intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi KSCL môn Lịch sử lớp 11 năm 2022-2023 (Lần 1) - Trường THPT Triệu Sơn 4, Thanh Hóa

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:4

8
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhằm giúp các bạn học sinh đang chuẩn bị bước vào kì thi có thêm tài liệu ôn tập, TaiLieu.VN giới thiệu đến các bạn ‘Đề thi KSCL môn Lịch sử lớp 11 năm 2022-2023 (Lần 1) - Trường THPT Triệu Sơn 4, Thanh Hóa’ để ôn tập nắm vững kiến thức. Chúc các bạn đạt kết quả cao trong kì thi!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi KSCL môn Lịch sử lớp 11 năm 2022-2023 (Lần 1) - Trường THPT Triệu Sơn 4, Thanh Hóa

  1. SỞ GD&ĐT THANH HÓA ĐỀ KSCL LẦN 1 NĂM HỌC 2022 - 2023 TRƯỜNG THPT TRIỆU SƠN 4 Môn: LỊCH SỬ. Lớp 11. (Đề thi có 04 trang, gồm 50 câu) Thời gian: phút. Không kể thời gian giao đề (Ngày thi: 05/11/2022) Mã đề 117 Câu 1: Chế độ nhà nước của xã hội có giai cấp đầu tiên ở phương Tây được gọi là A. cộng hoà B. chiếm nô. C. chuyên chế tập quyền D. quân chủ Câu 2: Ý nào sau đây là điểm khác nhau cơ bản về nguyên nhân và tiền đề dẫn đến sự bùng nổ cách mạng tư sản Pháp so với cách mạng tư sản Anh là A. nhà vua có quyền lực tối cao và cai trị độc đoán. B. quần chúng nhân dân bị áp bức bóc lột nặng nề. C. xuất hiện trào lưu Triết học ánh sáng D. kinh tế TBCN phát triển. Câu 3: Việt Nam rút ra được bài học gì từ phong trào đấu tranh giành và giữ độc lập ở các nước Đông Nam Á cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX để bảo vệ chủ quyền đất nước trong giai đoạn hiện nay: A. Cần có sự lãnh đạo thống nhất, có chính sách ngoại giao mềm dẻo. B. Chú trọng phát triển kinh tế nông nghiệp, cứng rắn trong quan hệ ngoại giao. C. Mở cửa buôn bán tự do, cứng rắn trong quan hệ ngoại giao. D. Khước từ cải cách, mềm dẻo trong quan hệ ngoại giao. Câu 4: Vì sao phái Giacobanh sụp đỗ? A. Mâu thuẫn nội bộ trong phái Giacobanh. B. Phái Giacobanh chỉ lo củng cố quyền lực không chăm lo đến đời sống nhân dân. C. Phái Giacobanh bị mất niềm tin của quần chúng nhân dân. D. Giai cấp tư sản phản động tiến hành đảo chính. Câu 5: Đâu là nguyên nhân trực tiếp làm bùng nổ cuộc cách mạng Tân Hợi ở Trung Quốc năm 1911 là: A. Chính quyền Mãn Thanh trao quyền kinh doanh đường sắt cho các nước đế quốc. B. Giai cấp tư sản và tiêu tư sản ở Trung Quốc lớn mạnh. C. Quá trình tập trung lực lượng của tổ chức Đồng Minh Hội đã chín muồi. D. Chủ nghĩa đế quốc tăng cường bóc lột nhân dân Trung Quốc. Câu 6: Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng chính sách kinh tế của thực dân Anh đối với Ấn Độ từ giữa thế kỉ XIX? A. Đẩy mạnh bóc lột nhân công để thu lợi nhuận B. Mở rộng công cuộc khai thác một cách qui mô. C. Đầu tư vốn phát triển các ngành kinh tế mũi nhọn. D. Ra sức vơ vét lương thực, nguyên liệu cho chính quốc. Câu 7: Thể chế dân chủ cổ đại ở phương Tây được biểu hiện ở chỗ A. các cơ quan nhà nước đều do Đại hội công dân bầu và cử ra B. mọi người dân được đối xử bình đẳng C. mọi người được tự do góp ý kiến và biểu quyết các việc lớn của cả nước. D. mọi người trong xã hội đều có quyền công dân Câu 8: Từ cuối thế kỉ XIX, mâu thuẫn sâu sắc nhất tồn tại trong xã hội Ấn Độ là mâu thuẫn giữa A. nhân dân Ấn Độ với thực dân Anh B. công nhân với tư sản. C. Chính quyền Ấn Độ với thực dân Anh D. nhân dân Ấn Độ với thực dân phương Tây Câu 9: Từ nửa sau thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX phần lớn các nước Đông Nam Á đều trở thành thuộc địa của thực dân Âu-Mĩ, ngoại trừ: A. Miến Điện. B. In-đô-nê-xi-a. C. Xiêm D. Mã Lai. Câu 10: Cuối TK XIX, các nước TB phương Tây đã sử dụng chính sách gì để ép Nhật Bản “mở cửa” ? A. Áp lực quân sự. B. Tấn công xâm lược. C. Đàm phán ngoại giao. D. Phá hoại kinh tế. Câu 11: Vì sao gọi cách mạng Tân Hợi là cuộc cách mạng tư sản không triệt để A. Chưa đánh đuổi được bọn đế quốc xâm lược, chưa thủ tiêu thực sự giai cấp phong kiến. B. Chưa thủ tiêu thực sự giai cấp phong kiến, chưa giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân. C. Chưa đánh đuổi được bọn đế quốc xâm lược, chưa giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân. D. Chưa thủ tiêu thực sự giai cấp phong kiến, chưa đụng chạm đến bọn đế quốc, chưa giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân. Trang 1/4 – Sử 11 - Mã đề 117
  2. Câu 12: Những cải cách ở Xiêm từ giữa thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX đều theo khuôn mẫu từ A. các nước phương Tây. B. các nước phương Đông. C. Trung Quốc. D. Nhật Bản. Câu 13: Mục tiêu hàng đầu trong cuộc đấu tranh của nhân dân Đông Nam Á vào cuối thế kỉ XIX là A. đòi quyền tự do, dân chủ. B. đòi quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo. C. đòi quyền lợi về kinh tế. D. giành và giữ độc lập dân tộc. Câu 14: Tại sao phong trào đấu tranh giành độc lập ở châu Phi lại được mở đầu từ khu vực Bắc Phi? A. Do tinh thần yêu nước ở khu vực này cao hơn nơi khác. B. Chủ nghĩa thực dân ở đây yếu hơn nơi khác. C. Khu vực này có trình độ phát triển hơn các khu vực khác. D. Khu vực này bị bóc lột nặng nề hơn nơi khác. Câu 15: Ý nào không phải là ý nghĩa của cuộc Cách mạng Tân Hợi (1911)? A. Lật đổ triều đại Mãn Thanh, chấm dứt chế độ phong kiến ở Trung Quốc B. Mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển C. Tác động đến phong trào giải phóng dân tộc ở một số nước Châu Á D. Chấm dứt sự thống trị của các nước đế quốc ở Trung Quốc Câu 16: Trong cách mạng tư sản Pháp, ai là người quyết định tiến trình phát triển của cách mạng? A. Nền quân chủ lập hiến. B. Quần chúng nhân dân C. Nền Cộng hòa D. Giai cấp tư sản Câu 17: Sự kiện nào đánh dấu mốc mở đầu của quá trình biến Trung Quốc từ một nước phong kiến độc lập trở thành nước nửa thuộc địa, nửa phong kiến: A. Sự thất bại của phong trào Nghĩa Hòa Đoàn. B. Sự thất bại của cuộc khởi nghĩa Thái Bình Thiên quốc. C. Nhà Thanh kí điều ước Tân Sửu (1901). D. Hiệp ước Nam Kinh được kí kết (1842) Câu 18: Cuối TK XVIII, chế độ nào trở thành vật cản đối với sự phát triển của nước Pháp: A. Chế độ điền trang, thái ấp B. Chế độ phong kiến C. Chế độ cộng hòa D. Chế độ quân chủ Câu 19: Người Hi Lạp cổ đại vẫn còn có quan điểm chưa chính xác về trái đất và hệ mặt trời ở điểm nào? A. Trái đất chuyển động quanh mặt trời B. Trái đất như hình quả cầu tròn C. Mặt trời chuyển động quanh trái đất D. Trái đất như hình một cái đĩa Câu 20: Nguyên nhân sâu xa dẫn đến sự hình thành các thị quốc Địa Trung Hải là A. địa hình đất đai chia cắt, không có điều kiện tập trung đông dân cư B. thủ công nghiệp và thương nghiệp phát triển C. cư dân sống tập trung ở thành thị D. sự hình thành các trung tâm buôn bán nô lệ Câu 21: Nguyên nhân sâu xa dẫn đến cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918) là do A. mâu thuẫn giữa giai cấp tư sản với giai cấp công nhân. B. mâu thuẫn giữa chủ nghĩa tư bản với chủ nghĩa xã hội. C. Sự phát triển không đều của CNTB D. Thái tứ Áo-Hung bị một người Xéc-bi ám sát tại Bô-xni-a. Câu 22: Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng cải cách chính trị của Thiên hoàng Minh Trị năm 1868 : A. Thủ tiêu chế độ Mạc Phủ, thành lập chính phủ mới. B. Xác định vai trò quan trọng của nhân dân lao động. C. Thực hiện quyền bình đẳng giữa các công dân. D. Ban hành Hiến pháp mới, thiết lập chế độ quân chủ lập hiến. Câu 23: Vì sao gọi là "nông lịch"? A. căn cứ vào hiện tượng tự nhiên B. chia một năm làm 4 mùa C. do nông dân tạo ra D. phục vụ nông nghiệp Câu 24: Sau khi xâm chiếm Mĩ la tinh, Mĩ đã thực hiện chính sách cai trị chủ yếu nào ở khu vực Mĩ này từ đầu thế kỉ XX? A. Chủ nghĩa thực dân cũ. B. Chủ nghĩa thực dân mới. C. Đồng hóa dân tộc. D. Nô dịch văn hóa. Trang 2/4 – Sử 11 - Mã đề 117
  3. Câu 25: Vì sao nói: đến thời cổ đại Hi Lạp và Rô-ma, những hiểu biết khoa học mới thực sự trở thành khoa học? A. Khoa học đã đạt tới giá trị khái quát hóa cao B. Ở đây có nhiều nhà khoa học nổi tiếng C. Khoa học đạt được nhiều thành tựu to lớn D. Khoa học trước đó chỉ là bài riêng biệt Câu 26: Nội dung nào sau đây không phải là nguyên nhân thất bại của các cuộc đấu tranh ở các nước Đông Dương vào cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX? A. Đều mang tính tự phát. B. Thiếu tổ chức mạnh. C. Thiếu đường lối đúng. D. Lực lượng đông đảo. Câu 27: Chế độ quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền là chế độ A. không có vua đứng đầu, mọi công việc do Hội đồng công xã quyết định B. do vua đứng đầu nhưng quyền lực nằm trong tay tăng lữ. C. do vua đứng đầu và mọi quyền lực tập trung vào tay vua D. do vua đứng đầu nhưng quyền lực tập trung trong tay quan lại và tăng lữ Câu 28: Người Trung Quốc cổ đại gọi vua là: A. Pharaon B. Thiên tử C. En xi D. Thiên hoàng Câu 29: Một trong những lý nào dưới đây khiến Mĩ giữ thái độ “trung lập” trong giai đoạn đầu của cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất? A. Muốn lợi dụng chiến tranh để buôn bán vũ khí kiếm lời B. Sợ quân Đức tấn công C. Chưa đủ tiềm lực mọi mặt để tham gia chiến tranh D. Không muốn huy sinh một các vô ích Câu 30: Tại sao cách mạng Pháp cuối thế kỷ XVIII được xem là cuộc cách mạng tư sản triệt để? A. Giai cấp tư sản nắm quyền B. Lật đỗ chính quyền quân chủ chuyên chế C. Hoàn thành các nhiệm vụ của một cuộc CMTS D. Giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân Câu 31: Đỉnh cao trong phong trào đấu tranh của nhân dân Trung Quốc cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX là sự kiện: A. phong trào Duy Tân. B. Cách mạng Tân Hợi năm 1911 C. khởi nghĩa nông dân Thái Bình Thiên Quốc. D. phong trào Nghĩa Hòa Đoàn. Câu 32: Lĩnh vực được đặc biệt coi trọng trong cuộc Duy tân Minh Trị ở Nhật Bản là: A. Quân sự B. Kinh tế C. Giáo dục D. Chính trị Câu 33: Năm 1882 ba nước Đức, Áo – Hung, Italia đã thành lập A. phe Liên minh B. phe đế quốc. C. phe Hiệp ước D. phe đối lập Câu 34: Bối cảnh lịch sử của Nhật Bản và Xiêm trước cuộc cải cách có điểm giống nhau là: A. Đứng trước nguy cơ bị xâm lược. B. Đất nước đứng trước nguy cơ bị khủng hoảng C. Nhân dân nổi dậy đấu tranh ở nhiều nơi D. Chế độ phong kiến sụp đổ Câu 35: Công cuộc cải cách của Xiêm (Thái Lan) nửa sau thế kỉ XIX mang tính chất là một cuộc A. cách mạng tư sản B. cách mạng tư sản kiểu mới C. cách mạng vô sản D. chiến tranh giải phóng dân tộc Câu 36: Chính sách cai trị thực dân Anh đối với nhân dân Ấn Độ đã để lại hậu quả là A. khoét sâu sự mâu thuẫn tôn giáo, dân tộc, sắc tộc trong xã hội. B. làm suy sụp đời sống công nhân và nông dân. C. biến Ấn Độ thành thị trường tiêu thụ của thực dân Anh D. chia rẽ các giai cấp trong xã hội Ấn Độ. Câu 37: Sau cuộc khởi nghĩa Thái Bình Thiên Quốc chính quyền Trung ương Thiên Kinh đã được thành lập và ban hành nhiều chính sách tiến bộ, trong đó chính sách tiến bộ nhất là: A. Xóa bỏ sự bóc lột của giai cấp địa chủ phong kiến đối với nhân dân B. Thực hiện các quyền tự do dân chủ cho nhân dân C. Thực hiện chính sách bình quân ruộng đất, quyền bình đẳng nam nữ. D. Xóa bỏ mọi loại thuế khóa cho nhân dân Trang 3/4 – Sử 11 - Mã đề 117
  4. Câu 38: Trong những năm 70-80 của thế kỉ XIX, sự kiện nổi bật nào đã diễn ra tại Châu Phi? A. Hội chợ về nghành dệt và nghề gốm được tổ chức tại châu Phi. B. Châu Phi chủ nghĩa thực dân phương Tây thống trị. C. Các nước tư bản phương Tây đua nhau xâu xé châu Phi. D. Nhân dân châu Phi biết sử dụng đồ sắt. Câu 39: Chế độ chính trị của Cam-pu-chia trước khi bị thực dân Pháp xâm lược là chế độ A. tư bản chủ nghĩa. B. xã hội chủ nghĩa. C. phong kiến. D. chiếm hữu nô nệ. Câu 40: Nga phải ký với Đức bản hòa ước Bret Litốp (3/3/1918) nhằm mục đích A. Kêu gọi các nước kết thúc chiến tranh. B. Muốn nhanh chóng kết thúc chiến. C. Phản đối chiến tranh D. Để bảo vệ chính quyền non trẻ. Câu 41: Nhà nước phương Đông ra đời vào thời đại A. đồ sắt. B. đồ đá cũ C. đồ đồng D. đá mới Câu 42: Sự kiện nổi bật nhất của tình hình châu Âu đầu thế kỉ XX là A. nhiều đảng phái chính trị thành lập. B. đã hình thành hai khối quân sự đối đầu nhau. C. giai cấp công nhân giành được quyền lãnh đạo cách mạng. D. chiến tranh bùng nổ nhiều khu vực trên thế giới. Câu 43: Mĩ chính thức tham gia Chiến tranh thế giới thứ nhất bằng việc làm nào A. Tuyên chiến với Anh. B. Tuyên chiến với Đức. C. Kí Hiệp ước liên minh với Đức. D. Tuyên chiến với Pháp. Câu 44: Nguyên nhân cơ bản dẫn đến phong trào chống Pháp của nhân dân Lào và Cam-pu-chia cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX thất bại là: A. Sự lãnh đạo chưa thống nhất, diễn ra ở địa bàn hẹp. B. Diễn ra tự phát, chưa có những cuộc khởi nghĩa lớn kéo dài . C. Chưa có sự đoàn kết toàn dân, khởi nghĩa trong địa bàn hẹp. D. Diễn ra tự phát, thiếu đường lối, thiếu tổ chức. Câu 45: Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918) mang tính chất phi nghĩa vì A. không đem lại lợi ích cho nhân dân lao động. B. chỉ đem lại lợi ích cho các nước tham chiến. C. gây nhiều thảm họa cho nhân loại, thiệt hại về kinh tế. D. gây thảm họa cho nhân loại, mang lại lợi ích cho đế quốc thắng trận. Câu 46: Điểm giống nhau cơ bản trong cuộc cải cách đất nước của Xiêm và Nhật Bản cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX là A. hướng đất nước phát triển theo con đường TBCN. B. xóa bỏ lao dịch cho nông dân. C. xóa bỏ chế độ nô lệ vì nợ. D. thi hành chính sách giáo dục bắt buộc. Câu 47: Cho đến giữa thế kỉ XIX, Nhật Bản được coi là một quốc gia A. phong kiến trì trệ. B. phong kiến quân phiệt. C. tư bản chủ nghĩa. D. công nghiệp phát triển. Câu 48: Trào lưu tư tưởng Triết học Ánh sang ở Pháp đã phê phán sự thối nát của: A. Chế độ phong kiến và nhà thờ Ki tô giáo B. Chế độ 3 đẳng cấp C. Chế độ quân chủ chuyên chế. D. Chế độ phong kiến thối nát Câu 49: Trong Hiến pháp mới năm 1889 thể chế chính trị mới của Nhật là: A. Cộng hòa. B. Cộng hòa Liên bang. C. Quân chủ lập hiến D. Quân chủ chuyên chế Câu 50: Trong cuộc chạy đua giành giật Châu Phi, thưc dân phương Tây đứng đầu trong việc xâm lược châu Phi là: A. Pháp B. Anh C. Mĩ D. Đức ------------- HẾT ------------- Thí sinh KHÔNG được sử dụng tài liệu. Giám thị không giải thích gì thêm. Trang 4/4 – Sử 11 - Mã đề 117
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0