Đề thi học kì 2 môn Sinh học lớp 12 năm 2022-2023 - Trường THPT Ngô Lê Tân
lượt xem 2
download
Việc ôn thi sẽ trở nên dễ dàng hơn khi các em có trong tay “Đề thi học kì 2 môn Sinh học lớp 12 năm 2022-2023 - Trường THPT Ngô Lê Tân” được chia sẻ trên đây. Tham gia giải đề thi để rút ra kinh nghiệm học tập tốt nhất cho bản thân cũng như củng cố thêm kiến thức để tự tin bước vào kì thi chính thức các em nhé! Chúc các em ôn tập kiểm tra đạt kết quả cao!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề thi học kì 2 môn Sinh học lớp 12 năm 2022-2023 - Trường THPT Ngô Lê Tân
- SỞ GD&ĐT BÌNH ĐỊNH ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ II TRƯỜNG THPT NGÔ LÊ TÂN Môn: SINH HỌC 12 Mã đề 132 Năm học: 2022 - 2023 ĐỀ CHÍNH THỨC (Đề thi có 03 trang) Thời gian: 45 phút (không kể thời gian phát đề) Họ và tên học sinh: ......................................................................................... Số báo danh: .................................................................................. Lớp ........ PHẦN TRẮC NGHIỆM: (7 điểm). Câu 1: Trong chu trình sinh địa hóa có hiện tượng nào sau đây? A. Trao đổi các chất liên tục giữa môi trường và sinh vật. B. Trao đổi các chất liên tục giữa sinh vật và sinh vật. C. Trao đổi các chất tạm thời giữa môi trường và sinh vật. D. Trao đổi các chất theo từng thời kì giữa môi trường và sinh vật. Câu 2: Hiện tượng số lượng cá thể của quần thể bị kìm hãm ở mức nhất định bởi quan hệ sinh thái trong quần xã gọi là: A. cân bằng sinh học. B. cân bằng quần thể. C. khống chế sinh học. D. giới hạn sinh thái. Câu 3: Ở rừng nhiệt đới Tam Đảo, thì loài đặc trưng là A. bọ que. B. cây sim. C. cá cóc. D. cây cọ. Câu 4: Tỉ lệ giữa số lượng cá thể đực và cá thể cái ở một quần thể được gọi là: A. tỉ lệ phân hoá. B. tỉ lệ đực:cái (tỉ lệ giới tính) hoặc cấu trúc giới tính. C. phân hoá giới tính. D. phân bố giới tính. Câu 5: Các sông, suối, ao, hồ thuộc loại khu sinh học nào sau đây? A. các khu sinh học trên cạn. B. khu sinh học nước ngọt. C. khu sinh học nước mặn. D. khu sinh học biển. Câu 6: Chuỗi và lưới thức ăn biểu thị mối quan hệ A. động vật ăn thịt và con mồi. B. giữa thực vật với động vật. C. dinh dưỡng. D. giữa sinh vật sản xuất với sinh vật tiêu thụ và sinh vật phân giải. Câu 7: Khi chuyển từ bậc dinh dưỡng thấp lên bậc dinh dưỡng cao hơn thì dòng năng lượng có hiện tượng là: A. càng giảm. B. càng tăng. C. không thay đổi. D. tăng hoặc giảm tùy thuộc bậc dinh dưỡng. Câu 8: Thành phần hữu sinh của một hệ sinh thái bao gồm: A. sinh vật sản xuất, sinh vật ăn động vật, sinh vật phân giải. B. sinh vật sản xuất, sinh vật ăn thực vật, sinh vật phân giải. C. sinh vật ăn thực vật, sinh vật ăn động vật, sinh vật phân giải. D. sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ, sinh vật phân giải. Câu 9: Sinh vật sản xuất là những sinh vật: A. phân giải vật chất (xác chết, chất thải) thành những chất vô cơ trả lại cho môi trường. B. động vật ăn thực vật và động vật ăn động vật C. có khả năng tự tổng hợp nên các chất hữu cơ để tự nuôi sống bản thân. D. chỉ gồm các sinh vật có khả năng hóa tổng hợp. Câu 10: Núi lở lấp đầy một hồ nước ngọt. Sau một thời gian, cỏ cây mọc lên, dần trở thành một khu rừng nhỏ ngay trên chỗ trước kia là hệ sinh thái nước đứng. Đó là: A. biến đổi tiếp theo. B. diễn thế thứ sinh. C. diễn thế nguyên sinh. D. diễn thế phân huỷ. Câu 11: Tập hợp những quần thể nào sau đây là quần thể sinh vật? A. Những cây cỏ sống trên đồng cỏ Ba Vì. B. Những con chim sống trong rừng Cúc Phương. C. Những con tê giác một sừng sống trong Vườn Quốc Gia Cát Tiên. Trang 1/3 - Mã đề thi 132
- D. Những con cá sống trong Hồ Tây. Câu 12: Các kiểu hệ sinh thái trên Trái Đất được phân chia theo nguồn gốc bao gồm: A. hệ sinh thái trên cạn và hệ sinh thái dưới nước. B. hệ sinh thái tự nhiên và hệ sinh thái nhân tạo. C. hệ sinh thái nước mặn và hệ sinh thái nước ngọt. D. hệ sinh thái nước mặn và hệ sinh thái trên cạn. Câu 13: Lưới thức ăn và bậc dinh dưỡng được xây dựng nhằm: A. mô tả quan hệ dinh dưỡng giữa các loài trong quần thể. B. mô tả quan hệ dinh dưỡng và nơi ở giữa các loài trong quần xã. C. mô tả quan hệ dinh dưỡng giữa các sinh vật cùng loài trong quần xã. D. mô tả quan hệ dinh dưỡng giữa các loài trong quần xã. Câu 14: Xét các yếu tố sau đây: I: Sức sinh sản và mức độ tử vong của quần thể. II: Mức độ nhập cư và xuất cư của các cá thể vào hoặc ra khỏi quần thể. III: Tác động của các nhân tố sinh thái và lượng thức ăn trong môi trường. IV: Sự tăng giảm lượng cá thể của kẻ thù, mức độ phát sinh bệnh tật trong quần thể. Những yếu tố ảnh hưởng đến sự thay đổi kích thước của quần thể là: A. I và II. B. I, II và IV. C. I, II và III. D. I, II, III và IV. Câu 15: Năng lượng được trả lại môi trường do hoạt động của nhóm sinh vật nào? A. Sinh vật phân giải. B. Sinh vật sản xuất. C. Động vật ăn thực vật. D. Động vật ăn động vật. Câu 16: Điều nào sau đây không phải là nguyên nhân dẫn đến diễn thế sinh thái ? A. Do chính hoạt động khai thác tài nguyên của con người. B. Do cạnh tranh và hợp tác giữa các loài trong quần xã. C. Do thay đổi của điều kiện tự nhiên, khí hậu. D. Do cạnh tranh gay gắt giữa các loài trong quần xã. Câu 17: Sự cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể sinh vật có thể dẫn tới: A. duy trì số lượng cá thể trong quần thể ở mức độ phù hợp. B. giảm kích thước quần thể xuống dưới mức tối thiểu. C. tiêu diệt lẫn nhau giữa các cá thể trong quần thể, làm cho quần thể bị diệt vong. D. tăng kích thước quần thể tới mức tối đa. Câu 18: Quá trình nào sau đây không trả lại CO2 vào môi trường: A. hô hấp của động vật, thực vật. B. lắng đọng vật chất. C. sản xuất công nghiệp, giao thông vận tải. D. sử dụng nhiên liệu hóa thạch. Câu 19: Có những dạng tháp sinh thái nào? A. Tháp sinh khối và tháp năng lượng. B. Tháp số lượng và tháp sinh khối. C. Tháp năng lượng và tháp số lượng. D. Tháp số lượng, tháp sinh khối và tháp năng lượng. Câu 20: Quan hệ giữa hai loài sinh vật, trong đó một loài có lợi, còn một loài không có lợi hoặc có hại là mối quan hệ nào? A. Quan hệ cộng sinh. B. Quan hệ hội sinh. C. Quan hệ ức chế - cảm nhiễm. D. Quan hệ hợp tác. Câu 21: Chu trình sinh địa hóa có ý nghĩa là: A. duy trì sự cân bằng vật chất trong sinh quyển. B. duy trì sự cân bằng vật chất trong quần thể. C. duy trì sự cân bằng vật chất trong quần xã. D. duy trì sự cân bằng vật chất trong hệ sinh thái. Câu 22: Ý nghĩa sinh thái của kiểu phân bố đồng đều của các cá thể trong quần thể là: A. duy trì mật độ hợp lí của quần thể. B. làm giảm mức độ cạnh tranh giữa các cá thể. C. làm tăng khả năng chống chịu của các cá thể trước các điều kiện bất lợi của môi trường. D. tạo sự cân bằng về tỉ lệ sinh sản và tỉ lệ tử vong của quần thể. Câu 23: Sự biến động số lượng của thỏ rừng và mèo rừng tăng giảm đều đặn 10 năm 1 lần. Hiện tượng này biểu hiện: A. biến động theo chu kì tuần trăng. B. biến động theo chu kì ngày đêm. C. biến động theo chu kì mùa. D. biến động theo chu kì nhiều năm. Trang 2/3 - Mã đề thi 132
- Câu 24: Giới hạn sinh thái là: A. giới hạn chịu đựng của sinh vật đối với nhiều nhân tố sinh thái của môi trường, nằm ngoài giới hạn sinh thái, sinh vật không thể tồn tại được. B. giới hạn chịu đựng của sinh vật đối với một số nhân tố sinh thái của môi trường, nằm ngoài giới hạn sinh thái, sinh vật không thể tồn tại được. C. giới hạn chịu đựng của sinh vật đối với nhân tố sinh thái của môi trường, nằm ngoài giới hạn sinh thái, sinh vật vẫn tồn tại được. D. khoảng giá trị xác định của một nhân tố sinh thái mà trong khoảng đó sinh vật có thể tồn tại và phát triển theo thời gian. Câu 25: Hiệu suất sinh thái là tỉ lệ phần trăm (%) A. năng lượng được tích lũy ở bậc dinh dưỡng thấp so với bậc dinh dưỡng cao liền kề. B. năng lượng được tích lũy ở mỗi bậc dinh dưỡng thấp so với năng lượng đầu vào của chuỗi thức ăn. C. chuyển hóa năng lượng giữa các bậc dinh dưỡng. D. năng lượng đầu vào so với đầu ra cuối cùng. Câu 26: Dòng năng lượng trong hệ sinh thái được thực hiện qua: A. quan hệ dinh dưỡng của các sinh vật trong chuỗi thức ăn. B. quan hệ dinh dưỡng giữa các sinh vật cùng loài trong quần xã. C. quan hệ dinh dưỡng của các sinh vật cùng loài và khác loài. D. quan hệ dinh dưỡng và nơi ở của các sinh vật trong quần xã. Câu 27: Nguồn năng lượng cung cấp cho các hệ sinh thái trên Trái đất là: A. năng lượng gió. B. năng lượng điện. C. năng lượng nhiệt D. năng lượng mặt trời. Câu 28: Mối quan hệ có ý nghĩa quan trọng nhất đối với sự hình thành chuỗi thức ăn và lưới thức ăn trong hệ sinh thái là A. quan hệ cạnh tranh. B. quan hệ đối kháng. C. quan hệ vật ăn thịt – con mồi. D. quan hệ hợp tác. PHẦN TỰ LUẬN: (3 điểm). Câu 1: (1 điểm) Muốn trong một ao nuôi được nhiều loài cá và cho năng suất cao, chúng ta cần chọn nuôi các loài cá như thế nào? Câu 2: (0,5 điểm) Hoạt động khai thác tài nguyên không hợp lí của con người có thể coi là hành động “tự đào huyệt chôn mình“ của diễn thế sinh thái được không? Tại sao? Câu 3: (1 điểm) Giải thích được ưu và nhược điểm của các loại tháp sinh thái. Câu 4: (0,5 điểm) Cho biết năng lượng trong một chuỗi thức ăn như sau: Sinh vật sản xuất (2,1.106 calo) → sinh vật tiêu thụ bậc 1 (1,2.104 calo) → sinh vật tiêu thụ bậc 2 (1,1.102 calo) → sinh vật tiêu thụ bậc 3 (0,5.102 calo). Hãy xác định hiệu suất sinh thái của sinh vật tiêu thụ bậc 2 so với sinh vật tiêu thụ bậc 1 trong chuỗi thức ăn đã cho. ----------- HẾT ---------- Trang 3/3 - Mã đề thi 132
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề thi học kì 2 môn Hóa lớp 8 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Vĩnh Thịnh
3 p | 390 | 34
-
Đề thi học kì 2 môn Lịch Sử lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Vĩnh Thịnh
4 p | 445 | 21
-
Đề thi học kì 2 môn GDCD lớp 7 năm 2017-2018 có đáp án
2 p | 298 | 19
-
Đề thi học kì 2 môn GDCD lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Khai Quang
2 p | 507 | 17
-
Đề thi học kì 2 môn Ngữ Văn lớp 9 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Hoàn Thiện
3 p | 325 | 13
-
Đề thi học kì 2 môn Ngữ Văn lớp 8 năm 2018 có đáp án - Đề số 2
9 p | 964 | 12
-
Đề thi học kì 2 môn GDCD lớp 9 năm 2017-2018 có đáp án - Sở GD&ĐT Thanh Hóa
3 p | 404 | 10
-
Đề thi học kì 2 môn Lịch Sử lớp 8 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Khai Quang
3 p | 270 | 9
-
Đề thi học kì 2 môn GDCD lớp 8 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Bình An
2 p | 687 | 9
-
Đề thi học kì 2 môn Toán lớp 2 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Phong Phú B
4 p | 67 | 3
-
Đề thi học kì 2 môn GDCD lớp 9 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Vĩnh Thịnh
4 p | 175 | 3
-
Đề thi học kì 2 môn Lịch Sử lớp 9 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Bình An
4 p | 244 | 3
-
Đề thi học kì 2 môn Toán lớp 2 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Sặp Vạt
5 p | 73 | 3
-
Đề thi học kì 2 môn Toán lớp 2 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Tân Hiệp
3 p | 89 | 2
-
Đề thi học kì 2 môn Toán lớp 2 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Tam Hưng
4 p | 68 | 2
-
Đề thi học kì 2 môn Toán lớp 2 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học số 2 Hoài Tân
6 p | 80 | 2
-
Đề thi học kì 2 môn Địa lý lớp 9 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Khai Quang
4 p | 202 | 1
-
Đề thi học kì 2 môn Công nghệ lớp 7 năm 2018 có đáp án - Trường THCS Vĩnh Thịnh
2 p | 132 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn