SỞ GD&ĐT ĐẮK LẮK
TRƯỜNG THPT NGÔ GIA TỰ
(Đề thi có 04 trang)
KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2
NĂM HỌC 2024 - 2025
MÔN SINH HỌC – Khối lớp 12
Thời gian làm bài : 45 phút
(không kể thời gian phát đề)
Họ và tên học sinh :..................................................... Số báo danh : ...................
Phần I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Học sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi
câu học sinh chỉ chọn 1 phương án.
Câu 1. Cho chuỗi thức ăn: y nSâu ăn ngô Nhái Rắn hổ mang Diều hâu. Trong chuỗi
thức ăn này, nhái là động vật tiêu thụ
A. bậc 4. B. bậc 3. C. bậc 1. D. bậc 2.
Câu 2. Mối quan hệ sinh thái nào sau đây thuộc quan hệ cạnh tranh trong quần xã sinh vật?
A. Chim sáo và trâu rừng. B. Sư tử và linh cẩu.
C. Trùng roi và mối. D. Cây tầm gửi và cây thân gỗ.
Câu 3. Trên Trái Đất, sinh quyển bao gồm những khu sinh học chủ yếu là
A. Các khu sinh học trên cạn, khu sinh học nước ngọt và khu sinh học nước mặn
B. Các khu sinh học dưới nước
C. Khu sinh học nước ngọt và biển
D. Các khu sinh học trên cạn
Câu 4. Hãy nghiên cứu Hình 6 mô tả số lượng cá thể giữa các bậc dinh dưỡng trong hệ sinh thái.
Hình 6.
Hãy cho biết Hình 6 thuộc dạng tháp sinh thái nào trong các dạng tháp sau đây?
A. Tháp năng lượng. B. Tháp số lượng. C. Tháp sinh khối. D. Tháp tuổi.
Câu 5. Đặc trưng nào sau đây không phải là đặc trưng cơ bản của quần xã?
A. quan hệ dinh dưỡng của các nhóm loài. B. sự phân bố các cá thể trong quần xã.
C. tỉ lệ nhóm tuổi, mật độ. D. thành phần loài.
Câu 6. Thành phần hữu sinh của một hệ sinh thái bao gồm
A. sinh vật sản xuất, sinh vật ăn thực vật, sinh vật phân giải.
B. sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ, sinh vật phân giải.
C. sinh vật ăn thực vật, sinh vật ăn động vật, sinh vật phân giải.
D. sinh vật sản xuất, sinh vật ăn động vật, sinh vật phân giải.
Câu 7. Chu trình sinh địa hóa có vai trò
A. Duy trì sự cân bằng năng lượng trong sinh quyển
B. Duy trì sự cân bằng trong quần xã
C. Duy trì sự cân bằng vật chất trong sinh quyển
D. Duy trì sự cân bằng vật chất và năng lượng trong sinh quyển
Câu 8. Các đồ thị Hình 2 tả các loại diễn thế sinh thái, đồ thị nào Hình 2 tả đúng kết quả của
din thế nguyên sinh, từ khi khởi đầu diễn thế cho đến khi hình thành quần xã đỉnh cực?
1/4 - Mã đề 123
Mã đề 123
Hình 2.
A. Đồ thị 4. B. Đồ thị 3. C. Đồ thị 2. D. Đồ thị 1.
Câu 9. Trùng roi (Trichomonas) sống trong ruột mối tiết enzim phân giải xenlulose trong thức ăn của mối
thành đường để nuôi sống cả hai. Đây là ví dụ về mối quan hệ
A. Hội sinh. B. Hợp tác. C. Kí sinh. D. Cộng sinh.
Câu 10. Lưới thức ăn là tập hợp các
A. chuỗi thức ăn. B. loài sinh vật
C. chuỗi thức ăn có nhiều mắt xích chung. D. loài sinh vật có quan hệ dinh dưỡng với nhau.
Câu 11. Khí CO2 từ môi trường vô sinh vào quần xã sinh vật nhờ hoạt động của nhóm sinh vật nào sau đây?
A. Sinh vật tiêu thụ bậc 1 B. Sinh vật tiêu thụ bậc 3 C. Sinh vật sản xuất D. Sinh vật tiêu thụ bậc 2
Câu 12. Các khu sinh học trên cạn được sắp xếp theo vĩ độ tăng dần lần lượt là:
A. Đồng rêu hàn đới, rừng mưa nhiệt đới, rừng Taiga, thảo nguyên.
B. Rừng mưa nhiệt đới, thảo nguyên, rừng Taiga, đồng rêu hàn đới.
C. Thảo nguyên, rừng mưa nhiệt đới,đồng rêu hàn đới, rừng Taiga.
D. Rừng Taiga, rừng mưa nhiệt đới, thảo nguyên, đồng rêu hàn đới
Câu 13. Chuỗi thức ăn là
A. các loài trong quần xã có mối quan hệ hỗ trợ nhau
B. một dãy các loài có mối quan hệ dinh dưỡng với nhau
C. các loài trong quần xã có mối quan hệ đối kháng với nhau
D. một loài sử dụng nhiều loài khác làm thức ăn.
Câu 14. Để góp phần làm giảm hiệu ứng nhà kính, cần hạn chế sự gia tăng của loại khí nào sau đây?
A. Khí Cacbon B. Khí Heli C. Khí Neon D. Khí nitơ
Câu 15. Cây phong lan sống bám trên thân cây gỗ lớn thuộc mối quan hệ:
A. Hội sinh. B. Cộng sinh. C. Kí sinh. D. Hợp tác.
Câu 16. Trong quần xã ruộng lúa loài nào sau đây là loài đặc trưng?
A. Châu chấu B. Cỏ dại C. Lúa D. Chim sẻ
Câu 17. Quá trình nào sau đây không trả lại CO2 vào môi trường?
A. Hô hấp của động vật và thực vật B. Sản xuất công nghiệp, giao thông vận tải
C. Lắng đọng vật chất D. Sử dụng nhiên liệu hóa thạch.
Câu 18. Hệ sinh thái bao gồm?
A. Sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ, sinh vật phân giải. B. Các quần thể thực vật và động vật.
C. Các quần thể thực vật và môi trường sống của quần thể đó. D. Quần xã sinh vật và sinh cảnh.
Phần II. Câu trắc nghiệm đúng sai. Học sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d)
mỗi câu. Học sinh chọn đúng hoặc sai.
Câu 1. Ốc Bươu vàng (Pomacea canalicaluta) loài ngoại lai xâm hại nguồn gốc từ Nam được du
nhập tới Đài Loan và phát triển mạnh ra khắp Đông Nam Á. Hình 5 thể hiện sự biến động mức độ. Hình 5A
thể hiện biến động mức độ che phủ của một số loài điển hình hàm lượng dinh dưỡng trong nước ruộng
nước ngọt trước sau khi mặt ốc bươu vàng (vào ngày 0). Hình 5B thể hiện mối quan hệ giữa mức độ
2/4 - Mã đề 123
đa dạng loài trong quần xã với số lượng ốc bươu vàng.
Dựa vào các dữ kiện trong hình trên, hãy cho biết các phát biểu sau đây là đúng hay sai?
a) Ốc bươu vàng là loài ưu thế trong quần xã ruộng nước ngọt.
b) Sau khi có mặt ốc bươu vàng, sinh khối của thực vật phù du sẽ giảm xuống.
c) Ốc bươu vàng gây nhiều thiệt hại cho sản xuất nông nghiệp cũng như môi trường sinh thái bản địa. Để
giảm thiểu thiệt hại, nên bổ sung loài ăn thịt đặc hiệu sẽ hiệu quả hơn là thường xuyên đánh bắt và loại bỏ
ốc với quy mô lớn.
d) Nguồn dinh dưỡng của ốc bươu vàng chủ yếu đến từ bèo và tảo.
Câu 2. Sơ đồ bên thể hiện lưới thức ăn của một
hệ sinh thái trên cạn. Mỗi nhận định sau là đúng
hay sai về lưới thức ăn ?
a) Sự tăng, giảm kích thước của quần thể thỏ có
ảnh hưởng đến kích thước của quần thể chuột.
b) Mối quan hệ giữa rắn và diều hâu là quan hệ sinh
vật ăn sinh vật.
c) Chuột có thể thuộc bậc dinh dưỡng cấp 2 hoặc cấp 3.
d) Lưới thức ăn này có tối đa 5 chuỗi thức ăn.
Câu 3. Khi nói về diễn thế sinh thái, các nhận định dưới đây là đúng hay sai?
a) Sự cạnh tranh gay gắt giữa các loài trong quần xã chỉ là nhân tố quan trọng làm biến đổi quần xã sinh vật,
diễn thế sinh thái xảy ra chủ yếu do tác động mạnh mẽ của ngoại cảnh.
b) Sau khi thu hoạch lúa, người nông dân tiến hành tiêu độc khử trùng loại trừ triệt để mầm bệnh, sau đó
mới tiến hành gieo trồng lúa lại là diễn thế nguyên sinh.
c) Tùy vào điều kiện phát triển thuận lợi hay không mà diễn thế nguyên sinh có thể hình thành nên quần xã
tương đối ổn định hay quần xã suy thoái.
d) Nhờ nghiên cứu diễn thế sinh thái, con người có thể chủ động xây dựng kế hoạch bảo vệ và khai thác hợp
lí các tài nguyên thiên nhiên.
Câu 4. Đồ thị trong hình bên mô tả sự biến động
về độ đa dạng loài của 2 quần xã trên cạn.
Mỗi nhận định sau là đúng hay sai ?
a) Giai đoạn cuối của con đường 2 thường hình thành
quần xã ổn định
b) Con đường 1 minh họa cho dạng diễn thế nguyên sinh.
c) Giai đoạn E là đại diện cho quần xã đỉnh cực.
d) Giữa đoạn C và D có thể xảy ra thiên tai.
3/4 - Mã đề 123
Phần III. Câu trắc nghiệm trả lời ngắn. Học sinh trả lời từ câu 1 đến câu 6.
Câu 1. Cho các hiện tượng sau:
(1) Quá trình hình thành hệ sinh thái rừng từ đồi trọc.
(2) Để cây trồng cho năng suất cao trong quá trình trồng trọt người nông dân bón cho cây với các loại
phân khác nhau như phân chuồng, phân hóa học, phân vi lượng...
(3) Từ một rừng Lim sau một thời gian biến đổi thành rừng thưa.
(4) Số lượng cá thể của các quần thể sinh vật trên xác một con gà ngày càng giảm dần.
Có bao nhiêu hiện tượng là diễn thái sinh thái?
Câu 2. Cho các hoạt động sau của con người:
(1) Khai thác và sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên tái sinh.
(2) Bảo tồn đa dạng sinh học.
(3) Tăng cường sử dụng chất hóa học để diệt trừ sâu hại trong nông nghiệp.
(4) Bảo vệ môi trường sống của con người và động vật.
Các bao nhiêu hoạt động hướng đến mục tiêu phát triển bền vững?
Câu 3. Trong 1 ao nuôi cá, người ta thường nuôi ghép các loài sống các tầng nước khác nhau. Kĩ thuật
nuôi ghép này đem lai bao nhiêu lợi ích sau đây?
(1) Tận dụng diện tích ao nuôi.
(2) Tăng chi phí sản xuất, cá nhanh lớn.
(3) Tận dụng nguồn sống của môi trường.
(4) Rút ngắn thời gian sinh trưởng của tất cả các loại cá trong ao.
Câu 4. Khi nói về chuỗi và lưới thức ăn, cho các phát biểu sau:
(1) Trong một quần xã, mỗi loài sinh vật chỉ tham gia vào một chuỗi thức ăn.
(2) Khi thành phần loài trong quần xã thay đổi thì cấu trúc lưới thức ăn cũng bị thay đổi.
(3) Tất cả các chuỗi thức ăn đều được bắt đầu từ sinh vật sản xuất.
(4) Trong một lưới thức ăn, mỗi bậc dinh dưỡng chỉ có một loài.
Có bao nhiêu phát biểu đúng?
Câu 5. Cho chuỗi thức ăn sau : Cỏ (2,1.106 calo) Thỏ (1,2.104 calo) Rắn (1,1.102 calo) Đại bàng
(0,5.102 calo). Tính hiệu suất sinh thái của sinh vật tiêu thụ bậc 2 so với so với sinh vật tiêu thụ bậc 1. (Hãy
thể hiện kết quả bằng chữ số thập phân và làm tròn đến 2 chữ số sau dấu phẩy).
Câu 6. Có bao nhiêu biện pháp để sử dụng bền vững nguồn tài nguyên sinh vật biển?
(1) Khai thác hợp lý và kết hợp với bảo vệ các loài sinh vật
(2) Tập trung khai thác các loài sinh vật quý hiếm có giá trị kinh tế cao
(3) Bảo vệ các hệ sinh thái ven bờ như : rừng ngập mặn, san hồ, đầm đá, bãi ngập triều
(4) Bảo vệ môi trường biển bằng cách hạn chế ô nhiễm dầu, rác thải, thuốc trừ sâu…
------ HẾT ------
4/4 - Mã đề 123