Đề thi KSCL môn Vật lý lớp 10 năm 2022-2023 (Lần 2) - Trường THPT Thuận Thành số 1, Bắc Ninh (Mã đề 132)
lượt xem 8
download
"Đề thi KSCL môn Vật lý lớp 10 năm 2022-2023 (Lần 2) - Trường THPT Thuận Thành số 1, Bắc Ninh (Mã đề 132)" là tài liệu tham khảo được TaiLieu.VN sưu tầm để gửi tới các em học sinh đang trong quá trình ôn thi KSCL, giúp học sinh củng cố lại phần kiến thức đã học và nâng cao kĩ năng giải đề thi. Chúc các em học tập và ôn thi hiệu quả!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề thi KSCL môn Vật lý lớp 10 năm 2022-2023 (Lần 2) - Trường THPT Thuận Thành số 1, Bắc Ninh (Mã đề 132)
- SỞ GDĐT BẮC NINH ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG LẦN 2 TRƯỜNG THPT THUẬN THÀNH SỐ 1 NĂM HỌC 2022-2023 ( Đề gồm 4 trang) MÔN: VẬT LÍ, LỚP 10 (Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề) Mã đề: 132 Câu 1: Một vật có trọng lượng 250 N trượt trên mặt sàn nằm ngang, biết lực ma sát trượt giữa vật và mặt sàn bằng 50 N. Hệ số ma sát trượt giữa vật và sàn là A. 0,2 N/m. B. 5 N/m. C. 5. D. 0,2. Câu 2: Kéo vật bằng một lực F = 30 N theo phương ngang mà vật vẫn đứng yên. Kết luận nào sau đây là đúng? Độ lớn của lực ma sát nghỉ tác dụng vào vật A. lớn hơn 30 N. B. bằng 30 N. C. nhỏ hơn 30 N. D. bằng không. Câu 3: Một vật có khối lượng 200 g chuyển động với gia tốc 0,3 m/s . Lực tác dụng vào vật có độ lớn là 2 A. 0,06 N. B. 60 N. C. 0,6 N. D. 6 N. Câu 4: Một vật được ném xiên từ mặt đất với vận tốc ban đầu là v0 = 10 m/s theo phương hợp với phương ngang góc 300. Bỏ qua lực cản của không khí, lấy g = 10 m/s2. Độ cao cực đại mà vật đạt được là A. 4,33 m. B. 8,66 m. C. 1,25 m. D. 5 m. Câu 5: Khi đang đi xe đạp trên đường nằm ngang, nếu ta ngừng đạp, xe vẫn còn chuyển động thêm một đoạn. Đó là nhờ A. quán tính của xe. B. phản lực của mặt đường. C. lực ma sát tác dụng vào vật. D. trọng lượng của xe. Câu 6: Một xe tải chở hàng có tổng khối lượng xe và hàng hóa là 3 tấn, khởi hành với gia tốc 0,1 m/s2. Khi không chở hàng xe khởi hành với gia tốc 0,3 m/s2. Biết rằng hợp lực tác dụng lên ô tô trong hai trường hợp đều bằng nhau. Khối lượng của hàng hóa là A. 1 tấn. B. 2 tấn. C. 1,5 tấn. D. 2,5 tấn. Câu 7: Một vật được thả rơi tự do từ độ cao h so với mặt đất, lấy g = 10 m/s2. Biết tốc độ trung bình của vật trong 2 s cuối cùng là 20 m/s. Giá trị của h là A. 40 m. B. 55 m. C. 45 m. D. 80 m. Câu 8: Trong công tốc tính vận tốc của chuyển động thẳng nhanh dần đều: v v0 at thì A. a luôn luôn dương. B. a luôn ngược dấu với v. C. a luôn cùng dấu với v. D. v luôn luôn dương. Câu 9: Vì sao đi lại trên bờ thì dễ dàng còn đi lại dưới nước lại khó hơn? A. Vì nước có lực cản còn không khí thì không có lực cản. B. Vì lực cản của nước lớn hơn lực cản của không khí. C. Vì khi xuống nước, chúng ta “nặng hơn”. D. Vì nước chuyển động còn không khí không chuyển động. Câu 10: Trong cách viết công thức của lực ma sát trượt dưới đây, cách viết nào đúng? A. . B. . C. . D. Fmst t N Câu 11: Canô xuôi dòng từ M đến N mất 3 giờ và ngược dòng từ N về M mất 5 giờ. Biết rằng động cơ ở cùng một chế độ làm việc. Nếu tắt máy thả ca nô trôi theo dòng nước thời gian tối thiểu để ca nô trôi từ M đến N là A. 8 h. B. 15 h. C. 10 h. D. 12 h. Trang 1/4 - Mã đề thi 132
- Câu 12: Một đoàn tàu đang chạy với vận tốc 54 km/h thì hãm phanh và chuyển động thẳng chậm dần đều với gia tốc có độ lớn 2 m/s2. Thời gian kể từ khi hãm phanh đến khi tàu dừng hẳn là A. - 7,5 s. B. 15 s. C. 10 s. D. 7,5 s. Câu 13: Câu phát biểu nào dưới đây không đúng? Trọng lực A. là lực hấp dẫn do Trái Đất tác dụng lên vật. B. gây ra cho vật gia tốc rơi tự do. C. Có điểm đặt là trọng tâm của vật. D. có độ lớn bằng khối lượng của vật. Câu 14: Một vật chuyển động thẳng đều trong 3 h đi được 108 km, tốc độ chuyển động của vật là A. 10 m/s. B. 324 km/h. C. 36 m/s. D. 90 km/h. Câu 15: Hai lực đồng quy có độ lớn lần lượt là 6 N và 8 N. Độ lớn hợp lực của hai lực này có thể A. nhỏ hơn 2 N. B. lớn hơn 14 N. C. nhận giá trị từ 2 N đến 14 N. D. nhận giá trị bất kì. Câu 16: Một vật có khối lượng 100 g chuyển động thẳng nhanh dần đều từ trạng thái nghỉ. Vật đi được quãng đường dài 64 m trong 4 s. Hợp lực tác dụng vào vật có độ lớn là A. 800 N. B. 8 N. C. 16 N. D. 0,8 N. Câu 17: Một vật được ném xiên từ mặt đất với tốc độ ban đầu v0 xác định với góc ném khác nhau. Bỏ qua sức cản của không khí, cho g = 10 m/s2. Nếu tầm bay xa cực đại mà vật đạt được là 60 m, thì tầm bay cao cực đại của vật là A. 30 m. B. 20 m. C. 60 m. D. 40 m. Câu 18: Chuyển động của vật nào sau đây có thể coi là rơi tự do? A. Một máy bay đang hạ cánh. B. Một hòn bi thép được thả rơi trong không khí từ trên tay xuống đất. C. Một vận động viên nhảy cầu đang lộn vòng xuống nước. D. Một chiếc thang máy đang chuyển động đi xuống. Câu 19: Cho hình vuông ABCD có cạnh là a, một vật chuyển động từ A đển B rồi từ B đến C, quãng đường và độ dịch chuyển của vật lần lượt là A. a và a 2 . B. 2a và a 2 . C. a 2 và a. D. 2a và 2a. Câu 20: Thả một vật rơi tự do từ độ cao 9 m xuống đất ở nơi có tốc trọng trường là 9,8 m/s2. Thời gian vật rơi là A. 1,63 s. B. 1,53 s. C. 1,36 s. D. 13,3 s. Câu 21: Cho hai lực đồng quy có độ lớn lần lượt F1 = 12 N, F2 = 16 N. Độ lớn hợp lực của hai lực khi chúng hợp nhau một góc 1800 là A. 4 N. B. 20 N. C. 28 N. D. 15 N. Câu 22: Một vật được ném theo phương nằm ngang, bỏ qua ma sát và lực cản của không khí, cặp đại lượng nào sau đây là không đổi trong suốt quá trình vật chuyển động? A. Vận tốc theo phương ngang, gia tốc . B. Vận tốc theo phương thẳng đứng, gia tốc. C. Vận tốc, gia tốc. D. Gia tốc, tốc độ. Câu 23: Chọn câu phát biểu đúng. A. Nếu không có lực tác dụng vào vật thì vật không chuyển động được. B. Nếu thấy vận tốc của vật bị thay đổi thì phải có lực khác không tác dụng lên vật. C. Lực tác dụng luôn cùng hướng với hướng biến dạng. D. Vật luôn chuyển động theo hướng của lực tác dụng. Câu 24: Trong hệ SI đơn vị đo của vận tốc là A. m/s2. B. km.h. C. m.s. D. m/s. Trang 2/4 - Mã đề thi 132
- Câu 25: Chọn phát biểu không đúng? Độ dịch chuyển A. luôn khác không. B. là đại lượng véc tơ. C. cho biết hướng của sự thay đổi vị trí của vật. D. có đơn vị đo là mét. Câu 26: Gọi A là giá trị trung bình của đại lượng vật lí sau các lần đo, A là sai số tuyệt đối. Cách viết kết quả đúng của đại lượng A là A A. A A A . B. A A A . C. A A A . D. A . A Câu 27: Ở vị trí có gia tốc rơi tự do là 9,8 m/s2 vật có trọng lượng là 1,96 N. Ở nơi có gia tốc rơi tự do là 9,79 m/s2 khối lượng và trọng lượng của vật lần lượt là A. 100 g và 1,958 N. B. 2 kg và 1,956 N. C. 200 g và 1,958 N. D. 200 g và 1,962 N. Câu 28: Khi sử dụng đồng hồ đo thời gian hiện số, để đo thời gian vật chuyển động từ cổng quang điện nối với ổ A tới cổng quang điện nối với ổ B chọn kiểu làm việc A. MODE A+B. B. MODE B. C. MODE A . D. MODE A. Câu 29: Khi thực hành đo gia tốc rơi tự do, người ta đặt cổng quang điện cách nam châm điện một khoảng 0,5 m và đo được khoảng thời gian rơi của vật là 0,31 s. Gia tốc rơi tự do tính được từ thí nghiệm trên là A. 9,80 m/s2. B. 10,4 m/s2. C. 10,6 m/s2. D. 10,0 m/s2. Câu 30: Một chất điểm đứng yên dưới tác dụng của ba lực 6 N, 8 N và 10 N. Góc giữa hai lực 6 N và 8 N là A. 300. B. 450. C. 600. D. 900. Câu 31: Theo đồ thị ở hình bên vật chuyển động thẳng đều trong khoảng thời gian A. từ 0 đến t1 và từ t2 đến t3. B. từ 0 đến t2. C. từ t1 đến t2. D. từ 0 đến t3. Câu 32: Một vật được ném theo phương ngang từ độ cao h so với mặt đất với vận tốc ban đầu v0 = 15 m/s. Bỏ qua lực cản của không khí, lấy g = 10 m/s2. Biết vận tốc của vật ngay trước lúc chạm đất là 25 m/s. Giá trị của h là A. 20 m. B. 15 m. C. 10 m/s. D. 12 m/s. Câu 33: Để đo gia tốc rơi tự do trong phòng thí nghiệm, ta cần đo A. quãng đường vật rơi. B. thời gian vật rơi. C. thời gian và quãng đường chuyển động của vật. D. vận tốc của vật khi chạm đất. Trang 3/4 - Mã đề thi 132
- Câu 34: Một vật chuyển động nhanh dần đều từ trạng thái nghỉ. Trong giây thứ nhất vật đi được quãng đường dài 3 m. Trong giây thứ hai vật đi được quãng đường là A. 6 m. B. 12 m. C. 4,5 m. D. 9 m. Câu 35: Một chiếc xe bắt đầu tăng tốc từ v1 = 10 m/s đến v2 = 15 m/s trong khoảng thời gian 2 s. Gia tốc của xe là A. 5 m/s2. B. 12,5 m/s2. C. 7,5 m/s2. D. 2,5 m/s2. Câu 36: Gia tốc là một đại lượng A. đại số, đặc trung cho tính không đổi của vận tốc. B. vectơ, đặc trưng cho sự biến thiên nhanh hay chậm của chuyển động. C. đại số, đặc trưng cho sự biến thiên nhanh hay chậm của chuyển động. D. vectơ, đặc trưng cho sự biến thiên nhanh hay chậm của vận tốc. Câu 37: Một ô tô đang chạy với vận tốc 36 km/h thì tắt máy, chuyển động chậm dần đều do ma sát. Cho biết hệ số ma sát lăn giữa bánh xe ô tô và mặt đường là 0,05. Lấy g = 10 m/s2. Thời gian và quãng đường chuyển động chậm dần đều của ô tô có giá trị lần lượt là A. 20 s và 200 m. B. 10 s và 100 m. C. 20 s và 100 m. D. 10 s và 200 m. Câu 38: Một học sinh đo chiều dài của bàn học, kết quả thu được như sau l = 120 cm. Sai số tương đối của phép đo là A. 0,83%. B. 0,38%. C. 3,8%. D. 8,3%. Câu 39: Chọn phát biểu sai? Khi bỏ qua lực cản của không khí chuyển động ném ngang có A. thời gian chuyển động bằng thời gian vật rơi tự do từ cùng độ cao. B. vận tốc luôn không đổi. C. chuyển động thành phần theo phương thẳng đứng là rơi tự do. D. chuyển động thành phần theo phương nằm ngang là chuyển động thẳng đều. Câu 40: Lực cản của chất lưu phụ thuộc vào yếu tố nào? A. Khối lượng của vật. B. Hình dạng của vật. C. Thể tích của vật. D. Độ đàn hồi của vật. ----------- HẾT ---------- Trang 4/4 - Mã đề thi 132
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề thi KSCL môn Vật lý lớp 10 năm 2022-2023 có đáp án (Lần 2) - Trường THPT Hàn Thuyên, Bắc Ninh
6 p | 55 | 6
-
Đề thi KSCL môn Vật lý lớp 12 - Trường THPT Lưu Hoàng
6 p | 25 | 4
-
Đề thi KSCL môn Vật lý lớp 12 năm 2023 (Lần 1) - Sở GD&ĐT Hải Phòng
5 p | 20 | 4
-
Đề thi KSCL môn Vật lý lớp 10 năm 2022-2023 (Lần 1) - Trường THPT Tiên Du số 1
3 p | 27 | 3
-
Đề thi KSCL môn Vật lý lớp 12 năm 2022-2023 (Lần 5) - Trường THPT Lê Xoay, Vĩnh Phúc
4 p | 9 | 3
-
Đề thi KSCL môn Vật lý lớp 11 năm 2022-2023 có đáp án (Lần 2) - Trường THPT Hàn Thuyên, Bắc Ninh
6 p | 11 | 3
-
Đề thi KSCL môn Vật lý lớp 12 năm 2022-2023 - Trường THPT Kiến Thụy
5 p | 14 | 3
-
Đề thi KSCL môn Vật lý lớp 12 năm 2022-2023 - Sở GD&ĐT Hà Nội
4 p | 20 | 3
-
Đề thi KSCL môn Vật lý lớp 11 năm 2022-2023 - Trường THPT Vĩnh Bảo, Hải Phòng
3 p | 9 | 3
-
Đề thi KSCL môn Vật lý lớp 11 năm 2022-2023 (Lần 1) - Trường THPT Hàm Long, Bắc Ninh (Mã đề 106)
4 p | 11 | 2
-
Đề thi KSCL môn Vật lý lớp 11 năm 2022-2023 - Trường THPT Hàm Long, Bắc Ninh (Mã đề 101)
4 p | 12 | 2
-
Đề thi KSCL môn Vật lý lớp 11 năm 2022-2023 (Lần 1) - Trường THPT Tiên Du số 1
4 p | 10 | 2
-
Đề thi KSCL môn Vật lý lớp 11 năm 2022-2023 - Trường THPT Thuận Thành số 1, Bắc Ninh (Mã đề 132)
4 p | 8 | 2
-
Đề thi KSCL môn Vật lý lớp 11 năm 2022-2023 (Lần 1) - Trường THPT Triệu Sơn 4, Thanh Hóa
4 p | 9 | 2
-
Đề thi KSCL môn Vật lý lớp 11 năm 2021-2022 (Lần 1) - Trường THPT Triệu Sơn 4, Thanh Hóa
4 p | 6 | 2
-
Đề thi KSCL môn Vật lý lớp 11 năm 2022-2023 (Lần 1) - Trường THPT Hàm Long, Bắc Ninh (Mã đề 102)
4 p | 9 | 2
-
Đề thi KSCL môn Vật lý lớp 12 năm 2022-2023 (Lần 1) - Trường THPT Tiên Du số 1
4 p | 19 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn