intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi khảo sát chất lượng đầu năm môn Lịch sử lớp 12 năm học 2020-2021 – Trường THPT Lý Thường Kiệt

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

35
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề thi khảo sát chất lượng đầu năm môn Lịch sử lớp 12 năm học 2020-2021 – Trường THPT Lý Thường Kiệt là tư liệu tham khảo hữu ích đối với giáo viên, phục vụ cho quá trình biên soạn đề thi nhằm đánh giá năng lực của học sinh.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi khảo sát chất lượng đầu năm môn Lịch sử lớp 12 năm học 2020-2021 – Trường THPT Lý Thường Kiệt

  1. SỞ GD&ĐT BẮC NINH ĐỀ THI KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG LẦN 1 TRƯỜNG THPT LÝ THƯỜNG KIỆT NĂM HỌC 2020-2021 MÔN: LỊCH SỬ 12. Thời gian làm bài: 50 phút; không kể thời gian phát đề Đề thi gồm: 4 trang ( 40 câu trắc nghiệm ) Mã đề thi 132 Họ, tên thí sinh:………………………………Số báo danh:…………… Câu 1: Ngay sau chiến tranh thế giới thứ hai, quan hệ giữa Mĩ và Liên Xô như thế nào? A. Quan hệ láng giềng thân thiện B. Quan hệ Đồng minh C. Quan hệ đối đầu D. Quan hệ hợp tác hữu nghị Câu 2: Chiến tranh thế giới thứ nhất ( 1914-1918 ), mang tính chất A. phi nghĩa thuộc về phe Liên minh. B. phi nghĩa thuộc về phe Hiệp ước. C. chiến tranh đế quốc xâm lược, phi nghĩa D. chính nghĩa về các nước thuộc địa. Câu 3: Cuộc kháng chiến của quân dân ta ở Đà Nẵng ( từ tháng 8/1958 đến tháng 2/1859 ) đã: A. làm thất bại âm mưu “ chinh phục từng gói nhỏ ” của Pháp. B. làm thất bại hoàn toàn âm mưu “ đánh nhanh, thắng nhanh ” của Pháp. C. bước đầu làm thất bại âm mưu “ chinh phục từng gói nhỏ ” của Pháp. D. bước đầu làm thất bại âm mưu “ đánh nhanh, thắng nhanh ” của Pháp. Câu 4: Trong hoàn cảnh đất nước bị bao vây, từ năm 1919 nước nga thực hiện chính sách gì? A. Chính sách tổng động viên. B. Chính sách quốc phòng toàn dân. C. Chính sách kinh tế mới. D. Chính sách cộng sản thời chiến. Câu 5: Sau thất bại trong cuộc nội chiến (1946-1949), chính quyền Tưởng Giới Thạch phải rút chạy ra Đài Loan và tồn tại ở đó nhờ vào sự giúp đỡ của A. Anh. B. Liên Xô. C. Pháp . D. Mĩ. Câu 6: Trong giai đoạn từ năm 1858 đến năm 1888 phong trào Cần vương được đặt dưới sự chỉ huy của ai? A. Tôn Thất Thuyết và Nguyễn Văn Tường. B. Hàm Nghi và Tôn Thất Thuyết. C. Nguyễn Văn Tường và Trần Xuân Soạn. D. Nguyễn Đức Nhuận và Đoàn Doãn Địch. Câu 7: Tầng lớp tiểu tư sản không bao gồm thành phần nào dưới đây? A. Nhà báo, nhà giáo. B. Chủ các hãng buôn. C. Học sinh, sinh viên. D. Tiểu thương, tiểu chủ. Câu 8: Sau chiến tranh thế giới thứ hai, Liên Xô đi đầu các ngành nào so với Mĩ là A. công nghiệp vũ trụ và điện hạt nhân B. tổng sản lượng công nghiệp. C. chế tạo vũ khí hiện đại. D. nông nghiệp chất lượng cao. Câu 9: Nguyên nhân sâu xa dẫn đến chiến tranh thế giới thứ nhất ( 1914 -1918 ) do ? A. sự hiếu chiến của đế quốc Đức. B. chính sách trung lập của Mĩ. C. mâu thuẫn giữa các nước đế quốc về thuộc địa. D. Thái tử Áo - Hung bị ám sát. Câu 10: Giai đoạn 1954-1975 là giai đoạn nhân dân Lào kháng chiến chống đế quốc Trang 1/4 - Mã đề thi 132
  2. A. Pháp. B. Mĩ . C. Nhật. D. Trung Quốc. Câu 11: Tính chất của cách mạng tháng Hai ở Nga là gì? A. Dân chủ tư sản kiểu mới. B. Dân chủ tư sản kiểu cũ. C. Xã hội chủ nghĩa. D. Vô sản kiểu mới. Câu 12: Tổ chức hoặc phong trào nào sau đây không gắn liền với tên tuổi của Phan Bội Châu? A. Hội Duy Tân. B. Phong trào Đông Du. C. Phong trào Duy Tân. D. Việt Nam Quang phục hội. Câu 13: Biến đổi nào dưới đây xem là quan trọng nhất của các nước Đông Nam Á từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến nay? A. Lần lượt gia nhập ASEAN. B. Đều giành được độc lập. C. Trở thành các nước công nghiệp mới. D. Tham gia vào Liên hợp quốc. Câu 14: Trong nhóm 5 nước sáng lập ASEAN, nước nào trở thành “con rồng” kinh tế của châu Á? A. Thái Lan. B. Philippin. C. Malayxia. D. Xingapo. Câu 15: Thể chế chính trị của nước Nga sau thắng lợi của Cách mạng Tháng Hai 1917 là? A. Thể chế quân chủ chuyên chế. B. Thể chế Cộng hòa. C. Thể chế Xã hội chủ nghĩa. D. Thể chế quân chủ lập hiến. Câu 16: Ông là người được nhân dân phong “Bình Tây đại nguyên soái”. A. Nguyễn Tri Phương. B. Trương Quyền. C. Nguyễn Trung Trực. D. Trương Định. Câu 17: Năm 1858 Pháp tấn công Đà Nẵng với chiến thuật A. đánh nhanh thắng nhanh. B. đánh lâu dài. C. "chinh phục từng gói nhỏ". D. đánh lấn dần. Câu 18: Yếu tố nào dưới đây quyết định sự thành công của Liên Xô trong việc thực hiện kế hoạch 5 năm 1946 -1950 A. Liên Xô thắng trận trong chiến tranh thế giới thứ 2. B. có sự hợp tác hiệu quả của các nước Đông Âu. C. Liên Xô lãnh thổ rộng lớn và tài nguyên phong phú. D. tinh thần tự lực tự cường của nhân dân Liên Xô. Câu 19: Vì sao Phan Bội Châu chuyển từ chủ trương « Quân chủ lập hiến » sang chủ trương « Cộng hòa dân quốc » ? A. Ảnh hưởng từ cuộc Duy tân Minh Trị. B. Ảnh hưởng « chủ nghĩa Tam dân » của Tôn Trung Sơn. C. Ảnh hưởng tư tưởng « Tự do – Bình đẳng – Bác ái » của cách mạng tư sản Pháp. D. Ảnh hưởng phong trào Duy tân do Lương Khải Siêu, Khang Hữu Vi lãnh đạo. Câu 20: Xã hội Việt Nam dưới tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất mang tính chất A. xã hội phong kiến B. xã hội tư bản chủ nghĩa. C. xã hội thuộc địa. D. xã hội thuộc địa nửa phong kiến Câu 21: “Cần vương” có nghĩa là A. giúp vua cứu nước. B. Những điều bậc quân vương cần làm. C. Đứng lên cứu nước. D. Chống Pháp xâm lược. Trang 2/4 - Mã đề thi 132
  3. Câu 22: Tôn Thất Thuyết thay mặt vua Hàm Nghi hạ chiếu Cần vương khi đang ở đâu? A. Căn cứ Tân sở(Quảng Trị). B. Đồn Mang Cá(Huế). C. Kinh đô Huế. D. Căn cứ Ba Đình. Câu 23: Năm 1945, các quốc gia Đông Nam Á nào giành được độc lập ? A. Việt Nam-Inđônêxia- Lào. B. Thái Lan –Lào –Brunây. C. Việt Nam –Lào – Campuchia. D. Inđônêxia –Mã Lai –Philippin. Câu 24: Theo quyết định của Hội nghị Pốtxđam (Đức) (8-1945), lực lượng nào sẽ vào giải giáp phát xít Nhật ở Đông Dương? A. Quân Mĩ và quân Trung Hoa Dân Quốc. B. Quân Mĩ và quân Liên Xô. C. Quân Anh và quân Pháp. D. Quân Anh và quân Trung Hoa Dân quốc. Câu 25: Sau chiến tranh thế giới hai, quân đội Anh,Pháp, Mĩ chiếm đóng các khu vực nào của châu Âu? A. chiếm đóng Đông Đức, Đông Béc lin và các nước Đông Âu. B. chiếm Nhật Bản, Trung Quốc và các nước Đông Nam Á. C. chiếm đóng Tây Đức, Tây Béc lin và các nước Tây Âu. D. chiếm Triều Tiên và Mông Cổ và Đông Á. Câu 26: Hội nghị Ianta (2-1945) diễn ra khi cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai A. đã hoàn toàn kết thúc. B. đang diễn ra vô cùng ác liệt. C. bước vào giai đoạn kết thúc. D. bùng nổ và ngày càng lan rộng. Câu 27: Người lãnh đạo cuộc chiến đấu chống Pháp tấn công thành Hà Nội lần hai là A. Hoàng Diệu. B. Phan Thanh Giản. C. Tôn Thất Thuyết. D. Nguyễn Tri Phương. Câu 28: Cơ quan nào của Liên hợp quốc có sự tham gia đầy đủ các thành viên, mỗi năm họp một lần. A. Đại hội đồng. B. Hội đông Bảo an. C. Hội đồng Quản thác D. Ban thư ký. Câu 29: Đốt cháy tàu Ét-pê-răng (10/12/1861) trên sông Vàm cỏ là chiến công của A. nghĩa quânTrương Quyền. B. nghĩa quân Nguyễn Trung Trực. C. nghĩa Quân Trương Định. D. nghĩa quân Tôn thất Thuyết. Câu 30: Bản Hiệp ước đầu hàng đầu tiên nhà Nguyễn kí với Pháp là hiệp ước? A. Nhâm Tuất. B. Tân Sửu. C. Giáp Tuất. D. Hắc Măng. Câu 31: Theo nguyên tắc nhất trí giữa 5 nước Ủy viên thường trực , một quyết định của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc sẽ chắc chắn được thông qua khi A. không có nước nào bỏ phiếu trắng. B. chỉ có ít nước bỏ phiếu chống. C. không có nước nào bỏ phiếu chống. D. phần lớn các nước bỏ phiếu thuận. Câu 32: Lấy cớ gì thực dân Pháp đem quân tấn công Hà Nội lần thứ nhất? A. Nhà Nguyễn tiếp tục liên lạc với nhà Thanh. B. Vì nhu cầu về thị trường, nguyên liệu, nhân công,… C. Nhà Nguyễn không trả chiến phí cho Pháp. D. Giải quyết vụ gây rối của Đuy-puy. Câu 33: Hiện nay quốc gia nào vẫn trung thành theo đường lối xã hội chủ nghĩa? A. Cu Ba, Nga, Việt Nam, Trung Quốc, Lào. Trang 3/4 - Mã đề thi 132
  4. B. Triều Tiên , Mông Cổ , Việt Nam, Trung Quốc, Hàn Quốc. C. Trung Quốc, Cu Ba, Việt Nam, Lào, Triều Tiên. D. Việt Nam , Trung quốc , Campuchia, Lào, Cu Ba. Câu 34: Sự kiện nào đánh dấu thực dân Pháp hoàn thành cơ bản cuộc xâm lược Việt Nam? A. Sau khi đánh chiếm Hà Nội lần thứ hai B. Sau khi Hiệp ước Hác-măng và Pa-tơ-nốt kí kết. C. Sau khi đánh chiếm kinh thành Huế. D. Sau khi đánh chiếm Đà Nẵng. Câu 35: Trước cuộc đấu tranh mạnh mẽ của nhân dân Ân Độ , năm 1947 thực dân Anh dùng phương án gì để chia Ấn Độ thành hai quốc gia: A. Bất bạo động. B. Phương án Maobáttơn. C. Chia để trị. D. Áp đặt cai trị. Câu 36: Năm 1961, Liên Xô đạt được thành tựu gì trong lĩnh vực khoa học - kĩ thuật? A. Phóng thành công tên lửa đạn đạo. B. Chế tạo thành công bom nguyên tử. C. Phóng tàu vũ trụ đưa I. Gagarin bay vòng quanh trái đất. D. Phóng thành công vệ tinh nhân tạo. Câu 37: Cuộc khởi nghĩa nào tiêu biểu nhất trong phong trào Cần vương? A. Khởi nghĩa Yên Thế. B. Khởi nghĩa Ba Đình. C. Khởi nghĩa Bãi Sậy. D. Khởi nghĩa Hương Khê. Câu 38: Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á được thành lập tại đâu? A. Băng cốc ( Thái Lan ). B. Jakata ( Inđônêxia ). C. Xingapo ( Xingapo). D. Hà Nội ( Việt Nam). Câu 39: Sự kiện nào sau đây không thuộc những biến đổi cơ bản của các nước Đông Bắc Á sau năm1945? A. Một số nước trở thành “con rồng” kinh tế châu Á. B. Từ các nước thuộc địa trở thành các nước độc lập. C. Sự thành lập nước Cộng hòa Nhân Dân Trung Hoa. D. Sự ra đời của hai nhà nước trên bán đảo Triều Tiên. Câu 40: Quốc gia nào dưới đây thuộc nhóm 5 nước sáng lập ASEAN ? A. Philippin, Việt Nam, In đô nê xi a, Xingapo, Thái Lan. B. Thái Lan, Philippin, Việt Nam, In đô nê xi a, Xingapo. C. Xingapo , Philippin, In đô nê xi a, Thái Lan, Malaixia. D. Mianma, In đô nê xi a, Thái Lan, Malaixia, Campuchia. ----------- HẾT ---------- Trang 4/4 - Mã đề thi 132
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2