng hợp các chất hữu cơ được thực hiện bởi nhóm A. sinh vật tiêu thụ bậc 2. B. sinh vật tiêu thụ bậc 1. C. sinh vật sản xuất. D. sinh vật phân giải. Câu 7: Trong một HST, sinh khối của mỗi bậc dinh dưỡng được kí hiệu bằng các kí tự từ I đến V. Trong đó: I II III IV V 500kg 600kg 5000kg 50 kg 5kg Chuỗi thức ăn nào sau đây có thể xảy ra? A. I→ II → III → IV. B. V → IV → I → III. C. V → IV → III → II. D. III → I → IV → V. Câu 8: Trong các đặc trưng sau đây, đặc trưng nào không phải là đặc trưng của quần thể sinh vật? A. Phân bố theo nhóm. B. Nhóm tuổi. C. Phân bố theo chiều thẳng đứng. D. Tỉ lệ giới tính. Câu 9: Trong chu trình sinh địa hoá, nhóm sinh vật nào trong số các nhóm sinh vật sau đây có khả năng biến đổi nitơ ở dạng NO3- thành nitơ ở dạng NH4+? A. Thực vật tự dưỡng. B. Vi khuẩn phản nitrat hoá. C. Vi khuẩn cố định nitơ trong đất. D. Động vật đa bào. Câu 10: Trong 1 ao cá, người ta nuôi nhiều loài cá với các ổ sinh thái khác nhau về thức ăn. Kĩ thuật nuôi xen này đem lại những lợi ích nào sau đây? I. Tận dụng diện tích ao nuôi. II. Tận dụng nguồn sống của môi trường. III. Thu được nhiều loại cá trong 1 ao. IV. Rút ngắn thời gian sinh trưởng của tất cả các loài cây. A. I, II, IV. B. I, III, IV . C. I, II, III. D. II, III, IV. Câu 11: Ở mỗi bậc dinh dưỡng của chuỗi thức ăn, năng lượng bị tiêu hao nhiều nhất qua A. quá trình sinh tổng hợp các chất. B. quá trình bài tiết các chất thải. Trang 1/4 - Mã đề 121
- C. hoạt động hô hấp. D. hoạt động quang hợp. Câu 12: Khi nói về thành phần hữu sinh của hệ sinh thái, phát biểu nào sau đây sai? A. Hổ được xếp vào nhóm sinh vật tiêu thụ. B. Sâu ăn lá được xếp vào nhóm sinh vật tiêu thụ bậc 1. C. Giun đất ăn mùn bã hữu cơ được xếp vào nhóm sinh vật phân giải. D. Nấm hoại sinh được xếp vào nhóm sinh vật sản xuất. Câu 13: Cho các ví dụ về mối quan hệ giữa các loài trong quần xã sinh vật: (1) Tảo giáp nở hoa gây độc cho cá sống trong cùng môi trường. (2) Cây tầm gửi sống bám trên thân các cây bàng trong sân trường. (3) Cây bầu và loài ong mật. (4) Vi khuẩn Rhizobium sống trong nốt sần ở rễ cây họ Đậu. Có bao nhiêu mối quan hệ thuộc quan hệ hỗ trợ giữa các loài? A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 14: Cho các nội dung sau: (1) Tận dụng được các nhân tố vô sinh (ánh sáng, đất, nước,...), nguồn dinh dưỡng tối đa từ môi trường của các loài không cùng ổ sinh thái. (2) Việc trồng xen canh và nuôi ghép hợp lý không chỉ làm tăng năng suất mà còn giảm thiệt hại về chi phí nuôi trồng, công lao động, ... (3) Lợi dụng các đặc tính sinh học có lợi tác động qua lại giữa các loài với nhau. (4) Người ta có thể nuôi ghép cá rô phi với tôm, vì cá rô phi sẽ ăn thức ăn thừa của tôm, ăn rong rêu, động vật tầng đáy, ăn tôm chết, giúp nước trong ao nuôi sạch hơn, giảm rủi ro bị dịch bệnh. Bà con cũng không cần tốn thêm thức ăn cho cá. Có bao nhiêu ý giải thích đúng cơ sở khoa học của trồng xen và nuôi ghép? A. 3. B. 4. C. 2. D. 1. Câu 15: Diễn thế nguyên sinh A. thường dẫn tới một quần xã bị suy thoái. B. khởi đầu từ môi trường chưa có sinh vật. C. xảy ra do hoạt động chặt cây, đốt rừng… của con người. D. khởi đầu từ môi trường đã có một quần xã tương đối ổn định. Câu 16: Giả sử một lưới thức ăn được mô tả như sau: Thỏ, chuột, châu chấu và chim sẻ đều ăn thực vật; châu chấu là thức ăn của chim sẻ; cáo ăn thỏ và chim sẻ; cú mèo ăn chuột. Phát biểu nào sau đây đúng về lưới thức ăn này? A. Cú mèo là sinh vật tiêu thụ bậc 3. B. Cáo và cú mèo có ổ sinh thái về dinh dưỡng khác nhau. C. Có 5 loài cùng thuộc bậc dinh dưỡng cấp 2. D. Chuỗi thức ăn dài nhất gồm có 5 mắt xích. Câu 17: Trong một hệ sinh thái, A. vật chất và năng lượng được truyền theo một chiều từ sinh vật sản xuất qua các bậc dinh dưỡng tới môi trường và được sinh vật sản xuất tái sử dụng. B. năng lượng được truyền theo một chiều từ sinh vật sản xuất qua các bậc dinh dưỡng tới môi trường và không được tái sử dụng. C. vật chất và năng lượng được truyền theo một chiều từ sinh vật sản xuất qua các bậc dinh dưỡng tới môi trường và không được tái sử dụng. D. năng lượng được truyền theo một chiều từ sinh vật sản xuất qua các bậc dinh dưỡng tới môi trường và được sinh vật sản xuất tái sử dụng. Câu 18: Trong quần xã sinh vật, kiểu quan hệ giữa hai loài, trong đó một loài không có lợi cũng không bị hại, còn loài kia bị hại là A. quan hệ cộng sinh. B. quan hệ ức chế - cảm nhiễm. C. quan hệ vật chủ - vật kí sinh. D. quan hệ hội sinh. Câu 19: Trong chu trình sinh địa hóa, nitơ từ trong cơ thể sinh vật truyền trở lại môi trường không khí dưới dạng nitơ phân tử (N2) thông qua hoạt động của nhóm sinh vật nào trong các nhóm sau đây? A. Vi khuẩn phản nitrat hóa. B. Vi khuẩn cố định nitơ. C. Cây họ đậu. D. Động vật đa bào. Trang 2/4 - Mã đề 121
- Câu 20: Những giải pháp nào sau đây được xem là những giải pháp chính của phát triển bền vững, góp phần làm hạn chế sự biến đổi khí hậu toàn cầu? (1) Bảo tồn đa dạng sinh học. (2) Khai thác tối đa và triệt để các nguồn tài nguyên thiên nhiên. (3) Ngăn chặn nạn phá rừng, nhất là rừng nguyên sinh và rừng đầu nguồn. (4) Tăng cường sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật, các chất diệt cỏ, các chất kích thích sinh trưởng,... trong sản xuất nông, lâm nghiệp. (5) Sử dụng bền vững các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Đáp án đúng là: A. (1), (3) và (4). B. (1), (3) và (5). C. (2), (3) và (5). D. (2), (4) và (5). Câu 21: Cho chuỗi thức ăn: Tảo lục đơn bào → Tôm → Cá rô → Chim bói cá. Trong chuỗi thức ăn này, Tôm là A. sinh vật tiêu thụ bậc 1 và thuộc bậc dinh dưỡng cấp 2. B. sinh vật tiêu thụ bậc 2 và thuộc bậc dinh dưỡng cấp 2. C. sinh vật tiêu thụ bậc 2 và thuộc bậc dinh dưỡng cấp 3. D. sinh vật tiêu thụ bậc 2 và thuộc bậc dinh dưỡng cấp 1. Câu 22: Sơ đồ nào sau đây mô tả đúng về một chuỗi thức ăn? A. Cây lúa → Rắn hổ mang → Sâu ăn lá lúa → Thằn lằn. B. Cây lúa → Thằn lằn → Sâu ăn lá lúa → Rắn hổ mang. C. Cây lúa → Thằn lằn → Rắn hổ mang → Sâu ăn lá lúa. D. Cây lúa → Sâu ăn lá lúa → Thằn lằn → Rắn hổ mang. Câu 23: Đặc điểm nào sau đây về sự phân tầng của các loài sinh vật trong quần xã rừng mưa nhiệt đới là đúng? A. Sự phân tầng của các loài thực vật kéo theo sự phân tầng của các loài động vật. B. Sự phân tầng của thực vật và động vật không phụ thuộc vào các nhân tố sinh thái. C. Các loài thực vật phân bố theo tầng còn các loài động vật không phân bố theo tầng. D. Các loài thực vật hạt kín không phân bố theo tầng còn các loài khác phân bố theo tầng. Câu 24: Các con gà trống tranh giành gà mái trong mùa sinh sản. Đây là ví dụ về mối quan hệ A. cạnh tranh cùng loài. B. hợp tác. C. hội sinh. D. cộng sinh. Câu 25: Tập hợp sinh vật nào sau đây không phải là quần thể sinh vật? A. Tập hợp chim hải âu trên đảo Trường Sa. B. Tập hợp cá trong ao ở trường PT DTNT Kon Rẫy. C. Tập hợp cây cọ trên một quả đồi ở Phú Thọ. D. Tập hợp cây thông ở Măng Đen, Kon Tum. Câu 26: Nhân tố sinh thái nào sau đây là nhân tố vô sinh? A. Sinh vật kí sinh - sinh vật chủ. B. Quan hệ cạnh tranh. C. Quan hệ cộng sinh. D. Ánh sáng. Câu 27: Trong một khu rừng có nhiều cây lớn nhỏ khác nhau, các cây lớn có vai trò quan trọng là bảo vệ các cây nhỏ và động vật sống trong rừng, động vật rừng ăn thực vật hoặc ăn thịt các loài động vật khác. Các sinh vật trong rừng phụ thuộc lẫn nhau và tác động đến môi trường sống của chúng tạo thành A. hệ sinh thái. B. chuỗi thức ăn. C. quần xã. D. lưới thức ăn. Câu 28: Số cá thể trên một đơn vị diện tích hoặc thể tích khu vực phân bố được gọi là A. mật độ. B. kích thước. C. kiểu tăng trưởng. D. tỉ lệ giới tính. Câu 29: Cho một lưới thức ăn có sâu ăn hạt ngô, châu chấu ăn lá ngô, chim chích và ếch xanh đều ăn châu chấu và sâu, rắn hổ mang ăn ếch xanh. Trong lưới thức ăn trên, sinh vật tiêu thụ bậc 1 là A. châu chấu và sâu. B. rắn hổ mang và chim chích. C. rắn hổ mang. D. chim chích và ếch xanh. Câu 30: Giả sử một lưới thức ăn đơn giản gồm các sinh vật được mô tả như sau: cào cào, thỏ và nai ăn thực vật; chim sâu ăn cào cào; báo ăn thỏ và nai; mèo rừng ăn thỏ và chim sâu. Trong lưới thức ăn này, các sinh vật cùng thuộc bậc dinh dưỡng cấp 2 là A. chim sâu, thỏ, mèo rừng. B. cào cào, chim sâu, báo. C. chim sâu, mèo rừng, báo. D. cào cào, thỏ, nai. Câu 31: Kích thước tối thiểu của quần thể sinh vật là A. số lượng cá thể ít nhất mà quần thể cần có để duy trì và phát triển. Trang 3/4 - Mã đề 121
- B. khoảng không gian nhỏ nhất mà quần thể cần có để tồn tại và phát triển. C. số lượng cá thể ít nhất phân bố trong khoảng không gian của quần thể. D. số lượng cá thể nhiều nhất mà quần thể có thể đạt được, cân bằng với sức chứa của môi trường. Câu 32: Một lưới thức ăn trên đồng cỏ được mô tả như sau: thỏ, chuột đồng, châu chấu và chim sẻ đều ăn cỏ; châu chấu là thức ăn của chim sẻ; cáo ăn thỏ và chim sẻ; cú mèo ăn chuột đồng. Trong lưới thức ăn này, sinh vật nào thuộc bậc dinh dưỡng cấp cao nhất? A. Chim sẻ. B. Cáo. C. Cỏ. D. Thỏ. Câu 33: Quan hệ giữa sán lá gan sống trong gan người thuộc quan hệ A. hợp tác. B. hội sinh. C. kí sinh. D. cộng sinh. Câu 34: Để phát triển bền vững hệ sinh thái tự nhiên, cần tập trung vào những giải pháp nào sau đây? (1) Bảo vệ các loài động vật hoang dã. (2) Sử dụng các sản phẩm từ động vật quý hiếm: mật gấu, ngà voi, cao hổ, sừng tê giác,... (3) Xây dựng hệ thống các khu bảo vệ thiên nhiên, góp phần bảo vệ đa dạng sinh học. (4) Ngăn chặn nạn phá rừng, nhất là rừng nguyên sinh và rừng đầu nguồn. A. (2), (3), (4). B. (1), (2), (3). C. (1), (2), (4). D. (1), (3), (4). Câu 35: Mối quan hệ nào sau đây đem lại lợi ích hoặc ít nhất không có hại cho các loài tham gia? A. Giun đũa sống trong ruột lợn. B. Một số loài tảo biển nở hoa và các loài tôm, cá sống trong cùng một môi trường. C. Loài cá ép sống bám trên các loài cá lớn. D. Dây tơ hồng sống trên tán các cây trong rừng. Câu 36: Gọi a là mức sinh sản, b là mức tử vong, c là mức nhập cư, d là mức xuất cư của quần thể. Kích thước quần thể chắc chắn sẽ tăng khi A. a + c < b + d. B. a + b > c + d. C. a + b < c + d. D. a + c > b + d. Câu 37: Giả sử năng lượng đồng hoá của các sinh vật dị dưỡng trong một chuỗi thức ăn như sau: Sinh vật tiêu thụ bậc 1: 1.500.000 Kcal. Sinh vật tiêu thụ bậc 2: 180.000 Kcal. Sinh vật tiêu thụ bậc 3: 18.000 Kcal. Sinh vật tiêu thụ bậc 4: 1.620 Kcal. Hiệu suất sinh thái giữa bậc dinh dưỡng cấp 3 với bậc dinh dưỡng cấp 2 trong chuỗi thức ăn trên là A. 9%. B. 11%. C. 10%. D. 12%. Câu 38: Trong các nội dung dưới đây: (1) Loài thiên địch chỉ hạn chế dưới ngưỡng gây thiệt hại về kinh tế chứ không tiêu diệt triệt để các loài sinh vật gây hại. (2) Tùy vào giai đoạn sống mà sinh vật gây hại cũng đồng thời là sinh vật có lợi với cây trồng. (3) Loài thiên địch không gây ô nhiễm môi trường. (4) Loài thiên địch làm mất cân bằng sinh thái. (5) Loài thiên địch duy trì được đa dạng sinh học. Nội dung nào giải thích việc người ta thường sử dụng các loài thiên địch để phòng trừ các sinh vật gây hại cho cây trồng? A. (1), (2), (4), (5). B. (1), (2), (3), (4). C. (1), (2), (3), (5). D. (2), (3), (4), (5). Câu 39: Trong ruộng lúa, lúa và cỏ lồng vực cùng hút nước và các ion khoáng từ đất để tổng hợp chất hữu cơ. Mối quan hệ giữa lúa và cỏ lồng vực thuộc quan hệ A. hợp tác. B. cạnh tranh cùng loài. C. hội sinh. D. cạnh tranh khác loài. Câu 40: Trên tro tàn núi lửa xuất hiện quần xã tiên phong. Quần xã này sinh sống và phát triển làm tăng độ ẩm và làm giàu thêm nguồn dinh dưỡng hữu cơ, tạo thuận lợi cho cỏ thay thế. Theo thời gian, sau cỏ là trảng cây thân thảo, thân gỗ và cuối cùng là rừng nguyên sinh. Theo lí thuyết, khi nói về quá trình này, những phát biểu nào sau đây đúng? I. Đây là quá trình diễn thế thứ sinh. II. Rừng nguyên sinh là quần xã đỉnh cực của quá trình biến đổi này. III. Độ đa dạng sinh học có xu hướng tăng dần trong quá trình biến đổi này. IV. Một trong những nguyên nhân gây ra quá trình biến đổi này là sự cạnh tranh gay gắt giữa các loài trong quần xã. A. I, II, IV. B. I, II, III. C. II, III, IV. D. I, III, IV. ----------- HẾT ---------- Trang 4/4 - Mã đề 121
![](images/graphics/blank.gif)
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bộ đề thi học kì 2 môn GDCD lớp 7 năm 2017-2018 có đáp án
26 p |
1243 |
34
-
Đề thi học kì 2 môn Lịch Sử lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Vĩnh Thịnh
4 p |
457 |
21
-
Đề thi học kì 2 môn GDCD lớp 7 năm 2017-2018 có đáp án
2 p |
307 |
19
-
Đề thi học kì 2 môn GDCD lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Khai Quang
2 p |
516 |
17
-
Đề thi học kì 2 môn Ngữ Văn lớp 8 năm 2018 có đáp án - Đề số 2
9 p |
969 |
12
-
Đề thi học kì 2 môn Lịch Sử lớp 8 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Khai Quang
3 p |
292 |
9
-
8 đề thi học kì 2 môn Lịch sử lớp 12 có đáp án
42 p |
84 |
8
-
Đề thi học kì 2 môn Tiếng Anh lớp 12 năm 2019-2020 có đáp án - THPT Yên Lạc 2
5 p |
75 |
8
-
Bộ 20 đề thi học kì 2 môn Tiếng Anh lớp 8 năm 2019-2020 có đáp án
71 p |
191 |
6
-
7 đề thi học kì 2 môn GDCD lớp 12 có đáp án
48 p |
57 |
5
-
Bộ 24 đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2019-2020 có đáp án
104 p |
91 |
4
-
Đề thi học kì 2 môn Lịch Sử lớp 9 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Bình An
4 p |
258 |
3
-
Đề thi học kì 2 môn Lịch sử lớp 12 năm 2019-2020 có đáp án - THPT Vị Xuyên
4 p |
42 |
3
-
Đề thi học kì 2 môn Toán lớp 2 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Phong Phú B
4 p |
71 |
3
-
Đề thi học kì 2 môn Toán lớp 2 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học số 2 Hoài Tân
6 p |
101 |
3
-
Đề thi học kì 2 môn GDCD lớp 12 năm 2019-2020 có đáp án - THPT Yên Lạc 2
7 p |
57 |
2
-
Đề thi học kì 2 môn Địa lý lớp 9 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Khai Quang
4 p |
229 |
1
-
Đề thi học kì 2 môn Công nghệ lớp 7 năm 2018 có đáp án - Trường THCS Vĩnh Thịnh
2 p |
137 |
1
![](images/icons/closefanbox.gif)
![](images/icons/closefanbox.gif)
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn
![](https://tailieu.vn/static/b2013az/templates/version1/default/js/fancybox2/source/ajax_loader.gif)