Đề thi thử Đại học, lần II năm 2014 môn Vật lý (Mã đề 671) - Trường THPT chuyên Hà Tĩnh
lượt xem 1
download
Đề thi thử Đại học, lần II năm 2014 môn Vật lý (Mã đề 671) - Trường THPT chuyên Hà Tĩnh gồm có 60 câu hỏi trắc nghiệm khách quan được chia thành các phần cụ thể là phần chung, phân riêng và phần chương trình nâng cao. Mời các bạn cùng tìm hiểu và tham khảo nội dung thông tin tài liệu.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề thi thử Đại học, lần II năm 2014 môn Vật lý (Mã đề 671) - Trường THPT chuyên Hà Tĩnh
- www.DeThiThuDaiHoc.com TRƯỜNG THPT CHUYÊN HÀ TĨNH ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC, Lần II năm 2014 TỔ VẬT LÝ Môn: Vật lí ======== (Đề thi có 60 câu TNKQ / 05 trang) Thời gian: 90 phút Mã đề: 671 Cho biết: Gia tốc rơi tự do g ≈ π2 m/s2; êlectron có khối lượng me = 9,1.10-31 kg và điện tích qe = − 1,6.10-19 C; hằng số Plăng h = 6,625.10-34 J.s; tốc độ ánh sáng trong chân không c = 3.108 m/s. I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ CÁC THÍ SINH (40 câu, từ câu 1 đến câu 40) Câu 1: Mạch RLC nối tiếp được mắc vào điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng không đổi còn tần số thay đổi được. Các đại lượng R, L, C không đổi. Lúc đầu tần số có giá trị để mạch có tính dung kháng, tăng dần tần số từ giá trị này thì hiệu điện thế hiệu dụng ở hai đầu điện trở sẽ A. tăng sau đó giảm. B. luôn giảm. C. luôn tăng. D. giảm sau đó tăng. Câu 2: Trong hiện tượng quang - phát quang, sự hấp thụ hoàn toàn một phôtôn sẽ đưa đến A. sự giải phóng một êlectron tự do. B. sự phát ra một phôtôn khác. C. sự giải phóng một cặp êlectron và lỗ trống. D. sự giải phóng một êlectron liên kết. Câu 3: Con lắc đơn đang đứng yên trong điện trường đều nằm ngang thì điện trường đột ngột đổi chiều (giữ nguyên phương và cường độ E) sau đó con lắc dao động điều hòa với biên độ góc α0. Gọi q và m là điện tích và khối lượng của vật nặng; g là gia tốc trọng trường. Hệ thức liên hệ đúng là: A. q.E = m.g.α0. B. 2q.E.α0 = m.g. C. q.E.α0 = m.g. D. 2q.E = m.g.α0. Câu 4: Quang phổ vạch hấp thụ của hai nguyên tố khác nhau có những vạch tối trùng nhau điều đó chứng tỏ trong nguyên tử của hai nguyên tố đó tồn tại: A. những trạng thái dừng có cùng mức năng lượng. B. những cặp quĩ đạo dừng của êlectron có cùng hiệu bán kính. C. những cặp trạng thái dừng có cùng hiệu năng lượng. D. những quĩ đạo dừng của êlectron có cùng bán kính. Câu 5: Nối hai cực của máy phát điện xoay chiều một pha vào hai đầu một đoạn mạch RLC mắc nối tiếp. Khi rôto quay với tốc độ 17 vòng/s hoặc 31 vòng/s thì cường độ dòng điện hiệu dụng trong mạch có cùng giá trị. Để cường độ dòng điện hiệu dụng trong mạch đạt giá trị cực đại thì rôto phải quay với tốc độ A. 21 vòng/s. B. 23 vòng/s. C. 35 vòng/s. D. 24 vòng/s. Câu 6: Một bút laze phát ra ánh sáng đơn sắc bước sóng 532 nm với công suất 5 mW. Một lần bấm sáng trong thời gian 2 s, bút phát ra bao nhiêu phôtôn ? A. 1,86.1016 phôtôn. B. 2,68.1015 phôtôn. C. 2,68.1016 phôtôn. D. 1,86.1015 phôtôn. Câu 7: Một vật nhỏ dao động điều hòa theo phương trình x = Acos(ω.t). Tính từ t = 0, thời điểm đầu tiên để động năng của vật bằng 3/4 năng lượng dao động là tmin = 0,04 s. Động năng của vật biến thiên với chu kỳ A. 0,50 s. B. 0,24 s. C. 0,12 s. D. 1,0 s. Câu 8: Trong sơ đồ ở hình vẽ bên: R là quang trở; AS là ánh sáng kích thích; A là R AS ampe kế; V là vôn kế. Số chỉ của ampe kế và vôn kế sẽ thay đổi thế nào nếu tắt chùm A sáng AS ? V A. Số chỉ của V giảm còn số chỉ của A tăng.-−−−−−−−− B. Số chỉ của V tăng còn số chỉ của A giảm. C. Số chỉ của cả A và V đều tăng. D. Số chỉ của cả A và V đều giảm. Câu 9: Hai mạch dao động lí tưởng LC1 và LC2 có tần số dao động riêng là f1 = 3f và f2 = 4f. Điện tích trên các tụ có giá trị cực đại như nhau và bằng Q. Tại thời điểm dòng điện trong hai mạch dao động có cường độ bằng nhau và bằng 4,8π.f.Q thì tỉ số giữa độ lớn điện tích trên hai tụ là A. q2/q1 = 40/27. B. q2/q1 = 44/27. C. q2/q1 = 16/9. D. q2/q1 = 12/9. Câu 10: Trong thí nghiệm giao thoa ánh sáng Y-âng, khoảng cách giữa hai khe là a = 1 mm, khoảng cách hai khe đến màn quan sát là D = 2 m, nguồn sáng gồm 2 bức xạ λ1 = 0,4 µm, λ2 = 0,6 µm. Trên màn giao thoa, khoảng cách nhỏ nhất giữa hai vị trí có vân sáng là: A. 1,2 mm. B. 0,8 mm. C. 2,4 mm. D. 0,4 mm. FB.com/ThiThuDaiHoc Trang 1/5, Mã đề 671
- www.DeThiThuDaiHoc.com Câu 11: Một nguồn sáng gồm có 4 bức xạ λ1 = 0,24 µm, λ2 = 0,45 µm, λ3 = 0,72 µm, λ4 = 1,5 µm. Đặt nguồn này ở trước ống trực chuẩn của một máy quang phổ thì trên buồng ảnh của máy ta thấy A. một vạch sáng có màu tổng hợp từ 4 màu. B. 2 vạch sáng có 2 màu riêng biệt. C. 4 vạch sáng có 4 màu riêng biệt. D. một dải sáng liên tục gồm 4 màu. Câu 12: Trong mạch dao động điện từ lí tưởng đang có dao động điện từ tự do. Biết thời gian để cường độ dòng điện trong mạch giảm từ giá trị cực đại I0 = 2,22 A xuống còn một nửa là τ = 8/3 (µs). Ở những thời điểm cường độ dòng điện trong mạch bằng không thì điện tích trên tụ bằng A. 8 µC. B. 5,7 µC. C. 6 µC. D. 8,5 µC. Câu 13: Khi êlectron ở quỹ đạo dừng thứ n thì năng lượng En của nguyên tử hiđrô thoả mãn hệ thức n2En = − 13,6 eV (với n = 1, 2, 3,…). Để chuyển êlectron lên quỹ đạo O thì nguyên tử hiđrô ở trạng thái cơ bản phải hấp thụ phôtôn mang năng lượng A. 0,544 eV. B. 2,72 eV. C. 13,056 eV. D. 10,88 eV. Câu 14: Một vật khối lượng m = 100 g dao động điều hòa với phương trình x = 10cos(2π.t + φ) cm, t tính bằng s. Hình chiếu lên trục Ox của hợp lực tác dụng lên vật có biểu thức A. Fx = 0,4cos(2π.t + φ) N. B. Fx = − 0,4cos(2π.t + φ) N. C. Fx = − 0,4sin(2π.t + φ) N. D. Fx = 0,4sin(2π.t + φ) N. Câu 15: Điện áp u = U0cos(100π.t) (t tính bằng s) được đặt vào hai đầu đoạn mạch gồm cuộn dây và tụ điện mắc nối tiếp. Cuộn dây có độ tự cảm L = 0,15/π (H) và điện trở r = 5 3 Ω, tụ điện có điện dung C = 10-3/π (F). Tại thời điểm t1 (s) điện áp tức thời hai đầu cuộn dây có giá trị 15 V, đến thời điểm t2 = t1 + 1/75 (s) thì điện áp tức thời hai đầu tụ điện cũng bằng 15 V. Giá trị của U0 bằng A. 10 3 V. B. 15 V. C. 15 3 V. D. 30 V. Câu 16: Để kiểm tra hành lí của hành khách đi máy bay, người ta sử dụng loại tia nào sau đây ? A. Tia tử ngoại. B. Tia hồng ngoại. C. Tia gamma. D. Tia X. Câu 17: Đặt điện áp u = 220 2 cos(100π.t + π/3) V vào hai đầu đoạn mạch RLC nối tiếp gồm R = 50 Ω, L = 1,5/π (H) và C = 10-4/π (F). Cường độ dòng điện trong mạch có biểu thức A. i = 4,4cos(100π.t + π/4) A. B. i = 4,4cos(100π.t + 7π/12) A. C. i = 4,4cos(100π.t – π/4) A. D. i = 4,4cos(100π.t + π/12) A. Câu 18: Cho mạch điện như hình vẽ. Đặt vào hai đầu A B một điện áp xoay chiều u = U0cos(100t), t tính bằng s. Khi L = L1, nếu thay đổi R thì điện áp hiệu dụng hai đầu R C L AM không đổi. Tăng L thêm một lượng 0,4 H, nếu thay đổi R thì điện áp hiệu dụng A M N B hai đầu AN không đổi. Điện dung của tụ điện là A. 1,5.10-4 F. B. 2,5.10-4 F. C. 2,0.10-4 F. D. 1,0.10-4 F. Câu 19: Nếu giảm chiều dài của một con lắc đơn một đoạn 44 cm thì chu kì dao động nhỏ của nó thay đổi một lượng 0,4 s. Chu kì dao động của con lắc khi chưa giảm chiều dài là A. 1,8 s. B. 2,2 s. C. 2,4 s. D. 2,0 s. Câu 20: Phát biểu nào sai khi nói về sóng điện từ ? A. Tại mỗi điểm nơi có sóng điện từ truyền qua, điện trường và từ trường biến thiên cùng chu kì. B. Tại mỗi điểm nơi có sóng điện từ truyền qua, điện trường và từ trường dao động vuông pha. C. Sóng điện từ là sự lan truyền trong không gian của điện từ trường biến thiên theo thời gian. D. Sóng điện từ dùng trong thông tin vô tuyến gọi là sóng vô tuyến. Câu 21: Giới hạn quang điện của bạc là 0,26 µm. Công thoát của êlectron khỏi bạc tương đương với động năng của một êlectron chuyển động với tốc độ A. 0,9.105 m/s. B. v = 1,3.106 m/s. C. 0,9.106 m/s. D. 1,3.105 m/s. Câu 22: Con lắc lò xo treo thẳng đứng, gồm lò xo có độ cứng k và vật nhỏ có khối lượng m = 400 g. Biết rằng trong một chu kỳ, thời gian lực đàn hồi của lò xo thực hiện công âm bằng 0,2 s. k có giá trị bằng A. 98,7 N/m. B. 225 N/m. C. 395 N/m. D. 256 N/m. Câu 23: Điện áp hai đầu mạch RLC mắc nối tiếp (có R là biến trở) là u = U0cos(ω.t). Khi R = 100 Ω, thì công suất mạch đạt cực đại Pmax = 100 W. Giá trị nào của R sau đây cho công suất của mạch là 80 W ? A. 60 Ω. B. 50 Ω. C. 70 Ω. D. 80 Ω. Câu 24: Độ cao của âm phụ thuộc vào A. biên độ dao động của nguồn âm. B. độ đàn hồi của nguồn âm. C. tần số của nguồn âm. D. đồ thị dao động của nguồn âm. FB.com/ThiThuDaiHoc Trang 2/5, Mã đề 671
- www.DeThiThuDaiHoc.com Câu 25: Nguồn âm điểm O phát sóng âm đẳng hướng ra môi trường không hấp thụ và không phản xạ. Điểm M cách nguồn âm một quãng R có mức cường độ âm 20 dB. Tăng công suất nguồn âm lên n lần thì mức cường độ âm tại N cách nguồn R/2 là 30 dB. Giá trị của n là A. 2,5. B. 3. C. 4. D. 4,5. Câu 26: Đặt điện áp xoay chiều u (có giá trị hiệu dụng U và tần số f thay đổi được) vào hai đầu đoạn mạch RLC mắc nối tiếp. Cho R/L = 100π rad/s. Nếu f = 50 Hz thì điện áp uR ở hai đầu điện trở R có giá trị hiệu dụng bằng U. Để uR trễ pha π/4 so với u thì ta phải điều chỉnh f đến giá trị f0. f0 gần nhất với giá trị nào sau đây ? A. 50 Hz. B. 25 Hz. C. 80 Hz. D. 65 Hz. Câu 27: Gắn vật m vào lò xo có độ cứng k1, hay lò xo có độ cứng k2 thì tần số dao động của vật tương ứng là 6 Hz và 8 Hz. Gắn vật m vào lò xo có độ cứng k = k1 + k2, thì chu kì dao động của vật là A. 0,2 s. B. 10 s. C. 4,8 s. D. 0,1 s. Câu 28: Một vật dao động điều hòa dọc theo trục Ox với biên độ 4 cm, chu kì 2 s. Tại thời điểm t = 0,25 s, vật có vận tốc v = 2π 2 cm/s, gia tốc a < 0. Phương trình dao động của vật là: A. x = 4cos(2π.t + π/2) cm. B. x = 4cos(π.t + π/2) cm. C. x = 4cos(2π.t – π/2) cm. D. x = 4cos(π.t – π/2) cm. Câu 29: Hai nguồn kết hợp A và B dao động theo phương vuông góc với bề mặt chất lỏng với phương trình uA = uB = 4cos(40π.t) cm, t tính bằng s. Tốc độ truyền sóng là 50 cm/s. Biên độ sóng coi như không đổi. Tại điểm M trên bề mặt chất lỏng với AM – BM = 10/3 (cm), phần tử chất lỏng có tốc độ dao động cực đại bằng A. 100π cm/s. B. 160π cm/s. C. 80π cm/s. D. 120π cm/s. Câu 30: Chiết suất của thuỷ tinh đối với ánh sáng đỏ nđ và ánh sáng tím nt hơn kém nhau 0,07. Nếu trong thủy tinh tốc độ truyền ánh sáng đỏ lớn hơn tốc độ truyền ánh sáng tím 9,154.106 m/s thì giá trị của nđ bằng A. 1,55. B. 1,53. C. 1,50. D. 1,48. Câu 31: Đoạn mạch xoay chiều gồm điện trở R0 mắc nối tiếp với một hộp kín X. Khi đặt vào hai đầu mạch một điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dung U thì điện áp hiệu dụng hai đầu R0 và hộp X lần lượt là 0,8U và 0,5U. Hệ số công suất của mạch chính bằng A. 0,87. B. 0,71. C. 0,50. D. 0,67. Câu 32: Có ba phần tử gồm: điện trở thuần R; cuộn dây có điện trở r = R/2; tụ điện C. Mắc ba phần tử song song với nhau và mắc vào một hiệu điện thế không đổi U thì dòng điện trong mạch có cường độ là I. Khi mắc nối tiếp ba phần tử trên và mắc vào nguồn xoay chiều có giá trị hiệu dụng U thì điện áp hiệu dụng trên ba phần tử bằng nhau. Cường độ dòng điện qua mạch lúc đó có giá trị hiệu dụng là A. 0,22I. B. 0,25I. C. 0,29I. D. 0,33I. Câu 33: Trong đồng hồ quả lắc, quả nặng thực hiện dao động A. cưỡng bức. B. tự do. C. điều hòa. D. duy trì. Câu 34: Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng, khe S được chiếu sáng đồng thời bởi hai bức xạ trong vùng nhìn thấy có bước sóng λ1 và λ2 = 0,8λ1. Trên màn giao thoa không tồn tại vị trí mà ở đó có A. vân sáng của λ2 và vân sáng hoặc vân tối của λ1. B. vân tối của λ1 và vân sáng hoặc vân tối của λ2. C. vân sáng của λ1 và vân sáng hoặc vân tối của λ2. D. vân tối của λ2 và vân sáng hoặc vân tối của λ1. Câu 35: Một vật thực hiện đồng thời hai dao động điều hòa cùng phương, theo các phương trình x1 = 3cos(4t + π/2) cm và x2 = A2cos(4t). Biết khi động năng của vật bằng một phần ba năng lượng dao động thì vật có tốc độ 8 3 cm/s. Biên độ A2 bằng A. 3 3 cm. B. 3 2 cm. C. 3 cm. D. 1,5 cm. Câu 36: Một trạm hạ áp cấp điện cho một nông trại để thắp sáng các bóng đèn sợi đốt cùng loại có điện áp định mức 220 V. Nếu dùng 500 bóng thì chúng hoạt động đúng định mức, nếu dùng 1500 bóng thì chúng chỉ đạt 83,4% công suất định mức. Coi điện trở của bóng đèn không đổi. Điện áp ra ở cuộn thứ cấp của máy hạ áp là A. 271 V. B. 310 V. C. 231 V. D. 250 V. Câu 37: Một sóng cơ truyền trong môi trường đồng chất dọc theo trục Ox có phương trình u = 8cos(2000π.t − 20π.x + π/4) mm, trong đó x tính bằng cm, t tính bằng s. Vào thời điểm t = 0,0125 s, sóng truyền qua vị trí x = 4,5 cm với tốc độ v. Giá trị của v bằng A. 4,44 cm/s. B. 444 mm/s. C. 100 cm/s. D. 100 mm/s. Câu 38: Đặt một điện áp xoay chiều có tần số 50 Hz vào hai đầu đoạn mạch gồm cuộn dây nối tiếp với tụ điện có điện dung 10-3/π2 (F). Biết điện áp hai đầu cuộn dây và điện áp hai đầu đoạn mạch có cùng giá trị hiệu dụng nhưng lệch pha nhau π/3 rad. Độ tự cảm của cuộn dây là FB.com/ThiThuDaiHoc Trang 3/5, Mã đề 671
- www.DeThiThuDaiHoc.com A. 10 mH. B. 25 3 mH. C. 50 mH. D. 10 3 mH. Câu 39: Một sợi dây đàn hồi được căng giữa hai điểm cố định. Người ta tạo ra sóng dừng trên dây với tần số bé nhất là f1. Để lại có sóng dừng, phải tăng tần số tối thiểu đến giá trị f2. Tỉ số f2/f1 bằng A. 6. B. 4. C. 2. D. 3. Câu 40: Khi sóng âm và sóng điện từ truyền từ không khí vào nước thì A. bước sóng của sóng âm tăng, bước sóng của sóng điện từ giảm. B. tốc độ truyền sóng âm và bước sóng của sóng điện từ đều giảm. C. tốc độ truyền sóng âm giảm, bước sóng của sóng điện từ tăng. D. bước sóng của sóng âm và bước sóng của sóng điện từ đều tăng. II. PHẦN RIÊNG [10 câu] Thí sinh chỉ được làm một trong hai phần (phần A hoặc phần B) A. Theo chương trình Chuẩn (10 câu, từ câu 41 đến câu 50) Câu 41: Cho mạch điện như hình vẽ. C là tụ xoay còn L là cuộn dây thuần cảm. R L C V1 và V2 là các vôn kế lí tưởng. Điều chỉnh giá trị của C để số chỉ của V1 cực đại A B là U1, khi đó số chỉ của V2 là 0,5U1. Hỏi khi số chỉ của V2 cực đại là U2, thì số chỉ V1 V2 củaV1 lúc đó là bao nhiêu ? Điện áp xoay chiều hai đầu A B được giữ ổn định. A. 0,7U2. B. 0,6U2. C. 0,4U2. D. 0,5U2. Câu 42: Mạch điện xoay chiều không phân nhánh gồm điện trở thuần R, cuộn cảm thuần có cảm kháng ZL và tụ điện có dung kháng ZC = 2ZL. Vào một thời điểm khi hiệu điện thế trên điện trở và trên tụ điện có giá trị tức thời tương ứng là 40 V và 30 V thì hiệu điện thế giữa hai đầu mạch điện là: A. 55 V. B. 43 V. C. 50 V. D. 40 V. Câu 43: Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng, hai khe cách nhau khoảng a = 0,5 mm, mặt phẳng chứa hai khe cách màn quan sát khoảng D = 1 m. Chiếu vào khe F đồng thời hai bức xạ có bước sóng λ1 = 0,3 µm và λ2 = 0,4 µm. Trên vùng giao thoa rộng 10 mm, mắt ta quan sát được tối đa bao nhiêu vị trí có vân sáng ? A. 25. B. 13. C. 17. D. 30. Câu 44: Một con lắc lò xo dao động dọc theo trục thẳng đứng của nó với phương trình x = 4,5cos(20π.t/3) cm, t tính bằng s. Trong một chu kì, khoảng thời gian mà lực kéo về ngược hướng với lực đàn hồi tác dụng vào vật là A. 0,1 s. B. 0,2 s. C. 0,15 s. D. 0,05 s. Câu 45: Trong sơ đồ khối của một máy phát thanh vô tuyến đơn giản không có bộ phận nào sau đây ? A. Mạch biến điệu. B. Mạch khuếch đại. C. Mạch tách sóng. D. Mạch phát sóng điện từ cao tần. Câu 46: Đối với nguồn điện xoay chiều e, dung kháng của tụ điện có điện dung C = 4.10-5 F gấp đôi cảm kháng của cuộn cảm có hệ số tự cảm L = 0,2 H. Nếu dùng nguồn e này để nuôi một cái nam châm điện, thì tần số mà nam châm hút một dây thép ở gần nó là: A. f = 80 Hz. B. f = 40 Hz. C. f = 50 Hz. D. f = 70 Hz. Câu 47: Tất cả các phôtôn trong chân không có cùng A. năng lượng. B. động lượng. C. tần số. D. tốc độ. Câu 48: Một vật dao động điều hoà với biên độ 10 cm. Gốc thời gian được chọn khi vật có li độ − 5 3 cm. Trong nửa chu kì kể từ t = 0, vật đi qua vị trí có li độ − 5 2 cm khi pha dao động (theo hàm côsin) của vật có giá trị là A. − π/12. B. − 3π/4. C. 3π/4. D. π/12. Câu 49: Một sóng cơ được mô tả bởi phương trình u = Acos(2π.f.t − 2π.x/λ) cm. Tốc độ dao động cực đại của các phần tử môi trường lớn gấp 4 lần tốc độ truyền sóng khi A. 8λ = π.A. B. 6λ = π.A. C. 4λ = π.A. D. 2λ = π.A. Câu 50: Chiếu một chùm sáng trắng, song song từ nước tới mặt phân cách với không khí. Nếu các tia của ánh sáng màu lục trong chùm tia ló ra ngoài không khí có phương nằm ngang, thì chùm tia ló đó là A. chùm sáng song song, gồm 4 màu: đỏ, da cam, vàng và lục. B. chùm sáng phân kì, gồm 4 màu: đỏ, da cam, vàng và lục. C. chùm sáng song song, gồm 4 màu: tím, chàm, lam và lục. D. chùm sáng phân kì, gồm 4 màu: tím, chàm, lam và lục. FB.com/ThiThuDaiHoc Trang 4/5, Mã đề 671
- www.DeThiThuDaiHoc.com B. Theo chương trình Nâng cao (10 câu, từ câu 51 đến câu 60) Câu 51: Cho một dòng điện xoay chiều có cường độ i(t) = 4sin(100π.t) A, t tính bằng s. Tại thời điểm t0, giá trị của i là 2 3 A và đang tăng. Đến thời điểm sau đó 0,045 s, A. giá trị của i là − 2 A và đang giảm. B. giá trị của i là 2 A và đang giảm. C. giá trị của i là 2 3 A và đang tăng. D. giá trị của i là − 4 A và đang tăng. Câu 52: So với âm cơ bản, họa âm bậc bốn (do cùng một dây đàn phát ra) có A. cường độ lớn gấp 4 lần. B. biên độ lớn gấp 4 lần. C. tốc độ truyền âm lớn gấp 4 lần. D. tần số lớn gấp 4 lần. Câu 53: Khi quan sát hiện tượng nhật thực toàn phần, để bảo vệ mắt được an toàn người ta thường chuẩn bị một kính chuyên dụng (Solar Glasses) hoặc quan sát qua một thau nước trong suốt. Một trong các lí do đó là A. thau nước giúp cho người quan sát không phải ngã ngược gây mỏi cổ. B. kính chuyên dụng là loại kính có thể lọc được dòng tia tử ngoại. C. kính chuyên dụng giúp cho việc tạo ảnh được rõ nét hơn. D. thau nước giúp cho ánh sáng tử ngoại truyền qua một cách tốt hơn. Câu 54: Một tia X mềm truyền trong chân không có bước sóng 122 pm. Năng lượng của một phôtôn tương ứng có giá trị nào sau đây ? A. 1,63.10-14 J. B. 1,63.10-13 J. C. 10,2 eV. D. 10,2 keV. Câu 55: Trong một mạch dao động điện từ cao tần có biên độ dòng điện là 0,4 A. Mạch có điện trở thuần là 1,25 Ω. Để duy trì dao động kín trong mạch thì cần bổ sung năng lượng cho mạch với công suất là bao nhiêu ? A. 1,0 W. B. 0,20 W. C. 0,10 W. D. 0,14 W. Câu 56: Vật nặng của một con lắc lò xo có khối lượng m = 400 g được giữ nằm yên trên T m mặt phẳng ngang nhẵn nhờ một sợi dây nhẹ. Dây nằm ngang, có lực căng T = 1,6 N (hình vẽ). Gõ vào vật m làm dây đứt đồng thời truyền cho vật tốc độ đầu v0 = 20 2 cm/s, sau đó, vật dao động điều hoà với biên độ 2 2 cm. Độ cứng của lò xo có giá trị gần nhất với giá trị nào sau đây ? A. 125 N/m. B. 95 N/m. C. 70 N/m. D. 160 N/m. 2 Câu 57: Một đĩa tròn quay quanh trục cố định theo quy luật φ(t) = 3 + 40t − t (rad), t tính bằng s. Tại các thời điểm t1 = 2,5 s, t2 = 5 s momen lực tác dụng lên đĩa là M1 và M2. Tỉ số M2/M1 bằng: A. 1. B. 2. C. 0,5. D. 0. Câu 58: Một hạt chuyển động với tốc độ 0,6c. So với khối lượng nghỉ, khối lượng tương đối tính của vật A. lớn hơn 1,25 lần. B. nhỏ hơn 1,25 lần. C. nhỏ hơn 1,5 lần. D. lớn hơn 1,5 lần. -3 Câu 59: Một quả cầu đặc làm bằng sắt, khối lượng riêng 7,87 g.cm , đường kính 12 cm, quay đều xung quanh trục đi qua tâm của nó với tốc độ góc 12 rad.s-1. Động năng quay của quả cầu bằng A. 0,23 J. B. 0,74 J. C. 23,62 J. D. 205 J. Câu 60: Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về momen quán tính của vật rắn có trục quay cố định ? A. Vật nào có khối lượng lớn hơn sẽ có momen quán tính lớn hơn. B. Momen quán tính của một vật rắn phụ thuộc vào hình dạng của vật. C. Vật nào có khối lượng phân bố càng xa trục thì có momen quán tính càng lớn. D. Momen quán tính của một vật rắn phụ thuộc vào vị trí trục quay của vật. ****HẾT***** Editor: NNH Reviewers: HCV DĐC: ĐNT SC&SĐT: LMC ĐXC: NĐĐ SAS<AS: BTH CTrC: NVH CTrNC: TVH FB.com/ThiThuDaiHoc Trang 5/5, Mã đề 671
- www.DeThiThuDaiHoc.com 1 A 31 A 2 B 32 A 3 D 33 D 4 C 34 B 5 A 35 A 6 C 36 C 7 C 37 C 8 A 38 C 9 D 39 C 10 D 40 A 11 B 41 C 12 B 42 A 13 C 43 B 14 B 44 D 15 A 45 C 16 D 46 A 17 D 47 D 18 B 48 B 19 C 49 D 20 B 50 B 21 B 51 B 22 A 52 D 23 B 53 B 24 C 54 D 25 A 55 C 26 C 56 C 27 D 57 A 28 D 58 A 29 B 59 B 30 D 60 A FB.com/ThiThuDaiHoc Trang 6/5, Mã đề 671
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề thi thử Đại học lần 1 (2007-2008)
1 p | 871 | 155
-
Đề thi thử Đại học lần 3 môn Tiếng Anh (Mã đề thi 135) - Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn
48 p | 252 | 12
-
Đề thi thử Đại học lần 1 môn Vật lý (Mã đề 069) - Trường THPT Ngô Quyền
6 p | 148 | 6
-
Đề thi thử Đại học lần 4 môn Toán
6 p | 108 | 5
-
Đề thi thử Đại học lần II môn Ngữ văn khối D
1 p | 88 | 3
-
Đề thi thử Đại học lần II năm học 2013-2014 môn Vật lý (Mã đề thi 722) - Trường THPT Lương Thế Vinh
7 p | 124 | 3
-
Đề thi thử Đại học lần IV năm học 2012 môn Vật lý (Mã đề 896) - Trường THPT chuyên Nguyễn Huệ
6 p | 93 | 3
-
Đề thi thử Đại học lần 2 năm 2013-2014 môn Sinh học - Trường THPT chuyên Lý Tự Trọng (Mã đề thi 231)
9 p | 125 | 3
-
Đề thi thử đại học lần III năm học 2011-2012 môn Hóa học (Mã đề 935)
5 p | 83 | 3
-
Đề thi thử Đại học lần 3 năm 2014 môn Toán (khối D) - Trường THPT Hồng Quang
8 p | 109 | 3
-
Đề thi thử Đại học, lần III năm 2014 môn Vật lý (Mã đề 134) - Trường THPT chuyên Hà Tĩnh
6 p | 109 | 2
-
Đề thi thử Đại học lần I năm 2014 môn Vật lý (Mã đề thi 249) - Trường THPT Quỳnh Lưu 3
15 p | 96 | 2
-
Đề thi thử Đại học lần 1 năm học 2013-2014 môn Hóa học (Mã đề thi 001) - Trường THCS, THPT Nguyễn Khuyến
6 p | 117 | 2
-
Đề thi thử Đại học lần 3 năm 2010 môn Sinh học – khối B (Mã đề 157)
4 p | 80 | 2
-
Đề thi thử Đại học lần 1 năm học 2010 - 2011 môn Sinh học - Trường THPT Lê Hồng Phong
8 p | 112 | 2
-
Đề thi thử Đại học lần II môn Ngữ văn khối D - Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn
1 p | 98 | 2
-
Đề thi thử Đại học lần II năm học 2013-2014 môn Vật lý (Mã đề thi 132) - Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn
7 p | 134 | 2
-
Đề thi thử Đại học lần 2 năm học 2012-2013 môn Hóa học (Mã đề thi 002) - Trường THCS, THPT Nguyễn Khuyến
6 p | 113 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn