Đề thi học sinh giỏi lớp 12 môn Địa kèm đáp án
lượt xem 23
download
Tham khảo đề thi học sinh giỏi lớp 12 môn Địa lí kèm đáp án của sở giáo dục và đào tạo Hà Tĩnh. Tài liệu này giúp giáo viên định hướng cách ra đề thi và giúp học sinh ôn tập để làm bài hiệu quả. Chúc các em thi tốt!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề thi học sinh giỏi lớp 12 môn Địa kèm đáp án
- SỞ GD & ĐT HÀ TĨNH ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI TỉNH LỚP 12 Môn: Địa lý Thời gian: 180 phút ( không kể thời gian phát đề) Câu 1 (6 điểm) Lượng mưa trên Trái Đất phân bố không đều. Anh (chị) hãy: a. Trình bày sự phân bố lượng mưa theo vĩ độ. b. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự phân bố lượng mưa . c. Giải thích tại sao ở vùng ôn đới, bờ Tây các lục địa thường có lượng mưa lớn hơn ở bờ Đông? Câu 2 (6 điểm) Dựa vào át lát địa lí Việt Nam và kiến thức đã học. Anh (chị) hãy: a. Phân tích đặc điểm địa hình khu vực đồi núi nước ta. b. So sánh sự khác biệt về địa hình khu vực miền núi Đông Bắc và Tây Bắc. c. Trình bày các dạng địa hình ven biển ở nước ta và ý nghĩa của nó đối với sự phát triển kinh tế- xã hội Câu 3 (4,0 điểm) Hảy nêu ảnh hưởng của biển đông đến khí hậu, địa hình và các hệ sinh thái vùng biển nước ta. Câu 4 (4,0 điểm) Dựa vào bảng số liệu: Giá trị GDP phân theo thành phần kinh tế nước ta thời kì 1991-2005 (đơn vị : nghìn tỷ đồng; theo giá so sánh 1994) Năm 1991 1995 2000 2005 Nhà nước 53,5 78,4 111,5 159,8 Ngoài nhà nước 80,8 104,0 132,5 185,7 Có vốn đầu tư nước 5,3 13,2 29,6 47,5 ngoài a. Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện tốc độ tăng trưởng GDP phân theo thành phần kinh tế của nước ta thời kì trên ( lấy năm 1991 = 100% ) b. Nhận xét biểu đồ. *** Hết *** Trang 1
- SỞ GD & ĐT HÀ TĨNH ĐÁP ÁN ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI TĨNH LỚP 12 Môn: Địa lý Câu 1 (6 điểm) a.Trình bày sự phân bố lượng mưa theo vĩ độ (2 điểm) - Mưa nhiều nhất ở vùng xích đạo: trung bình trên 1500mm/năm. - Mưa tương đối ít ở hai vùng chí tuyến Bắc và Nam, khoảng 600mm/năm. - Mưa nhiều ở hai vùng ôn đới (hai vùng vĩ độ trung bình của bán cầu Bắc và Nam), khoảng 1000mm/năm. - Mưa càng ít khi về phía hai cực Bắc và Nam. b.Các nhân tố ảnh hưởng đến lượng mưa: (3 điểm) -Khí áp: + ở khu vực khí áp thấp thường mưa nhiều, khu vực khí áp cao thường mưa ít. + Nguyên nhân: Khí áp thấp hút gió, đẩy không khí ẩm lên cao sinh ra mây gặp nhiệt độ thấp sinh ra mưa. Ngược lại, khu vực khí áp cao không khí ẩm không bốc lên cao được, chỉ có gió thổi đi không có gió thổi đến. - Frông: Miền có Frông, dải hội tụ nhiệt đới đi qua thường mưa nhiều. - Gió: + Miền có gió Mậu dịch thường mưa ít , vì gió khô. + Miền có gió mùa, gió Tây ôn đới thường mưa nhiều, vì gió mang theo nhiều hơi nước. + Những vùng sâu trong nội địa thường mưa ít do không có gió từ đại dương thổi vào. - Dòng biển: + Ven các dại dương có dòng biển nóng đi qua thường mang nhiều hơi nước, gây mưa. + Nơi có dòng biển lạnh thường ít mưa vì không bốc hơi được. - Địa hình: + ở sườn đón gió càng lên cao càng mưa nhiều, (tuy nhiên chỉ đến một độ cao nhất định, lượng mưa giảm). + Sườn đón gió mưa nhiều, sườn khuất gió ít mưa. c. Giải thích: ở vùng ôn đới, bờ Tây các lục địa mưa nhiều hơn bờ Đông vì: (1 điểm) + Chịu ảnh hưởng của gió Tây ôn đới ( bờ Tây đón gió). + Có nhiều dòng biển nóng đi qua Câu 2 (6 điểm) a. Đặc điểm địa hình khu vực đối núi nước ta: (2 điểm) - Chiếm 3/4 diện tích cả nước, chủ yếu là đồi núi thấp… - Có cấu trúc đa dạng: + Núi già được vận động Tân kiến tạo làm trẻ lại và phân bậc rõ rệt. + Có hai hướng chính: TB - ĐN và vòng cung (dẫn chứng), và nghiêng dần từ TB xuống ĐN... - Mang sắc thái của vùng nhiệt đới ẩm gió mùa: + Bị xâm thực mạnh, chia cắt nhiều ( dẫn chứng). Trang 2
- + Quá trình caxtơ diễn ra mạnh tạo ra nhiều dạng địa hình độc đáo: hang động… - Chịu tác động manh mẽ của con người ( dẫn chứng). b. So sánh miền núi Tây Bắc và Đông Bắc: (2 điểm) Nội dung Tây Bắc Đông Bắc Tuổi địa chất Hình thành từ thời tiền Được nâng lên chủ Cambri yếu ở giai đoạn Cổ kiến tạo Độ cao Cao nhất nước ta Chủ yếu núi thấp Hứớng núi TB - ĐN (dẫn chứng) Vòng cung (dẫn chứng) Thung lũng, Sông sâu, hướng TB_ĐN Sông nhỏ, hướng vòng sông (dẫn chứng) cung (dẫn chứng) c. Các dạng địa hình ven biển ở nước ta: (2 điểm) - Tam giác châu có bãi triều rộng, đầm phá, cửa sông. - Vũng, vịnh, đảo, cồn cát ven bờ. - Địa hình hàm ếch, sóng vỗ, bãi biển mài mòn, rạn san hô… - Tam giác châu có bãi triều rộng, đầm phá, cửa sông. - Vũng, vịnh, đảo, cồn cát ven bờ. - Địa hình hàm ếch, sóng vỗ, bãi biển mài mòn, rạn san hô… * ý nghĩa: - Tạo điều kiện xây dựng các hải cảng để phục vụ giao thông, xuất nhập khẩu, đánh bắt và nuôi trồng thuỷ hải sản,. - Phát triển các hoạt động dịch vụ du lịch… - Có ý nghĩa về an ninh quốc phòng. Câu 3 (4,0 điểm) * Khí hậu (2 điểm) + Biển Đông cùng các khối khí di chuyển qua biển đã mang lại lượng mưa lớn cho vùng đất liền và làm giảm tính khắc nghiệt của KH (Mùa đông bớt lạnh và khô; Mùa hè bớt nóng…), KH điều hòa hơn + KH đa dạng, tạo các tiểu vùng KH khác nhau. * Địa hình và các hệ sinh thái vùng ven biển (2 điểm) + Xâm thực của biển làm xuất hiện các dạng địa hình: Vịnh cửa sông, bãi triều, bãi cát, đảo ven bờ, rạn san hô, hang động…Thuận lợi cho phát triển KT biển như XD hải cảng, nuôi trồng thủy hải sản, du lịch… + Hệ sinh thái vùng ven biển đa dạng avf giầu có: Rừng ngập mặn T2 TG, sinh vật nước lợ, hệ sinh thái trên đất phèn đất mặn… Câu 4 (4,0 điểm) a.Vẽ biểu đồ: - Xử lí số liệu (%):(1 điểm) Trang 3
- - Vẽ biểu đồ: (2 điểm) Biểu đồ đường là thích hợp nhất, các dạng khác không tính điểm. Vẽ và chia chính xác, có chú giải, tên biểu đồ, số liệu… Năm 1991 1995 2000 2005 Nhà nước 100 147,6 208,4 298,7 Ngoài nhà nước 100 128,7 164,0 229,8 Có vốn đầu tư nước ngoài 100 249,0 558,4 896,2 Nhận xét: (1 điểm) - Các thành phần kinh tế đều tăng trưởng nhưng tốc độ không giống nhau. - Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng trưởng mạnh nhất, tiếp đó là khu vực kinh tế nhà nước, tăng chậm nhất là kinh tế ngoài nhà nước(dẫn chứng) *** Hết *** Trang 4
- SỞ GD & ĐT HÀ TĨNH ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI TỈNH LỚP 12 Môn: Địa Lý Thời gian : 180 phút ( không kể thời gian giao đề ) Câu 1: ( 5 điểm) Vẽ đường biểu diễn chuyển động biểu kiến của mặt trời trong năm, hãy xác định khu vực nào trên trái đất có hiện tượng mặt trời lên thiên đỉnh mỗi năm 2 lần, nơi nào chỉ có một lần? Khu vực nào không có hiện tượng mặt trời lên thiên đỉnh. Câu 2: ( 5 điểm) Nêu ý nghĩa của vị trí địa lý Việt Nam ? Câu 3: (4 điểm) Dựa vào Át-lát Địa lí Việt Nam (Nhà xuất bản Giáo dục) và các kiến thức đã học, hãy mô tả địa hình vùng núi Đông Bắc miền Bắc nước ta (vị trí, độ cao, hướng…). Câu 4 : (6 điểm) Cho bảng số liệu dưới đây : TỔNG SẢN PHẨM TRONG NƯỚC (GDP) THEO GIÁ THỰC TẾ PHÂN THEO KHU VỰC KINH TẾ CỦA NƯỚC TA (Đơn vị :tỉ đồng) Năm Nông ,Lâm Công nghiệp và Dịch vụ và thủy sản xây dựng 1995 62 219 65 820 100 853 1996 75 514 80 876 115 646 2000 108 356 162 220 171 070 2002 123 383 206 197 206 182 Nguồn: Niên gián thống kê CHXHCN Việt Nam, NXB Thống kê, 2004, trang 49 a. Nêu các dạng biểu đồ có thể vẽ được để thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu GDP theo số liệu đã cho. b. Lựa chọn v à vẽ một dạng biểu đồ thích hợp nhất. Giải thích tại sao có sự lựa chọn này. *** Hết *** Trang 1
- SỞ GD & ĐT HÀ TĨNH ĐÁP ÁN ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI TĨNH Môn Địa Lý Câu 1: (5 điểm) - Vẽ đẹp chính xác (2 điểm) - Ở tại chí tuyến Bắc mặt trời lên thiên đỉnh 1 năm một lần vào ngày 22/6 ( hạ chí), ở chí tuyến Nam mặt trời lên thiên đỉnh một năm một lần vào ngày 22/12 (đông chí) (1 điểm) - Từ khu vực chí tuyến Bắc đến chí tuyến Nam mặt trời lên thiên đỉnh một năm 2 lần ? Ở xích đạo vào ngày 21/3 và 23/9 đó là ngày xuân phân và thu phân ( 1 điểm) - khu vực ngoài chí tuyến không có mặt trời lên thiên đỉnh (1 điểm) Câu 2: (5 điểm) *Ý nghĩa tự nhiên (2 điểm) -Vị trí địa lý đã quy định đặc điểm cơ bản của thiên nhiên nước ta mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa. (0,5 điểm) -Nước ta nằm ở vị trí tiếp giáp giữa lục địa và đại dương; liền kề với vành đai sinh khoáng Thái Bình Dương; trên đường di lưu và di cư của nhiều loài động, thực vật nên có nhiều tài nguyên khoáng sản và tài nguyên sinh vật vô cùng quý giá. (0,5 điểm) -Vị trí và hình thể nước ta đã tạo nên sự phân hóa đa dạng của tự nhiên thành các vùng tự nhiên khác nhau giữa miền Bắc với miền Nam, giữa miền núi và đồng bằng, ven biển, hải đảo. (0,5 điểm) -Nước ta nằm trong vùng có nhiều thiên tai; bão, lũ lụt, hạn hán thường xảy ra hằng năm nên cần có biện pháp phòng chống tích cực và chủ động. (0,5 điểm) * Ý nghĩa về kinh tế. (2 điểm) -Việt Nam nằm trên các tuyến giao thông quan trọng.... -Thuận lợi cho việc phát triển các ngành kinh tế, các vùng lảnh thổ, mở của hội nhập.... * Ý nghĩa về văn hóa – xã hội. (0,5 điểm) Tạo điều kiện thuận lợi cho nước ta chung sống hòa bình, hợp tác hữu nghị và cùng phát triển với các nước, đặc biệt với các nước láng giềng và các nước trong khu vực Đông Nam Á. * Ý nghĩa về an ninh quốc phòng. (0,5 điểm) Trong khu vực kinh tế rất năng động và nhạy cảm với những biến động chính trị trên thế giới. Đặc biệt Biển Đông đối với nước ta là một hướng chiến lược có ý nghĩa sống còn trong công cuộc xây dựng, phát triển kinh tế và bảo vệ đất nước. Câu 3: (4 điểm) * Địa hình núi chia thành 4 vùng là : Đông Bắc, Tây Bắc, Bắc Trường Sơn và Nam Trường Sơn. Trang 2
- - Vùng núi Đông Bắc nằm ở tả ngạn sông Hồng với 4 cánh cung lớn, chụm đầu ở Tam Đảo, mở ra về phía bắc và đông. Đó là các cánh cung Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều. Địa hình núi thấp chiếm phần lớn diện tích. Theo hướng các dãy núi là hướng vòng cung của các dòng sông Cầu, sông Thương, sông Lục Nam thuộc hệ thống sông Thái Bình. (2 điểm) - Địa hình Đông Bắc cũng theo hướng nghiêng chung tây bắc – đông nam. Những đỉnh cao trên 2.00 m nằm trên vùng thượng nguồn sông Chảy. Giáp biên giới Việt - Trung là các khối núi đá vôi đồ sộ ở Hà Giang, Cao Bằng. Trung tâm là vùng đồi núi thấp 500 – 600 m. (2 điểm) C âu3 : (6 điểm) a) Các dạng biểu đồ có thể vẽ được : ( 1điểm) - dạng miền, hình tròn, hình chồng khi đã chuyễn số liệu % b) Lưa chọn và vẽ biểu đồ hình miền ( 5 điểm) - Biể đồ hình miền thích hợp nhất để thể hiện đ ược yêu cầu của đề bài và phù hợp với đặc điểm của bảng số liệu ( thể hiện được cơ cấu, 4 năm) (1điểm) - Xử lý số liệu % ( 1điểm) Năm nông, lâm, thuỷ Công nghi ệp, Dịch vụ sản xây dựng 1995 27,2 28,8 44,0 1996 27,8 29,7 42,5 2000 24,5 36,7 38,8 2002 23,0 38,5 38,5 - Vẽ chính xác, đúng khoảng cách năm, có tên biểu đồ... ( 3 điểm) *** Hết *** Trang 3
- SỞ GD & ĐT HÀ TĨNH ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI TỈNH LỚP 12 Môn: Địa Lý Thời gian : 180 phút ( không kể thời gian giao đề ) Câu 1 (6 điểm) Hãy trình bày chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất và hệ quả của nó? Giả sử Trái Đất không chuyển động quanh trục mà chỉ chuyển động quanh Mặt Trời thì sẽ có hiện tượng gì xảy ra trên Trái Đất ? Câu 2 (6 điểm) Dựa vào bảng số liệu sau: Nhiệt độ trung bình tại một số địa điểm Nhiệt độ TB Nhiệt độ TB Nhiệt độ TB năm Địa điểm tháng 1 ( 0C) tháng 7 ( 0C ) (0C ) Lạng Sơn 13,3 27,0 21,2 Hà Nội 16,4 28,9 23,5 Vinh 17,6 29,6 23,9 Huế 19,7 29,4 25,1 Quy Nhơn 23,0 29,7 26,8 Tp Hồ Chí Minh 25,8 27,1 27,1 Hãy nhận xét về sự thay đổi nhiệt độ từ bắc vào nam. Giải thích vì sao có sự thay đổi đó. Câu 3 (8điểm) Cho bảng số liệu dưới đây: Dân số trung bình của nước ta phân theo thành thị và nông thôn trong thời kì 1990-2002 (Đơn vị: nghìn người ) Năm Thành thị Nông thôn 1990 12880,3 53136,4 1994 14425,6 56398,9 1996 15419,9 57736,5 1998 17464,6 57991,7 2002 20022,1 59705,3 2004 21737,2 60294,5 2005 22336,8 60769,5 2006 22792,6 61344,2 ( Nguồn: Niên giám thống kê CHXHCN Việt Nam, NXB Thống kê, năm 2007 ) Anh (Chị) hãy: a, Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện cơ cấu dân số phân theo thành thị và nông thôn ở nước ta trong thời kì 1990-2006. b, Từ biểu đồ đã vẽ, nhận xét và giải thích nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi đó. *** Hết *** Trang 1
- SỞ GD & ĐT HÀ TĨNH ĐÁP ÁN ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI TĨNH Môn Địa Lý Câu 1 ( 6 điểm ) 1. Vận động tự quay quanh trục của Trái Đất. a, Khái quát: - Thời gian quay hết một vòng là 24 giờ ( 0,5 đ) - Hướng quay từ Tây sang Đông (0,5 đ) - Vận tốc quay giảm dần từ xích đạo về hai cực (0,5 đ ) b, Hệ quả: - Sự luân phiên ngày và đêm ( 0,5 đ) - giờ trên trái đất ( 0,5 đ ) - Sự lệch hướng chuyển động của các vật thể do tác động của lực Côriôlit( 0,5đ ) 2. Khi không có chuyển động tự quay quanh trục thì sẽ : - Trái Đất vẫn có ngày và đêm (0,5đ) - Một năm chỉ có một ngày và một đêm (0,5 đ) - Ngày dài 6 tháng , đêm dài 6 tháng (0,5 đ) - Ban ngày, mặt đất sẽ tích tụ một lượng nhiệt lớn và nóng lên dữ dội (0,5 đ) - Ban đêm trở lên rất lạnh (0,5 đ) - Sự chênh lệch nhiệt độ ngày đêm rất lớn, bề mặt trái đất sẽ không còn sự sống (0,5 đ) Câu 2 ( 6 điểm ). a, Nhận xét (3 đ) - Nhiệt độ trung bình tháng 1 : càng vào nam nhiệt độ càng tăng và sự chênh lệch nhiệt độ khá lớn . Dẫn chứng …(1 đ) - Nhiệt độ trung bình tháng 7 cũng có sự thay đổi từ bắc vào nam, nhiệt độ TB của Vinh cao hơn Huế và của Quy Nhơn cao hơn Tp HCM . Sự chênh lệch nhiệt độ từ bắc vào nam là rất ít. Dẫn chứng…(1 đ) - Nhiệt độ trung bình năm cũng có sự thay đổi, càng vào nam nhiệt độ càng tăng . Dẫn chứng… ( 0,5 đ) - Biên độ nhiệt lại giảm dần từ bắc vào nam. Dẫn chứng… (0,5 đ) b, Giải thích (3 đ) - Càng vào nam càng gần xích đạo nên góc nhập xạ lớn (0,5Tháng đ) - Khoảng cách giữa hai lần Mặt Trời lên thiên đỉnh cách xa nhau (0,5 đ) - Ảnh hưởng của gió mùa đông bắc yếu dần khi vào Huế, phía nam không còn ảnh hưởng (0,5 đ ) - Tháng 1 có sự chênh lệch nhiệt độ lớn vì đây là thời kì hoạt động mạnh cảu gió mùa đông bắc ở phía Bắc.(0.5đ) - Tháng 7 do hoạt động của gió mùa hạ nên sự chênh lệch nhiệt độ ít. Huế và Tp Hồ Chí Minh có lượng mưa nhiều nên nhiệt độ thấp hơn so với Vinh và Quy Nhơn (1 đ) Trang 2
- Câu 3 ( 8 điểm) a, Vẽ biểu đồ (4 điểm) - Xử lý số liệu (%)(1điểm) Năm Thành thị Nông thôn 1990 19,5 80,5 1994 20,4 79,6 1996 21,1 78,9 1998 23,2 76,8 2002 25,1 74,9 2004 26,5 73,5 2005 26,9 73,1 2006 27,1 72,9 - Vẽ biểu đồ thích hợp nhất là biểu đồ miền (3 điểm) . Nếu học sinh chọn dạng khác không cho điểm. - Nếu sai một các ý sau sẽ trừ 0,5 điểm : + không có tên biểu đồ. + Không có chú giải. + Không chia khoảng cách năm. + Không ghi số liệu của các năm. b, Nhận xét và giải thích ( 4 điểm) * Nhận xét (3 điểm) - Cơ cấu dân số nước ta có sự thay đổi theo xu hướng: ( 0,5 đ) + Tăng tỉ lệ dân thành thị . dẫn chứng…(0,5 đ) + Giảm tỉ lệ nông thôn. dẫn chứng … ( 0.5 đ ) - Xu hương thay đổi này vẫn còn chậm . (0,5 đ) - Tỉ lệ dân thành thị tăng 7,6 % trong giai đoạn trên (0,5 đ ) - Tỉ lệ dân nông thôn giảm 7,6 % từ 80,5 xuống 72,9 % (0,5đ) * Giải thích (1 điểm) - Đây là kết qủa của quá trình công nghiệp hoá và đô thị hoá của nước ta (0,5 đ) - Tuy nhiên, do quá trình công nghiệp hoá và đô thị hoá của nước ta diễn ra còn chậm nên xu hướng thay đổi này cũng chậm. (0,5đ) *** Hết *** Trang 3
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề thi học sinh giỏi lớp 12 môn Anh cấp tỉnh
85 p | 2510 | 952
-
Tổng hợp Đề thi học sinh giỏi lớp 9 môn Vật lý
121 p | 2941 | 924
-
Tổng hợp đề thi học sinh giỏi lớp 12 các môn
17 p | 2425 | 830
-
Đề thi học sinh giỏi lớp 12 môn Anh - Kèm đáp án
29 p | 2565 | 609
-
Bộ đề thi học sinh giỏi lớp 8 môn Hóa học có hướng giẫn giải
21 p | 2956 | 594
-
Tuyển tập đề thi học sinh giỏi lớp 6 - Phạm Bá Thanh
47 p | 1756 | 454
-
Đề thi học sinh giỏi lớp 12 môn Hóa cấp tỉnh
29 p | 1225 | 376
-
Đề thi học sinh giỏi lớp 12 môn Toán cấp tỉnh kèm đáp án
7 p | 1056 | 319
-
Đề thi học sinh giỏi lớp 12 môn Sinh cấp quốc gia năm 2011
17 p | 1297 | 296
-
Đề thi học sinh giỏi lớp 12 cấp tỉnh năm 2011 - 2012
116 p | 593 | 90
-
Đề thi học sinh giỏi lớp 9 môn Lý lớp 9 cấp tỉnh - Kèm đáp án
19 p | 1075 | 64
-
16 Đề thi học sinh giỏi lớp 1 môn Tiếng Anh - Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc
65 p | 529 | 59
-
Đề thi học sinh giỏi lớp 12 Toán cấp thành phố năm 2009 - 2010
2 p | 319 | 43
-
Tuyển tập đề thi học sinh giỏi lớp 6 môn Toán - Trường THCS Phạm Công Bình
49 p | 594 | 34
-
Tuyển tập 45 đề thi học sinh giỏi lớp 9 môn Toán học có đáp án
159 p | 171 | 22
-
Đề thi học sinh giỏi lớp 11 năm 2012-2013 môn Toán - Sở GD&DT Bắc Giang
6 p | 108 | 5
-
Đề thi học sinh giỏi lớp 11 năm 2012-2013 môn Toán - Sở GD&DT Quảng Bình
18 p | 77 | 3
-
Đề thi học sinh giỏi lớp 11 năm 2011-2012 môn Toán - Sở GD&DT Long An
9 p | 121 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn