intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 2 môn Sinh học lớp 9 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Văn Trỗi, Duy Xuyên

Chia sẻ: Hoangnhanduc | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

2
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Với mong muốn giúp các bạn có thêm tài liệu ôn tập thật tốt trong kì thi sắp tới. TaiLieu.VN xin gửi đến các bạn ‘Đề thi học kì 2 môn Sinh học lớp 9 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Văn Trỗi, Duy Xuyên’. Vận dụng kiến thức và kỹ năng của bản thân để thử sức mình với đề thi nhé! Chúc các bạn đạt kết quả cao trong kì thi.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 2 môn Sinh học lớp 9 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Văn Trỗi, Duy Xuyên

  1. MA TRẬN, BẢN ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KỲ II - SINH HỌC 9. NĂM HỌC 2023- 2024 Điểm Chủ đề MỨC ĐỘ Tổng số câu số Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao Tự Trắc Tự Trắc Tự Trắc Tự Trắc Tự Trắc luận nghiệm luận nghiệm luận nghiệm luận nghiệm luận nghiệm 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Chương VI. ỨNG DỤNG DI TRUYỀN 2c HỌC 2 0,66 Hiện tượng giao phối gần, ưu thế lai 0,66đ Chương I. SINH VẬT VÀ MÔI TRƯỜNG Ảnh hưởng ánh sáng, độ ẩm lên đời sống 1c sinh vật. Hiểu, vận dụng các nhóm nhân tố 2c 3c 1 5 2.67 sinh thái, giới hạn sinh thái giải thích một số 0,67đ 1đ hiện tượng liên quan. Phân biệt các nhóm sinh 1đ vật. Các ví dụ về quan hệ khác loài. Chương II. HỆ SINH THÁI Các đặc trưng của quần xã, quần thể sinh vật, nhận biết các ví dụ quần thể sinh vật Vận 3c 1/2c 1/2c 1 3 3 dụng viết chuỗi thức ăn, lưới thức ăn xác định 1đ 1đ 1đ các thành phần trong chuỗi thức ăn và mắc xích chung của chúng. Chương III. CON NGƯỜI, DÂN SỐ VÀ MÔI TRƯỜNG Tác động con người tới môi trường, biện pháp 3c 1c 1 3 3 hạn chế ô nhiễm môi trường. Trình bày ô 1đ 2đ nhiễm môi trường là gì, các tác nhân chủ yếu gây ô nhiễm. Chương IV. BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG 2c Các dạng tài nguyên thiên nhiên và biện pháp 2 0,67 bảo vệ chúng. 0,67đ Điểm số 4 2 1 2 1 3 15 10 Tổng số điểm 4 điểm 3,0 điểm 2,0 điểm 1,0 điểm 10 điểm 10điểm
  2. UBND HUYỆN DUY XUYÊN KIỂM TRA CUỐI KỲ II NĂM HỌC 2023 -2024 TRƯỜNG THCS NGUYỄN VĂN TRỖI MÔN: SINH HỌC - Lớp 9. ĐỀ A Thời gian làm bài: 45 phút I. TRẮC NGHIỆM ( 5,0 điểm ) Chọn phương án trả lời đúng (A hoặc B, C, D) trong các câu sau, rồi ghi vào giấy làm bài. Câu 1. Tạo bể lắng, lọc nước thải để hạn chế A. ô nhiễm nguồn nước. B. ô nhiễm không khí. C. ô nhiễm do chất phóng xạ. D. ô nhiễm do hoạt động thiên tai. Câu 2. Tài nguyên nào sau đây thuộc tài nguyên tái sinh? A. Khí đốt và tài nguyên sinh vật. B. Tài nguyên sinh vật và tài nguyên đất. C. Dầu mỏ và tài nguyên nước. D. Bức xạ mặt trời và tài nguyên sinh vật. Câu 3. Để bảo vệ rừng và tài nguyên rừng, biện pháp cần làm là gì? A. Khai thác sử dụng nguồn lợi từ rừng. B. Tăng cường khai thác nhiều hơn nguồn thú rừng. C. Thành lập các khu bảo tồn thiên nhiên và các vườn quốc gia. D. Chặt phá các khu rừng già để trồng lại rừng. Câu 4. Hiện tượng dưới đây xuất hiện do giao phối gần là: A. con ở đời F1 luôn có các đặc điểm tốt. B. xuất hiện quái thái, dị tật ở con. C. con luôn có nguồn gen tốt của bố mẹ. D. con thường sinh trưởng tốt hơn bố mẹ. Câu 5. Ưu thế lai biểu hiện rõ nhất ở con lai của phép lai nào sau đây? A. P: AABbDD × AABbDD. B. P: AaBBDD × Aabbdd. C. P: AAbbDD × aaBBdd. D. P: aabbdd × aabbdd. Câu 6. Nền sản xuất nông nghiệp trong giai đoạn xã hội công nghiệp được tiến hành chủ yếu bằng các phương tiện gì? A. Thủ công. B. Bán thủ công. C. Sức kéo động vật D. Cơ giới hoá. Câu 7. Các nhóm động vật sau nhóm nào toàn động vật ưa tối? A. Chuột, cú mèo, trâu B. Gà, trâu, cú mèo C. Trâu, lợn rừng, gà D. Chuột, cú mèo, vạc. Câu 8. Sinh vật sinh trưởng và phát triển thuận lợi nhất ở vị trí nào trong giới hạn sinh thái? A. Ở điểm cực thuận. B. Gần điểm gây chết trên. C. Gần điểm gây chết dưới. D. Ở trung điểm của điểm gây chết. Câu 9. Cá chép có giới hạn chịu đựng về nhiệt độ là: 2˚C đến 44˚C, điểm cực thuận là 28˚C. Cá rô phi có giới hạn chịu đựng về nhiệt độ là: 5˚C đến 42˚C, điểm cực thuận là 30˚C. Nhận định nào sau đây là đúng? A. Vùng phân bố cá chép hẹp hơn cá rô phi vì có điểm cực thuận thấp hơn. B. Vùng phân bố cá rô phi rộng hơn cá chép vì có giới hạn dưới cao hơn. C. Cá chép có vùng phân bố rộng hơn cá rô phi vì có giới hạn chịu nhiệt rộng hơn. D. Cá chép có vùng phân bố rộng hơn cá rô phi vì có giới hạn dưới thấp hơn. Câu 10. Cây sống vùng ôn đới, về mùa đông thường rụng lá nhằm: A. giảm sự thoát hơi nước B. giảm tiếp xúc với không khí và giảm sự thoát hơi nước C. giảm tiêu hao năng lượng D. giảm sự quang hợp Câu 11. Mức độ phong phú về số lượng loài trong quần xã thể hiện ở: A. thành phần loài B. độ nhiều C. độ thường gặp D. độ đa dạng
  3. Câu 12. Cây sống ở nơi nhiều ánh sáng và khô cằn thường có đặc điểm là: A.lá nhỏ và màu nhạt B. lá to và màu sẫm. C. lá to và màu nhạt. D. lá nhỏ và màu sẫm. Câu 13. Hoạt động của con người không gây ô nhiễm môi trường là? A. Giáo dục B. Chiến tranh C. Giao thông vận tải D. Sản xuất công nghiệp Câu 14 Sinh vật sống nhờ trên cơ thể của sinh vật khác, lấy chất dinh dưỡng và máu từ cơ thể vật chủ là đặc điểm của mối quan hệ khác loài nào sau đây? A. Sinh vật ăn sinh vật khác. B. Hội sinh. C. Cạnh tranh. D. Kí sinh, nửa kí sinh Câu 15. Ví dụ nào sau đây không phải là quần thể sinh vật? A. Các cá thể chim cánh cụt sống ở bờ biển Nam cực. B. Các cá thể rắn hổ mang sống ở ba hòn đảo cách xa nhau. C. Các cá thể chuột đồng sống trên một đồng lúa. D. Rừng cây thông nhựa phân bố tại vùng Đông bắcViệt Nam. II. TỰ LUẬN: (5.0 điểm). Câu 1: (2.0 điểm) Cho sơ đồ lưới thức ăn sau: Dê Hổ Cây cỏ Vi sinh vật Cáo Gà Mèo rừng a) Em hãy liệt kê các chuổi thức ăn có trong lưới thức ăn trên? b) Trong lưới thức ăn trên, hổ là sinh vật tiêu thụ bậc mấy? c) Chỉ ra mắt xích chung của lưới thức ăn trên ( mắt xích chung là sinh vật tiêu thụ)? Câu 2: (2.0 điểm) Ô nhiễm môi trường là gì? Em hãy nêu các tác nhân chủ yếu gây ô nhiễm môi trường? Câu 3: (1.0 điểm) Phân biệt và cho ví dụ về nhóm sinh vật hằng nhiệt và biến nhiệt? ----------- HẾT ----------
  4. UBND HUYỆN DUY XUYÊN HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA CUỐI KỲ II TRƯỜNG THCS NGUYỄN VĂN TRỖI MÔN: SINH HỌC - Lớp 9. ĐỀ A NĂM HỌC 2023 -2024 I. TRẮC NGHIỆM (5.0 điểm ) Một câu đúng được 0,33 điểm; 2 câu đúng được 0,67 điểm; 3 câu đúng được 1,0 điểm Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 Đáp án A B C B C D D A C B D A A D B HSKT: Chỉ cần trả lời được các câu trắc nghiệm 1,2,3,4,5,6,7,8,14,15 II. TỰ LUẬN (5.0 điểm ) CÂU ĐÁP ÁN ĐIỂM a) Các chuỗi thức ăn: Cây cỏ Dê Hổ Vi sinh vật 0.25đ Cây cỏ Gà Cáo Hổ Vi sinh vật 0.25đ Câu 1 Cây cỏ Gà Cáo Vi sinh vật 0.25đ (2 điểm ) Cây cỏ Gà Mèo rừng Vi sinh vật 0.25đ b) Hổ là sinh vật tiêu thụ bậc 2 và bậc 3. 0.5đ c) Mắt xích chung của lưới thức ăn trên: gà, cáo, hổ. 0.5đ ( HS nêu được 2 mắt xích chung ghi 0,25đ) Câu 2 - Ô nhiễm môi trường: là hiện tượng môi trường tự nhiên bị bẩn, đồng thời 0.75đ (2 điểm ) các tính chất vật lí, hóa học, sinh học của môi trường bị thay đổi, gây tác hại tới đời sống của con người và các sinh vật khác. - Các tác nhân chủ yếu gây ô nhiễm môi trường: + Ô nhiễm do các chất khí thải ra từ hoạt động công nghiệp và sinh hoạt 0.25 đ + Ô nhiễm do hoá chất bảo vệ thực vật và chất độc hoá học 0.25 đ + Ô nhiễm do chất phóng xạ 0.25 đ + Ô nhiễm do các chất thải rắn 0.25 đ + Ô nhiễm do sinh vật gây bệnh 0.25 đ - Sinh vật biến nhiệt: nhiệt độ cơ thể phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường. 0.5đ Ví dụ: Thực vật, ếch nhái,… Câu 3 - Sinh vật hằng nhiệt: Nhiệt độ cơ thể không phụ thuộc vào nhiệt độ môi 0.5đ (1 điểm ) trường. Ví dụ: Chim, thú, … ----------- HẾT ----------
  5. UBND HUYỆN DUY XUYÊN KIỂM TRA CUỐI KỲ II NĂM HỌC 2023 -2024 TRƯỜNG THCS NGUYỄN VĂN TRỖI MÔN: SINH HỌC - Lớp 9. ĐỀ B Thời gian làm bài: 45 phút I. TRẮC NGHIỆM ( 5,0 điểm ) Chọn phương án trả lời đúng (A hoặc B, C, D) trong các câu sau, rồi ghi vào giấy làm bài. Câu 1. Lắp đặt các thiết bị lọc khí cho các nhà máy để hạn chế A. ô nhiễm không khí. B. ô nhiễm nguồn nước. C. ô nhiễm do chất phóng xạ. D. ô nhiễm do tiếng ồn. Câu 2. Tài nguyên nào sau đây thuộc tài nguyên không tái sinh? A. Tài nguyên rừng B. Tài nguyên đất C. Tài nguyên khoáng sản D. Tài nguyên sinh vật. Câu 3. Những biện pháp nào để bảo vệ nguồn tài nguyên đất? A. Trồng cây gây rừng để chống xói mòn B. Tăng cao độ phì cho đất C. Bảo vệ động vật hoang dã D. Chống xói mòn, chống nhiễm mặn, nâng cao độ phì cho đất Câu 4. Giao phối cận huyết là: A. giao phối giữa các cá thể khác bố mẹ B. lai giữa các cây có cùng kiểu gen C. giao phối giữa các cá thể có cùng kiểu gen khác nhau D. giao phối giữa các cá thể có cùng bố mẹ hoặc giao phối giữa con cái với bố mẹ chúng Câu 5. Phép lai nào dưới đây gọi là lai kinh tế? A. Lai ngô Việt Nam với ngô Mêxicô. B. Lai bò vàng Thanh Hóa với bò Hônsten Hà Lan C. Lai cà chua hồng Việt Nam với cà chua Ba Lan trắng. D. Lai lúa Việt Nam với lúa Trung Quốc Câu 6. Tác động lớn nhất của con người tới môi trường tự nhiên là? A. Phá huỷ thảm thực vật, gây ra nhiều hậu quả xấu. B. Cải tạo tự nhiên làm mất cân bằng sinh thái. C. Gây ô nhiễm môi trường. D. Làm giảm lượng nước gây khô hạn. Câu 7. Yếu tố ánh sáng thuộc nhóm nhân tố sinh thái nào? A. Hữu sinh. B. Vô sinh. C. Vô cơ. D. Chất hữu cơ. Câu 8. Những loài có giới hạn sinh thái rộng đối với nhiều nhân tố sinh thái, thì chúng có vùng phân bố như thế nào? A. Có vùng phân bố rộng. B. Có vùng phân bố hạn chế. C. Không xác định được vùng phân bố. D. Có vùng phân bố hẹp Câu 9. Cá rô phi nuôi ở nước ta có giới hạn sinh thái từ 5 - 42°C. Điều giải thích đúng là A. nhiệt độ 5°C là giới hạn trên, 42°C là giới hạn dưới. B. nhiệt độ 5°C là giới hạn dưới, 42°C là giới hạn trên. C. nhiệt độ < 5°C gọi là giới hạn dưới, > 42°C là giới hạn trên. D. nhiệt độ 5°C gọi là giới hạn dưới, > 42°C là giới hạn trên. Câu 10. Nếu ánh sáng tác động vào cây xanh từ một phía thì có hiện tượng nào xảy ra? A. Cây mọc cong về phía ánh sáng. B. Cây vẫn mọc thẳng. C. Cây mọc cong ngược hướng ánh sáng. D. Cây mọc cong xuống dưới. Câu 11. Các nhóm động vật sau nhóm nào toàn động vật ưa sáng? A. Chuột, cú mèo, trâu. B. Gà, trâu, cú mèo. C. Trâu, lợn rừng, gà. D. Chuột, cú mèo, lợn rừng.
  6. Câu 12. Cỏ dại thường mọc lẫn với lúa trên cánh đồng làm cho năng suất lúa bị giảm đi, giữa cỏ dại và lúa có mối quan hệ theo kiểu nào dưới đây? A. Cộng sinh. B. Hội sinh. C. Cạnh tranh. D. Kí sinh. Câu 13. Điều kiện nào dưới đây phù hợp với quan hệ hỗ trợ? A. Số lượng cá thể cao. B. Môi trường sống ấm áp. C. Khả năng sinh sản giảm. D. Diện tích chỗ ở hợp lí, nguồn sống đầy đủ. Câu 14. Ví dụ nào sau đây không phải là quần thể sinh vật? A. Các cá thể chim cánh cụt sống ở bờ biển Nam cực. B. Các cá thể chuột đồng sống trên một đồng lúa C. Các cá thể rắn hổ mang sống ở ba hòn đảo cách xa nhau. D. Rừng cây thông nhựa phân bố tại vùng Đông bắcViệt Nam. Câu 15. Quần xã sinh vật có những dấu hiệu điển hình nào? A. Thành phần loài và thành phần nhóm tuổi. B. Số lượng loài và thành phần loài. C. Số lượng loài và mật độ quần thể. D. Mật độ quần thể và tỉ lệ giới tính. II. TỰ LUẬN: (5.0 điểm). Câu 1: (2.0 điểm) Cho sơ đồ lưới thức ăn sau: Chuột Rắn Cây cỏ Vi sinh vật Bọ ngựa Sâu ăn lá cây Cầy a) Em hãy liệt kê các chuổi thức ăn có trong lưới thức ăn trên? b) Trong lưới thức ăn trên, rắn là sinh vật tiêu thụ bậc mấy? c) Chỉ ra mắt xích chung của lưới thức ăn trên ( mắt xích chung là sinh vật tiêu thụ)? Câu 2: (2.0 điểm) Ô nhiễm môi trường là gì? Em hãy nêu các tác nhân chủ yếu gây ô nhiễm môi trường? Câu 3: (1.0 điểm) Phân biệt và cho ví dụ về nhóm sinh vật hằng nhiệt và biến nhiệt? ----------- HẾT ----------
  7. UBND HUYỆN DUY XUYÊN HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA CUỐI KỲ II TRƯỜNG THCS NGUYỄN VĂN TRỖI MÔN: SINH HỌC – Lớp 9. ĐỀ B NĂM HỌC 2023 -2024 I. TRẮC NGHIỆM (5.0 điểm ) Một câu đúng được 0,33 điểm; 2 câu đúng được 0,67 điểm; 3 câu đúng được 1,0 điểm Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 Đáp án A C D D B A B A B A C C D C B HSKT: Chỉ cần trả lời được các câu trắc nghiệm 1,2,4,5,6,7,8,9,11,13 II. TỰ LUẬN (5.0 điểm ) CÂU ĐÁP ÁN ĐIỂM a) Các chuỗi thức ăn: Cây cỏ Chuột Rắn Vi sinh vật 0.25đ Cây cỏ Sâu ăn lá cây Bọ ngựa Rắn 0.25đ Vi sinh vật Câu 1 Cây cỏ Sâu ăn lá cây Bọ ngựa Vi sinh vật 0.25đ (2 điểm ) Cây cỏ Sâu ăn lá cây Cầy Vi sinh vật 0.25đ b) Rắn là sinh vật tiêu thụ bậc 2 và bậc 3. 0.5đ c) Mắt xích chung của lưới thức ăn trên: Sâu ăn lá cây, bọ ngựa, rắn 0.5đ ( HS nêu được 2 mắt xích chung ghi 0,25đ) Câu 2 - Ô nhiễm môi trường: là hiện tượng môi trường tự nhiên bị bẩn, đồng thời 0.75đ (2 điểm ) các tính chất vật lí, hóa học, sinh học của môi trường bị thay đổi, gây tác hại tới đời sống của con người và các sinh vật khác. - Các tác nhân chủ yếu gây ô nhiễm môi trường: + Ô nhiễm do các chất khí thải ra từ hoạt động công nghiệp và sinh hoạt 0.25 đ + Ô nhiễm do hoá chất bảo vệ thực vật và chất độc hoá học 0.25 đ + Ô nhiễm do chất phóng xạ 0.25 đ + Ô nhiễm do các chất thải rắn 0.25 đ + Ô nhiễm do sinh vật gây bệnh 0.25 đ - Sinh vật biến nhiệt: nhiệt độ cơ thể phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường. 0.5đ Ví dụ: Thực vật, ếch nhái,… Câu 3 - Sinh vật hằng nhiệt: Nhiệt độ cơ thể không phụ thuộc vào nhiệt độ môi 0.5đ (1 điểm ) trường. Ví dụ: Chim, thú, … ----------- HẾT ---------- Duy Nghĩa, ngày 18 tháng 04 năm 2024 GIÁO VIÊN RA ĐỀ TỔ TRƯỞNG CHUYÊN MÔN Huỳnh Thị Phượng Trần Văn Hậu
  8. GIÁO VIÊN KIỂM TRA Trần Thị Tô
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2